Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt...

Tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt

.PDF
84
2795
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LÝ SƢƠNG (LI SHUANG) SO SÁNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LÝ SƢƠNG (LI SHUANG) SO SÁNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT Ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu Hà Nội, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy PGS-TS Nguyễn Văn Hiệu – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học – Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN đã giúp đỡ tôi trong những năm học cao học tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiên thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2015 Học viên Lí Sương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tác giả luận văn Lí Sương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................3 2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................4 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................6 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. ..............................................7 5. Bố cục của luận văn. .........................................................................................................8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................9 1.1. Quan niệm về thuật ngữ................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm về thuật ngữ .............................................................................................9 1.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ ......................................................................................... 11 1.1.3. Phương thức xây dựng thuật ngữ ........................................................................ 18 1.1.4. Một số vấn đề đặt ra trong chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt ....................... 19 1.1.5. Thuật ngữ với danh pháp và từ ngữ thông thường ........................................ 23 1.2. Thuật ngữ kinh tế thương mại.................................................................................. 25 1.3. Từ gốc Hán .................................................................................................................... 27 1.4. Yếu tố Hán – Việt........................................................................................................ 31 Tiểu kết ................................................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO MỘT SỐ THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT .................. 33 2.1. Khái niệm về ngữ tố ................................................................................................... 34 2.2. Phân loại ngữ tố ........................................................................................................... 35 2.2.1. Phân loại ngữ tố theo nguồn gốc ........................................................................ 35 2.2.2 Phân loại ngữ tố theo tính chất ngữ pháp ......................................................... 38 2.3. Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại Trung -Việt ................................... 39 2.3.1. Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại xét theo nguồn gốc ngữ tố .... 39 2.3.2. Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại xét theo sự có mặt của ngữ tố ngữ pháp hay không ............................................................................................................ 41 1 2.3.3. Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại xét theo thành tố trực tiếp .... 42 Tiểu kết ................................................................................................................................... 58 CHƢƠNG 3. SO SÁNH NHƢ̃ NG CON ĐƢỜNG HÌNH THÀ NH THUẬT NGƢ̃ THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT.............................. 61 3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường .................................................................. 63 3.1.2. Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có ........................................................ 65 3.1.3. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài ......................................................................... 67 Tiểu kết ................................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 76 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ gắn bó lâu đời. Các hoạt động giao lưu về văn hóa đã có từ ngàn xưa. Bên cạnh sự trao đổi về văn hóa, các hoạt động thương mại giữa hai nước cũng luôn được xúc tiến và vẫn luôn tiếp diễn. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân 4 năm (2009 – 2012) đạt trên 20%/năm. Thƣơng mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc 2009 – 2012 Đơn vị: tỷ USD 2009 2010 2011 2012 Nhập khẩu từ Trung Quốc 16,441 20,019 24,594 28,786 Xuất khẩu sang Trung Quốc 4,909 7,309 11,127 12,388 Tổng kim ngạch 21,350 27,328 35,721 41,173 Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung đạt hơn 41 tỷ USD với cán cân “nghiêng” hẳn về phía Trung Quốc, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất tới Việt Nam (với giá trị 28,785 tỷ USD) và thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (với 12,388 tỷ USD) đến năm 2013 kim ngạch thương mại Trung Quốc – Việt Nam đạt đến 50.2 tỷ 3 USD, tăng 21.9%, đấy cũng là lầu đầu tiên kim ngạch thương mại giữa hai nước vượt quá 50 tỷ. Trong đó, kim ngạch Việt Nam xuất khẩu đến Trung Quốc đạt đến 13,26 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là nước xuất khẩu thứ 4 của Việt Nam, so với Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy mà nhu cầu học tiếng Trung , nhấ t là tiế ng Trung thương ma ̣i càng trở nên quan tro ̣ng . Cùng với việc giảng dạy tiếng Trung trong nhà trường, viê ̣c nghiên cứu thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i tiế ng Trung là hế t sức cầ n thiế t. Hiê ̣n nay, hê ̣ thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i trong tiế ng Viê ̣t và tiếng Trung đang rất cần được chuẩ n hóa , điề u này sẽ có thuận lợi trong việc đàm phán , kí kết hơ ̣p đồ ng hai bê n cũng như trong dich ̣ tài liê ̣u chuyên môn . Hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam có một số công trình khoa học nghiên cứu về bô ̣ phâ ̣n thuâ ̣t ngữ quan trọng này. Công trình đáng chú ý nhất phải kể đến là “Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại Nhật – Việt”, NXB Khoa học xã hội, 2004 của tác giả Nguyễn Thị Bích Hà. Ngoài ra, còn có một số những bài nghiên cứu nhỏ đăng trên tạp chí chuyên ngành. Công tác thuật ngữ học ở Việt Nam chủ yếu thiên về phương diện thực tiễn, xây dựng và biên soạn các loại từ điển, giải thích hoặc đối chiếu thuật ngữ giữa các thứ tiếng Á – Âu phổ biến như Anh, Pháp, Nga,… và Việt. Trước tình hình như vậy, luận văn "so sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt" nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về phương diện cấu tạo của hệ thống thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ Trung và Việt. 2. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ kinh tế thương ma ̣i trong tiế ng Trung và tiếng Viê ̣t, tức là những thuâ ̣t ngữ biể u đa ̣t các khái niê ̣m được sử du ̣ng trong liñ h vực kinh t ế thương ma ̣i, bao gồm các hoa ̣t đô ̣ng giao dịch về hàng hóa, các tổ chức và các loại dịch vụ liên quan. Tên riêng của các 4 tổ chức, cơ quan, tên nhãn hiệu hàng hóa… theo chúng tôi đó là những danh pháp, do đó chúng không thuộc đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi. Các thuật ngữ này được rút ra từ cuốn “ từ điển Kinh tế thương mại Việt Hán - Hán Việt “do Tổng đội biên phòng công an Quảng Tây đưa ra ý kiến, Ban thư ký Hội triển lãm ASEAN chỉ đảo, cùng với các giáo viên tiến sĩ, giáo sư, học viên cùng biên soạn, và nhà xuất bản Yinxiang, Đại học Thanh Hoa xuất bản năm 2005. 2.2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành phân tích , đố i chiế u các thu ật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt nhằ m làm sáng tỏ đă ̣c trưng về phương diê ̣n cấ u ta ̣o của thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i trong hai ngôn ngữ này , từ đó đề xuất phương hướng, biê ̣n pháp để xây dựng và chuẩ n hóa thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i tiế ng Viê ̣t. 2.3. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, chúng tôi cần giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Hê ̣ thố ng hóa các quan điể m lí luâ ̣n nghiên cứu thuâ ̣t ngữ khoa ho ̣c ở Viê ̣t Nam và Trung Quố c và qua đó xác lâ ̣p cơ s ở lí luận cho việc nghiên cứu của luâ ̣n văn. - Phân tić h , đố i chiế u đă ̣c điể m y ếu tố cấ u ta ̣o của thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i trong tiế ng Trung và tiế ng Viê ̣t (xác định những yế u tố c ấu tạo giố ng và khác nhau trong hai hệ thuật ngữ Trung – Việt ). - Xác lập các loại mô hình kết hợp để tạo thành thuật ngữ kinh t ế thương ma ̣i ở mỗi ngôn ngữ. - Từ những kết quả nghiên cứu thu được, đề xuất phương hướng , biê ̣n pháp để xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt. 5 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đố i chiế u trường từ vựng – ngữ nghiã . Trong những năm gần đây, đối chiếu ngôn ngữ là chuyên ngành đang ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu, do đó, phương pháp đối chiếu là phương pháp nghiên c ứu khoa học được sử dụng phổ biế n không ch ỉ trong ngôn ngữ học đối chiếu mà còn được sử dụng trong nhiều chuyên ngành khác nhau như ngôn ngữ học ứng dụng, lý thuyết phiên dịch, biên soạn từ điển song ngữ, hay giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Nó bao gồm một hệ thống thủ pháp nghiên cứu khoa học, một hệ thống phương pháp phân tích đươ ̣c sử dụng để vạch ra cái chung , cái đặc thù trong các ngôn đươ ̣c đố i chiế u – so sánh mà không phụ thuộc vào nguồn gốc của từng ngôn ngữ. Các thuật ngữ kinh tế thương mại trong luận văn chính là một trường từ vựng – ngữ nghiã nên phương pháp này là vô cùng quan tro ̣ng , với ngôn ngữ chuẩ n là tiế ng Trung. Nghiên cứu đối chiếu sẽ xác định sự giống nhau và khác nhau, những yếu tố tương đương giữa hai hệ thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt. - Phương pháp phân tích theo thành tố trực tiếp. Thành tố trực tiế p đươ ̣c hiể u là kế t cấ u có khố i lươ ̣ng tố i đa có thể tách ra đươ ̣c trong thành phầ n câu và trong thành phầ n của mỗi thành tố trực tiế p tiế p theo. Phầ n lớn các nhà nghiên cứu cho rằ ng giới ha ̣n cuố i cùng của sự phân chia này không phải là từ mà là hình vi ̣ [Tr. 391,777 khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp].Trong luâ ̣n văn của chúng tôi thì đơn vi ̣giới ha ̣n cùng của thuật ngữ thương mại trong hai ngôn ngữ Trung, Viê ̣t là ngữ tố. Phương pháp này nhằ m phân tić h và miêu tả cấ u trúc của thuâ ̣t ngữ kinh tế thương ma ̣i trong hai ngôn ngữ Trung, Viê ̣t. 6 cuố i - Phương pháp thống kê. Ngoài các đặc trưng về chất , các hiện tượng ngôn ngữ còn có cả đặc trưng về lươ ̣ng. Phương pháp thố ng kê có thể đươ ̣c áp du ̣ng để nghiên cứu mo ̣i cấ p đô ̣ của ngôn ngữ , tuy nhiên phát triể n sớm nhấ t , nhiề u ứng du ̣ng nhấ t là ngôn ngữ ho ̣c thố ng kê ngữ âm và ngôn ngữ ho ̣c thố ng kê từ vựng . Chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp của ngôn ngữ học thống kê từ vựng , cụ thể là trong lĩnh vực nghiên cứu thố ng kê từ vựng : tầ n số xuấ t hiê ̣n của các yế u tố trong các thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i của mỗi ngôn ngữ và rút ra kế t luâ ̣n về sự gầ n gũi, khác biệt trong tư duy ngôn ngữ giữa người Việt và người Trung Quốc trong pha ̣m vi đinh ̣ danh, liên tưởng… 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. - Có thể nói đây là một trong những số ít công triǹ h ở Viê ̣t Nam nghiên cứu đối chiếu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống các thuật ngữ kinh tế thương ma ̣i trong tiế ng Viê ̣t và tiế ng Trung trên phương diê ̣n đă ̣c điể m cấ u tạo (số lượng mục từ lớn). - Luận văn làm rõ điể m giố ng nhau và khác nhau về những con đường hình thành và phương thức cấu tạo thuật ngữ kinh t ế thương ma ̣i trong hai ngôn ngữ Trung, Viê ̣t. - Chúng tôi rút ra những kinh nghiê ̣m b ổ ích trong công tác nghiên cứu và mạnh dạn đề xuấ t những phương hướng , biê ̣n pháp tr ong xây dựng và chuẩ n hóa các thuâ ̣t ngữ kinh tế thương ma ̣i trong tiế ng Viê ̣t. - Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra đă ̣c điể m cấ u ta ̣o của thuâ ̣t ngữ kinh tế thương ma ̣i tiế ng Trung đố i chiế u với tiế ng Viê ̣t. - Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn s ẽ góp phần vào việc xây dựng lí thuyế t chung về thuâ ̣t ngữ ho ̣c cũng như công tác chu ẩn hóa ngôn ngữ. Đồng thời góp phầ n thiế t thực cho viê ̣c chỉnh lí hê ̣ thố ng thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương 7 mại hiện có của tiếng Việt và đị nh hướng cho các thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương mại mà tiếng Việt chưa có. - Kết quả nghiên cứu sẽ phần nào phu ̣c vu ̣ cho công tác giảng da ̣y tiế ng Trung và biên soa ̣n giáo triǹ h nghiê ̣p vu ̣ kinh tế thương ma ̣i. 5. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương nội dung, cụ thể như sau : Chương 1 : Một số cơ sở lí luận cho việc tiếp cận thuật ngữ tiếng Trung và tiếng Việt. Chương 2 : Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt. Chương 3 : Những con đường hình thành thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Quan niệm về thuật ngữ 1.1.1. Khái niệm về thuật ngữ Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, tất cả các quốc gia trên thế giới đều mở rộng và đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu hợp tác với nhau, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam và Trung Quốc là đối tác lâu năm. Vì vậy, nhu cầu học tiếng Trung trong giao tiếp thương mại ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội. Việc nghiên cứu và đối chiếu thuật ngữ kinh tế thương mại giữa hai ngôn ngữ Trung - Việt là cần thiết trong hoạt động giảng dạy, dịch thuật cũng như việc phục vụ cho nhu cầu đàm phá, ký kết các hợp tác thương mại giữa hai quốc gia này. Khái niệm về thuật ngữ được giới ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm, cũng đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Một số nhà ngôn ngữ học xác định thuật ngữ trong mối liên hệ giữa nó với khái niệm. Chẳng hạn, trong "Đại Bách khoa toàn thư Xô Viết" đưa ra định nghĩa "Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trủng cho phạm vi chuyên môn đó" - Đại Bách khoa toàn thư Xô-viết [tr. 473 - 474]. Một số nhà nghiên cứu khi định nghĩa thuật ngữ thì phân biệt giữa một bên là thuật ngữ, còn một bên là từ thông thường, chẳng hạn, G.O. Vinokur (Г.О.Виноку): “Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt (.....) đó là chức năng gọi tên [28, tr20]. Trong cuốn Từ điển tiếng Hán hiện đại, thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh (1996) đưa ra định nghĩa: "Thuật ngữ là từ dùng trong một chuyên môn khoa học nào đó" [56]. Với cách định nghĩa này có thể thấy bất cứ một đơn vị 9 từ nào nếu được sử dụng trong một chuyên ngành khoa học nào đó thì đơn vị từ đó được xác định là thuật ngữ. Định nghĩa này tuy có tính phổ quát cao nhưng lại không chỉ ra được ranh giới cụ thể giữa thuật ngữ với các ngữ thông thường cũng được dùng trong chuyên môn khoa học đó với nghĩa lâm thời. Trong “Bách khoa Bách độ” đưa ra định nghĩa về thuật ngữ là“ Thuật ngữ là một tập hợp dùng để biểu thị khái niệm trong một lĩnh vực khoa học nhất định, cũng có thể gọi là danh từ hoặc kỹ danh từ (tức không giống danh từ trong ngữ pháp học). Thông qua ngữ âm hoặc văn từ để biểu đạt hoặc hạn định tính hạn định của dấu hiệu ngôn ngữ đối với khái niệm khoa học ” Theo từ điển tiếng Hán hiện đại thì thuật ngữ là “ tổ hợp các từ dùng để biểu thị, gọi tên khái niệm trong các lĩnh vực học thuật ”. [60] Xét về phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ là “ tín hiệu ngôn ngữ mang tính ước định, thông qua hình thức ngữ âm và chữ viết để biểu đạt hoặc giới hạn các khái niệm khoa học, nó là công cụ của tư duy và nhận thức ”. [60] Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này. Trong cuốn "Khái luận ngôn ngữ học" Nguyễn Văn Tu đưa ra định nghĩa: "Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật v.v. và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [51, tr176]. Đến năm 1968, trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, ông đưa ra định nghĩa trong đó chỉ nhấn mạnh khái niệm mà các thuật ngữ biểu thị: “Thuật ngữ là những từ và những từ tố cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó, v.v.” [38, tr114]. Trong Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh đồng thời rằng, thuật ngữ không phải chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định: “Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, 10 ngành hoá học, toán học, thương mại, ngoại giao, v.v... Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định” [11, tr167]. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan niệm về thuật ngữ khá ngắn gọn nhưng nêu được đầy đủ những đặc trưng cần và đủ của thuật ngữ: "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người" [26,tr 270]. Cùng bàn luận về vấn đề này còn có quan điểm của nhiều tác giả khác như: Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân và Vương Toàn v.v. Nguyễn Đức Tồn quan niệm: "Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn". [trích trong bài viết Quan niệm mới về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ]. Với quan niệm này tác giả đã chỉ ra được những đặc trưng bản chất nhất thuộc bản thể của thuật ngữ. Nhìn chung, vấn đề về thuật ngữ được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, những định nghĩa về thuật ngữ được đưa ra ngày càng đầy đủ hơn, chính xác hơn. 1.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ Đặc điểm của thuật ngữ cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở nước ngoài, có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn, nhà thuật ngữ học nổi tiếng Đ.S Lotte (Д. С. Лотте) và Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trước đây, S.I Korsunov (С.И.Корсунов) và G. Sumburuva (Г.Сумбурува) đã nêu ra những yêu cầu sau: 1) Trong một ngành không được có thuật ngữ đa nghĩa; 2) Không được có từ đồng nghĩa; 3) Thuật ngữ phải phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; 4) Tính hệ thống. [28] 11 Ở Trung Quốc, theo quan điểm của tác giả Hồ Sinh “ thuật ngữ có thể là từ, cũng có thể là nhóm từ, đùng để ghi chú chính xác những sự vật, hiện tượng, đặc trưng, quan hệ và quá trình xuất hiện trong các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, khóa học, nghệ thuật,cuộc sống xã hội” [Trang web Baidu bách khoa, Baidu] Tuy các tác giả Trung Quốc cũng có nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm thuật ngữ, về cơ bản được chia như sau: 1) Tính chuyên môn : Thuật ngữ dùng để biểu đạt sự đặc biệt về khái niệm trong các chuyên ngành chuyên môn, vì phạm vị lưu thông có hạn, nên ít được sử dùng. 2) Tính khoa học: phạm vi ngữ nghĩa của thuật ngữ rất chính xác, đấy không chỉ đánh dấu cho một khái niệm, mà cũng làm cho nó chính xác hơn và cũng giúp phân biệt rõ sự khác biệt giữa những khái niệm tương đương với nhau. 3) Tính đơn nghĩa: sự khác biệt lới nhất so với các từ bình thường là tính đơn nghĩa, có nghĩa là trong một phạm vị chuyên môn nhất định là đơn nghĩa. Cũng có ít thuật ngữ thuộc vào hai chuyên ngành hoặc trên hai chuyên ngành. Chẳng hạn như thuật ngữ “ vận động”, thuộc vào 4 lĩnh vực như chính trị, triết học, vật lý và thể thao. 4) Tính hệ thống: Trong một loại kỹ thuật hoặc một môn khoa học, địa vị của mỗi thuật ngữ chỉ được quy định trong cả hệ thống khái niệm trong chuyên môn này. 5) Tính địa phương: Mỗi thuật ngữ mang văn hóa riêng biệt của địa bản đấy. Ở Việt Nam, mỗi một tác giả là một quan niệm khác nhau về đặc điểm của thuật ngữ. Hoàng Xuân Hãn đưa ra tám điểm khá đầy đủ về những yêu cầu mà thuật ngữ khoa học phải thỏa mãn. Cụ thể: 1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi 2) Danh từ ấy phải riêng về ý ấy 12 3) Một ý đừng có nhiều danh từ 4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý 5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc 6) Danh từ phải gọn 7) Danh từ phải có âm hưởng Việt âm 8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia. Theo định nghĩa về thuật ngữ của Nguyễn Đức Tồn, tác giả chỉ ra những đặc trưng bản chất nhất của thuật ngữ như sau: [TLTK] 1) Về hình thức hay là “cái biểu hiện” của thuật ngữ Thuật ngữ có “cái biểu hiện” là từ hoặc ngữ cố định. Do đó những “cái biểu hiện” có dạng câu (cấu trúc C-V) đều không phải là thuật ngữ. Đặc điểm này kéo theo hình thức lí tưởng nhất của thuật ngữ là có dạng từ (từ đơn hoặc thường là từ ghép chính phụ). Khi đó thuật ngữ sẽ hết sức ngắn gọn, có cấu trúc chặt chẽ và cố định. 2) Về nội dung hay là “Cái được biểu hiện” của thuật ngữ “Cái được biểu hiện” của thuật ngữ có thể là khái niệm hoặc đối tượng được sử dụng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn nhất định. Trường hợp thứ nhất, “Cái được biểu hiện” của thuật ngữ là một khái niệm. Khái niệm này có thể là khái niệm khoa học hoặc là khái niệm trong một lĩnh vực chuyên môn. Khái niệm khoa học/ chuyên môn tiền giả định phân biệt với khái niệm đời sống (hay khái niệm “ngây thơ” theo quan niệm của A. A. Pochepnhia). Khái niệm khoa học/ chuyên môn là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học hay hoạt động chuyên môn, phản ánh những đặc trưng bản chất và mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng vốn là ngoại diên của khái niệm ấy. Do đó các từ ngữ biểu hiện các khái niệm phi khoa học/ chuyên môn (tức các khái niệm đời sống thông thường hoặc có tính 13 nghề nghiệp...) đều không phải là thuật ngữ. Lĩnh vực chuyên môn của các thuật ngữ được phân biệt với lĩnh vực phi chuyên môn (ở đó chỉ sử dụng các đơn vị phi thuật ngữ) ở chỗ: Các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn tuy hình thức thể hiện có thể khác nhau nhưng phải có tính quốc tế, nghĩa là các nhà hoạt động trong cùng lĩnh vực chuyên môn này ở các nước, các dân tộc khác nhau thì đều hiểu nội hàm khái niệm chuyên môn ấy giống nhau. Còn ở lĩnh vực phi chuyên môn thì các khái niệm được sử dụng trong đó sẽ được hiểu khác nhau tuỳ theo mỗi nước, mỗi dân tộc. Thậm chí có thể có khái niệm chỉ tồn tại ở nước này, dân tộc này mà không tồn tại ở nước khác, dân tộc khác. Chẳng hạn, các lĩnh vực như kĩ thuật, ngoại giao, quân sự, thương mại... là các lĩnh vực chuyên môn; còn lĩnh vực những ngành nghề đặc thù chỉ của một nước, một dân tộc... thì không phải là lĩnh vực chuyên môn. Trường hợp thứ hai, “Cái được biểu hiện” của thuật ngữ là các đối tượng trong một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn. Chẳng hạn, các nguyên tố hay hợp chất trong hoá học; các thiết bị điện: biến thế, cầu dao, apto mát... trong ngành điện, v.v... Nguyễn Văn Tu quan niệm: "Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành)" [20, tr114]. Đỗ Hữu Châu xác định: "Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng v.v. có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ là một "cái nhãn" dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó" [8, tr221-222]. Nhiều tác giả đưa ra các yêu cầu của một thuật ngữ khoa học. Chẳng hạn: 14 Lê Khả Kế cho rằng, thuật ngữ vừa phải khoa học, nghĩa là chính xác và có hệ thống, vừa có tính dân tộc và đại chúng, phải đặt sao cho ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ [38 – 42]. Lưu Vân Lăng cho rằng: "Thuật ngữ tiếng Việt phải: 1) Chính xác; 2) Có hệ thống; 3) Có tính bản ngữ (dân tộc); 4) Ngắn gọn, cô đọng; 5) Dễ dùng, trong đó có 3 tiêu chuẩn đầu là 3 yêu cầu cơ bản mà tính chính xác là quan trọng nhất" [33 – 57]. Theo Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ gồm những đặc điểm cơ bản sau : a) Tính chính xác; b) Tính hệ thống; c) Tính quốc tế [20]. Còn có nhiều ý kiến khác nhau về các yêu cầu của một thuật ngữ khoa học, tuy nhiên cả các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài đều nhấn mạnh hai đặc điểm cơ bản của thuật ngữ, đó là: Tính chính xác và tính hệ thống của thuật ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi đi theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp về đặc điểm thuật ngữ. Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu vào từng đặc điểm cụ thể. a. Tính chính xác Nói đến thuật ngữ khoa học trước hết cần phải nhấn mạnh tính chính xác. Thuật ngữ khoa học phải được hiểu đúng, biểu hiện đúng khái niệm khoa học, tránh gây nhầm lẫn. Một thuật ngữ chuẩn là một thuật ngữ phản ánh đúng đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm mà nó biểu thị. Tuy nhiên cũng có những thuật ngữ chỉ thể hiện được đặc trưng của một phương diện, một khía cạnh nào đó của khái niệm, chứ không phản ánh được đầy đủ mọi phương diện mà khái niệm đó biểu thị, song cái đặc trưng đó phải là cái đặc trưng nhất của khái niệm, đủ để phân biệt thuật ngữ đó với thuật ngữ khác, vẫn đảm bảo cho người tiếp nhận hiểu đúng vấn đề. Trong ngữ cảnh 15 khác nhau, cũng như khi đứng một mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung. Số phận của thuật ngữ không phụ thuộc vào sự phát triển của bản thân khoa học. Nó chỉ thay đổi khi nào xuất hiện những biểu tượng mới, những quan niệm mới, chỉ thay đổi khi nào các khái niệm mà nó diễn đạt được xác lập lại. Trong các từ điển, thuật ngữ không được giải thích như các từ thông thường mà thực chất là được định nghĩa. Sự giải thích phụ thuộc vào mẫn cảm chủ quan của con người. Muốn định nghĩa một thuật ngữ thì phải biết tường tận về khoa học có thuật ngữ này. Để tạo ra được những thuật ngữ chính xác, cần cố gắng sao cho trong nội bộ một ngành khoa học mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện, nghĩa là không nên có hiện tượng đồng nghĩa; và ngược lại, mỗi thuật ngữ chỉ được dùng để biểu hiện một khái niệm. Tuy nhiên, nhiên chúng ta sẽ không thể tuyệt đối hoá được nguyên tắc này. Mặt khác, khi giữa các ngành khoa học khác nhau mà có những khái niệm về cơ bản giống nhau thì nên thống nhất dùng chung một thuật ngữ. Chẳng hạn, thuật ngữ function trong ngôn ngữ học thường dùng là chức năng, trong sinh vật học cũng nên dùng thuật ngữ ấy mà không nên đặt ra thêm thuật ngữ chức phận dễ gây hiểu lầm là chức vụ con người. Hoặc structure cũng nên dùng thống nhất trong các ngành là cấu trúc, v.v. [dẫn theo Nguyễn Đức Tồn]. b. Tính hệ thống Tính hệ thống là một mặt rất quan trọng của thuật ngữ. Rõ ràng là đặt thuật ngữ khoa học không thể bạ đâu đặt đấy, làm như thế thuật ngữ đặt ra sẽ rời rạc, lộn xộn, kém chính xác. Mỗi thuật ngữ đều bị quy định bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan