Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ bộ quốc phòng lào - thực trạng và giải ph...

Tài liệu Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ bộ quốc phòng lào - thực trạng và giải pháp

.PDF
152
368
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- SONE THAVY CHANTHA THOUM MA THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ BỘ QUỐC PHÒNG LÀO – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (L-u ý: Néi dung cña LuËn v¨n ®-îc ¸p dông theo quy chÕ b¶o mËt cña Bé Quèc phßng Lµo) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ Mã số : 60 32 24 HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.................................................................... 4 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 5 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 4. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 7 7. Các nguồn tƣ liệu tham khảo .................................................................. 9 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 9 9. Đóng góp của đề tài................................................................................ 10 10. Bố cục của đề tài .................................................................................. 11 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ Ở BỘ QUỐC PHÒNG LÀO .................................................................................................. 13 1.1. Khái quát về Bộ Quốc phòng Lào ..................................................... 13 1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Quốc phòng Lào............................................................................................................ 13 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng Lào ....... 14 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng ............................................. 16 1.2. Khái quát về công tác lƣu trữ ở Bộ Quốc phòng Lào ..................... 20 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Lưu trữ thuộc Cục nghiên cứu tổng hợp ................................................................................................... 20 1.2.2. Những văn bản của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào chỉ đạo, hướng dẫn về công tác lưu trữ. .............................................................. 23 1 1.2.3. Hệ thống kho bảo quản tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ công tác lưu trữ. ............................................................................................... 25 1.2.4. Thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào. ............................................................... 26 1.2.5. Tổ chức bảo quản và phục vụ khai thác sử dụng tại Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào ...................................................................................... 28 Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƢU TRỮ BỘ QUỐC PHÒNG LÀO................................................................................................. 34 2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của việc thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ ...................................................................................................................... 34 2.1.1. Khái niệm về công tác thu thập, bổ sung tài liệu......................... 34 2.1.2. Ý nghĩa của công tác thu thập, bổ sung tài liệu .......................... 40 2.1.3. Những quy chế pháp lý của Việt Nam về thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ ............................................................................................... 43 2.1.4. Những quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào về thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ ............................................................ 47 2.2. Thực trạng thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ Bộ Quốc phòng Lào ............................................................................................................... 51 2.2.1. Quá trình thu thập......................................................................... 51 2.2.2. Số lượng, thành phần đã thu thập ............................................... 53 2.2.3. Chất lượng tài liệu hồ sơ đã thu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào .................................................................................................................. 55 2.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thu thập ............................ 56 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 61 2 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƢU TRỮ BỘ QUỐC PHÒNG LÀO ......................................................... 63 3.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ........................................................................... 63 3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ................................................................................................. 65 3.3. Xác định nguồn, thành phần tài liệu cần thu thập vào kho Lƣu trữ Bộ Quốc phòng ........................................................................................... 70 3.4. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ văn thƣ lƣu trữ. ............................................ 73 3.5. Mở lớp tập huấn thu thập và bổ sung tài liệu và các Lƣu trữ ....... 78 3.6. Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác lƣu trữ ...................... 83 3.7. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thu thập bổ sung tài liệu vào lƣu trữ Bộ Quốc phòng Lào ................................................................................... 87 Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………91 PHỤ LỤC…………………………………………………………………...94 3 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài AiLao - Đất nước triệu voi - cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ giành độc lập, tự do từ năm 1975. Đến nay, đất nước Lào đang trên đà phát triển, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương từng bước kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức làm việc. Song song với quá trình này, tài liệu hình thành trong hoạt động điều hành và quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước Lào nói chung và Bộ Quốc phòng Lào nói riêng không ngừng tăng lên về số lượng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung. Bộ Quốc phòng Lào là cơ quan thuộc Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây là cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng và Chính phủ về lĩnh vực quốc phòng, là trung tâm tổ chức thực hiện chủ trương đường lối về quốc phòng toàn diện của Đảng; đào tạo huấn luyện xây dựng và quản lý chỉ đạo lực lượng vũ trang; Đại diện cho Chính phủ về quan hệ hợp tác đối ngoại về công tác quốc phòng... Với chức năng nhiệm vụ như trên, trong quá trình hoạt động Bộ Quốc phòng Lào đã sản sinh một khối lượng lớn tài liệu, giấy tờ, văn bản. Hàng năm, trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng hình thành hàng chục mét giá tài liệu. Nếu như công tác văn thư, lưu trữ ở Bộ Quốc phòng không được thực hiện một cách nghiêm túc thì một vài năm nữa, sẽ có tình trạng tài liệu chất đống, bó gói ở các đơn vị. Nhận thức được vấn đề này, Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Lào đã chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ ở các đơn vị trong quá trình xử lý công việc phải tiến hành lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ tài liệu vào lưu trữ. 4 Tuy nhiên, hiện nay công tác lưu trữ ở Bộ Quốc phòng Lào còn có những hạn chế, trong đó có hạn chế về việc thu thập, bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Bộ; chưa có hệ thống văn bản quy định về công tác lưu trữ nói chung, thu thập, bổ sung tài liệu nói riêng; chưa có văn bản hướng dẫn thành phần tài liệu cần giao nộp, và thủ tục giao nộp; tài liệu khi giao nộp chưa được tổ chức khoa học, chưa được chỉnh lý hoàn chỉnh.Từ đó, đã dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi là tài liệu bị thất lạc, mất mát, hư hỏng; việc phục vụ khai thác tài liệu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó công tác giao nộp tài liệu của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng còn gặp nhiều lúng túng do chưa xác định được nguồn nộp lưu, thành phần tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng. Bản thân tôi là một cán bộ của Ban Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào, lại là học viên cao học ngành Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, nên tôi chọn đề tài “Thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ Bộ Quốc phòng Lào - thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ của mình, nhằm tìm hiểu thực trạng thu thập, bổ sung tài liệu ở Bộ Quốc phòng Lào và đưa ra các giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác này trong thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chủ yếu mà luận văn hướng tới là : - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác lưu trữ nói chung, công tác thu thập bổ sung tài liệu nói riêng tại Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào. - Xác định nguồn thu thập, bổ sung và xác định thành phần tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào. - Đề xuất các giải pháp về công tác thu thập và bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào. 5 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau: Phạm vi về thời gian của tài liệu và cơ quan ban hành: Khối tài liệu đang bảo quản ở kho lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào có tài liệu từ năm 1949 nhưng phạm vi nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ năm 1975 đến nay. Phạm vi về loại hình tài liệu: Tác giả chỉ nghiên cứu về thu thập bổ sung tài liệu hành chính. Đối với các tài liệu khoa học kỹ thuật; phim, ảnh, tài liệu ghi âm, ghi hình không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm: Vấn đề Lý luận, các quy chế pháp lý và tình hình thực tế của công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Bộ quốc phòng Lào 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài là: - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào. - Khảo sát thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu ở Bộ Quốc phòng Lào. - Xây dựng danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào. - Xây dựng thành phần hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ. - Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho công tác thu thập, bổ sung. 6 6. Lịch sử nghiên cứu Ở Việt Nam, vấn đề lý luận về thu thập, bổ sung tài liệu là một trong những vấn đề được các nhà lưu trữ học quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm nay. Những nghiên cứu này được đề cập trong các sách giáo khoa, các sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên tạp chí của ngành lưu trữ Việt Nam. Trước hết về lý luận chung: Công tác thu thập, bổ sung tài liệu đã được đề cập đến trong các cuốn giáo trình chuyên ngành lưu trữ như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, năm 1990, “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” của Dương Văn Khảm “Giáo trình lưu trữ” (Trường trung học Lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng I ). Tiếp đó là những đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đã tập trung nghiên cứu giải quyết từng khía cạnh cụ thể thuộc lĩnh vực thu thập, bổ sung tài liệu như đề tài “Lý luận và thực tiễn về tổ chức mạng lưới các kho lưu trữ ở Việt Nam” (do PGS. Vương Đình Quyền chủ biên). Ngoài ra còn có nhiều khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội cũng đi sâu về vấn đề này như: “Vấn đề bổ sung tài liệu vào Lưu trữ tỉnh Hà Tây” (Trịnh Ngọc Hùng - khóa luận tốt nghiệp năm 1998); “Bổ sung tài liệu vào các trung tâm lưu trữ tỉnh - thực trạng và giải pháp” (Trần Quang Hồng - Luận văn thạc sỹ, năm 2002); “Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Bộ Giao thông vận tải - thực trạng và giải pháp” (Nguyễn Kim Dung, Luận văn thạc sỹ, năm 2006); “Tìm hiểu về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ở phòng Lưu trữ Bộ Giáo dục và Đào tạo” (Bùi Thị Thu Hà, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2004). 7 Ngoài ra, còn có nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tính đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về lưu trữ học tại Lào. Trong đó, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu sau: Những công trình nghiên cứu là Luận văn thạc sỹ như: “Xác định giá trị tài liệu Phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào - lý luận và thực tiễn” của Van Sy SONG KHAM, HN năm 2005; “Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lưu trữ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” của Phet Many LOANG LAT, Hà Nội năm 2006. Những công trình ở mức Khoá luận tốt nghiệp như: Tổ chức mạng lưới lưu của nước nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - VanSy SONG KHAM, HN năm 2002; “Thể thức văn bản quản lý nhà nước nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (so sánh với thể thức văn bản quản lý nhà nước của VN) của Viêng Malay SAYAVONG, HN, năm 2007; “Nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về công tác lưu trữ của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Nhận xét và Đánh giá” Suli Suc THO, HN năm 2008. Các công trình nói trên đã tập trung nghiên cứu, so sánh hệ thống văn bản quản lý nhà nước vấn đề xác định giá trị tài liệu của Phông lưu trữ Chính Phủ hay đào tạo bồi dưỡng cán bộ lưu trữ nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hay tài liệu riêng nào đề cập đến việc thu thập, bổ sung tài liệu ở đất nước Lào nói chung và Bộ Quốc phòng nói riêng dù dưới dạng sơ khai nhất. Nhìn chung, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thu thập, bổ sung tài liệu ở nước CHXHCN Việt Nam đã bước đầu giải quyết được nhiều vấn 8 đề thiết thực về lĩnh vực này. Đối với nước CHDCND Lào thì đó là những tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm công tác lưu trữ ở Lào. Tuy nhiên, để vận dụng có hiệu quả những thành tựu nghiên cứu của Việt Nam vào điều kiện cụ thể của CHDCND Lào đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi nghiêm túc thì mới mang lại hiệu quả cao hơn. 7. Các nguồn tƣ liệu tham khảo Các nguồn tài liệu, tư liệu được sử dụng phục vụ cho đề tài này là : - Các văn bản hiện hành về công tác lưu trữ, lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam. - Tài liệu lưu trữ của Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào và các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng Lào nói chung và của các cơ quan đơn vị trực thuộc nói riêng như: Nghị định của Chính phủ số 348/NĐ-CP ngày 01/10/2007 về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ Quốc phòng; Nghị định của Chính phủ số 27/NĐ-CP ngày 18/02/2008 về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ Quốc phòng. - Các giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ. - Các tạp chí, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, các luận văn thạc sỹ của học viên cao học Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội... 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của công tác thu thập và bổ sung tài liệu 9 phông Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào trong quá trình hoạt động và sản sinh ra khối tài liệu. - Phương pháp tổng hợp: Đề tài tổng hợp các tài liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là của nước CHDCND Lào (bằng tiếng Lào). Đây cũng là công việc khó khăn và không ít phức tạp nhằm đảm bảo nội dung và chất lượng của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp vận dụng trong nghiên cứu đề thấy được sự khác nhau giữa việc thu thập bổ sung tài liệu của Lào và các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. So sánh các mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị và thành phần tài liệu hình thành ở các đơn vị nhằm đưa ra được những điểm chung, điểm khác biệt giữa các cơ quan, đơn vị để xây dựng được các phương án phân loại, phương án thu thập bổ sung hồ sơ tài liệu ở tất cả các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu. - Phương pháp khảo sát: Nhằm khảo sát khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tại phông lưu trữ Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào để hiểu rõ được cơ cấu tổ chức, các hoạt động, các quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng và các cơ quan trực thuộc Bộ. Mặt khác, thấy được giá trị nhiều mặt của tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động từ khi thành lập nước CHDCND Lào 1975 đến nay. 9. Đóng góp của đề tài - Sản phẩm đề tài sẽ là một trong cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn công tác thu thập, bổ sung tài liệu ở Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào. 10 - Đúc rút được những kinh nghiệm về thu thập, bổ sung tài liệu ở Việt Nam và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn và điều kiện cụ thể công tác lưu trữ nước CHDCND Lào nói chung, Bộ Quốc phòng nói riêng. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận để tham mưu, xây dựng và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ ở Bộ Quốc phòng Lào nói riêng và ở các cơ quan, đơn vị khác nói chung. Ngoài ra luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo giúp cho việc học tập, nghiên cứu của học viên, sinh viên chuyên ngành văn thư lưu trữ và những người trực tiếp làm công tác lưu trữ ở nước CHDCND Lào nói chung và Bộ Quốc phòng nói riêng. 10. Bố cục của đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Phần Phụ lục, phần nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương : Chương 1: Khái quát về công tác lưu trữ của Bộ Quốc phòng Lào. Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực trạng công tác thu thập bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng Lào Chương 3: Các giải pháp thu thập, bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào; sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo ở Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn khoa học PGS TS .Vũ Thị Phụng. 11 Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất về sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp và các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đã giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này. 12 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ Ở BỘ QUỐC PHÒNG LÀO 1.1. Khái quát về Bộ Quốc phòng Lào 1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Quốc phòng Lào Ngày 20 tháng 01 năm 1949 Chủ tịch Kay Sone Phom Vi Hane đã chính thức Tuyên cáo thành lập Quân đội Lào IT-SẠ-LẠ, đó chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Lào. Quân đội nhân dân Lào được hình thành trong phong trào cách mạng với mục đích chiến đấu để giành lấy quyền độc lập tự do cho đất nước, vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân các bộ tộc Lào. Đến ngày 20 tháng 01 năm 2011, Quân đội nhân dân Lào tròn 62 tuổi. Trong thời gian lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, và Chủ tịch Kay Sone Phom Vi Hane; sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân; sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên quốc phòng, Quân đội Lào đã không ngừng trưởng thành, chiến thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Lào đã trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc và tay sai bán nước, giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khi ra đời đến nay, Quân đội Lào luôn luôn thực hiện trọn vẹn chữ trung với nước, dù trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn thử thách. 13 Để phù hợp với nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới của cuộc cách mạng Đảng - Nhà nước đã thống nhất và đổi tên của Quân đội theo Nghị định số 75 của Chủ tịch nước ban hành ngày 16/7/1982. Nội dung của Nghị định Điều 1 đã quy định: “Bắt đầu từ hôm nay trở đi Quân đội giải phóng nhân dân Lào đã đổi tên thành Quân đội nhân dân Lào, đây chính là sự kiện quan trọng nhất của quân đội ta trong giai đoạn xây dựng và trưởng thành, để động viên tinh thần của cán bộ chiến sỹ ta sẵn sàng bước lên hoàn thành mọi nhiệm vụ để phù hợp với danh hiêụ Quân đội nhân dân” Ngay sau khi quân đội Lào ra đời, đồng thời Chủ tịch Kay-Sone-PhomVi-Hane đã chính thức tuyên cáo thành lập Bộ chỉ huy quân sự cấp cao và các cơ quan trực thuộc gồm có Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần và Văn phòng. Ngày 16/7/1982 Chủ tịch nước ban hành Nghị định số 76 về việc thay đổi tên gọi của Bộ chỉ huy quân sự cấp cao thành Bộ Quốc phòng và các cơ quan trực thuộc như sau: Tổng cục Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Văn phòng Bộ Quốc phòng, hiện nay cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng Lào theo Nghị định của Chính phủ số 348/NĐ- CP ngày 01/10/2007. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng Lào Nghị định của Chính phủ số 348/NĐ- CP ngày 01/10/2007 đã quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ Quốc phòng như sau: * Vị trí, chức năng: Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng và Chính phủ về lĩnh vực quốc phòng, là trung tâm tổ chức thực hiện đường lối về quốc phòng toàn diện của Đảng; đào tạo huấn luyện xây dựng và quản lý chỉ đạo 14 lực lượng vũ trang; đại diện cho Chính phủ về quan hệ hợp tác đối ngoại về công tác quốc phòng. * Nhiệm vụ: - Chuyển đường lối quốc phòng toàn diện, toàn dân của Đảng trở thành luật, Nghị định, và kỷ luật của Bộ Quốc phòng trong hoạt động, xây dựng và quản lý quân đội; - Quy định hướng và xây dựng chiến lược trong việc tổ chức thực hiện bảo vệ tổ quốc, độc lập, quyền dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ, vững chắc và bền vững của chế độ dân chủ nhân dân; - Theo dõi, nghiên cứu nắm chắc âm mưu phá hoại và hoạt động của lực lượng đối kháng để có biện pháp trả đũa nghiêm khắc và kịp thời; - Xây dựng và củng cố Quân đội nhân dân Lào trở thành quân đội cách mạng có nề nếp và hiện đại; - Xây dựng và củng cố lực lượng trong sạch, vững mạnh, vững chắc tư tưởng, vững mạnh về tổ chức, có nề nếp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng đấu tranh và quyết thắng; - Xây dựng kế hoạch quy định việc hậu cần toàn quân, từng giai đoạn, để đảm bảo công tác hậu cần theo chế độ, cho đầy đủ, kịp thời, tích cực công tác hậu cần tại chỗ để giải quyết sinh hoạt, sử dụng ngân sách của quân đội cho có hiệu quả; - Xây dựng cơ sở kỹ thuật, bảo quản và sửa chữa, quản lý sử dụng phương tiện kỹ thuật, vũ khí đúng theo kỹ thuật và quy tắc; - Nghiên cứu và sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và môi trường vào công tác quốc phòng cho rộng rãi; 15 - Thực hiện 3 nhiệm vụ và 4 quan hệ của QĐND Lào. - Phối hợp với các cơ quan cấp trung ương và chính quyền địa phương về xây dựng cơ sở chính trị - phát triển nông thôn toàn diện; Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân góp phần vào sự phát triển kinh tế - chính trị của quốc gia và giúp đỡ nhân dân; - Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng - Nhà nước; quan hệ và hợp tác quân sự với các nước bạn bè chiến lược và quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực theo sự đồng ý của Chính phủ; - Tổng kết tình hình toàn diện và công tác quốc phòng để báo cáo thường xuyên cho trung ương Đảng và Chính phủ; - Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự giao phó của cấp trên. () 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Bởi vậy, Bộ trưởng là người có vị trí cao nhất và chịu trách nhiệm trước Đảng và Chính phủ về mọi hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng. Giúp việc cho Bộ trưởng là các thứ trưởng và các đơn vị, tổ chức trực thuộc bộ. Đơn vị, tổ chức thuộc Bộ bao gồm: 1. Văn phòng Bộ Quốc phòng Văn phòng là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý: Tổng hợp, đối ngoại, chính trị, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tổng hợp và thông tin, cải cách hành chính. Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào có 5 đơn vị (bao gồm: Cục Nghiên cứu tổng hợp; Cục Đối ngoại; Cục Bảo vệ chăm sóc sức khỏe; Phòng Hành chính; Phòng Chính trị;). ( ) Do yêu cầu bảo mật thông tin cho nên chúng tôi chỉ nêu hoặc nêu sơ lược chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị. 16 2. Tổng cục Tham mƣu (*) Tổng cục Tham mưu là cơ quan đầu ngành tham mưu của Bộ Quốc Phòng. Tổng cục Tham mưu có 18 đơn vị, bao gồm 15 cục (Tác chiến; Huấn luyện; Quân lực; Biên giới - Bản đồ; Đặc công; Xe tăng; Không quân; Phòng không; Pháo binh; Công binh; Thông tin; Cơ yếu; Du kích - Tự vệ; Hoá học) Văn Phòng và 2 Phòng (Hành chính, Chính trị). 3. Tổng cục Chính trị (*) Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Lào trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào, là Cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương. Tổng cục chính trị có 16 đơn vị, bao gồm 9 Cục (Cán bộ; Tổ chức Đảng; Tuyên huấn; Chính sách; Xây dựng cơ sở chính trị; Thanh tra; Bảo vệ; Kiểm sát; Toà án) 7 Phòng (Bảo hiểm xã hội; Đoàn thanh niên; Công đoàn; Hội liên hiệp phụ nữ; Hành chính; Chính trị) và Văn phòng. 4. Tổng cục Hậu cần(*) Tổng cục Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào, là cơ quan đầu ngành Hậu cần quân đội có chức năng đảm bảo hậu cần cho Quân đội Nhân dân Lào. Tổng cục Hậu cần có 15 đơn vị, trong đó có 12 cục (Tài chính; Xăng dầu; Quân nhu; Quân Y; Quản lý xe; Quân khí; Sản xuất; Xây dựng; Vận tải; Công nghiệp; Tham mưu hậu cần; Huấn luyện), 2 phòng (Hành chính; Chính trị) và Văn phòng. 5. Cục Khoa học lịch sử(*) 6. Cục 213 (Tình báo)(*). Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi 17 trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lí tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược... 7. Cục Kinh tế Cục Kinh tế là cơ quan được Bộ Quốc phòng Lào uỷ nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội Nhân dân Lào Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng có một số nhiệm vụ chính sau: Chỉ đạo các loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt động sản xuất kinh tế. Nghiên cứu, vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của Quân đội. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực kinh tế. Quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh 18 nghiệp quốc phòng. Các chương trình kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm. Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế.Tham gia quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp... 8. Các Sƣ đoàn (*) (5 sư đoàn I, II, III, IV, V). 9. Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh (*) Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có 17 đơn vị. gồm Bộ chỉ huy quân sự Thủ đô Viêng-chăn và 16 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (Phổng-sa-ly; Luông-nam-tha; U-đôm-xay; Bo-keo; Xay-ya-bu-ly; Luông-bra-bang; Hua-phăn; Xiêngkhoang; Bo-li-khăm-xay; Viêng-chăn; Khăm-muồn; Sạ-văn-na-khệt; Sa-lavăn; Chăm-pa-sắc; Sê-koong; At-ta-pư). 10. Các học viện và nhà trƣờng Là trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, đào tạo cán bộ chiến sỹ, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự. Các học viện và nhà trường có 5 đơn vị bao gồm 3 học viện (Học viện Quốc phòng Kay-Sone-Phom-Vi-Hane; Học viện Lục quân; Học viện Chỉ huy - Tham mưu) và 2 trường (Trường hạ sỹ quan I và II). 11. Các Trung đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng (13 trung đoàn độc lập: 11; 279; 497; 584; 605; 641; 642; 643; 644; 645; 702; 703; 941). Với cơ cấu tổ chức trên đây, có thể thấy rằng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng Lào tương đối nhiều. Bởi vậy khối lượng tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của các cơ quan nói trên là rất lớn. Nhưng không phải tất cả mọi tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đều có giá trị ngang nhau và đều được đưa 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan