Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự phân định trình độ tiếng việt cho người nước ngoài (khảo sát qua các giáo trì...

Tài liệu Sự phân định trình độ tiếng việt cho người nước ngoài (khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay)

.PDF
112
1408
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ĐỖ THỊ HẢO SỰ PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ĐỖ THỊ HẢO SỰ PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Thi HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 5 1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5 2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 3.Mục đích và ý nghĩa của luận văn ............................................................ 8 4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9 5.Bố cục của luận văn.................................................................................. 10 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 12 Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. ..................................................................... 12 1.1 Tình hình dạy và học tiếng Việt đối với người nước ngoài ở nước ta hiện nay ........................................................................................................ 12 1.2 Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài ......................................... 15 1.2.1 Giao tiếp ngôn ngữ .............................................................................. 15 1.2.2 Năng lực ngôn ngữ ............................................................................. 17 1.2.3 Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai .................................................................. 18 1.2.4 Các kĩ năng ngôn ngữ......................................................................... 21 1.2.5 Các phương pháp dạy tiếng ................................................................ 23 1.3 Các quan niệm về sự phân chia trình độ cho một ngôn ngữ ............ 25 1.3.1 Phân định trình độ ngôn ngữ của một số giáo trình tiếng Anh………25 1.3.2 Vấn đề phân định trình độ ngôn ngữ của một số giáo trình tiếng Việt ....................................................................................................................... 25 1.3.3 Vấn đề phân định trình độ ngôn ngữ của cộng đồng châu Âu hiện nay ................................................................................................................. 26 1 Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TỪ 1980 ĐẾN NAY ........................................................................... 31 2.1Trình độ A ............................................................................................... 32 2.1.1 Giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 ................................................................................................. 32 2.1.1.1 Vấn đề ngữ âm ................................................................................ 32 2.1.1.2 Vấn đề ngữ pháp ............................................................................... 36 2.1.1.3 Vấn đề từ vựng .................................................................................. 41 2.1.1.4 Phần luyện tập và bài tập ................................................................ 42 2.1.2 Giáo trình: Thực hành tiếng Việt: Dùng cho người nước ngoài, của Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 ...................... 43 2.1.2.1 Về ngữ âm......................................................................................... 43 2.1.2.2 Về các hiện tượng ngữ pháp ............................................................. 44 2.1.2.3 Vấn đề từ vựng .................................................................................. 49 2.1.2.4 Phần luyện tập và các bài tập ......................................................... 50 2.1.3 Nhận xét và so sánh ........................................................................... 51 2.2Trình độ B ............................................................................................... 53 2.2.1 Giáo trình: Thực hành tiếng Việt - Trình độ B. NXB Thế giới. 2005. Đoàn Thiện Thuật chủ biên. (TL3) ............................................................. 53 2.2.1.1 Về các hiện tượng ngữ pháp ............................................................. 53 2.2.1.2 Về từ vựng và các chủ đề của bài học............................................... 56 2.2.1.3 Các bài luyện và bài tập ................................................................... 57 2.2.2 Giáo trình : Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài quyển 1) Intermediate Vietnamese (for non - native speakers), NXB Giáo dục , 1998. Tác giả: Nguyễn Thiện Nam (TL4) ............................................................. 58 2.2.2.1. Các hiện tượng ngữ pháp ................................................................. 58 2 2.2.2.2 Về vấn đề từ vựng và các chủ đề ....................................................... 60 2.2.2.3 Về các bài đọc và bài tập .................................................................. 61 2.2.3 Nhận xét và so sánh hai giáo trình thuộc trình độ B ........................ 62 2.3Trình độ C ............................................................................................... 64 2.3.1 Giáo trình : Thực hành tiếng Việt - Trình độ C. NXB Thế giới. 2005. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên). ..................................................................... 64 2.3.1.1 Các hiện tượng ngữ pháp .................................................................. 64 2.3.1.2 Vấn đề từ vựng và các chủ đề ........................................................... 67 2.3.1.3 Các bài luyện và bài tập ................................................................... 67 2.3.2 Giáo trình: Tiếng Việt Nâng cao - Dành cho người nước ngoài (Vietnamese for foreigners - Advanced level) - 2004 - NXB Khoa học Xã hội - Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên) .............................................................. 68 2.3.2.1. Các hiện tượng ngữ pháp ................................................................. 68 2.3.2.2. Vấn đề từ vựng ................................................................................. 72 2.3.2.3. Vấn đề bài luyện và bài tập .............................................................. 73 2.3.3. Nhận xét và so sánh ........................................................................... 74 2.4. Tiểu kết .................................................................................................. 75 2.4.1. Vấn đề từ vựng ................................................................................... 75 2.4.2. Hệ thống các hiện tượng ngữ pháp................................................... 76 2.4.3. Về phần bài đọc .................................................................................. 78 2.4.4. Về phần bài luyện và bài tập.............................................................. 79 Chương 3: ĐỀ XUẤT PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ............................................................................................. 81 3.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................... 81 3.2. Những đặc điểm mang tính đặc thù của tiếng Việt........................... 82 3.2.1.Sự lựa chọn từ vựng ........................................................................... 82 3.2.2.Hệ thống ngữ pháp và các đặc điểm riêng của tiếng Việt ................ 83 3 3.3 .Vấn đề phân định trình độ cho một ngôn ngữ .................................. 86 3.4.Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung ............................................. 89 3.4.1. Phân định tổng thể các trình độ ngôn ngữ ....................................... 89 3.4.2 .Phân định trình độ ngôn ngữ theo kĩ năng ...................................... 91 3.5.Phân định trình độ tiếng Việt............................................................... 95 3.5.1. Trình độ A1......................................................................................... 96 3.5.2. Trình độ A2......................................................................................... 97 3.5.3. Trình độ B1......................................................................................... 98 3.5.4 .Trình độ B2......................................................................................... 99 3.5.5 Trình độ C1........................................................................................ 100 3.5.6.Trình độ C2........................................................................................ 101 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 103 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng lên. Đó là một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. Nước ta đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên toàn thế giới với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, hàng năm lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở nước ta ngày càng tăng. Phần lớn họ đều có nhu cầu học tiếng Việt. Những người nước ngoài đến đây, dù với mục đích gì, nếu có khả năng sử dụng tiếng Việt thì sẽ là một ưu thế giúp họ thành công trong cuộc sống và công việc. Họ có thể phá vỡ rào cản ngôn ngữ để giao tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng hơn. Đã có rất nhiều trung tâm dạy tiếng ra đời trong và ngoài các trường đại học. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã có khá nhiều, nhưng ban đầu những nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Gần đây, đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học cùng với các bài viết nghiên cứu về nhiều vấn đề trong hoạt động này nhằm giúp cho việc dạy và học tiếng Việt đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, thực ra còn chưa nhiều. Mặc dù các giáo trình này hiện nay khá đa dạng và phong phú ở cả trong và ngoài nước. Trong việc dạy và học tiếng thì giáo trình đóng một vai trò hết sức quan trọng, là kim chỉ nam cho cả giáo viên và các học viên nước ngoài. Trước đây, số lượng giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài còn khá hạn chế, nhưng 5 hiện nay đã có tương đối nhiều, giúp người dạy và người học có nhiều khả năng lựa chọn cho phù hợp với mục đích của mình. Tuy nhiên, đi đôi với yêu cầu cải tiến, hoàn thiện các giáo trình và phương pháp dạy là việc phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Vấn đề này chưa có sự thống nhất cao và cũng chưa có một quy định rõ ràng nào. Các giáo trình hiện có do nhiều tác giả khác nhau biên soạn và dựa trên những cơ sở phân định trình độ theo kinh nghiệm của từng người viết. Do đó, việc xác định trình độ của các giáo trình tiếng Việt hiện nay còn nhiều bất cập và không có một hệ thống phân định thống nhất nào. Một số giáo trình không xác định về trình độ, một số khác thì xác định trình độ chưa hợp lí. Điều này cũng có thể là do chưa có một cơ sở lý thuyết chung nào về vấn đề phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài được đưa ra. Trên thế giới, đặc biệt là với các ngôn ngữ Châu Âu, đã có một số nghiên cứu về việc phân chia trình độ ngôn ngữ và kết quả là đã có một số hệ thống phân chia về trình độ thành thạo ngôn ngữ thứ 2. Ví dụ: hệ thống phân chia chứng chỉ trình độ của trung tâm Châu Âu 1993, Hệ thống phân chia 9 cấp độ về mức độ thành thạo ngôn ngữ của Phần Lan 1993, Phân loại sự thành thạo ngôn ngữ thứ 2 của Australia 1982, của hội đồng nghiên cứu khoa học quốc gia Thuỵ Sỹ, nghiên cứu của Wilkins năm 1978 có tên: Formulaic proficiency…Còn ở nước ta, trong thời gian qua, về các giáo trình dạy tiếng Việt thì mới chỉ có một số nghiên cứu miêu tả và khảo sát các mặt từ vựng và ngữ pháp. Ví dụ: Khảo sát các cấu trúc cú pháp cơ bản trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc cơ sở [21], Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài [23], Một số vấn đề về việc đưa và xử lí ngữ liệu - ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở [16]… Vì lí do đó, luận văn này muốn khảo sát, tìm hiểu thực tế phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài qua các giáo trình dạy tiếng Việt từ 6 1980 đến nay, để từ đó có những nhận xét cụ thể và đề xuất một hướng phân định tốt nhất. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát là một số giáo trình tiếng Việt tiêu biểu được xuất bản từ năm 1980 đến nay. Các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong giai đoạn này mà chúng tôi có thể thu thập được thì có khá nhiều giáo trình, do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biên soạn. Tuy nhiên, với quy mô của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng trình bày kết quả khảo sát của tất cả các giáo trình. Vì thế, chúng tôi đã chọn ra 3 giáo trình tiêu biểu ở ba cấp độ A, B, C (theo sự phân chia truyền thống) làm cơ sở để so sánh các kết quả khảo sát được với một số giáo trình khác. Đó là các giáo trình: - Trình độ A, là trình độ cơ sở cho những người bắt đầu học tiếng Việt, chúng tôi chọn giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của tác giả Vũ Văn Thi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (tài liệu 1- TL1). - Trình độ B, chúng tôi chọn giáo trình: Thực hành tiếng Việt, trình độ B, do Đoàn Thiện Thuật chủ biên (tài liệu 3- TL3). - Trình độ C, chúng tôi chọn giáo trình: Thực hành tiếng Việt, trình độ C, do Đoàn Thiện Thuật chủ biên (tài liệu 5- TL5). Ngoài ra, cần có một số giáo trình khác được dùng để so sánh với ba giáo trình trên. Vì vậy chúng tôi sử dụng thêm những quyển sau: - Thực hành tiếng Việt (dành cho người nước ngoài) của tác giả Nguyễn Việt Hương (tài liệu 2- TL2). - Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài-quyển 1), tác giả Nguyễn Thiện Nam (tài liệu 4- TL4). 7 - Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, Vũ thị Thanh Hương (chủ biên) (tài liệu 6- TL6). Trên đây đều là các giáo trình được sử dụng khá phổ biến trong việc dạy và học tiếng Việt hiện nay. Nội dung khảo sát các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là xét theo bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng này được đánh giá qua phạm vi và mức độ phức tạp của ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các dạng bài tập có trong giáo trình. Vì vậy, trong mỗi giáo trình được chọn, chúng tôi sẽ khảo sát và đánh giá các tham số trên để có một cái nhìn tổng quát về thực trạng phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. 3. Mục đích và ý nghĩa của luận văn Luận văn sẽ trình bày về cơ sở khoa học cho việc phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài, trên cơ sở tìm hiểu sự phân định trình độ trong một số ngôn ngữ khác. Đồng thời qua việc khảo sát một số giáo trình dạy tiếng Việt từ năm 1980 đến nay, luận văn sẽ tìm hiểu thực tế của sự phân định trình độ cho người nước ngoài, với những ưu điểm và nhược điểm của nó. Điều này được thể hiện qua các tham số của sự phân chia trình độ trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong mỗi giáo trình. Các tham số này cũng cho thấy yêu cầu về các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở mỗi trình độ. Do đó, cụ thể là luận văn sẽ khảo sát sự xuất hiện của các tham số trên về mặt định tính và định lượng chứ không đi sâu phân tích chi tiết xem chúng được đưa vào và xử lí thế nào. Từ đó chúng tôi đề xuất một giải pháp về sự phân chia trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận văn có ý nghĩa về cả mặt lí thuyết và mặt thực tiễn. Tuy nhiên, luận văn này không có tham vọng trình bày đầy đủ toàn bộ hệ thống cơ sở lý 8 thuyết cho việc phân chia trình độ ngôn ngữ nói chung mà chỉ tập trung vào trình bày những vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc phân chia trình độ tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, các kết quả khảo sát ở mỗi giáo trình cùng với những nhận xét và hướng đề xuất mới sẽ là những gợi ý cho việc thống nhất quan điểm phân chia trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Nó cũng hữu ích cho những người viết giáo trình, thiết kế bài tập và bài kiểm tra cũng như cho việc đánh giá trình độ của các học viên, bao gồm sự đánh giá của các giáo viên và sự tự đánh giá của học viên. Với đề tài trên, chúng tôi cũng mong sẽ giúp ích hơn nữa cho việc phát triển hoạt động dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn có mục đích khảo sát các giáo trình, sau đó đưa ra các kết quả khảo sát về sự phân định trình độ tiếng Việt của các giáo trình, các nhận xét và đề xuất hướng giải quyết mới. Để xử lí đề tài này, ngoài hai phương pháp quy nạp và diễn dịch, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kê: trong hai chương chính của phần nội dung, phương pháp này được vận dụng khá nhiều để thống kê các dữ liệu cần thiết về mặt ngữ pháp, từ vựng trong các giáo trình - Phương pháp phân tích: dựa vào kết quả thống kê được, chúng tôi phân tích độ phức tạp của các dữ liệu xem chúng có phù hợp với trình độ tương ứng với giáo trình không để đưa ra các nhận xét thích đáng. - Phương pháp so sánh và đối chiếu: so sánh và đối chiếu kết quả thống kê được từ các giáo trình là việc làm quan trọng trong luận văn này để thấy được sự khác nhau giữa chúng. Qua việc so sánh, chúng tôi tìm ra được 9 cách thức, ưu và nhược điểm của mỗi giáo trình trong việc xác định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài Trong chương này, chúng tôi trình bày cơ sở lí thuyết phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Trước tiên, chúng tôi có điểm qua tình hình dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở nước ta trong thời gian qua. Sau đó, luận văn đề cập đến một số khái niệm tác động đến việc phân định trình độ ngôn ngữ như: Giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp tiếp cận…Ngoài ra, chúng tôi có giới thiệu một số quan niệm trong nước và trên thế giới về việc phân định trình độ ngôn ngữ và xác định hướng phân định mà luận văn đi theo. Chương 2: Khảo sát thực tế phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài trong các giáo trình từ 1980 đến nay Trong chương này chúng tôi khảo sát giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo 3 trình độ là cơ sở (A), trung cấp (B) và cao cấp (C) về các phương diện: ngữ âm, hệ thống ngữ pháp, từ vựng và các chủ đề, phần luyện tập và các bài tập. Kết quả khảo sát được trình bày dưới dạng các bảng liệt kê hiện tượng ngữ pháp, chủ đề, tên bài đọc, các bảng đó thể hiện số lượng và sự phát triển độ phức tạp của mặt ngữ pháp, từ vựng, chủ đề trong mỗi giáo trình. Ở mỗi trình độ, chúng tôi chọn hai giáo trình tiêu biểu, được 10 sử dụng phổ biến để khảo sát. Sau đó là phần nhận xét và so sánh về các ưu nhược điểm của cả hai giáo trình. Cuối chương là phần tiểu kết, tổng kết lại toàn bộ các vấn đề được khảo sát của cả 6 giáo trình và những kết luận chung về sự phân định trình độ của các giáo trình này. Chương 3: Đề xuất cơ sở phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài Trong chương này, chúng tôi đưa ra đề xuất về sự phân định trình độ ngôn ngữ tổng thể và phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở chương 1. Cụ thể, đó là hệ thống miêu tả về các yêu cầu đối với các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cho các ngôn ngữ nói chung và với tiếng Việt nói riêng. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực tế đã được tiến hành từ rất lâu, tuy nhiên phải đến gần đây mới được quan tâm nhiều. Bằng chứng là đã có khá nhiều cơ sở chính thức và không chính thức tham gia vào hoạt động này ở các trường đại học và các trung tâm dạy tiếng. Đi cùng với điều đó là sự xuất hiện của hàng loạt các giáo trình dạy tiếng Việt. Nhưng các giáo trình lại không đi theo một hệ thống phân định trình độ nhất định. Nguyên nhân một phần là do thiếu những nghiên cứu đưa ra cơ sở lí thuyết cho sự phân định trình độ tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi cố gắng xác định một cơ sở lí thuyết hợp lí giúp phân định trình độ tiếng Việt một cách thiết thực nhất, hữu ích cho việc dạy và học tiếng Việt. Trước khi bước vào phần nghiên cứu cơ sở lí thuyết cho sự phân định trình độ tiếng Việt, chúng tôi điểm qua tình hình dạy, học tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 1.1 Tình hình dạy và học tiếng Việt đối với người nước ngoài ở nước ta hiện nay Trước đây, những người nước ngoài học tiếng Việt không nhiều lắm và chủ yếu đến từ các nước xã hội chủ nghĩa, học theo các chương trình trao đổi giữa hai nước. Nhưng hiện nay thực tế đã hoàn toàn thay đổi. Cùng với sự hợp tác và giao lưu quốc tế về mọi mặt, ngày càng có nhiều người có nhu cầu học tiếng Việt, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Học viên đến từ rất nhiều quốc gia thuộc cả năm châu, phổ biến là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Thái 12 Lan, Anh, Pháp, Đức, Nga, Mĩ… và nhiều nước khác. Trong số đó, có những người là học giả, sinh viên, có người là nhân viên công ti, nhà đầu tư đến Việt Nam kinh doanh, có những người học tiếng Việt đơn giản chỉ vì sự yêu thích với tiếng Việt. Mục đích học đa dạng, thì yêu cầu việc dạy tiếng Việt cũng phải thay đổi cho phù hợp. Các trung tâm dạy tiếng cũng vì thế ra đời ngày càng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu, các mục đích học khác nhau. Trước đây chỉ có hai cơ sở là: Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt của Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Việt Nam học của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, sau này, ngày càng có nhiều cơ sở và trung tâm khác ra đời như ở Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Viện Ngôn ngữ học, khoa Ngôn Ngữ học của Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trung tâm khác… Do đó, hình thức dạy và học tiếng cũng đa dạng hơn nhiều về chương trình đào tạo. Có các chương trình đào tạo cử nhân về tiếng Việt nhưng cũng có rất nhiều khóa học ngắn hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm…theo trình độ của các học viên. Trong giảng dạy, đội ngũ giáo viên dạy tiếng còn có nhiều vấn đề. Phần lớn các giáo viên hiện nay chưa được đào tạo bài bản về lí luận và phương pháp. Họ chủ yếu ra đời từ ngành Ngôn ngữ hoặc Ngoại ngữ, sau đó vừa dạy vừa tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước và từ thực tế công việc của mình. Vì vậy, đội ngũ giáo viên chưa đồng đều và còn nhiều khiếm khuyết. Những người học ngoại ngữ thì ít kiến thức về ngôn ngữ học, ngược lại, những người học ngôn ngữ thì đa số không giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên, giỏi ngoại ngữ chỉ là một lợi thế, nắm chắc kiến thức ngôn ngữ học vẫn là vấn đề then chốt. Hơn nữa, cả hai trường hợp này đều chưa có nghiệp vụ sư phạm dành riêng cho việc dạy tiếng. Những ai đã từng học khoa Ngôn ngữ, Đại học KHXH và NV, Đại học QGHN cũng có được học môn Dạy tiếng Việt như 13 một ngoại ngữ nhưng đó chỉ là bước làm quen, chứ hầu như chưa trang bị được gì nhiều để giúp họ trở thành một giáo viên dạy tiếng sau này. Vì vậy, trong khi trên thế giới, các phương pháp dạy tiếng phát triển từ những năm 1950, ví dụ: giảng dạy tiếng theo ngữ cảnh phát triển ở Anh, còn phương pháp nghe nói nổi lên ở Mĩ và sau 1980 là phương pháp giao tiếp… thì ở nước ta, hiện nay vấn đề này gần đây mới được quan tâm nhiều. Các nhà nghiên cứu và những người viết sách có đề cập đến nhiều phương pháp, ví dụ: Bùi Hiền nói đến phương pháp ngữ pháp- dịch, phương pháp nghe nhìn, nghe nói, phương pháp trực tiếp, phương pháp thực hành có ý thức,... Hoàng Trọng Phiến cũng đã nhắc đến: phương pháp nghe khẩu ngữ, phương pháp im lặng, phương pháp hoàn toàn bằng hành động, phương pháp thư giãn, phương pháp tự nhiên và phương pháp giao tiếp… Phần lớn các giáo trình dạy tiếng Việt gần đây đi theo phương pháp giao tiếp. Dù vậy thì đó cũng chỉ là kiến thức của các nhà nghiên cứu và những người biên soạn sách. Thực tế thì đa số giáo viên trẻ dạy tiếng chưa có nhiều kiến thức về vấn đề này. Họ đơn giản chỉ là dạy theo giáo trình có sẵn và theo kinh nghiệm của mình, đôi khi chính họ cũng không để ý xem giáo trình đó được viết theo phương pháp nào. Đó là một thực tế cần phải cải thiện vì giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn và cung cấp kiến thức ngôn ngữ cho học viên, họ phải là những người cần am hiểu về các phương pháp nhất. Để cải thiện tình hình này, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Khoa Ngôn Ngữ học, Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho các giáo viên trẻ. Các hoạt động này rất thiết thực và hữu ích và cần được mở rộng hơn nữa. Có một ưu điểm là hiện nay ngày càng có nhiều người đi theo phương pháp hiện đại, coi giáo viên như người trợ giúp phía sau và là bạn đồng hành trong lớp của học viên. Họ có vai trò là người dẫn dắt cho học viên hành động, 14 thể hiện sự chủ động, sáng tạo và các khả năng của mình. Học viên trở thành trung tâm của tất cả các hoạt động trong lớp. Phương pháp này giúp người học phát triển được tất cả các kĩ năng ngôn ngữ còn các giáo viên thì dễ dàng nắm được nhược điểm của học viên và có biện pháp giúp họ vượt qua. 1.2 Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài Để phục vụ cho công việc dạy, học tiếng cũng như việc đánh giá mức độ thành thạo ngôn ngữ của các học viên, cần có sự phân chia các trình độ ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trước khi phân định trình độ tiếng Việt, chúng ta cần có một cơ sở lí thuyết hợp lí với các khái niệm tác động đến việc phân định trình độ một ngôn ngữ như: Giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các kĩ năng ngôn ngữ và các phương pháp tiếp cận… 1.2.1 Giao tiếp ngôn ngữ Con người có thể giao tiếp bằng nhiều cách khác nhau, trong đó chủ yếu là giao tiếp bằng ngôn ngữ, như Lê Nin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người”. Hiện nay, những nghiên cứu ngôn ngữ học đều cho thấy ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của loài người, là công cụ giao tiếp và tư duy. Nó là một hệ thống phức tạp, có sự sinh ra và cũng có thể mất đi. Nó có đời sống riêng, luôn luôn biến đổi và phát triển. Ban đầu, con người giao tiếp bằng hệ thống kí hiệu âm thanh (ngôn ngữ nói), sau đó các hệ thống chữ viết ra đời, là các hệ thống kí hiệu khác dùng để ghi âm lại các hệ thống âm thanh ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ hiện nay tồn tại dưới hai dạng: nói và viết (dù một số ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết). 15 Về mặt dạy, học tiếng, chúng ta có thể sử dụng định nghĩa đơn giản sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu âm thanh mà con người dùng để giao tiếp” [ 18, tr.3]. Như vậy, ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng chức năng giao tiếp là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có rất nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Nhà ngôn ngữ học R.Jakobson đã đề ra một sơ đồ về các nhân tố giao tiếp như sau: Hoàn cảnh giao tiếp NGƯỜI PHÁT…………THÔNG ĐIỆP…………NGƯỜI NHẬN TIẾP XÚC MÃ Trong sơ đồ này, thông điệp chính là văn bản ngôn ngữ, người phát và người nhận có sự tiếp xúc với nhau. Sự tiếp xúc đó là một quá trình tác động phản hồi. Vì ngôn ngữ có hai mặt: nói và viết nên hoạt động giao tiếp sẽ có thể được mô hình hoá như sau: Hoàn cảnh giao tiếp NGƯỜI PHÁT  VĂN BẢN  NGƯỜI NHẬN Nói  văn bản nói  nghe Viết  văn bản viết  đọc Nếu là hoạt động giao tiếp trực tiếp thì quá trình tác động - phản hồi diễn ra liên tục, qua lại giữa người phát và người nhận. Ban đầu, người phát tạo ra văn bản, tác động đến người nhận, sau đó người nhận nghe hoặc đọc rồi tạo ra một văn bản phản hồi, tác động lại người phát. Lúc đó vai trò của hai người đã được thay thế cho nhau. Cứ như vậy, quá trình đó diễn ra luân phiên cho đến khi giao tiếp kết thúc. 16 Dựa vào sơ đồ trên chúng ta có thể nhận thấy, nghe, nói, đọc, viết là 4 hoạt động cơ bản của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó, nghe nói thuộc về giao tiếp bằng âm thanh lời nói, còn đọc, viết thuộc về giao tiếp bằng chữ viết. Trong đó, nói, viết là hai kĩ năng mang tính chủ động, còn nghe và đọc lại mang tính thụ động, là sự tiếp thu những điều người khác tạo ra. Trong hoạt động dạy, học tiếng, chúng ta phải chú ý đến cả giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng chữ viết. Dạy giao tiếp bằng lời nói thì phải tập trung vào kĩ năng nói và kĩ năng nghe - hiểu trong khi muốn giao tiếp bằng chữ viết thì phải tập trung vào kĩ năng đọc - hiểu và viết. Như vậy, khi dạy một ngôn ngữ, giáo viên cần chú trọng đến cả 4 kĩ năng cơ bản trên, nhằm phát triển đồng đều khả năng giao tiếp của học viên trên phương diện lời nói và chữ viết. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh và chữ viết có những điểm khác biệt nhất định, chúng ta cần nắm được những khác biệt đó để có phương pháp dạy hiệu quả nhất riêng cho từng kĩ năng. 1.2.2 Năng lực ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ là khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đây là một khía cạnh quan trọng để phân biệt con người với các sinh vật khác. Theo quan điểm của ngữ pháp học tạo sinh, con người sinh ra đã có năng lực nắm vững tiếng mẹ đẻ. Điều đó lí giải vì sao trẻ em chưa được học các kiến thức ngôn ngữ đã có khả năng nói những câu hoàn chỉnh, và một người chưa được học ngữ pháp cũng có thể phân biệt câu sai, câu đúng. Ngôn ngữ của con người có đời sống sinh động, được hình thành từ hai nửa: “một nửa là năng lực ngôn ngữ (thuộc phạm trù tâm lý) và một nửa khác là sự vận dụng ngôn ngữ (thuộc phạm trù xã hội)” [15] 17 Như vậy, bất cứ người nào sinh ra đều có năng lực ngôn ngữ. Trên phương diện ngôn ngữ học dạy tiếng, năng lực ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của học viên. Vì năng lực ngôn ngữ quyết định đến năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ở đây, năng lực ngôn ngữ nói đến khả năng tiếp thu một hệ thống ngôn ngữ bao gồm ngữ âm, hệ thống các quy tắc ngữ pháp và từ vựng và khả năng sử dụng các yếu tố đó để giao tiếp. Với mỗi người, năng lực ngôn ngữ là khác nhau, có những người tiếp thu một ngôn ngữ mới rất nhanh nhưng với một số người, quá trình đó diễn ra rất chậm. Do đó, sự tiến triển trong các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ ở mỗi học viên cũng khác nhau. Nhìn chung, mọi người học ngôn ngữ mục đích chính là để giao tiếp bằng ngôn ngữ đó, nghĩa là để có được năng lực giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của năng lực giao tiếp, nó được hiểu là khả năng vận dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp xã hội, là sự kết hợp linh hoạt của 3 yếu tố gồm cấu trúc ngôn ngữ, sự vận dụng ngôn ngữ và đời sống xã hội (Dell Hymes). Điều này có nghĩa là muốn có khả năng giao tiếp tốt không chỉ cần nắm được một hệ thống ngôn ngữ mà còn cần đến khả năng vận dụng ngôn ngữ đó trong giao tiếp và các kiến thức về đời sống xã hội, các chuẩn mực trong giao tiếp của xã hội đó. Chính vì vậy, trong dạy, học tiếng, để học viên có khả năng giao tiếp xã hội, ngoài việc học các kiến thức ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng…thì các giáo viên phải cung cấp các kiến thức đa dạng về các mặt của đời sống xã hội của ngôn ngữ đó. 1.2.3 Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Một ngôn ngữ có thể được dạy và học với tư cách là tiếng mẹ đẻ hoặc là một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan