Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt ...

Tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt

.PDF
94
1968
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÝ LĂNG SO SÁNH HIỆN TƯỢNG KIÊNG KỴ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐẠT Hà Nội – 2011 Mục Lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Nguồn tƣ liệu ..................................................................................................... 3 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ .................................................................................................. 5 1.1. KIÊNG KỲ VÀ KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ ..................................................... 5 1.1.1. Lịch sử của kiêng kỳ và khái niệm kiêng kỳ ................................................. 5 1.1.2. Khái niệm kiêng kỳ ngôn ngữ....................................................................... 7 1.1.3. Kiêng kỳ ngôn ngữ và văn hóa ..................................................................... 7 1.1.4. Kiêng kỳ ngôn ngữ và tri nhận .................................................................... 9 1.1.5. Kiêng kỳ ngôn ngữ và uyển ngữ ................................................................. 11 1.2. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ ....................... 12 1.2.1. Tâm lý kính nể ........................................................................................... 12 1.2.2. Tâm lý xấu hổ............................................................................................. 13 1.2.3. Nhân tố chính trị......................................................................................... 13 3 1.2.4. Tâm lý tìm tòi cái “đẹp” ............................................................................. 14 1.3. ĐẶC TRƢNG CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ ............................................. 14 1.3.1. Tính phổ quát ............................................................................................. 14 1.3.2. Tính dân tộc ............................................................................................... 15 1.3.3. Tính thời đại ............................................................................................... 15 1.3.4. Tính khu vực .............................................................................................. 16 1.3.5. Tính kế thừa ............................................................................................... 16 1.4. PHÂN LOẠI KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ ........................................................ 17 1.4.1. Phân loại kiêng kỳ ngôn ngữ từ góc độ tín ngƣỡng ..................................... 17 1.4.2. Phân loại kiêng kỳ ngôn ngữ từ góc độ thời gian ........................................ 18 1.4.3. Phân loại kiêng kỳ ngôn ngữ từ góc độ khu vực ......................................... 18 1.4.4. Phân loại kiêng kỳ ngôn ngữ từ các góc độ khác ........................................ 18 1.5. TIỂU KẾT..................................................................................................... 19 CHƢƠNG 2 HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 21 2.1. HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG HÁN ...................................... 21 2.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán ............................................................. 21 2.1.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội phong kiến ..................... 21 2.1.1.2. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội hiện đại .......................... 24 2.1.2. Việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán .............................................. 25 2.1.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán về tình dục ........... 25 2.1.2.2. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán liên quan đến việc 4 bài tiết .................................................................................................................. 28 2.1.3. Việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành trong tiếng Hán ........... 30 2.1.4. Uyển ngữ theo cách dùng kiêng kỳ trong tiếng Hán ................................... 33 2.1.4.1. Uyển ngữ liên quan đến những từ thô tục ................................................ 33 2.1.4.2. Uyển ngữ liên quan đến những từ có nghĩa không tốt lành ...................... 35 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG HÁN ............ 38 2.2.1 Xét trên bình diện ngôn ngữ ........................................................................ 39 2.2.1.1. Xét về hình thức cấu tạo .......................................................................... 39 2.2.1.2. Ý nghĩa từ vựng....................................................................................... 41 2.2.2 Xét trên bình diện văn hóa, xã hội ............................................................... 42 2.2.2.1. Ảnh hƣởng của quan niệm tôn pháp ........................................................ 42 2.2.2.2. Ảnh hƣởng của quan niệm về giới tính và phúc họa ................................ 43 2.3. HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG VIỆT ..................................... 44 2.3.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt ............................................................. 44 2.3.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội phong kiến ..................... 44 2.3.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội hiện đại .......................... 47 2.3.2. Việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt .............................................. 48 2.3.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục về tình dục trong tiếng Việt .......... 48 2.3.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt về việc bài tiết ..... 49 2.3.3. Việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành trong tiếng Việt ........... 51 2.3.4. Uyển ngữ theo cách dùng kiêng kỳ trong tiếng Việt ................................... 53 2.3.4.1. Uyển ngữ theo cách dùng kiêng kỳ về những từ thô tục .......................... 53 5 2.3.4.2. Uyển ngữ theo cách dùng kiêng kỳ về những từ có ý nghĩa không tốt lành ...................................................................................................................... 55 2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT ........... 58 2.4.1. Xét trên bình diện ngôn ngữ ....................................................................... 58 2.4.1.1. Xét về hình thức cấu tạo .......................................................................... 58 2.4.1.2. Ý nghĩa từ vựng....................................................................................... 60 2.4.2. Xét trên bình diện xã hội, văn hóa .............................................................. 61 2.4.2.1. Ảnh hƣởng của Nho giáo và quan niệm về tổ tiên ................................... 61 2.4.2.1. Ảnh hƣởng của quan niệm về giới tính .................................................... 62 2.5. TIỂU KẾT..................................................................................................... 62 CHƢƠNG 3 SO SÁNH HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 64 3.1. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ ......................................................... 64 3.1.1. Nét tƣơng đồng........................................................................................... 64 3.1.2. Nét dị biệt ................................................................................................... 66 3.2. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ TRI NHẬN .................. 68 3.2.1. Nét tƣơng đồng........................................................................................... 68 3.2.2. Nét dị biệt ................................................................................................... 69 3.3. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ SỰ DỊ BIỆT TRONG KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ........ 69 3.3.1. Xét trên bình diện tri nhận .......................................................................... 69 3.3.2. Xét trên bình diện văn hóa, xã hội .............................................................. 71 6 3.4. TIỂU KẾT..................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 PHỤ LỤC .................................................................................................... 80 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là một loại công cụ giao tiếp xã hội. Người ta sử dụng ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng, truyền đạt thông tin, nhằm mục đích hiểu biết lẫn nhau. Nhưng ngôn ngữ lại không chỉ là công cụ giao tiếp, nó còn là một hiện tượng văn hóa. Trong đó, kiêng kỵ ngôn ngữ là một hiện tượng rất đặc biệt, nó xuất hiện cùng với ngôn ngữ. Tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t là hai ngôn ngữ thuô ̣ c ngữ hê ̣ hoàn toàn khác nhau , nhưng trong hai ngôn ngữ này đều xuất hiện hiện tượng kiêng kỵ . Chẳng hạn, đối với người Trung Quốc và người Việt Nam, đều kiêng nói từ ―chết‖ một cách trực tiếp. Người Trung Quốc thường dùng những từ như ―去世(quá thời)‖,―走 了(đi rồi)‖,―离开(rời khỏi)‖ v.v...để biểu thị ý nghĩa của từ ―chết‖. Người Việt cũng không nói từ ―chết‖ trực tiếp, mà thường dùng những từ khác để biểu thị ý nghĩa của từ ―chết‖, như ―mất‖, ―hy sinh‖, ―về ‖ v.v... Người Trung Quố c và người Viê ̣t Nam đề u rấ t coi tro ̣ng kiêng ky ̣ trong ngôn ngữ .Vấ n đề kiêng ky ̣ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t có chỗ giố ng nhau nhưng cũng có chỗ khác nhau . Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu những đă ̣c trưng của hiê ̣n tươ ̣ng kiêng ky ̣ ngôn ngữ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t, đồ ng thời tim ̀ ra nguyên nhân của nó . (Vì sao có hiệ n tươ ̣ng kiêng ky ̣ , vì sao các kiêng ky ̣ la ̣i có sự giố ng nhau , khác nhau giữa hai ngôn ngữ .) Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng có được những cứ liệu bổ ích giúp cho những ai học tiếng Hán hoặc tiếng Việt có thể có thêm sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa và ngôn ngữ của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam. 1 2. Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua so sánh hiê ̣n tươ ̣ ng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt , luận văn góp phần bổ sung thêm cho lý thuyết nghiên cứu lí luận về kiêng ky ̣ ngôn ngữ ; nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc và Việt Nam) nói chung, đặc điểm kiêng kỵ ngôn ngữ c ủa mỗi dân tộc nói riêng ; ngoài ra luận văn còn góp ph ần vào tìm hiể u hiê ̣n tươ ̣ng uy ển ngữ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t . Luận văn này sẽ thực hiện một số công việc sau: -- Thu tập và tổng kết những kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. -- Tìm hiểu một số đặc điểm của kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Tìm ra nguyên nhân hình thành kiêng kỵ ngôn ngữ và đặc điểm của kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. -- Góp phần giúp những người học tiếng Hán hoặc tiếng Việt hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Hán và Việt. Qua mô tả và so sánh, luận văn sẽ đưa ra những nhận xét về những điểm giống và khác nhau trong kiêng kỵ ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tíếng Việt, nhất là về các điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn này chủ yếu là: -- Giới thiệu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kiêng ky ̣ và kiêng kỵ ngôn ngữ. -- So sánh kiêng ky ̣ ngôn ngữ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t . -- Tìm hiểu nguyên nhân củ a sự khác biê ̣t về tâ ̣p quán ngôn ngữ , tìm hiểu về văn hoá và ngôn ngữ của hai nước . 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị ngôn ngữ liên quan đến hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp miêu tả: đây là phương pháp giúp luận văn đạt được mục tiêu chính là miêu tả các đơn vị ngôn ngữ liên quan đến hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: luận văn áp dụng phương pháp này cùng với thủ pháp phân tích nhằm tìm ra chỗ khác nhau và giống nhau của các đơn vị ngôn ngữ liên quan đến hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt, cũng như nguyên nhân đưa đến kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt và sự khác biệt giữa chúng. Phƣơng pháp thống kê: Luận văn thống kê các đơn vị ngôn ngữ liên quan đến hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện tượng này. 6. Nguồn tƣ liệu Nguồn tư liệu của luận văn là: Các tác phẩm văn học tiếng Hán và tiếng Việt có xuất hiện các hiện tượng kiêng kỵ. 7. Bố cục của luận văn Ngòai phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo theo quy định, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến kiêng kỳ ngôn ngữ Trong chương này, luận văn trình bày một số nội dung lí thuyết liên quan đến đề tài như nguồn gốc của kiêng ky ̣ ngôn ngữ , khái niệm về kiêng kỵ ngôn 3 ngữ , kiêng ky ̣ ngôn ngữ và văn hoá . Cuố i cùng sẽ phân loa ̣i hiê ̣n tươ ̣ng kiêng ky ̣ trong ngôn ngữ . Chƣơng 2: Hiêṇ tƣơ ̣ng kiêng ky ̣ trong tiế ng Hán và tiế ng Viêṭ Trong chương này luâ ̣n văn giới thiê ̣u những kiêng ky ̣ ngôn ngữ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t v ề phương diện: việc kiêng gọi tên, việc kiêng những từ thô tục, việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành, kiêng ky ̣ theo cách dùng uyển ngữ . Khái quát các đă ̣c điể m của kiêng ky ̣ ngôn ngữ trong tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t. Chƣơng 3: Đối chiếu hiêṇ tƣơ ̣ng kiêng ky ̣ trong tiế ng Hán và tiế ng Viêṭ So sánh hiê ̣n tươ ̣ng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt , rút ra những nét tương đồng và nét dị biệt trong kiêng ky ̣ ngôn ngữ giữa tiế ng Hán và tiế ng Viê ̣t . Phân tích nguyên nhân của sự khác biê ̣t và sự giố ng nhau . 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ 1.1. KIÊNG KỲ VÀ KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ 1.1.1. Lịch sử của kiêng kỳ và khái niệm kiêng kỳ Nói về lịch sử của kiêng kỵ, chúng ta phải nói đến từ; ―taboo‖. Từ ―taboo‖ xuất hiện vào thế kỳ XVIII, do nhà hàng hải người Anh James Cook phát hiện. Khi James đến quần đảo Tonga Nam Thái Bình Dương tiếp xúc với những người bản địa, ông phát hiện rất nhiều hiện tượng xã hội kỳ lạ. Ví dụ, có những đồ vật người thường không được sử dụng, chỉ những người thuộc tầng lớp trên (thần, tăng lữ, vua, tù trưởng,...) mới được sử dụng, hoặc là có những đồ vật chỉ có thể dùng trong những trường hợp đặc biệt. Những hiện tượng như vậy được cư dân trên đảo này gọi là ―taboo‖. Từ này có nghĩa là ―thiêng liêng‖, ―không được tiếp xúc‖ và ―những sự việc phải rất chú ý‖. Từ ―taboo‖ sau này đã trở thành một danh từ chuyên môn chỉ hiện tượng kiêng kỵ và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như Nhân loại học, Nhân chủng học, Xã hội học. Nhưng thực ra kiêng kỵ trong nhiều quốc gia đều có lịch sử lâu đời, nó cũng là một hiện tượng phổ biến trong văn hóa các dân tộc. Theo từ điển tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 2006), kiêng kỵ là kiêng (nói khái quát; thường nói về phong tục, tín ngưỡng hoặc điều mê tín), như ―từ kiêng kỵ‖; (dùng trong câu có ý phủ định). Nể sợ, giữ gìn.[13] Theo từ điển tiếng Việt (NXB Thanh niên năm 2010), kiêng kỵ là kiêng (đối với thần thánh, ma quỉ, v.v.), nói chung; cũng là nể sợ, giữ gìn.[14] 5 Theo TS. GS Nguyễn Thiện Giáp kiêng kỵ là: hiện tượng hạn chế cách dùng từ do những nhân tố ngoài ngôn ngữ quy định.[8, 231] Kiêng kỵ (taboo) là một loại kiêng cấm hình thành trong thái độ mà người ta ứng sử với những sự việc thiêng liêng, nguy hiểm hoặc những sự việc liên quan đến ma quái, quỷ thần. Kiêng kỵ có hai đặc trưng chủ yếu là nguy hiểm và trừng phạt. Kiêng kỵ là biện pháp tự vệ trong tâm lý và lời nói với những mục đích vì lợi của bản thân mình. Về nguồn gốc, có thể coi kiêng kỵ là hiện tượng hình thành từ sùng bái quỷ thần. Nó là một bộ phận hợp thành phong tục tập quán của các bộ tộc. Hiện tượng kiêng kỵ bao gồm hai mặt: một là những vật linh thiêng được tôn kính, không được phép sử dụng một cách tùy tiện; mặt khác là những vật thấp hèn bị coi khinh không được phép tiếp xúc một cách tùy tiện[10, 5]. Sự phát triển của kiêng kỵ có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy, giai đoạn thứ sinh và giai đoạn chuyển hóa tiêu vong. Trong cuộc sống hàng ngày của con người, cụ thể là trong lễ tục, ngày tết, hoặc trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, những điều không tốt lành đều nằm trong phạm vị kiêng kỵ. Nhưng bắt đầu từ thời cận đại, vì sự phát triển của khoa học và sự giải phóng của con ngừời, kiêng kỵ bắt đầu tiêu vong và chuyển hóa. Kiêng kỵ vốn là những biện pháp đề phòng tiêu cực của nhân loại thời cổ, vì những quan niệm mê tín của mình trong sự sợ hãi và kính cẩn đối với lực lượng siêu nhiên. Trong xã hội thời cổ, kiêng kỵ giống như pháp luật có tác dụng quy phạm và chế ước. Cho đến nay, theo sự tiêu vong của quan niệm mê tín và cảm giác huyền bí về những sự vật kiêng cấm, nhiều hiện tượng kiêng kỵ cũng đã dần dần đi đến con đường tiêu vong. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện đại vẫn có một số kiêng kỵ được bảo tồn, và có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của con người. 6 1.1.2. Khái niệm kiêng kỳ ngôn ngữ Kiêng kỵ ngôn ngữ hình thành từ việc kiêng kỵ nói chung, nó là một bộ phận của sự kiêng kỵ. Kiêng kỵ ngôn ngữ(linguistic taboo), là hiện tượng tránh sử dụng các từ ngữ mà do một nguyên nhân nào đó, trong quá trình giao tiếp, người nói không thể, không được hoặc không dám, không muốn nói ra. Những từ ngữ này thường mang mầu sắc đe doạ hoặc tiên báo về điềm gở, được người ta nhìn nhận là những từ ngữ có tính thiêng liêng hay nguy hiểm khiến cho người nghe cũng không chấp nhận. Những từ ngữ này chỉ được sử dụng đối với một số đối tượng và trong những trường hợp nhất định. Nói một cách đơn giản, kiêng kỵ ngôn ngữ là một loại phương thức biểu đạt uyển chuyển của con người, nhằm né tránh một số từ ngữ, khái niệm được coi là bất lợi trong quá trình giao tiếp. Kiêng kỵ ngôn ngữ tồn tại khá phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới. Hiện tượng này không những phản ánh đặc trưng văn hóa và phong tục tập quán, mà còn phản ánh đặc trưng tâm lý của cộng đồng người nói ngôn ngữ đó. 1.1.3. Kiêng kỳ ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ là sự thể hiện của văn hóa, là một bộ phận của văn hóa dân tộc, nó biến đổi theo sự phát triển của một dân tộc. Chính ngôn ngữ cùng với những yếu tố khác đã cấu thành văn hóa của một dân tộc. Nói chung ngôn ngữ đã phản chiế u toàn diê ̣n các đă ̣c trưng của nề n văn hoá dân tô ̣c . Văn hóa cũng có ảnh hưởng đối với ngôn ngữ. Nói một cách khác, ngôn ngữ và văn hóa có tác động qua lại lẫn nhau. Kiêng kỵ ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội, có quan hệ chặt chẽ với văn hóa xã hội. Từ bản chất của nó, kiêng kỵ ngôn ngữ là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, là một phương thức thực hành kỹ thuật của ngôn ngữ. Từ phưong diện xã hội, kiêng kỵ ngôn ngữ là sự thể hiện cụ thể của phong tục tập 7 quán và tâm lý văn hóa xã hội của một dân tộc. Nhà ngôn ngữ học vĩ đại F.d.Saussure đã nói: ― Phong tục tập quán của một dân tộc thường phản ánh trong ngôn ngữ của nó, mặt khác, trên mức độ lớn, chính là ngôn ngữ cấu thành một dân tộc.‖[47, 1] Các dân tộc sống trong hoàn cảnh khác nhau về môi trường sinh thái, vật chất, xã hội và tôn giáo v.v..., những sự khác biệt này đã tạo cho mỗi dân tộc có một bức tranh văn hóa xã hội riêng biệt. Do vậy, mỗi dân tộc đều có phương thức biểu đạt riêng biệt của mình. Kiêng kỵ ngôn ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ, cho nên kiêng kỵ ngôn ngữ cũng có quan hệ chặt chẽ với văn hóa. Người Trung Quốc và người Việt Nam khi chào hỏi đều có một tập quán là thích hỏi những vấn đề cá nhân. Ví dụ, người Trung Quốc chào hỏi thường dùng những câu như ―你吃了没?(Ăn cơm chưa?)‖ , ―你去哪里?(Đi đâu đấy?)‖, v.v..., người Việt Nam cũng có những câu tương tự và những câu như ―Bà mới đi chợ về ạ?‖ , ―Hôm qua không thấy bạn, bạn đi đâu?‖, v.v... Trong quá trình chào hỏi người Trung Quốc và người Việt Nam rất muốn biết tất cả tình hình liên quan đến người khác để biểu thị sự quan tâm của mình. Vì vậy, người Trung Quốc và người Việt Nam đều thích hỏi những vấn đề liên quan đến gia đình, công tác... Nguyên nhân hình thành đặc điểm phương thức chào hỏi của người Trung Quốc và người Việt Nam là: Trung Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Người dân của hai nước này từ lâu đã có ý thức quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Ai ai cũng đều lấy xã hội, cộng đồng làm trung tâm. Trong khi đó, những người phương Tây, khi chào hỏi mà nói đến những vấn đề liên quan đến cá nhân là một việc không lịch sự, thậm chí người ta còn cho rằng làm như thế là xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân. Vì vậy khi người phương Tây chào hỏi thường nói những lời không liên quan đến vấn đề cá nhân như ―Good morning! (chào buổi sáng!)‖, ―How are you today? (Bạn có khỏe không?)‖,v.v... Ở Việt Nam, người nói thường kiêng khen một đứa trẻ bằng các từ ―đẹp‖, ―mập‖, ―bụ bẫm‖, vì người ta cho rằng khen trẻ con như vậy là quở quang trẻ, 8 làm cho trẻ dễ sa sút đau ốm. Nhưng ở Trung Quốc thì không có sự kiêng kỵ kiểu này. Ở Trung Quốc nếu khen một đứa trẻ như vậy bố mẹ của đứa trẻ sẽ rất vui. Dựa vào những ví dụ trên, chúng ta có thể cho rằng, kiêng kỵ ngôn ngữ là một hiện tượng phản ánh sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc. Kiêng kỵ ngôn ngữ gắn liền với phong tục tập quán xã hội. Khi giao tiếp, nếu phạm những điều kiêng kỵ văn hóa, hay kiêng kỵ ngôn ngữ cũng sẽ gây ra sai lầm, khiến người nghe phản ứng. Hiểu biết kiêng kỵ ngôn ngữ, chú ý sự khác biệt giữa văn hóa của các dân tộc, sẽ giúp cho người nước ngòai khi giao tiếp với người bản ngữ tránh được các sai lầm đáng tiếc. 1.1.4. Kiêng kỳ ngôn ngữ và tri nhận Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, khả năng ngôn ngữ không phải là một khả năng thiên bẩm hoàn toàn độc lập với khả năng tri nhận, cơ chế ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của hoạt đồng tri nhận vừa là công cụ hoạt đồng tri nhận của con người. Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm được hình thành trong quá trình con người và thế giới tương tác với nhau, và từ tri thức, hệ thống niềm tin của con người. Ví dụ từ ―chết‖ thường liên quan đến những cảm giác không tốt như ―rét cóng‖, ―cứng đờ‖, ―thê thảm‖, thậm chí là những cảm giác đẫm máu. Có thể nói trong quá trình tri nhận, con người đã chấp nhận ―chết‖ là một từ liên quan đến nhiều cảm giác không tốt, sự phản ánh tâm lý tri nhận chung này đã khiến con người không muốn nói đến từ này. Đa số người nói muốn tránh nhắc đến từ ―chết‖ thực ra là muốn tránh những tình cảm tâm lý tri nhận như tính buồn nôn, căng thẳng, và khủng khiếp. Thêm một ví dụ khác là cách tri nhận từ ―quỷ‖.Trong quá trình tri nhận của con ngừời sống thời nguyên thuỷ, ―quỷ‖ thường là hiện thân của sự ―ác dữ‖, ―có 9 phép, có năng lực đem lại tai nạn cho con người... vì vậy người ta kính nể và sợ hãi khi nói từ―quỷ‖, cũng không dám nói những từ ngữ không kính trọng đối với ―quỷ‖. Cho đến hiện nay, theo sự phát triển của khoa học xã hội, người ta đã biết trên thế giới này không có ―quỷ‖, do vậy người ta cũng không kiêng nói những từ không kính trọng ―quỷ‖ nữa. Thông qua hai ví dụ nói trên chúng ta có thể cho rằng kiêng kỵ ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tri nhận của con người. Kiêng kỵ ngôn ngữ thay đổi theo sự phát triển của tri nhận con người. Về mặt tri nhận, chúng ta có định nghĩa kiêng kỵ ngôn ngữ như sau: trong quá trình tri nhận về các sự vật, con người phát hiện rằng, dùng những từ ngữ biểu đạt một số sự vật có thể sẽ gây ra tâm lý bất mãn đối với mọi người, vì vậy người ta cho rằng những từ ngữ này là không nên nói, không được nói. Ngôn ngữ học tri nhận cũng cho rằng, những kinh nghiệm tích lũy được của chúng ta về thế giới cũng được tàng trữ trong ngôn ngữ hàng ngày và do vậy những kinh nghiệm ấy có thể thu lượm được từ cái cách thức mà chúng ta diễn đạt các tư tưởng của mình. Có thể nói kiêng kỵ ngôn ngữ là một loại kinh nghiệm của con người tàng trữ trong ngôn ngữ. Kiêng kỵ ngôn ngữ không phải là một người trong cộng đồng cho rằng những từ ngữ nào phải kiêng những từ ngữ nào không cần kiêng, đây là một nhận thức chung của một cộng đồng, kiêng kỵ ngôn ngữ của một cộng đồng như là một kinh nghiệm được lưu truyền cho người sau, là những tâm lý kính nể, xấu hổ... đối với những sự vật thể hiện trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, vẫn là từ ―chết‖, vì sao trong ngôn ngữ các nước đều kiêng nói từ này? Vì trong quá trình tri nhận, con người đã biết ―chết‖ cụ thể là gì, sẽ gây ra những cảm giác không tốt đối với mọi người, những nhận thức như vậy thể hiện trong ngôn ngữ bằng hình thức người ta kiêng nói từ này trong cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, kiêng kỵ ngôn ngữ là sự thể hiện của khả năng tri nhận con người, cũng là một loại kinh nghiệm của con người tàng trữ trong ngôn ngữ. 10 1.1.5 Kiêng kỳ ngôn ngữ và uyển ngữ Uyển ngữ là từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, ngữ được coi là chưa nhã, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô thiển trong các lĩnh vực đời sống xã hội. [10, 18] Uyển ngữ cũng như kiêng kỵ ngôn ngữ, do kiêng kỵ hình thành, và có nguồn gốc lâu đời trong tín ngưỡng, tập tục, tôn giáo, tâm lý của con người. Kiêng kỵ ngôn ngữ và uyển ngữ có quan hệ chặt chẽ, trong cuộc sống thực tế có kiêng kỵ tồn tại thì uyển ngữ sẽ không bao giờ biến mất. Uyển ngữ tồn tại vì thay thế kiêng kỵ ngôn ngữ, sự tồn tại của kiêng kỵ và kiêng kỵ ngôn ngữ sẽ không ngừng kích thích sự sinh ra của uyển ngữ, khiến số lượng uyển ngữ liên tiếp tăng thêm. Kiêng kỵ ngôn ngữ và uyển ngữ là hai mặt của một sự vật, kiêng kỵ ngôn ngữ là trực tiếp biểu đạt sự vật, còn uyển ngữ là gián tiếp biểu đạt nó. Do vậy chúng ta có thể cho rằng tác dụng chủ yếu (nhưng không phải là tác dụng duy nhất) của uyển ngữ là thay thế những từ ngữ kiêng kỵ. Nhưng kiêng kỵ ngôn ngữ và uyển ngữ cũng có chỗ khác biệt: Một mặt, tuy uyển ngữ sinh ra từ hiện tượng kiêng kỵ, nhưng không phải là tất cả uyển ngữ đều liên quan đến kiêng kỵ ngôn ngữ. Trong giao tiếp hàng ngày, người ta sử dụng uyển ngữ không chỉ để thay thế những từ ngữ kiêng kỵ, có khi vì yêu cầu của giao tiếp, người ta còn sử dụng uyển ngữ tạo ra bầu không khí hài hước. Hoặc là vì muốn người khác dễ chịu, người ta phải nói một cách lịch sự hơn, cho nên cũng phải sử dụng uyển ngữ. Mặt khác, tác dụng của kiêng kỵ ngôn ngữ và uyển ngữ khác nhau. Khi sử dụng những từ ngữ kiêng kỵ, sẽ có hiểu quả gây ra sự chú ý của người khác. Có khi con người cố ý sử dụng những từ ngữ kiêng kỵ để trút hết nỗi bực mình hoặc tỏ rõ thân phận của mình. Kiêng kỵ ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, nhưng nó có tác dụng xã hội nhất định. Uyển ngữ là nhân tố tích cực trong giao tiếp, nó có thể tránh những từ ngữ không lịch sự, mà dùng các từ hòa hoãn ngữ 11 khí. Uyển ngữ thường dùng trong những trường hợp chính thức như lĩnh vực ngoại giao, quân sự, chính trị v.v…, còn những từ ngữ kiêng kỵ thì thường sử dụng trong những trường hợp phi chính thức. 1.2. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ Kiêng kỵ ngôn ngữ sinh ra do trình độ tri nhận. Sản xuất của người thời cổ rất thấp, và lúc đó thế giới quan của người ta là vạn vật có linh. Trong thời cổ người ta không biết ngôn ngữ là gì, ngôn ngữ được phó thác cho lực lượng huyền bí. Ngôn ngữ vừa có thể đem lại phúc lành vừa có thể tránh khỏi tai nạn, vì vậy người ta đã coi ngôn ngữ chính là những sự vật mà ngôn ngữ đại diện. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày, người ta rất cẩn thận sử dụng những từ ngữ liên quan đến phúc họa, vì sợ làm quỷ hoặc thánh tức giận. Chính vì vậy đã sinh ra kiêng kỵ ngôn ngữ. Nguyên nhân hình thành kiêng kỵ ngôn ngữ có rất nhiều, nói chung chủ yếu có 4 phương diện. 1.2.1. Tâm lý kính nể Tâm lý kính nể là một yếu tố tạo nên kiêng kỵ ngôn ngữ. Con người tự mình sáng tạo ra hình tượng của thánh. Đại diện của thánh ở dân gian chính là những tranh ảnh thần phật. Muốn khiến thánh sinh ra phép phải nhờ đến vai trò của ngôn ngữ, bất cứ là ngôn ngữ nói hay là ngôn ngữ viết. Khi người ta cầu nguyện hoặc ăn năn với thánh phật, đều phải sử dụng ngôn ngữ nói hoặc văn tự. Như vậy ngôn ngữ đã trở thành môi giới giao tiếp giữa con người và quỷ thần, được người ta phó thác cho những sự huyền bí. Trong “Truyện Phong Thần” của Trung Quốc, thần thoại kể về vua triều Thương nói một số lời không kính nể đối với nữ thần Nữ Oa, Nữ Oa rất tức giận, trả thù vua triều Thương, cuối cùng khiến triều Thương diệt vong. Đây thực ra 12 là sự phản ánh tâm lý kiêng kỵ ngôn ngữ của dân tộc Trung Quốc. ―Thần‖ và ―quỷ‖ là hai khái niệm khác nhau, ―thần‖ là đại diện hiền lành, đem phúc đức cho con ngừời, ―quỷ‖ đại diện cho cái ác, đem tai nạn cho con người. Như vậy người ta đã có tâm lý kính nể đối với quỷ thần. Ví dụ người Trung Quốc ăn tết âm lịch phải có cái bùa để xua đuổi quỷ quái, người Việt Nam ăn tết âm lịch phải thờ cúng Táo Quân. Trong dân gian Trung Quốc hay Việt Nam đều có một loại tâm lý là ―nói dữ thì thành dữ, nói họa thì thành họa‖, có nghĩa là nói những lời ác dữ thì sẽ gây ra những chuyện ác dữ, vì vậy người ta rất kiêng nói những từ ngữ liên quan đến ác dữ và tại nạn, như ―chết‖, ―bệnh‖, ―ác‖, v.v... 1.2.2. Tâm lý xấu hổ Xấu hổ là tâm lý do muốn giấu việc riêng tư xẩy ra, chủ yếu liên quan đến tình dục, những hành vi phi đạo đức. Người Trung Quốc và người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo. Nho giáo chủ trưong ―lễ‖, có nghĩa là người ta làm gì đều phải theo lễ tục nhất định, phải có quy phạm đạo đức đối với hành vi tư tưởng của mọi người. Ở Trung Quốc, từ xưa người ta đã cho rằng quân tử không được có ham muốn, còn ở Việt Nam, trinh tiết của phụ nữ cực kỳ quan trọng. Vì vậy trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có kiêng kỵ ngôn ngữ do tâm lý xấu hổ gây ra. Chẳng hạn không được trực tiếp nói những từ ngữ liên quan đến tình dục, phải dùng những từ uyển ngữ. 1.2.3. Nhân tố chính trị Sau khi xã hội loài người được phân chia thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, giai cấp thống trị đã có độc quyền đối với ngôn ngữ. Ở Trung Quốc và Việt Nam, từ xưa đã có chế độ giai cấp xã hội nghiêm khắc, vua tôi, bố con, vợ chồng đều phải tuân theo những quy phạm ngôn ngữ. Vì vậy đã xuất hiện sự kiêng kỵ về tên gọi. Kiêng kỵ xưng hô tức là kiêng húy. Ví dụ người bình 13 thường không được đặt tên giống như vua, con cháu không được sử dụng tên của cụ tổ. Những lễ tục hình thành từ xã hội phong kiến nhưng cho đến bây giờ còn có nhiều người theo lễ tục kiêng húy. 1.2.4. Tâm lý tìm tòi cái “đẹp” Con ngừoi đều thích những thứ đẹp, bất cứ trong xã hội nào, người ta đều thích sử dụng những từ ngữ uyển chuyển thay những từ ngữ bất lịch sự, không tốt lành. Để người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của người nói, đồng thời cũng không xúc phạm quan hệ của hai bên. Ví dụ ở Trung Quốc, khi ngồi trong quán ăn, người ta thường dùng từ ngữ ―去洗手间(đi phòng vệ sinh)‖ thay từ ngữ―上厕所(đi nhà xí)‖, vì đối với người Trung Quốc khi ăn cơm nói từ ―厕所(nhà xí)‖ là một việc bất lịch sự. 1.3. ĐẶC TRƢNG CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ 1.3.1. Tính phổ quát Kiêng kỵ ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa phổ biến tồn tại trong các dân tộc trên thế giới. Bất cứ ở phương Đông hay là ở phương Tây đều tồn tại kiêng kỵ ngôn ngữ. Con người sống trong một cộng đồng nhất định, vì vậy con người sẽ chịu ràng buộc của quy phạm cộng đồng. Hành vi và ngôn ngữ của con người không phải là hoàn toàn tự do mà phải phù hợp với quy phạm của cộng đồng. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người, vì vậy trong quá trình con người sử dụng ngôn ngữ cũng có một số ràng buộc của cộng đồng. Phạm vi kiêng kỵ ngôn ngữ rất rộng rãi, thể hiện trong các phương diện trong cuộc sống con người như: sản xuất, lao động…cho đến xưng hô trong giao tiếp, cách đặt tên…ở lĩnh vực nào cũng có thể thấy được kiêng kỵ ngôn ngữ. Chẳng hạn, với từ ―chết‖, tuy văn hóa phương Đông và phương Tây rất khác nhau, nhưng người phương Đông và người phương Tây đều không muốn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan