Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (nghiên cứu tr...

Tài liệu Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (nghiên cứu trường hợp tại xã liêm cần, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam và phường đồng xuân, quận hoàn kiếm, hà nội ) luận văn ths. xã hội học

.PDF
85
604
76

Mô tả:

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n --------------------------- Ph¹m thÞ anh minh Th¸I ®é x· héi ®èi víi hµnh vi quan hÖ t×nh dôc cña vÞ thµnh niªn (Nghiªn cøu tr-êng hîp t¹i x· Liªm CÇn - huyÖn Thanh Liªm - tØnh Hµ Nam vµ ph-êng §ång Xu©n - quËn Hoµn KiÕm - Hµ Néi) Chuyªn ngµnh: X· héi häc M· sè : 60 31 30 LuËn v¨n th¹c sü X· héi häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Hoµng B¸ ThÞnh Hµ Néi - 2011 0 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................ 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 8 5. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 9 6. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 9 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 9 8. Khung lý thuyết ...................................................................................... 12 9. Hạn chế của luận văn ............................................................................. 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI .................... 14 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 14 1.1.1. Phương pháp luận Mácxít ................................................................. 14 1.1.2. Các lý thuyết xã hội học .................................................................... 14 1.1.3. Một số khái niệm công cụ.................................................................. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 25 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................... 25 1.2.2. Một số đặc điểm địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát .................. 31 CHƢƠNG 2: THÁI ĐỘ Xà HỘI ĐỐI VỚI HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN .................................................................... 33 2.1. Quan điểm của cộng đồng về SKSS và tình dục ................................ 33 2.1.1. Ý kiến của cộng đồng về giáo dục SKSS VTN................................... 33 2.1.2. Nhận thức và quan niệm của cộng đồng về QHTD .......................... 36 2.2. Thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN ................................ 38 2.2.1. Quan hệ yêu đương của VTN ............................................................ 39 2.2.2. Ý kiến của cộng đồng về hành vi QHTD của VTN ........................... 41 2.2.3. Hiện tượng VTN mang thai ............................................................... 43 2.2.4. Giáo dục SKSS, QHTD đối với VTN ................................................. 45 2.2.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức SKSS ở địa phương ....... 46 1 CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HÀNH VI QHTD CỦA VỊ THÀNH NIÊN ..................................................................................................................... 49 3.1. Các yếu tố mang đặc điểm nhân khẩu học ......................................... 49 3.1.1. Giới tính ............................................................................................. 49 3.1.2. Địa bàn cư trú.................................................................................... 56 3.1.3. Trình độ học vấn ............................................................................... 64 3.1.4. Nghề nghiệp....................................................................................... 66 3.2. Các yếu tố môi trƣờng, truyền thông và các mối quan hệ ................. 68 3.2.1. Gia đình ............................................................................................. 69 3.2.2. Nhà trường ........................................................................................ 69 3.2.3. Truyền thông đại chúng .................................................................... 70 3.2.4. Các yếu tố quan hệ xã hội ................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 71 1. Kết luận ................................................................................................... 71 2. Một số khuyến nghị ................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75 Phụ lục………………………………………………………………………78 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục NXB Nhà xuất bản PVS Phỏng vấn sâu QHTD Quan hệ tình dục SKSS Sức khoẻ sinh sản VTN Vị thành niên VTN/TN Vị thành niên/ Thanh niên 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN I. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Nội dung và nhu cầu cung cấp thông tin về SKSS cho VTN ........ 33 Bảng 2.2. Ý kiến của cộng đồng về kênh giáo dục SKSS cho VTN .............. 35 Bảng 2.3. Ý kiến của cộng đồng về hậu quả của việc ....................................... QHTD trước hôn nhân.................................................................................. 38 Bảng 2.4. Ý kiến cộng đồng về hạu quả có thể xảy ra khi VTN có quan hệ tình dục ........................................................................................................ 40 Bảng 2.5. Ý kiến của cộng đồng về hành vi QHTD của VTN....................... 45 Bảng 2.6. Ý kiến của cộng đồng về hình thức để nâng cao nhận thức SKSS ở VTN ............................................................................................................. 46 Bảng 2.7. Ý kiến cộng đồng về tổ chức sinh hoạt Đoàn, phổ biến kiến thức SKSS ............................................................................................................ 47 Bảng 3.1. Ý kiến đối với việc giáo dục SKSS cho VTN theo giới tính ......... 50 Bảng 3.2. Giới tính và quan hệ yêu đương của VTN dẫn đến QHTD ........... 50 Bảng 3.3. Ý kiến về QHTD trước hôn nhân theo giới tính ............................ 51 Bảng 3.4. Ý kiến của cộng đồng về nguyên nhân của hành vi QHTD theo giới tính ............................................................................................................... 52 Bảng 3.5. Ý kiến cộng đồng về nơi sinh sống có VTN mang thai theo giới tính ............................................................................................................... 53 Bảng 3.6. Thái độ đối với hiện tượng VTN mang thai theo giới tính ............ 53 Bảng 3.7. Kênh thông tin được người dân tìm hiểu về SKSS theo nơi ở ....... 57 Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về hành vi QHTD của VTN theo trình độ học vấn ..................................................................................................................... 65 Bảng 3.9. Ý kiến đối với hiện tượng VTN vào nhà nghỉ ................................... theo trình độ học vấn .................................................................................... 65 Bảng 3.10. Thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng VTN mang thai theo trình độ học vấn............................................................................................ 66 4 Bảng 3.11. Ý kiến cộng đồng về QHTD trước hôn nhân theo nghề nghiệp... 67 Bảng 3.12. Thái độ của cộng đồng đối với hành vi QHTD của VTN theo nghề nghiệp .......................................................................................................... 67 II. DANH MỤC BIỂU SỐ LIỆU Biểu đồ 2.1. Nhận định của cộng đồng đối với hành vi QHTD của VTN ..... 39 Biểu đồ 2.2. Thái độ của cộng đồng đối với việc học sinh phổ thông vào nhà nghỉ .............................................................................................................. 43 Biểu đồ 2.3. Nhận định của cộng đồng về hiện tượng VTN mang thai ở nơi sinh sống ...................................................................................................... 43 Biểu đồ 2.4. Phương án hạn chế hành vi QHTD của VTN............................ 47 Biểu đồ 3.1. Giới tính đối với việc tìm hiểu thông tin về SKSS .................... 49 Biểu đồ 3.2. Ý kiến của cha mẹ đối với hành vi QHTD ở tuổi VTN ............. 53 Biểu đồ 3.3. Tương quan giới tính về xử trí khi con ở tuổi VTN có thai ....... 54 Biểu đồ 3.4. Tương quan giới tính khi lựa chọn phương án hạn chế ............. 55 Biểu đồ 3.5. Mức độ tìm hiểu thông tin SKSS qua tương quan nơi ở................ Hành vi QHTD của VTN ............................................................................. 55 Biểu đồ 3.6. Ý kiến về giáo dục SKSS cho VTN tương quan theo nơi ở ...... 58 Biểu đồ 3.7. Ý kiến về việc VTN có thai ngoài ý muốn theo tương quan nơi ở ..................................................................................................................... 60 Biểu đồ 3.8. Thái độ đối với hành vi QHTD của VTN theo nơi ở................. 62 Biểu đồ 3.9. Cộng đồng nhận định về hiện tượng VTN có thai theo nơi ở .... 63 Biểu đồ 3.10. Thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng VTN mang thai theo nơi ở ............................................................................................................. 63 Biểu đồ 3.11. Ý kiến của cha mẹ đối với hành vi QHTD ở VTN theo nơi ở 64 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vị thành niên (VTN) theo Tổ chức Y tế thế giới là người từ 10 đến 19 tuổi. Đây là thời kỳ phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ, đồng thời là thời kỳ phát triển và hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên nhiều yếu tố tâm lý chưa hình thành vững chắc nên dễ có những hành vi bồng bột có hại cho bản thân và xã hội. Trong nhiều năm qua, đối mặt với những thách thức của sự bùng nổ dân số, đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ nạo phá thai đáng báo động, đặc biệt là trong nhóm thanh niên và VTN, Đảng và Nhà nước cũng đã và đang quan tâm nhiều hơn đến chủ đề SKSS, tình yêu, tình dục của VTN/TN. Tuy nhiên, trên thực tế, những nội dung thông tin được coi là có “liên quan” đến tình dục thì mới chủ yếu nằm trong khuôn khổ các nỗ lực tuyên truyền cho công tác dân số hoặc phòng chống các tệ nạn xã hội. Trước Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo năm 1994, đối tượng chủ yếu của những nội dung tuyên truyền này chỉ là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. VTN chỉ thực sự được coi là một trong các nhóm đối tượng chính sách quan trọng sau Hội nghị này. Họ được xác định là một trong các nhóm có “hành vi nguy cơ cao” ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Hiện nay, tình trạng VTN kết hôn sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai cao, mắc các bệnh lây qua đường tình dục kể cả lây nhiễm HIV/AIDS, vi phạm pháp luật ở vị thành niên đang là thách thức lớn của đất nước. Vị thành niên ở Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, năm 1999 có 17,4 triệu người, chiếm 22,7% dân số cả nước; năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 23,8% dân số. Hiện nay, trẻ vị thành niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hoá gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm) trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Theo số liệu điều tra gần đây của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em thì độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên là 19 tuổi. Bên cạnh đó, theo ước tính cứ một triệu ca nạo phá thai thì có gần 30% xảy ra với thanh niên và phụ nữ chưa kết 6 hôn. Số trường hợp có thai và sinh con trong nhóm tuổi từ 15 đến 20 dự báo sẽ lên tới đỉnh năm 2010. Chính bằng những hiểu biết và thái độ, hành vi bảo vệ sức khoẻ sinh sản của chính vị thành niên; thái độ đánh giá, nhìn nhận hành vi QHTD ở lứa tuổi vị thành niên của cộng đồng đặc biệt là các bậc cha mẹ thông qua việc giáo dục SKSS, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi đang chập chững bước vào đời (VTN) sẽ giúp nâng cao nhận thức của VTN về SKSS, giảm phần nào tỷ lệ nạn nạo phá thai, sinh con ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục… ở lứa tuổi VTN. Vì vậy thái độ đánh giá, sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc SKSS VTN, nâng cao nhận thức và hành vi đối với vấn đề tình dục và QHTD là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng không những có tác động to lớn trong việc giáo dục VTN mà còn góp phần thay đổi thái độ nhìn nhận, đánh giá của chính họ trong việc giáo dục trẻ VTN biết cách bảo vệ SKSS của bản thân và cộng đồng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên là việc làm hết sức cần thiết, góp phần đưa ra một cái nhìn tổng quan (mức độ tán thành hay phản đối) về vấn đề này, giúp các nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Chính vì thái độ xã hội có cấu trúc nhiều chiều, đa thành tố nên thông qua đó ta có thể thấy được các tác nhân văn hoá, xã hội, xã hội hoá của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và giao lưu kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi bảo vệ sức khoẻ về thể lực và trí lực của vị thành niên. Thái độ xã hội có chức năng đánh giá và điều hoà các quan hệ xã hội. Do vậy việc phân tích thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan về mức độ đánh giá của cộng đồng từ đó góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết của vị thành niên và quản lý giáo dục vị thành niên biết cách bảo vệ bản thân trước những cám dỗ của môi trường xã hội. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp tại xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội)”. 7 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không nhằm đưa ra một lý thuyết hay phạm trù mới mà thông qua nghiên cứu này cho thấy khả năng vận dụng lý thuyết gán nhãn, lý thuyết xã hội hóa để giải thích nguyên nhân tạo nên thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên, thực trạng thái độ của xã hội, các tác động xã hội chi phối hành vi quan hệ tình dục và khả năng bảo vệ bản thân khỏi cám dỗ của điều kiện môi trường xã hội, biết cách bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thái độ đánh giá (mức độ ủng hộ, tán thành hay phản đối…) của cộng đồng đối với hành vi quan hệ tình dục cũng như về sự hạn chế trong việc giáo dục nhân cách và sự phát triển toàn diện của vị thành niên, để góp phần vào việc điều chỉnh chính sách, chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản của Nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội giúp hạn chế những hậu quả do quan hệ tình dục khi không có đủ kiến thức hiểu biết bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn là thông qua thái độ nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng - như là một kênh để truyền tải những thông tin xác thực nhất về ý kiến đánh giá hành vi QHTD của VTN và hậu quả của việc quan hệ tình dục cũng như những tác động tâm lý từ việc quan hệ tình dục đến vị thành niên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên nhằm tìm hiểu thực trạng thái độ đánh giá (ủng hộ, tán thành hay phản đối) của xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của VTN, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của vị thành niên về việc bảo vệ bản thân và cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng khái niệm thái độ xã hội và các khái niệm, các lý thuyết liên quan vào nghiên cứu và phân tích thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. 8 - Đề xuất một số biện pháp tác động thông qua thái độ đánh giá của cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của vị thành niên về tình dục và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản; nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc đánh giá, nhìn nhận hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính là người dân ở cộng đồng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu a. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. b. Thời gian nghiên cứu: năm 2010. 5. Câu hỏi nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội hiện nay thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN như thế nào? Có sự khác biệt gì giữa nông thôn và đô thị trong đánh giá về vấn đề này? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến thái độ đánh giá của xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. Nam giới có xu hướng tán thành nhiều hơn nữ giới. - Nông thôn và đô thị có sự khác biệt trong thái độ đánh giá hành vi QHTD của VTN trên các mức độ ủng hộ, tán thành hay phản đối. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Phương pháp luận chung: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Vận dụng một số lý thuyết: + Lý thuyết xã hội hóa 9 + Lý thuyết gán nhãn 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn là điều tra chọn mẫu với bảng hỏi cấu trúc. Nội dung của bảng hỏi được chia làm 3 nhóm chủ đề sau: - Hiểu biết về SKSS và QHTD - Thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN - Thông tin cá nhân Để đảm bảo tính đại diện của thông tin, mẫu nghiên cứu của luận văn được chọn theo phương pháp phân cụm theo khu vực địa lý-kinh tế-hành chính cùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phân tầng tại cơ sở. Luận văn áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Địa bàn nghiên cứu được chọn là phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đại diện cho khu vực đô thị và xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đại diện cho khu vực nông thôn. Ở mỗi điểm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình. Tại phường Đồng Xuân, chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình dựa trên danh sách các hộ gia đình do Uỷ ban Nhân dân phường cung cấp. Từ danh sách của phường, việc tính toán bước nhảy được thực hiện. Số bước nhảy được chọn dựa trên kích cỡ hộ gia đình của phường. Chúng tôi cũng chọn thêm 30 đại diện hộ làm mẫu dự phòng trong trường hợp hộ gia đình trong mẫu chính đi vắng dài ngày hoặc đại diện hộ không đủ khả năng thể chất trả lời câu hỏi. Cách thức chọn mẫu tại xã Liêm Cần cũng được tiến hành tương tự tại phường Đồng Xuân. Như vậy, tổng số mẫu gia đình được chọn nghiên cứu là 300 hộ. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Luận văn cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng. Ngoài việc chọn mẫu phân tầng theo khu vực lãnh thổ (đô thị: 150/300 = 50%; nông thôn: 150/300 = 50%), luận văn còn chọn mẫu phân tầng theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp và mức thu nhập. Cụ thể như sau: 10 - Giới tính: + Nam: 153/300 = 51% + Nữ: 147/300 = 49% - Độ tuổi: + 12 đến 18 tuổi: 35/300 = 11,7% + 19 đến 34 tuổi: 154/300 = 51,3% + 35 đến 55 tuổi: 103/300 = 34,3% + 55 tuổi trở lên: 8/300 = 2,7% - Chỗ ở hiện nay: + Nông thôn: 150/300 = 50% + Đô thị 150/300 = 50% - Nghề nghiệp: + Nông dân: 44/300 = 14,7% + Công nhân: 56/300 = 18,7% + Công nhân viên chức: 50/300 = 16,7% + Buôn bán kinh doanh: 73/300 = 24,3% + Nghề khác: 77/300 = 25,7% - Hoàn cảnh hôn nhân: + Có vợ/chồng: 175/300 = 58,3% + Chưa vợ/chồng: 102/300 = 34% + Góa: 6/300 = 2% + Ly hôn: 13/300 = 4,3% + Ly thân: 4/300 = 1,3% - Điều kiện kinh tế: + Nghèo: 100/300 = 33,3% + Trung bình: 103/300 = 34,3% + Khá: 83/300 = 27,7% + Giàu: 14/300 = 4,7% 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp phỏng vấn sâu: + Phỏng vấn sâu: Tác giả trực tiếp tham gia thực hiện 5 phỏng vấn sâu với các đối tượng trên địa bàn nghiên cứu về những nội dung mà đề tài quan tâm nhằm thu thập sâu hơn những thông tin mà nghiên cứu định lượng chưa làm được. + Quan sát: Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành quan sát về hành vi ứng xử, thái độ của người được phỏng vấn đối với chủ đề nghiên cứu. Kết quả quan sát nhằm củng cố các ghi nhận, phân tích của nghiên cứu nói chung. 11 - Phương pháp phân tích tài liệu: Luận văn dựa trên các tài liệu có sẵn khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý các thông tin định lượng. 8. Khung lý thuyết Môi trường KT-VH-XH và môi trường của xã và phường của xã và phường Đặc điểm cá nhân của cộng đồng: + Giới tính + Tuổi + Trình độ học vấn + Nghề nghiệp + Điều kiện kinh tế Thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN + Nơi ở… Mức độ ủng hộ Mức độ phản đối Truyền thông giáo dục + Dịch vụ tư vấn và biện pháp chăm sóc SKSS Các biến độc lập: - Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi ở của cộng đồng… Các biến phụ thuộc: - Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. + Mức độ ủng hộ + Mức độ phản đối Các biến can thiệp: - Môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội của xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. - Các hoạt động truyền thông giáo dục; Các dịch vụ tư vấn và các phương tiện thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ. 12 9. Hạn chế của luận văn Đây là nghiên cứu trường hợp nên những ý kiến nhận định và đánh giá của 2 cộng đồng được nghiên cứu không thể khái quát chung cho xã hội hiện nay. Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu thái độ của cộng đồng trước hành vi quan hệ tình dục của VTN chứ không phải là thái độ của nhóm VTN. 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Phương pháp luận Mácxít Đề tài này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là cơ sở phương pháp luận có tính nguyên tắc, đóng vai trò nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể là: - Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu bản thân sự vật, hiện tượng như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán chủ quan, các kết luận phải được phản ánh từ thực tế. - Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển: Mỗi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự tồn tại của sự vật trong một giai đoạn cụ thể và trong cả quá trình vận động, phát triển của nó. - Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn. Đề tài nghiên cứu được đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng. Và đồng thời với những giá trị mới của xã hội hiện đại, sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam đang từng ngày từng giờ tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đặc biệt hơn cả là vị thành niên, một nhóm xã hội đặc biệt, vì đây là nhóm tuổi ở giai đoạn thay đổi một cách toàn diện cả về thể chất, tâm lý và nhân cách. Vị thành niên là lứa tuổi rất nhạy cảm và có nhiều đột biến, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ từ nhiều phía như gia đình, nhà trường và xã hội. 1.1.2. Các lý thuyết xã hội học 1.1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa Xã hội hóa là quá trình mà qua đó các cá nhân nội hóa những nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì hấp thụ và học được qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được hiểu như là 14 một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa chính là khả năng hội nhập của cá nhân vào một cộng đồng xã hội. Khi nghiên cứu thái độ xã hội của cộng đồng đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên, lý thuyết xã hội hóa có thể giải thích cho chúng ta hiểu được rằng trước những chuẩn mực xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên hiện nay thì thái độ, phản ứng của cộng đồng trước tình huống có vấn đề về sức khỏe sinh sản, và hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên như thế nào? Lý thuyết xã hội hóa được dùng làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề trong những hoàn cảnh cụ thể. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể chia thành hai loại: - Loại 1: Ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân vị khuôn sẵn vào các chuẩn mực. Một đại diện cho cách hiểu này là Neil Smelser. Ông cho rằng “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”, nghĩa là vai trò cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực. - Loại 2: Khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hóa. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội. - Nhà xã hội học Mỹ J.H. Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân khi ông cho rằng xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó. Và theo G.Andreeva, xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để 15 tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi trường thông qua hoạt động của mình. Áp dụng vào đề tài này cho thấy nhận thức, thái độ của cộng đồng về hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên được hình thành trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực của môi trường sống của xã Liêm Cần – huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bản thân họ cũng có khả năng tác động trở lại làm biến đổi những giá trị, chuẩn mực đó. Nhận thức, thái độ của cộng đồng chịu sự tác động của các môi trường xã hội hóa: gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, cộng đồng nơi sinh sống và các phương tiện truyền thông. 1.1.2.2. Lý thuyết gán nhãn Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn là nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead. Mead phân tích rằng cái tôi là nền tảng của sự tồn tại của con người, nó chính là nhận thức của cá nhân về tình trạng là một thực thể khác biệt trong xã hội [28, tr.163]. Theo ông, con người cũng có khả năng tưởng tượng, phán đoán phản ứng của người khác đối với mình và qua đó nhìn nhận bản thân mình như người khác đang làm điều đó. Người đã có công định hình và phổ biến lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học người Mỹ Howard Becker (1928). Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế" [28, tr.265] vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể. Ông cho rằng, lý thuyết dán nhãn tập trung vào sự phản ứng của người khác và ảnh hưởng của những phản ứng đó. Chính điều đó tạo ra sự sai lệch. Khi bị gắn với những hành vi lệch lạc, họ sẽ bị tách ra khỏi xã hội và bị chính xã hội gắn cho một cái “mác”. Ví dụ như “gái điếm”, “kẻ nghiện ngập”…. Theo ông: Sự chia tách lớn này tạo ra xu thế “người ngoài cuộc”.[28] Gắn nhãn là do những hành vi lệch lạc của mỗi cá nhân. Lý thuyết gán nhãn (Labeling Theory) là lý thuyết nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định 16 hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. + Quá trình dán nhãn ▪ Việc gán cho một người là lệch lạc hay phạm tội có nghĩa là chủ thể và những người xung quanh phải tự thích nghi với một “bản sắc bị tước đoạt”. Nó để lại hậu quả quan trọng đối với sự tham gia xã hội thêm vào đó là hình ảnh tự thân của con người. ▪ Một quá trình bêu xấu xảy ra, họ bị dán nhãn là một loại người nào đó. ▪ Hành vi trong quá khứ của chủ thể được xem xét trong cái nhìn hoàn toàn mới, còn tương lai được dự báo trên cơ sở lệch lạc hiện tại. >> Kết quả của quá trình này là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ theo những tiến trình lệch lạc >> Sản sinh ra sự lệch lạc nhiều hơn là ngăn chặn nó “khuyếch đại lệch lạc” (Lemert) + Hành vi bị dán nhãn Lệch lạc sơ cấp: - Là hành vi của cá nhân bị lệch lạc đi nhưng chỉ là lệch lạc tạm thời và không lặp đi lặp lại có tính chất định kì. - Cá nhân có hành vi lệch lạc sơ cấp là những cá nhân mà xã hội cho rằng có thể chấp nhận được. - Sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp là rất quan trọng vì nó làm cho các hiện tượng bề ngoài có vẻ giống nhau có thể tách thành những gì mà xã hội chấp nhận hoặc không chấp nhận được. Lệch lạc thứ cấp: - Lệch lạc thứ cấp là hành vi lệch lạc của cá nhân có tính đặc trưng và cá nhân tổ chức đời sống của mình xung quanh hành vi lệch lạc đó, tiến đến mức cao hơn so với lệch lạc sơ cấp. - Xã hội nói chung không chấp nhận những hành vi lệch lạc như vậy. 17 - Những áp lực xã hội mạnh mẽ có xu hướng thúc đẩy hành vi cá nhân cho phù hợp với cái nhãn. Nhãn xã hội có thể phân chia thành các cấp độ khác nhau: - Nhãn xã hội mang ý nghĩa tiêu cực: gán cho hành vi sai lệch bị cộng đồng phê phán, trái với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của cộng đồng. Ví dụ, con điếm, thằng nghiện. - Nhãn xã hội mang ý nghĩa trung tính: chỉ những biệt danh gán cho cá nhân dựa trên những đặc điểm riêng biệt của người đó (hình dáng, nghề nghiệp). Nhãn này phần lớn có tính hài hước. Ví dụ: Giang còi, Thắng mũi to, v.v. - Nhãn xã hội mang ý nghĩa tích cực: chỉ những người có hành vi khác thường nhưng không trái với chuẩn mực văn hoá, đạo đức, mà còn hàm ý khen ngợi. Ví dụ, đãng trí bác học, quái nhân, v.v. Lý thuyết gán nhãn được áp dụng trong đề tài này để lý giải những phản ứng, thái độ của cộng đồng xã hội ở hai đơn vị nghiên cứu đối với hành vi QHTD của VTN, đây có thể là hành vi theo quan niệm truyền thống hay quan niệm hiện tại ở hai cộng đồng được nghiên cứu đều không thể coi là hành vi bình thường và phù hợp mà nó có thể là hành vi lệch lạc ở mức độ nào đó đối với lứa tuổi VTN (mà ở đây là hành vi lệch lạc sơ cấp) tùy theo cách đánh giá và xu hướng nhận thức của mỗi cộng đồng và tùy thuộc vào sự phát triển xã hội và thời điểm mà cá nhân nhận thức vấn đề. 1.1.3. Một số khái niệm công cụ 1.1.3.1. Vị thành niên Vị thành niên là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời con người. Đó là bước quá độ từ tuổi ấu thơ trở thành người lớn. Có nhiều quan điểm khác nhau về tuổi VTN. Sự phân chia độ tuổi VTN ở các quốc gia, các chủng tộc và các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm giống nhau nhất là VTN nghĩa là người chưa trưởng thành và còn do người lớn giám hộ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trên cơ sở quan niệm này, người ta thường phân chia VTN thành ba nhóm: VTN sớm: 10 - 14 tuổi; VTN trung: 15 - 17 tuổi; VTN muộn: 18 - 19 tuổi. 18 Ở Việt Nam, pháp luật quy định từ 18 tuổi trở lên thì một con người có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân độc lập. Từ 18 tuổi họ có quyền kết hôn và sinh con. Nghĩa là, khi đó họ không còn là VTN nữa. Như thế VTN ở nước ta thường được xác định trong độ tuổi từ 10 đến trước 18 tuổi. Đây là một điểm rất đáng lưu tâm trong nghiên cứu so sánh các chỉ báo về VTN ở nước ta và các nước trên thế giới. Cũng từ quan niệm trên sự phân chia các nhóm VTN ở nước ta trước đây cũng không giống như các nước phát triển. Ta chỉ phân theo hai thời kỳ: từ 15 tuổi trở xuống gọi là nhi đồng và từ 16 tuổi trở lên là thanh niên. Thực ra, trước đây tuổi vị thành niên từ 10 - 19 không nằm trong tiêu chí phân chia nhóm thanh thiếu niên của chúng ta, do đó cũng không được xã hội quan tâm như một nhóm xã hội riêng. VTN là giai đoạn diễn ra và trải qua quá trình dậy thì ở cuộc đời con người. Chính vì thế mà ở giai đoạn này từng bước có một sự thay đổi toàn diện về tâm sinh lý và tình cảm [26]: Thứ nhất, đó là sự phát triển của các cơ quan sinh sản, sự xuất hiện của ham muốn tình dục. Nếu trước đây nhu cầu tình dục tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay nó trở thành một động lực thực sự và được biểu hiện một cách nào đó trong các hành vi của chủ thể. Thứ hai, sự thay đổi những năng lực tâm lý. Đó là sự biểu hiện của cá tính, sự thể hiện rõ nét của các kiểu dạng tâm lý - thần kinh của cá thể. VTN tự ý thức về bản thân, đề cao cái tôi cá nhân, muốn khẳng định mình, muốn trở thành người lớn. Thứ ba, xuất hiện những sắc thái tình cảm khác nhau do sự biến đổi của các năng lực tình dục và tâm lý. Những trạng thái tình cảm luôn biến đổi và thất thường là nét đặc trưng của tuổi VTN. Vì thế ở VTN xuất hiện những tình cảm mới lạ, những bất thường trong ứng xử, hành vi và có một sự thay đổi rõ nét trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè và xã hội. Như vậy, nhìn một cách chung nhất, trong giai đoạn không còn là trẻ con nhưng chưa trở thành người lớn này, đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội này là sự tăng trưởng nhanh về thể chất với việc hoàn thiện cơ quan sinh sản và sự trưởng thành nhanh chóng về xã hội, nhất là về nhân cách. Chính trong thời điểm này, ở trẻ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan