Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ tổng bí thư tại...

Tài liệu Sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ tổng bí thư tại kho lưu trữ trung ương đảng

.PDF
139
335
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ NGỌC THÚY SƯU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ TỔNG BÍ THƯ TẠI KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ NGỌC THÚY SƯU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ TỔNG BÍ THƯ TẠI KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành : LƯU TRỮ Mã số : 60.32.24 Người hướng dẫn khoa học : PGS. VƯƠNG ĐÌNH QUYỀN HÀ NỘI - 2009 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG MỤC LỤC Trang số MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………..................... 3 2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………………………………................ 5 3- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………................. 6 4- Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………........................... 7 5- Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………………............... 7 6- Nguồn tƣ liệu tham khảo…………………………………………………………………............... 11 7- Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………………............... 12 8- Đóng góp của đề tài………………………………………………………………............................... 13 9- Bố cục của luận văn………………………………………………………………............................... 14 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ ………………………………………………….................................................................. 16 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phông lƣu trữ cá nhân……………….............. 16 1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………….............................................. 16 1.1.2. Tiêu chuẩn cá nhân đƣợc thành lập phông lƣu trữ …………………………… 17 1.1.3. Giới hạn phông lƣu trữ cá nhân………………………………………………….............. 21 1.1.4. Thành phần tài liệu phông lƣu trữ cá nhân…………………………………… 22 1.2. Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ trong phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam…………………………………. 24 1.2.1. Vai trò của Tổng Bí thƣ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam…………........ 24 1.2.2. Thành phần, nội dung tài liệu trong các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ………………………………………………………………………………................................. 34 1.2.3. Ý nghĩa tài liệu trong các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ…………………… 40 1.3. Chủ trƣơng của Đảng trong việc quản lý tập trung, thống nhất tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ……………………………………………….................................... 42 VŨ THỊ NGỌC THUÝ, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Chƣơng 2 : TÌNH HÌNH SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG……………………………………………………………. 47 2.1. Sơ lƣợc về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng…………………………………............... 47 2.2. Thực trạng sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ……………………………………………………………………............................... 49 2.2.1. Tình hình sƣu tầm, thu thập………………………………………………………............... 49 2.2.2. Tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ………................ 54 2.3. Nhận xét chung……………………………………………………..................................................... 81 Chƣơng 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG ……………... 85 3.1. Sƣu tầm, thu thập tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ ….................. 85 3.2. Tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ………............. 89 KẾT LUẬN………………………………………………………………......................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………...................... 109 PHỤ LỤC………………………………………………………………............................................................. 114 VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 2 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển về nhiều mặt của đất nƣớc, các ngành khoa học xã hội của nƣớc ta cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, tài liệu lƣu trữ - nguồn thông tin đáng tin cậy đang đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm sử dụng nhiều hơn vào những mục đích khác nhau. Vậy làm thế nào để tập trung đƣợc những tài liệu có giá trị đƣa vào bảo quản trong kho lƣu trữ. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý lƣu trữ cần phải tăng cƣờng hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng các kho lƣu trữ. Trong đó, chất lƣợng của kho lƣu trữ phụ thuộc nhiều vào công tác sƣu tầm, thu thập những tài liệu có giá trị; tài liệu xuất xứ cá nhân là một trong những nguồn bổ sung đáng kể cho các kho lƣu trữ của Đảng và Nhà nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm hơn trong việc chỉ đạo công tác lƣu trữ, điều này thể hiện rõ nét trong việc ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tăng cƣờng công tác sƣu tầm, thu thập và quản lý tài liệu lƣu trữ trong đó có quy định về tài liệu phông lƣu trữ cá nhân. Tuy nhiên, những quy định đó mới dừng lại ở những nguyên tắc mang tính chung mà chƣa cụ thể hóa thành những quy định riêng cho việc quản lý tài liệu xuất xứ cá nhân. Tài liệu thuộc phông lƣu trữ cá nhân các đồng chí Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng các nhân vật tiêu biểu của Đảng nói chung có giá trị về nhiều mặt. Ngoài giá trị là nguồn tƣ liệu quan trọng để nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp cách mạng, xuất bản tuyển tập, toàn tập của cá nhân các Tổng Bí thƣ còn là nguồn sử liệu rất hữu ích trong nghiên cứu lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. Vì vậy, những tài liệu này cần đƣợc quan tâm thu thập đầy đủ, tổ chức khoa học và bảo quản chu đáo. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 3 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Ngay từ những năm 1980 của thế kỷ XX, Vụ Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng đã thu thập tài liệu xuất xứ cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhƣng kết quả của việc thu thập còn mức độ do có một số khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Năm 2001, Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia đƣợc ban hành, trong đó có quy định thành phần tài liệu Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, thành phần tài liệu lƣu trữ cá nhân thuộc Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đƣợc đề cập đến. Pháp lệnh đƣa ra định nghĩa : "Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam" là toàn bộ tài liệu lƣu trữ đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; tài liệu về thân thế sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội [24, tr9]. Nhƣng cho đến nay, việc tổ chức và tiến hành thu thập tài liệu cá nhân theo tinh thần Pháp lệnh chƣa đƣợc triển khai cơ bản và đồng bộ. Khó khăn chủ yếu trong vấn đề này là việc xác định các tiêu chuẩn thành lập phông lƣu trữ cá nhân; thành phần phông lƣu trữ cá nhân; ranh giới tài liệu phông lƣu trữ cơ quan, tổ chức nơi cá nhân hoạt động và tài liệu của chính cá nhân sản sinh ra. Để thu thập và bảo quản thống nhất khối tài liệu cá nhân đƣợc chặt chẽ và thống nhất, ngày 19-10-2006 Ban Bí thƣ đã ban hành Quy chế số 22-QĐ/TW nhằm mục đích tập trung bảo quản tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc đã chuyển công tác khác, nghỉ hƣu từ trần. Tại quy chế này Ban Bí thƣ đã giao trách nhiệm cho Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng tiếp nhận, thu hồi và quản lý tài liệu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thƣ các khóa. Ban Bí thƣ đã chỉ rõ : Tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước hình thành trong quá trình hoạt động trên cương vị lãnh đạo được phân công, chứa đựng nhiều thông tin bí mật của Đảng và nhà nước, VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 4 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG cần được quản lý chặt chẽ và bảo vệ an toàn theo quy định về quản lý tài liệu mật. Sau khi các đồng chí lãnh đạo chuyển công tác khác, nghỉ hưu, từ trần, tài liệu phải được thu hồi đầy đủ và bảo quản tập trung tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, hoặc kho lưu trữ tỉnh ủy, thành ủy, lưu trữ của cơ quan chủ quản. Ngày 06-3-2009, Ban Bí thƣ (khoá X) đã ban hành Quy định 210-QĐ/TW về Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam để bổ sung Quyết định 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 của Ban Bí thƣ (khoá VI). Quy định tiếp tục khẳng định thành phần tài liệu Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có : Tài liệu về thân thế, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhà nƣớc, của các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, thực tế sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ cá nhân ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng còn một số vấn đề cần đƣợc nghiên cứu giải quyết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhƣ bổ sung, phân loại, lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu, hệ thống hóa tài liệu. Nhằm đáp góp phần giải quyết các vấn đề nói trên với tƣ cách là một cán bộ Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, chúng tôi chọn đề tài “SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn nhằm đạt tới những mục tiêu chính sau đây - Nghiên cứu tình hình sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 5 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG - Đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp cho công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng đạt hiệu quả cao. 3- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Tình hình công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu các phông lƣu trữ cá nhân Tổng Bí thƣ. - Tình hình tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ cá nhân Tổng Bí thƣ. - Các giải pháp sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ cá nhân Tổng Bí thƣ. * Phạm vi nghiên cứu - Kể từ khi thành lập (năm 1930) đến nay Đảng ta đã tiến hành 10 kỳ đại hội và bầu ra đƣợc các đồng chí Tổng Bí thƣ sau đây : Trần Phú (10-1930 đến 1931), Hà Huy Tập (1931-1932), Lê Hồng Phong (1935-1936), Nguyễn Văn Cừ (1938-1940), Trƣờng Chinh (5-1941đến 9-1960 và 7-1986 đến 12-1986), Lê Duẩn (9-1960 đến 6-1986), Nguyễn Văn Linh (12-1986 đến 6-1991), Đỗ Mƣời (6-1991 đến 12-1997), Lê Khả Phiêu (12-1997 đến 3-2001), Nông Đức Mạnh (từ tháng 4-2001 đến nay). Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tài liệu cá nhân của một số đồng chí đã bị mất mát, nhiều ngƣời hoạt động trong thời kỳ bí mật nên tài liệu lƣu giữ đƣợc quá ít nhƣ Trần Phú (1/2 cặp), Lê Hồng Phong (2 cặp), Hà Huy Tập (1 cặp), các đồng chí Đỗ Mƣời, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh tài liệu vẫn tiếp tục đƣợc thu về kho. Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Tổng Bí thƣ khác nhƣ Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, Tổng Bí thƣ Lê Duẩn, Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh tài liệu đã đƣợc thu thập tƣơng đối đầy đủ về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, đã hoặc đang tổ chức khoa học; đồng thời có những văn bản chỉ đạo của cơ quan Đảng có thẩm VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 6 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG quyền về thu thập quản lý tài liệu xuất xứ cá nhân của 3 Tổng Bí thƣ này. Trong lúc đó đối với các nhà lãnh đạo khác của Đảng hiện chƣa có những văn bản quy định cụ thể. Do vậy đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu phông lƣu trữ cá nhân của 3 đồng chí Trƣờng Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh. Mong muốn trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, có thể vận dụng cho các trƣờng hợp khác. - Đề tài chủ yếu nghiên cứu tài liệu hành chính có chất liệu bằng giấy, đƣợc hình thành trong quá trình sống và hoạt động của các đồng chí Tổng Bí thƣ. Chúng tôi không nghiên cứu những loại hình tài liệu đặc thù nhƣ phim ảnh, băng ghi âm, ghi hình vì chúng đƣợc bảo quản riêng theo chế độ đặc biệt trong kho. 4- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý luận chung về phông lƣu trữ cá nhân; - Nghiên cứu tiểu sử các Tổng Bí thƣ của Đảng Cộng sản Việt Nam; - Nghiên cứu tình hình đặc điểm và ý nghĩa tài liệu lƣu trữ của các Tổng Bí thƣ; - Tìm hiểu tình hình thực tế công tác sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học tài liệu trong phông lƣu trữ cá nhân Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, phân tích những ƣu điểm và hạn chế trong công tác này ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng; - Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. 5- Lịch sử nghiên cứu vấn đề * Nghiên cứu về phông lƣu trữ cá nhân đã đƣợc một số nƣớc trên thế giới đề cập đến VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 7 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Ở Liên Xô (cũ), sau Cách mạng tháng Mƣời năm 1917, Tổng cục Lƣu trữ nhà nƣớc Liên Xô ban hành Điều lệ về Phông Lƣu trữ Quốc gia, trong đó có quy định tài liệu lƣu trữ cá nhân. Các chỉ dẫn về nghiệp vụ, các giáo trình về phông lƣu trữ cá nhân đƣợc biên soạn trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn. - Từ những năm 1950, Viện Lƣu trữ Văn học và nghệ thuật Quốc gia Liên Xô - một trong những trung tâm lƣu trữ của Tổng cục Lƣu trữ thuộc Hội đồng Bộ trƣởng Liên Xô đã thu thập và bảo quản đƣợc nhiều tài liệu xuất xứ cá nhân, chủ yếu là những phông cá nhân các nhà hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. - Năm 1958, Tổng cục Lƣu trữ Nhà nƣớc Liên Xô đã ban hành Hƣớng dẫn chỉnh lý khoa học kỹ thuật tài liệu xuất xứ cá nhân. - Năm 1963 Tổng cục Lƣu trữ Nhà nƣớc Liên Xô xuất bản bản chỉ dẫn Các phông lƣu trữ cá nhân trong các Viện lƣu trữ Nhà nƣớc Liên Xô. - Năm 1967 Viện lƣu trữ Văn học nghệ thuật Quốc gia Liên Xô ban hành Những hƣớng dẫn nghiệp vụ trong công tác lƣu trữ với các phông xuất xứ cá nhân. - Năm 1969 ban hành văn bản Hƣớng dẫn nghiệp vụ công tác bổ sung tài liệu xuất xứ cá nhân. Ở Ba Lan, phông cá nhân các nhà hoạt động văn học nghệ thuật đƣợc tách khỏi bảo tàng, thƣ viện, nhà thờ để bảo quản và phục vụ khai thác. Ở Trung Quốc, phông lƣu trữ cá nhân chỉ đƣợc lập đối với tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Chủ tịch Mao Trạch Đông, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nƣớc khác không lập phông lƣu trữ cá nhân, những tài liệu có giá trị đƣợc sản sinh ra trong quá trình hoạt động của cá nhân đƣợc lƣu giữ tại phông lƣu trữ cơ quan mà cá nhân đó hoạt động. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 8 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG hìn chung các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về tài liệu xuất xứ cá nhân của nƣớc ngoài, cho thấy những vấn đề lý luận về phông cá nhân chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống mới chỉ là những văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ, những quy định cụ thể. Những tiêu chí về thành lập phông cá nhân, phông tài liệu xuất xứ cá nhân chƣa đƣợc đề cập một cách đầy đủ ở các tài liệu nghiên cứu nghiệp vụ nƣớc ngoài, đặc biệt là phƣơng pháp sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu phông cá nhân. Ở Việt Nam cho đến nay, chƣa có một văn bản nào của Đảng và Nhà nƣớc quy định cụ thể về việc lập phông lƣu trữ cá nhân. Nhƣng việc thu thập, bảo quản tài liệu phản ánh về thân thế, sự nghiệp của các nhà hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật … tiêu biểu đã đƣợc chú ý từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đối với công tác lƣu trữ Đảng, ngày 23-9-1987, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá VI) đã ban hành Quyết định số 20-QĐ/TW về Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó đã quy định : Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ tỉnh, thành, đặc khu; Tài liệu về một số cán bộ, đảng viên tiêu biểu [40, tr171]. Đối với lƣu trữ Nhà nƣớc, ngày 26-12-1981 Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Quyết định số 168/HĐBT về việc thành lập Phông lƣu trữ quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên cạnh việc quy định thành phần Phông lƣu trữ quốc gia Việt Nam cũng đã đề cập đến tài liệu của các cá nhân điển hình, tiêu biểu trên các lĩnh vực, trong các thời kỳ lịch sử. Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia 2001 quy định Phông lƣu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt thời gian, xuất xứ, chế độ xã hội, nơi bảo quản, kỹ thuật làm ra tài liệu đó, bao gồm Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lƣu VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 9 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG trữ Nhà nƣớc Việt Nam. Pháp lệnh cũng quy định thành phần của Phông lƣu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm tài liệu của cá nhân là các nhân vật lịch sử, tiêu biểu. Nghị định 111-NĐ/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08-4-2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia cũng nêu thành phần của Phông lƣu trữ Nhà nƣớc Việt Nam bao gồm : Tài liệu của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu; các gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử. Việc nghiên cứu về lƣu trữ tài liệu xuất xứ cá nhân cũng đã thu hút sự quan tâm của một số cán bộ lƣu trữ Đảng và Nhà nƣớc, với những đề tài và chuyên luận sau đây: Đề tài “Xác định tiêu chuẩn thành lập phông lƣu trữ cá nhân hoạt động quản lý Nhà nƣớc” của tác giả Hoàng Ích Minh, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I. Đề tài cấp ngành Tiêu chuẩn thành lập Phông lƣu trữ cá nhân thuộc lĩnh vực Văn học nghệ thuật của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I. Vấn đề phông lƣu trữ cá nhân còn là chủ đề nghiên cứu của một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp học viên cao học, sinh viên khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhƣ luận văn thạc sĩ "vấn đề xây dựng phông lƣu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia" của Nguyễn Văn Trình, khóa luận tốt nghiệp "Công tác bổ sung tài liệu phông lƣu trữ cá nhân tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III" của Nguyễn Thị Lan Chiên" … Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam cũng có một số bài viết đề cập đến nhƣ : “Kho Lƣu trữ Nhà nƣớc Trung ƣơng với công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu xuất xứ cá nhân của tác giả MinhVăn, Văn thƣ lƣu trữ số 1/1989; “Tăng cƣờng công tác thu thập, quản lý tài liệu phông lƣu trữ cá nhân tại Kho Lƣu trữ Văn phòng VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 10 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Trung ƣơng Đảng của tác giả Phạm Thị Thu Hiền, Lƣu trữ Việt Nam số 5/2002. Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu về phông lƣu trữ cá nhân nói chung ở Việt Nam chỉ mới bƣớc đầu, thiếu tính hệ thống và toàn diện, những công trình, bài viết của tác giả chƣa nêu đƣợc đầy đủ, có tính thuyết phục về các vấn đề cơ bản nhƣ các tiêu chí thành lập phông cá nhân, phƣơng pháp biện pháp sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học tài liệu của các phông lƣu trữ cá nhân... 6- Nguồn tƣ liệu tham khảo Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tƣ liệu chính sau : - Các văn bản của Đảng và nhà nƣớc quy định về công tác lƣu trữ nói chung và lƣu trữ cá nhân nói riêng. - Các văn bản quy định về lề lối làm việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng trong đó có nêu cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Bí thƣ. - Các sách nghiên cứu về nghiệp vụ lƣu trữ: Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của tập thể các tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Thâm, Vƣơng Đình Quyền xuất bản năm 1990; Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Liên Xô; Công tác văn thư lưu trữ (dùng trong các lớp bồi dưỡng cho cán bộ các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội) của Văn phòng Trung ƣơng Đảng năm 2008. Tài liệu lƣu trữ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. Đây là nguồn tài liệu, tƣ liệu rất quan trọng khi nghiên cứu về các Tổng Bí thƣ, gồm báo cáo về công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu các phông lƣu trữ nói chung và tài liệu các Tổng Bí thƣ nói riêng; các biên bản bàn giao giữa Văn phòng Tổng Bí thƣ với Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng; bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu nhiều tƣ liệu tại VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 11 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng nhƣ sách, tạp chí có liên quan đến các Tổng Bí thƣ. - Các sách, tài liệu viết về cuộc đời và hoạt động của các đồng chí do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2007 nhƣ : Trƣờng Chinh - Tiểu sử, Lê Duẩn - Tiểu sử, Nguyễn Văn Linh - Tiểu sử… - Bài viết trên tạp chí : “Tăng cường công tác thu thập, quản lý tài liệu phông lưu trữ cá nhân tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng”, Lưu trữ Việt Nam số 5/2002, “Một số nét về công tác lưu trữ tài liệu xuất xứ cá nhân trong thời gian qua”, Văn thư lưu trữ Việt Nam số 9/2007… Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu xác định phông lưu trữ cá nhân thuộc diện quản lý của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, mã số KHBĐ (2006)36, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Lanh, Văn phòng Trung ƣơng. - Luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp liên quan phông lƣu trữ cá nhân và công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu lƣu trữ. Những khóa luận, luận văn tốt nghiệp đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thực trạng công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu của các kho lƣu trữ khác, từ đó giúp chúng tôi có những nhận định khách quan về việc sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ của các Tổng Bí thƣ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. 7- Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu phông cá nhân các Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, tôi đã áp dụng nhiều phƣơng pháp : - Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin : chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để có phƣơng pháp luận khách quan, biện chứng về việc sƣu tầm, thu thập, bổ sung và xác minh tài liệu lƣu trữ các Tổng Bí thƣ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 12 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG - Phương pháp sử liệu học : Tổng Bí thƣ là ngƣời đứng đầu Ban Chấp hành Trung ƣơng nên hoạt động của các đồng chí luôn gắn với các sự kiện lịch sử của Đảng, của đất nƣớc. Do đó chúng tôi sử dụng phƣơng pháp sử liệu học để tiến hành nghiên cứu về đặc điểm tài liệu, loại hình tài liệu và giá trị tài liệu cá nhân trong phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ. - Phương pháp khảo sát : Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khảo sát tình hình thực tế tài liệu lƣu trữ của các Tổng Bí thƣ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng, tài liệu về các đợt đi sƣu tầm, thu thập tài liệu của các đồng chí. - Phương pháp phân tích, tổng hợp : Nghiên cứu về các Tổng Bí thƣ là một vấn đề khó, công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ của các đồng chí cũng là vấn đề cần phải phân tích tình hình thực tiễn cũng nhƣ các vấn đề lý luận liên quan để luận giải làm sáng tỏ lý do tại sao phải thu thập, sƣu tầm, tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ của Tổng Bí thƣ. Trên cơ sở đó nghiên cứu một cách vừa khái quát, vừa cụ thể để tìm ra cái chung và cái riêng trong việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phỏng vấn : Chúng tôi lấy ý kiến đánh giá về công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lƣu trữ nói chung và các phông lƣu trữ Tổng Bí thƣ nói riêng của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học lƣu trữ và các cán bộ lƣu trữ có kinh nghiệm, công tác lâu năm tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. 8- Đóng góp của đề tài Luận văn của chúng tôi có những đóng góp sau : - Về lý luận : góp phần bổ sung lý luận về sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu phông lƣu trữ cá nhân. - Về thực tiễn : Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần vào việc vận dụng để sƣu tầm thu thập và bổ sung tài liệu còn thiếu hổng trong phông, đồng thời tổ chức khoa học tài liệu của các phông Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 13 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Đảng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. - Luận văn sẽ là nguồn tƣ liệu để sinh viên ngành văn thƣ lƣu trữ học tập, tham khảo công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu phông lƣu trữ cá nhân các Tổng Bí thƣ. 9- Bố cục của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 3 phần Mở đầu Chương 1 : Tổng quan về các phông lưu trữ Tổng Bí thư Trong chƣơng này chúng tôi đƣa ra một số vấn đề lý luận về phông lƣu trữ cá nhân, giá trị tài liệu phông lƣu trữ cá nhân các nhà lãnh đạo tiêu biểu của Đảng trong thành phần phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương 2 : Thực trạng sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Tổng Bí thư tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Đây là một trong hai chƣơng chính của luận văn. Chƣơng này chúng tôi nghiên cứu những văn bản liên quan đến việc qui định chức năng nhiệm vụ của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng; tình hình sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu xuất xứ cá nhân các phông Tổng Bí thƣ của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng; nhận xét những ƣu điểm và tồn tại qua thực trạng đã nêu. Chương 3 : Một số giải pháp về sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Tổng Bí thư tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Từ kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 và chƣơng 2 chúng tôi đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học tài liệu phông lƣu trữ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. Kết luận VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 14 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Nghiên cứu về công tác sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học là công việc còn mới và khó đối với nhiều nhà nghiên cứu nói chung và bản thân tác giả nói riêng. Vì vậy, đây là những khó khăn cho tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này nên khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong đƣợc sự góp ý trao đổi của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 15 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phông lƣu trữ cá nhân 1.1.1. Khái niệm Để hiểu về phông lƣu trữ cá nhân, trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về phông lƣu trữ : “Phông lƣu trữ là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của một cơ quan hoặc cá nhân có ý nghĩa chính trị, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác đƣợc đƣa vào bảo quản trong một kho lƣu trữ nhất định [5, tr53]. Theo từ điển Lƣu trữ Việt Nam, năm 1992 thì “tài liệu xuất xứ cá nhân là “tài liệu đƣợc hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một hoặc một nhóm ngƣời. Thí dụ : tài liệu phông lƣu trữ cá nhân, phông lƣu trữ gia đình, phông lƣu trữ dòng họ”[6, tr76]. Về phông lƣu trữ cá nhân: Từ điển Lƣu trữ Việt Nam năm 1992 định nghĩa : “Phông lƣu trữ cá nhân là toàn bộ tài liệu lƣu trữ đƣợc hình thành trong cuộc sống và hoạt động của một nhân vật tiêu biểu”[6, tr62-63]. Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lƣu trữ ở Liên Xô xuất bản năm 1980 giải thích nhƣ sau : “Phông xuất xứ cá nhân là phông lƣu trữ bao gồm những tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của mỗi cá nhân, gia đình hay dòng họ [14, tr37]. Còn giáo trình Lý luận và thực tiễn trong công tác lƣu trữ của các tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vƣơng Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm đã đƣa ra định nghĩa : “Phông lƣu trữ cá nhân là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một nhân vật riêng biệt đƣợc đƣa vào bảo quản trong một kho lƣu trữ nhất định. Phông lƣu trữ cá nhân thƣờng đƣợc thành lập đối với những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực chính VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 16 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mà tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của họ có ý nghĩa chính trị, khoa học lịch sử và các ý nghĩa khác. Trong thành phần phông lƣu trữ cá nhân, còn gồm cả những tài liệu nói về ngƣời hình thành phông sau khi ngƣời đó đã qua đời nhƣ các hồi ký, bài báo, bản nhạc v.v [5, tr60-61]. Từ những định nghĩa về phông cá nhân đã nêu trên, chúng ta thấy rằng định nghĩa của lƣu trữ học Xô Viết nêu khái quát và có tính mở hơn, họ chỉ đƣa ra những loại tài liệu cấu thành phông lƣu trữ cá nhân không đề cập đến nơi bảo quản tài liệu. Đối với định nghĩa mà lý luận và thực tiễn công tác lƣu trữ Việt Nam đƣa ra đã nêu cụ thể và rõ ràng hơn nhƣ đối tƣợng thành lập phông lƣu trữ, nơi bảo quản tài liệu nhƣng nó cũng có những hạn chế bởi tài liệu phải đƣợc lƣu trong kho lƣu trữ nhất định mà không nói đến tài liệu lƣu ở nhà riêng của cá nhân hình thành nên tài liệu. 1.1.2. Tiêu chuẩn cá nhân được thành lập phông lưu trữ Việc lựa chọn những cá nhân để thành lập phông lƣu trữ là vấn đề cần thiết nhƣng đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến việc đánh giá của xã hội về một con ngƣời, mang ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định. Khoa học lƣu trữ cho thấy việc xác định tiêu chuẩn thành lập phông cá nhân phải dựa trên 3 quan điểm cơ bản của khoa học đó là quan điểm chính trị, quan điểm lịch sử, quan điểm tổng hợp và toàn diện. Xét trên quan điểm chính trị, tiêu chuẩn lập phông cá nhân phải đƣợc xác định trên cơ sở đảm bảo tính đảng, cũng chính là đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Tài liệu của nhân vật đƣợc lập phông cá nhân và đƣợc bảo quản trong lƣu trữ Đảng, lƣu trữ Nhà nƣớc là để phục vụ lợi ích chung của dân tộc Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân lao động. Cá nhân có tài liệu đƣợc lựa chọn để đƣa vào bảo quản trong các lƣu trữ của Đảng và Nhà nƣớc phải là những nhân vật có vai trò nổi bật trong lịch VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 17 SƢU TẦM, THU THẬP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƢU TRỮ TỔNG BÍ THƢ TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG sử Đảng, lịch sử dân tộc Việt Nam hoặc tiêu biểu cho một nhóm ngƣời tích cực trong từng thời kỳ lịch sử, trong một lĩnh vực hoạt động nhất định mang ý nghĩa toàn quốc. Hoạt động của cá nhân góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. Tài liệu của họ có ý nghĩa về nhiều mặt, là nguồn sử liệu quý giá, bổ sung cho các sự kiện lịch sử của Đảng và của đất nƣớc. Cuộc đời và những hoạt động của họ đƣợc thể hiện thông qua tài liệu cá nhân, là tấm gƣơng sáng cho thế hệ mai sau. Những tài liệu đó có thể làm sống lại chân dung của những ngƣời nổi tiếng, để lại cho đời sau những giá trị tinh thần cao quý. Xét trên quan điểm lịch sử : Mỗi cá nhân sinh ra, sống và hoạt động trong một hoàn cảnh, một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong các thời kỳ, giai đoạn lịch sử của một dân tộc, thƣờng xuất hiện những ngƣời tài giỏi, có những đóng góp cụ thể cho đất nƣớc, dân tộc… trên những lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ chính trị, kinh tế, văn hoá… Vì vậy, đánh giá cá nhân phải đặt họ trong điều kiện cụ thể. Đánh giá tài năng của cá nhân phải xét trên quan điểm lịch sử, đặt họ trong bối cảnh lịch sử mà họ sống và hoạt động để xem xét họ có phải là ngƣời tiêu biểu cho một dân tộc, một chính đảng trong thời kỳ lịch sử đó hay không. Không thể lấy các cá nhân sống trong những giai đoạn lịch sử, hoặc trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau để so sánh, đánh giá họ. Xét trên quan điểm toàn diện tổng hợp : Khi lựa chọn nhân vật cụ thể để lập phông cá nhân, phải xem xét một cách tổng hợp và toàn diện, đặt họ trong mối quan hệ tổng hoà với các cá nhân khác trong cùng những đặc trƣng lựa chọn, trong cùng một giai đoạn lịch sử, một thời đại, trong cùng một lĩnh vực hoạt động, hoặc trong cùng một không gian nhất định. Xem xét cá nhân một cách có hệ thống, nhằm đảm bảo tính liên tục, có đầu có cuối, thống nhất và hoàn chỉnh. Nghiên cứu, phân tích họ trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu quá khứ của thế hệ mai sau. Tránh sự xem xét một cách phiến diện, một chiều. VŨ THỊ NGỌC THÚY, HỌC VIÊN CAO HỌC KHOÁ 2005 - 2008 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan