Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh đặc điểm dùng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (bú...

Tài liệu So sánh đặc điểm dùng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng - cha và con của hồ phương)

.PDF
126
1891
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ NHUNG SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG PHÉP LIÊN KẾT NỘI DUNG QUA HAI TÁC PHẨM VIẾT VỀ BÁC HỒ (BÚP SEN XANH CỦA SƠN TÙNG - CHA VÀ CON CỦA HỒ PHƯƠNG) Chuyên ngành : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số : 602201 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỮU ĐẠT Hà Nội, năm 2010 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Ý nghĩa của luận văn....................................................................................1 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu...............................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2 5. Cấu trúc của luận văn...................................................................................2 NỘI DUNG......................................................................................................4 CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................4 1.1. Văn bản ................................................................................................ ... 4 1.1.1 Khái niệm văn bản .......................................................................... 4 1.1.2 Đặc trưng của văn bản .................................................................... 7 1.2. Đặc trưng của thể loại văn bản tiểu thuyết.......................................... 7 1.2.1 Tiểu thuyết và đặc trưng thể loại của “Búp sen xanh”, “Cha và con” ..... 7 1.2.2 Xu hướng cấu trúc của tiểu thuyết. ................................................ 8 1.2.3 Đặc trưng của tiểu thuyết ............................................................... 9 1.2.4 Đặc trưng của “Búp sen xanh”, “Cha và con” ............................... 11 1.3 Vấn đề liên kết nội dung ......................................................................... 11 1.3.1 Liên kết ........................................................................................... 11 1.3.2 Liên kết nội dung ............................................................................ 14 1.3.3 Mạch lạc ......................................................................................... 18 1.3.3.1 Định nghĩa mạch lạc ......................................................... 18 1.3.3.2. Biểu hiện của mạch lạc .................................................... 19 1.3.3.3. Biểu hiện của mạch lạc trong truyện ............................... 23 1.4.Tiểu kết ..................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2 LIÊN KẾT NỘI DUNG THỂ HIỆN QUA QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT “BÚP SEN XANH” ........................................... 18 2.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 28 2. 2. Quan hệ thời hạn trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” ......................... 28 2.2.1. Quan hệ thời hạn giữa các phần của tiểu thuyết “Búp sen xanh” . 28 2.2.2. Quan hệ thời hạn giữa các chương ở từng phần của tiểu thuyết “Búp sen xanh” ........................................................................................ 29 2.2.3. Quan hệ thời hạn giữa các bloc sự kiện ở từng chương của từng phần trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” ................................................... 35 2.3. Quan hệ trật tự thời gian trong tiểu thuyết “Búp sen xanh”............. 38 2.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong của tiểu thuyết “Búp sen xanh” ................................................................................................. 38 2.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương ở từng phần trong của tiểu thuyết “Búp sen xanh” ...................................................................... 39 2.3.2.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương của phần I ... 40 2.3.2.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương ở phần II .... 42 2.3.2.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng chương ở phần III tiểu thuyết "Búp sen xanh".............................. 43 2.3.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng chương ở từng phần trong tiểu thuyết "Búp sen xanh". ........................................ 44 2.3.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng chương ở phần I của tiểu thuyết "Búp sen xanh" ............................ 44 2.3.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng chương ở phần II của tiểu thuyết "Búp sen xanh" ........................... 53 2.3.3.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng chương ở phần III tiểu thuyết "Búp sen xanh" ................................ 61 2.3.4. Quan hệ trật tự thời gian giữa các sự kiện nhỏ trong từng bloc sự kiện ở từng chương của từng phần trong tiểu thuyết "Búp sen xanh" .... 67 2.4. Quan hệ tần số trong tiểu thuyết "Búp sen xanh".............................. 67 2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT NỘI DUNG THỂ HIỆN QUA QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT "CHA VÀ CON" SO SÁNH LIÊN KẾT NỘI DUNG QUA QUAN HỆ THỜI GIAN GIỮA TIỂU THUYẾT "BÚP SEN XANH" VỚI TIỂU THUYẾT "CHA VÀ CON" .............................................................................................................. 70 3.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 70 3.2. Quan hệ thời hạn trong tiểu thuyết "Cha và con" ............................ 71 3.2.1. Quan hệ thời hạn giữa các phần của tiểu thuyết ........................... 71 3.2.2. Quan hệ thời hạn giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết "Cha và con" .......................................................................................................................... 72 3.2.3. Quan hệ thời hạn giữa các bloc sự kiện trong từng đoạn của từng phần tiểu thuyết "Cha và con" ................................................................ 83 3.3. Quan hệ trật tự thời gian trong tiểu thuyết "Cha và con" ................ 87 3.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong tiểu thuyết "Cha và con" ......................................................................................................... 87 3.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết “Cha và con”................................................................................. 89 3.3.2.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần I..... 90 3.3.2.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần II .. 91 3.3.2.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần III .. 92 3.3.2.4. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần IV .. 94 3.3.2.5. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần V ... 94 3. 3.2.6. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn ở phần VI ..... 95 3.3.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn ở từng phần trong tiểu thuyết "Cha và con" .............................................. 96 3.3.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của mỗi đoạn : .......................................................................................... 96 3.3.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn ở phần II của tiểu thuyết "Cha và con" ............................. 97 3.3.3.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn ở phần III tiểu thuyết "Cha và con" .................................. 98 3.3.3.4. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn ở phần IV tiểu thuyết "Cha và con" ............................... 100 3.3.3.5. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn trong phần V tiểu thuyết "Cha và con" ......................... 101 3.3.3.6. Quan hệ trật tự thời gian giữa các bloc sự kiện của từng đoạn trong phần VI tiểu thuyết "Cha và con" ....................... 103 3.3.4. Quan hệ trật tự thời gian giữa các sự kiện nhỏ trong từng bloc sự kiện của tiểu thuyết "Cha và con" ...................................................... 105 3.4. Quan hệ tần số trong tiểu thuyết "Cha và con" ............................. 105 3.5. So sánh liên kết nội dung theo quan hệ thời gian giữa hai tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Cha và con” ............................................................ 106 3.5.1. Về quan hệ thời hạn................................................................... 107 3.5.2. Về quan hệ trật tự thời gian ....................................................... 110 3.5.3. Về quan hệ tần số ...................................................................... 111 3.6. Tiểu kết ............................................................................................... 113 KẾT LUẬN ................................................................................................ 114 Tài liệu tham khảo .................................................................................... 117 MỞ ĐẦU 1 - Lí do chọn đề tài Liên kết nội dung là kiểu liên kết có tác dụng quyết định đối với sự tồn tại của tác phẩm văn học cũng như đối với việc hình thành phong cách tác giả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu liên kết nội dung trong các tác phẩm văn học nói chung hiện chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt, việc nghiên cứu liên kết nội dung trong các tác phẩm viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho đến nay vẫn chưa có ai thực hiện. Trong khi đó, những tác phẩm viết về cuộc đời của Người ngày càng được giới nhà văn và xã hội quan tâm. Làm thế nào để có được những tác phẩm hay viết về vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc? Đó là một câu hỏi, đồng thời cũng là một đòi hỏi của các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong số những tác phẩm viết về quãng đời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai tác phẩm tiêu biểu của hai nhà văn được đông đảo bạn đọc chú ý là Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng và Cha và Con của nhà văn Hồ Phương. Để tìm hiểu vai trò của liên kết nội dung trong việc tạo nên sự thành công của tác phẩm, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ “(Búp Sen Xanh - Sơn Tùng và Cha và Con - Hồ Phương) 2- Ý nghĩa của luận văn Luận văn được thực hiện sẽ có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn. Về lí luận, luận văn sẽ bổ sung thêm về lí thuyết liên kết văn bản. Về thực tiễn, luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đánh giá giá trị của tác phẩm viết về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Người. Đây là một việc làm thiết thực hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ góc độ chuyên môn của người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ học. 1 Ngoài ra ở góc độ xuất bản sách, các kết quả nghiên cứu của đề tài còn giúp ích trực tiếp công tác biên tập và xử lý bản thảo. 3- Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 2 văn bản "Búp Sen Xanh" của nhà văn Sơn Tùng (NXB Kim Đồng, năm 2008) và "Cha và Con" của nhà văn Hồ Phương (NXB Kim Đồng, năm 2008). Mục đích của luận văn là tìm hiểu giá trị của các phép liên kết nội dung trong việc xây dựng 1 văn bản nghệ thuật và quá trình hình thành phong cách nhà văn; Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các phép liên kết nội dung được sử dụng trong 2 bộ tiểu thuyết “Búp sen xanh”, “Cha và con”. 4- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài này là phương pháp miêu tả và so sánh. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp của phân tích diễn ngôn: đặt mọi hiện tượng ngôn ngữ trong đồng văn bản và ngữ cảnh tình huống, kể cả ngữ cảnh văn hoá. 5- Cấu trúc của luận văn Nội dung luận văn sẽ được cấu tạo như sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương này dành cho việc trình bày và phân tích những vấn đề lí luận ngôn ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở những chương sau. Nội dung cơ bản của chương 1 gồm: - Vài vấn đề về tình hình nghiên cứu ngữ pháp văn bản. - Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết - Những cách hiểu về liên kết trong văn bản 2 Chương 2: Liên kết nội dung thể hiện qua quan hệ thời gian trong tiểu thuyết "Búp Sen Xanh" 1. Quan hệ thời hạn trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” - Quan hệ thời hạn giữa các phần trong “Búp sen xanh” - Quan hệ thời hạn giữa các chương ở từng phần - Quan hệ thời hạn giữa các bloc sự kiện ở từng chương của từng phần 2. Quan hệ trật tự thời gian 2.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần 2.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương ở từng phần 3. Quan hệ tần số 4. Tiểu kết Chương 3: Liên kết nội dung thể hiện qua quan hệ thời gian trong tiểu thuyết "Cha và Con" 1. Quan hệ thời hạn trong tiểu thuyết “Cha và Con” - Quan hệ thời hạn giữa các phần trong “Cha và Con” - Quan hệ thời hạn giữa các chương ở từng phần - Quan hệ thời hạn giữa các bloc sự kiện ở từng chương của từng phần 2. Quan hệ trật tự thời gian 2.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các thành phần 2.3.2. Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương ở từng phần 3. Quan hệ tần số 4. So sánh hai tác phẩm Búp sen xanh và Cha và Con 5. Tiểu kết KẾT LUẬN 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Văn bản 1.1.1 Khái niệm văn bản Văn bản là một khái niệm đã được đề cập từ xa xưa. Nhưng ngôn ngữ học văn bản với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì mới ra đời giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Trước khi ngôn ngữ học văn bản ra đời thì câu được coi là đơn vị lớn nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ học truyền thống. Cái tên ngôn ngữ học văn bản được khởi xướng từ E. Coseriu năm 1955-1956 và qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, nó trở thành phổ biến trên thế giới. Từ đó, văn bản nghiễm nhiên trở thành đối tượng của ngôn ngữ học và nó chính là đơn vị ngôn ngữ cao nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ. Cũng giống như các thuật ngữ chỉ các đơn vị ngôn ngữ khác, thuật ngữ “văn bản” cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa và các cách hiểu khác nhau. Theo định nghĩa trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học thì văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời miệng hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường... Theo M.A.K Halliday trong cuốn Liên kết trong tiếng Anh - xuất bản năm 1994: Từ văn bản được dùng trong ngôn ngữ học để chỉ một đoạn nào đó, được nói ra hay được viết ra, có độ dài bất kì, tạo lập được một tổng thể hợp nhất. Hiện nay văn bản không được hiểu chỉ là một tập hợp những câu có phẩm chất như câu mà văn bản được hiểu như là một loại đơn vị khác hẳn 4 câu, trong đó mặt nghĩa là mặt quan trọng nhất [theo Diệp Quang Ban]. Văn bản là đơn vị của nghĩa. Một văn bản được làm thành từ một số yếu tố nghĩa nhất định. Các yếu tố nghĩa này có quan hệ với nhau và có thể làm thành những tầng nghĩa khác nhau, đó là cấu trúc nội dung của văn bản. Một văn bản có thể được nhận biết qua những dấu hiệu đặc thù bên trong bản thân nó và cũng cần được nhận biết trong mối quan hệ với những cái khác có liên quan đến nó. Văn bản phải có đề tài thống nhất và thường là xác định được. Văn bản có cấu trúc về mặt hình thức và về mặt nội dung. Theo quan điểm của D.Q Ban : Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, nó tạo nên mạng các mối quan hệ nghĩa, quan hệ lôgíc, quan hệ chức năng, làm cơ sở cho tính thống nhất đề tài của văn bản. Văn bản là sản phẩm và văn bản là quá trình. Có thể khái quát một số khuynh hướng nghiên cứu chính đối với văn bản như sau: 1- Văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn (L. Hjelmslev, 1953). 2- Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kì có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp (W. Koch, 1966). 3- Văn bản là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện (trục dọc và ngang) (R. Harweg, 1968). 4- Văn bản như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích gián tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hoá khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ. (Barthes, 1970). 5 5- Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng. Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu, mà nó cũng không được xác định bằng kích cỡ của nó. Một văn bản không phải là một cái gì loại như một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại. Tốt hơn nên xem xét một văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa. (Halliday, 1976 - 1994). 6- Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đơn vị điều được thông báo [...]. Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp (L.M. Loseva, 1980). 7- Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy. (Trần Ngọc Thêm, 1985) 8. Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết trong biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích. (D. Crystal, 1992) Hiện nay, trong giới nghiên cứu ngôn ngữ đang tồn tại hai thuật ngữ: Văn bản (text) và diễn ngôn (dicourse). Dưới đây, chúng tôi xin nêu một định nghĩa của GS Diệp Quang Ban để làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài: “Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, 6 hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài...loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...” [6,tr. 50]. 1.1.2 Đặc trưng của văn bản Từ định nghĩa trên, ta có thể tìm hiểu một số đặc trưng của văn bản khi xét văn bản với tư cách là một chỉnh thể độc lập và xét nó trong mối quan hệ với những cái khác có liên quan đến nó. - Về nội dung: Văn bản bao giờ cũng phải có đề tài (hoặc chủ đề xác định). - Về cấu trúc: Văn bản có cách tổ chức hình thức và cách tổ chức nội dung do các phong cách chức năng và thể loại mà văn bản lệ thuộc vào quy định. - Vấn đề Mạch lạc và liên kết: Văn bản có sự nối kết đúng về nghĩa, về logic, về chức năng giữa các bộ phận bên trong nó và với ngữ cảnh bên ngoài văn bản- tức là có mạch lạc. - Yếu tố chỉ lượng: Văn bản gồm nhiều câu- phát ngôn nối tiếp nhau thường xuất hiện nhiều hơn văn bản được làm thành từ một câu- phát ngôn. - Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới phía trái (hay đầu vào) và biên giới phía phải (hay đầu ra), tạo nên tính trọn vẹn với tư cách là một chỉnh thể thống nhất. Mỗi đặc trưng là một dấu hiệu có tác dụng nhất định góp phần làm cho một khúc đoạn lời nói là một văn bản, trong số các đặc trưng trên thì hiện nay đặc trưng mạch lạc và liên kết trong cách hiểu rộng được coi là đặc trưng quyết định tính văn bản (textuality) hay chất văn bản (texture). [3, tr.51-54]. 1.2. Đặc trưng của thể loại văn bản tiểu thuyết 1.2.1 Tiểu thuyết và đặc trưng thể loại của “Búp sen xanh”, “Cha và con” Trong văn học phương Đông, tiểu thuyết vốn là những chuyện vụn vặt đời thường, nó khác biệt với đại thuyết và trung thuyết. Và chính những chuyện vụn vặt, đời thường ấy là những mầm mống của tiểu thuyết phương 7 Đông. Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng La tinh, có nghĩa là chuyện mới. Lịch sử phát triển của tiểu thuyết đã để lại cho nhân loại những kiệt tác của văn học thế giới, từ những tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Hoa đến những tiểu thuyết đồ sộ của văn học phê phán phương Tây. Cho đến ngày nay, tiểu thuyết đã có diện mạo vô cùng phong phú và nguyên lí của nó chi phối phần lớn các tác phẩm tự sự. Có thể hiểu tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, theo nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, mãi khoảng thế kỉ 14-16 mới có những nền móng sơ khai cho tư duy thể loại. Phải đến những năm 30 của thế kỉ 20, văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. 1.2.2 Xu hướng cấu trúc của tiểu thuyết. Có người cho rằng, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại nào hoàn kết. Ở mỗi giai đoạn, tiểu thuyết lại được các nhà văn sáng tạo ra các kĩ thuật mới để hoàn thiện và làm giàu cho nghệ thuật tiểu thuyết. Cấu trúc của tiểu thuyết phụ thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội qua các giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, khi tiểu thuyết mới được định hình như là một thể loại lớn của văn bản tự sự thì vai trò điều phối của người kể chuyện được đưa lên hàng đầu, 8 cốt truyện được triển khai theo cấu trúc tuyến tính dưới con mắt khách quan của người kể chuyện. Đến chủ nghĩa lãng mạn, cái nhìn xã hội của nhà văn đã thay đổi, dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, và từ đó là sự thay đổi của cấu trúc tiểu thuyết. Các nhà văn lãng mạn không tố cáo xã hội mà quay lưng lại với xã hội. Và họ đi tìm cái đẹp của nghệ thuật trong quá khứ, trong nội tâm con người, trong cái tôi cá nhân của nhà văn. Quá trình phát triển thể loại tiểu thuyết hiện đại, chủ yếu là ở văn học châu Âu, cho thấy có hai hướng cấu trúc tiểu thuyết. - Tiểu thuyết mở: Tiểu thuyết mở miêu tả xã hội một cách đa diện, tạo các lý do thật chi tiết cho sự tiến triển của nhân vật chính, cho nhân vật này can dự vào nhiều biến cố và những biến cố ấy lại là nơi cư ngụ cho vô số nhân vật phụ. Kiểu tiểu thuyết này cũng đặc trưng ở sự miêu tả rộng rãi hoàn cảnh ngoại giới khách quan mà trước nhất là hoàn cảnh xã hội. -Tiểu thuyết đóng: Tiểu thuyết theo xu hướng cấu trúc "đóng" thể hiện sự tập trung vào cuộc đời của một con người, đôi khi vào chỉ một xung đột, một tình huống, do đó mang tính hướng tâm, đồng tâm, xét về kết cấu. Xu hướng cấu trúc tiểu thuyết này đã trở thành ngọn nguồn của những sáng tác tiểu thuyết tâm lý giai đoạn sau. 1.2.3 Đặc trưng của tiểu thuyết - Tính chất văn xuôi Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống. 9 - Nghệ thuật kể truyện Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm. - Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật. - Hư cấu nghệ thuật Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn 10 không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn. - Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v. 1.2.4 Đặc trưng của “Búp sen xanh”, “Cha và con” Búp sen xanh và Cha và con là hai tiểu thuyết lịch sử, vì thế đặc trưng thể loại của hai tác phẩm này có nhiều nét tương đồng. Hai tác phẩm cùng kể về thời niên thiếu của Bác Hồ cho đến lúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Trong hai tiểu thuyết này, mốc thời gian, nhân vật và sự kiện chính là sự thật lịch sử vì thế hư cấu nghệ thuật sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên bằng ngòi bút tài tình, hai nhà văn đã làm nổi bật nhân cách và trí tuệ của vị lãnh tụ từ khi còn là cậu bé Côn. 1.3 Vấn đề liên kết nội dung 1.3.1 Liên kết 11 Nói đến văn bản là nói đến liên kết. Liên kết góp phần cho việc một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một văn bản. Văn bản không phải là phép cộng đơn thuần giữa các câu, vì vậy giới nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đã chú ý đến "những sợi dây liên hệ" giữa các câu. K. Boost viết năm 1949: "Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc (...), trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại” "[39,159]. Từ đấy "tính liên kết" được xem là một phát hiện mới, thuộc cấp độ trên câu. Nikolaeva (1978) và R. Harweg (1968) đã nghiên cứu hiện tượng "lặp" và gọi chúng là "phép đại từ hoá"[ 39 ]. Đây là hiện tượng liên kết được khảo sát sớm nhất. Tuy liên kết là một hiện tượng không khó nhận biết, nhưng cách hiểu về nó lại rất đa dạng và không dễ đi đến thống nhất. Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung phân tích liên kết ở những biểu hiện hình thức. Cụ thể là, từ những dấu hiệu liên kết hình thức, người ta đi tìm những phương thức và phương tiện liên kết. Tuy nhiên khi xét đến tính liên kết trong một văn bản thì có một vấn đề đáng chú ý là, một sản phẩm ngôn ngữ có thể có liên kết giữa các câu nhưng nó vẫn không phải là một văn bản đích thực vì sản phẩm đó không có cùng nội dung. Nó chỉ là các chuỗi câu được liên kết với nhau đơn thuần về mặt hình thức. Người ta sẽ thấy ngay sự vô lí khi một sản phẩm "phi văn bản" cũng được xem là văn bản chỉ bởi trong nó có liên kết hình thức. Khi tách khỏi liên kết nội dung thì ngoại diên của khái niệm "tính liên kết" trở nên rất rộng. Đến giai đoạn thứ hai, việc nghiên cứu văn bản được phát triển một cách sâu rộng hơn thì "tính liên kết" lại được hiểu theo hướng khác. Ngoài liên kết hình thức, giới nghiên cứu bắt đầu chú ý đến tính liên kết được thể 12 hiện ở phương diện ngữ nghĩa. Ở cấp độ văn bản , cú pháp được xây dựng trước hết dựa trên cơ sở sự phù hợp những đặc trưng ngữ nghĩa của các đơn vị thuộc cấp độ dưới. Do đó, khi bàn về sự tương tác giữa cú pháp của câu với cú pháp của văn bản, V.V. Bogdanov nhấn mạnh rằng "điều quan trọng là sự tương tác ấy hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ nghĩa". Như vậy, ở giai đoạn này người ta đòi hỏi văn bản phải có đầy đủ cả liên kết hình thức và liên kết ngữ nghĩa. Cho đến nay có hai hướng hiểu về liên kết là rõ ràng nhất: - Quan niệm thứ nhất coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Và liên kết ở đây xét về cả mặt liên kết hình thức và liên kết nội dung. Và vì vậy người ta xét một sản phẩm ngôn ngữ có được xem là một văn bản hay không phụ thuộc vào việc nó có liên kết hay không có liên kết. - Quan niệm thứ hai cho rằng liên kết không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ, mặc dù bản thân các yếu tố cấu trúc trong ngôn ngữ có thuộc tính liên kết. Như vậy liên kết ở đây thuộc về ý nghĩa chứ không thuộc cấu trúc. Và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ thực hiện chức năng đó mới thuộc liên kết. Với cách hiểu này thì liên kết không giữ vai trò là yếu tố quyết định để xem xet một sản phẩm ngôn ngữ có được coi là văn bản hay không. Hai quan niệm này bắt nguồn từ cách hiểu hai thuật ngữ hệ thống và cấu trúc trong ngôn ngữ học. Ở Việt Nam, quan niệm ngôn ngữ là một hệ thống vẫn phổ biến. Hệ thống này gồm các yếu tố có quan hệ qua lại và quyết định lẫn nhau, trong đó các kiểu quan hệ làm thành mặt cấu trúc của hệ thống. Hệ thống liên kết của Halliday và Hassan được công bố lần đầu năm 1976 cho rằng liên kết là do các yếu tố ngôn ngữ làm thành các hệ thống con, các đối hệ không tính sự liên kết do các quan hệ cấu trúc của các yếu tố ngôn ngữ tạo ra và cho rằng cấu trúc tự thân đã là liên kết. Với cách hiểu này thì 13 liên kết chỉ đề cập đến các yếu tố hình thức, vì thế không có sự phân biệt liên kết hình thức với liên kết nội dung. Theo D.Q. Ban: "Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau". Trong luận văn này, chúng tôi đi theo hướng khái niệm liên kết hình thức và liên kết nội dung trong "Hệ thống liên kết văn bản TV" của Trần Ngọc Thêm với sự bổ sung những yếu tố cần thiết. 1.3.2 Liên kết nội dung Nhìn một cách khái quát, tính liên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ "Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung" (Trần Ngọc Thêm). Liên kết nội dung là khái niệm thuộc loại khó định nghĩa. Đây là một khái niệm không những trừu tượng mà còn rất phức tạp. Khái niệm này được Trần Ngọc Thêm giải thuyết thông qua việc khảo sát ví dụ. Và ông đã rút ra kết luận "Tất cả các câu trong đó đều phối hợp với nhau một cách hài hoà, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung". Liên kết nội dung sẽ được nhận biết rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó là liên kết chủ đề và liên kết lôgic. a- Liên kết chủ đề. 14 Khái niệm liên kết chủ đề chưa được đặt ra một cách hoàn chỉnh, song trong những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc là F. Danes và B. Palek đã phác hoạ được một số nét cơ bản. Liên kết chủ đề là một yếu tố quyết định xem một chuỗi câu có phải là một văn bản hay không. Hiểu một cách chung nhất thì liên kết chủ đề yêu cầu cả văn bản phải xoay quanh chủ đề lớn. Chủ đề lớn của văn bản được chia ra thành những chủ đề nhỏ hơn. Và liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những chủ đề con ấy trong văn bản để đảm bảo nó thuộc chủ đề lớn. Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ dề là các đối tượng của hiện thực, chủ yếu là các sự vật, khái niệm... Liên kết chủ đề bao gồm: duy trì chủ đề và triển khai chủ đề. - Duy trì chủ đề là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau. - Triển khai chủ đề là đưa thêm những chủ đề khác có liên quan đến chủ đề ban đàu, đảm bảo tính lôgíc để các câu chứa chúng liên kết với nhau. Để thực hiện phép liên kết duy trì chủ đề, người ta dùng các phép liên kết: lặp từ vựng thế đồng nghĩa, thế đại từ, tỉnh lược yếu, tỉnh lược mạnh. Việc sử dụng những phép liên kết này sẽ tạo ra một chuỗi chủ đề đồng nhất, có nghĩa là văn bản sẽ được duy trì chủ đề. Theo Trần Ngọc Thêm, "nguyên tắc chung nhất của việc sử dụng các phương thức liên kết duy trì chủ đề khác nhau có tác dụng làm tăng độ liên kết và tính đa dạng của văn bản, nhưng không được vì thế mà làm ảnh hưởng đến tính chính xác trong việc xác định chủ tố, cũng như không được gây khó khăn cho việc tiếp thu". Trần Ngọc Thêm đã hệ thống các quy tắc liên kiết duy trì chủ đề như sau: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan