Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng dùng rượu bia trong thanh thiếu niên hà nội [tt]...

Tài liệu Thực trạng dùng rượu bia trong thanh thiếu niên hà nội [tt]

.PDF
26
722
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN XÃ HỘI HỌC TRẦN THỊ THANH LOAN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 603130 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2011 0 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Xã hội học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Xuân Trƣờng Phản biện 1: PGS. TS Vũ Tuấn Huy Phản biện 2: PGS. TS Phạm Văn Quyết Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Viện Xã hội học vào lúc 08h00 ngày 16 tháng 01 năm 2012 Có thể tìm luận văn tại: Trung tâm Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội 0 MỤC LỤC Trang Mở đầu 2 Nội dung 12 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về việc 12 sử dụng rƣợu, bia 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về rƣợu, bia 12 1.1 Một số khái niệm công cụ 12 1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 13 2. Cơ sở thực tiễn – Các chính sách nghiên cứu về rƣợu, 13 bia Chƣơng 2: Thực trạng và các nhân tố tác động đến 18 việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên hà Nội 2.1 Thực trạng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên 18 Hà Nội 2.2 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia trong 21 thanh thiếu niên Hà Nội Chƣơng 3: Hệ quả của việc sử dụng rƣợu, bia và xu 22 hƣớng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 3.1 Hệ quả của việc sử dụng sử dụng rƣợu, bia 22 3.2 Xu hƣớng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà 23 Nội Kết luận 24 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sử dụng rƣợu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm năm 2006, mức tiêu thụ bia bình quân/ngƣời/năm ở nƣớc ta là 15,8 lít, gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn thế giới (22 lít). Mức tiêu thụ rƣợu bình quân/ngƣời/năm ở nƣớc ta là 3,9 lít trong khi đó mức tiêu thụ chung trên toàn cầu là 6 lít… Thanh thiếu niên là lực lƣợng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển của đất nƣớc. Sự giàu có và phồn vinh của quốc gia đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố con ngƣời, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra mọi nơi trên thế giới, thanh thiếu niên Việt Nam cũng có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ hội để phát hiện và phát triển bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh thiếu niên Việt Nam phải đối đầu với những thách thức mới: đó là sƣ xâm nhập lối sống tự do, tệ nạn xã hội, những thƣớc phim quảng cáo rƣợu, bia mang tính toàn cầu. Lối sống đƣợc du nhập từ phƣơng Tây: hút thuốc lá, uống rƣợu, ma túy và tình dục không an toàn đang là vấn đề lớn của thanh thiếu niên (http://tcyh.yds.edu.vn/2008/2008 PB T12 so 4 - YTCC). Vì vậy, tình hình sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên vẫn là chủ đề mang đầy tính thời sự và cần đƣợc quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là lý do khiến tác giả lựa chọn vấn đề: Thực trạng sử dụng rƣợu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội để nghiên cứu. Tác 2 giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội nhƣ thế nào? Những nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên? Và, xu hƣớng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên trong thời gian tới diễn ra nhƣ thế nào? 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về rượu, bia Các nghiên cứu gần đây của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hƣớng trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rƣợu, gia tăng trong tần suất và lƣợng rƣợu tiêu thụ ở nhóm tuổi thanh niên (WHO, 2004). Đối với học sinh khi mà hoạt động chủ đạo của họ là học tập thì việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình học tập của các em. Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà trƣờng tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh bị đuổi khỏi trƣờng học (http://www.apho.org.uk/apho/indications.htm). Và, đồ uống có cồn còn đƣợc xác định là có mối liên quan đến tình trạng trốn học. Ở Lôn đôn, trong độ tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rƣợu, bia và đó là những đối tƣợng thƣờng xuyên trốn học (Best, D; Manning, V; Gossop, M et al. (2006). Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old children. Addictive Behaviours. 31(8): 1424-1435). Độ tuổi và địa điểm sử dụng rƣợu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rƣợu, bia của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số học sinh (tuổi 15 và 16) đƣợc khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rƣợu. 38,0% thƣờng rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24,4% là thƣờng xuyên uống (uống hai hay nhiều lần một tuần) và 49,8% uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn nhƣ tại các câu lạc bộ, đƣờng phố và công viên). Trẻ em 3 thƣờng uống rƣợu ở các nơi công cộng nhiều hơn là uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010). Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005”. Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống rƣợu, bia trƣớc thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên tới 49% ở độ tuổi 17. Cha mẹ là yếu tố có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng rƣợu, bia của học sinh, với 37% nam giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã đƣợc cha mẹ họ cho uống rƣợu trong tuần qua. Ba địa điểm mà giới trẻ thƣờng uống rƣợu là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc. Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng rƣợu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng nhƣ áp lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rƣợu, bia: nữ giới ngày nay đã “bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rƣợu, bia. Ở Anh, dƣới 18 tuổi không đƣợc phép mua rƣợu cho mình nhƣng 63% của những ngƣời tuổi từ 16 – 17 và 10% ở độ tuổi 12 – 15 ngƣời đã say sƣa trong năm qua nói rằng họ thƣờng mua rƣợu trong quán rƣợu, quầy bar và câu lạc bộ đêm. Giới trẻ coi rƣợu nhƣ là một phƣơng tiện giao lƣu xã hội với bạn bè (62%). Uống rƣợu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng (www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf). Các chƣơng tình quảng cáo về rƣợu, bia trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có sự tác động nhất định đến việc sử dụng rƣợu trong thanh thiếu niên. Một nghiên cứu gần đây về ảnh hƣởng của việc quảng cáo rƣợu đối với thanh thiếu niên ở Ai-len cho thấy: Đa số những thanh thiếu niên đƣợc khảo sát đều khẳng định là họ yêu thích các chƣơng trình quảng cáo về rƣợu. Và, hầu hết các 4 thanh thiếu niên tin rằng nội dung của các chƣơng trình quảng cáo sẽ góp phần định hƣớng cho hành động hay mục tiêu cho họ, bởi vì các chƣơng trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp đêm, âm nhạc sôi động... Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rƣợu, bia nhƣ là những gợi ý, những chƣơng trình quảng cáo rƣợu, bia tạo nên khuynh hƣớng bao trùm rằng rƣợu sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol and advertising, 2010). Việc lạm dụng rƣợu, bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do các chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới tử vong do tai nạn giao thông ở huyện Tirana – Albania, năm 2000 - 2005 cho biết những ngƣời có sử dụng rƣợu, bia có nguy cơ bị tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 6,15 lần ngƣời không sử dụng rƣợu, bia (Trích lại từ Tạp chí Y học dự phòng, 2009, số 5 (104):130). Theo nghiên cứu về nƣớc Pháp, các vấn đề do rƣợu, bia gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với thuốc lá (1,2%). Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97). Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phƣơng Tây cho thấy rằng, lứa tuổi lần đầu tiếp cận rƣợu, bia đang đƣợc trẻ hóa. Sử dụng rƣợu, bia khác nhau theo lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rƣợu, bia. Địa điểm mà giới trẻ sử dụng rƣợu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc. Cùng với gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chƣơng trình quảng cáo về rƣợu, bia cũng có sự tác động nhất định đến hành vi sử dụng rƣợu, bia của giới trẻ. 5 2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rượu, bia Ở Việt Nam các vấn đề về rƣợu, bia đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 90 của thập kỷ trƣớc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rƣợu, bia có sự chênh lệch với các nƣớc trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rƣợu, bia nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rƣợu, bia tăng theo độ tuổi. Nghiên cứu tại phƣờng Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 ngƣời từ 15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rƣợu chỉ có ở nam giới, với 1,9% nghiện rƣợu, bia và 50 – 60% tổng số ngƣời nghiện rƣợu ở lứa tuổi 30 đến 50. Cuộc Điều tra Y tế quốc gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22,2% dân số trên 15 tuổi có uống rƣợu bia từ một lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77,9% dân số trên 10 tuổi đang dùng rƣợu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25. Nghiên cứu về các bệnh lý liên quan đến rƣợu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tƣợng từ 18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rƣợu là 8% trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101). Năm 2006, đƣợc sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình hình lạm dụng rƣợu bia tại Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng rƣợu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ sử dụng rƣợu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình sử dụng rƣợu, bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rƣợu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng là 84%.(http://www.hspi.org.vn/vcl/vn/home/InfoDetail.jsp?area=1&cat=67 &ID=951). 6 Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện năm 2003 (SAVY 1) với tổng số mẫu là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi tại 42 tỉnh, cho thấy uống rƣợu, bia là hiện tƣợng phổ biến ở nam thanh niên (69%) và ít phổ biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28,1% nữ cho biết họ đã từng uống rƣợu, bia. Tỷ lệ thanh niên đã từng uống rƣợu, bia tăng lên theo độ tuổi. Cuộc điều tra lần thứ hai SAVY 2 năm 2009 đã đƣợc tiến hành với 10.044 VTN/TN trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn và thành phố lớn, cho thấy, tỷ lệ chung những ngƣời đƣợc hỏi đã từng uống hết (một cốc rƣợu/bia?) là khá cao, 58,6%, trong đó 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ. Tỷ lệ từng uống hết một cốc rƣợu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47,5% ở nhóm tuổi 14-17, 66,9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71,2% ở nhóm tuổi 22-25. Hiện nay chƣa có một nghiên cứu về rƣợu, bia nào đặc biệt quan tâm đến đối tƣợng thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên đang sống, lao động và học tập tại Hà Nội nói riêng. Cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006 (với số lƣợng mẫu 6.363 vị thành niên và thanh niên) cũng không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội, vì vậy, vấn đề chƣa thể đi sâu và là hạn chế nhất định với triển khai đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn Nêu lên thực trạng sử dụng rƣợu, bia và làm rõ các nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Đồng thời chỉ ra các hệ quả của việc sử dụng rƣợu, bia và xu hƣớng sử dụng rƣợu, bia 7 trong thanh thiếu niên Hà Nội. Những thông tin này sẽ bổ sung tƣ liệu cho việc nhận định tình hình sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên hiện nay, góp phần định hƣớng cho thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh hơn. 3.2 Nhiệm vụ của luận văn Đề tài đặt ra 04 nhiệm vụ phải giải quyết là: Thứ nhất là tổng quan về tình hình sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan. Vận dụng các cách tiếp cận nghiên cứu và khái niệm liên quan vào lý giải và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Các cách tiếp cận nghiên cứu: Cách tiếp cận xã hội hóa; cách tiếp cận tƣơng tác biểu trƣng. Các khái niệm công cụ: Rƣợu, bia, lạm dụng rƣợu, bia, vị thành niên và thanh thiếu niên. Thứ ba là phân tích thực trạng sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội. Cuối cùng, phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia và chỉ ra những hệ quả của việc sử dụng rƣợu, bia cũng nhƣ xu hƣớng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp luận Trong phân tích này, tác giả sử dụng 02 cách tiếp cận: Cách tiếp cận xã hội học về xã hội hóa; cách tiếp cận tƣơng tác biểu trƣng để phân tích thực trạng sử dụng rƣợu, bia và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Tác giả không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà thông qua phân tích tài liệu, tổng quan tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực rƣợu, 8 bia. Và sử dụng phƣơng pháp số liệu có sẵn dựa trên bộ số liệu định lƣợng có sẵn của cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội do Viện Gia đình và Giới phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam, Đại học Jonhs Hopkins (Hoa Kỳ) thực hiện năm 2006 cùng với một số trƣờng hợp phỏng vấn sâu và các tƣ liệu gần đây. Cuộc điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội đƣợc tiến hành năm 2006 tại 07 quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Hoàng Mai và 5 huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm của Hà Nội (trước khi mở rộng). Có 6.363 vị thành niên và thanh niên độ tuổi 15-24 đã tham gia vào cuộc điều tra này. Cuộc điều tra này đã thu thập thông tin bằng cách thức: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và có áp dụng phƣơng thức phỏng vấn để thanh niên tự trả lời. Phƣơng pháp phân tích số liệu: Số liệu gốc của cuộc điều tra sẽ đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS. Các phân tích tần suất, tƣơng quan hai chiều, đa biến. Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu: 10 trƣờng hợp trong đó có 06 trƣờng hợp thanh niên có nghề nghiệp khác nhau (03 nam, 03 nữ); 02 trƣờng hợp là phụ huynh; 02 trƣờng hợp là học sinh, sinh viên về chủ đề liên quan đến hành vi sử dụng rƣợu, bia. Kết quả nghiên cứu được trình bày theo 03 hình thức phân tích như sau: Thứ nhất: Phân tích mô tả (tần suất): cung cấp thông tin chung về thực trạng sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Thứ hai: Phân tích nhị biến (tƣơng quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng yếu tố (giới tính, tuổi, trình độ học vấn...) 9 đối với việc sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Kiểm định X2 đƣợc sử dụng để xem xét mức độ mối quan hệ giữa các biến số. Thứ ba: Nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên, vì vậy, trong luận văn còn sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Kiểm định thống kê X2 đƣợc sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến số đó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng sự dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội 5.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 tuổi Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trƣớc khi mở rộng 6. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài đƣa ra 04 giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau: Giả thuyết 1: Hành vi sử dụng rƣợu, bia có sự khác biệt giữa nam, nữ thanh thiếu niên và khu vực cƣ trú, độ tuổi. Giả thuyết 2: Các yếu tố: trình độ học vấn; học lực; môi trƣờng học tập, bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém và hiện đang đi học là những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Giả thuyết 3: Việc hiện có/không đi làm kiếm tiền tạo ra sự khác biệt trong tần suất sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Giả thuyết 4: Các yếu tố: gia đình, phƣơng tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn có sự tác động đến hành vi sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Trong đó, phƣơng tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn là những nhân tố tác động mạnh đến hành vi sử dụng rƣợu, bia trong nam thanh thiếu niên. 10 7. Đóng góp của luận văn Bổ sung thêm thông tin cho những khoảng trống trong nghiên cứu về tình hình sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên. Gợi mở các hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và truyền thông về chủ đề này. 8. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bài viết có liên quan đến luận văn. Phần nội dung gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chƣơng 2: Thực trạng và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội; Chƣơng 3: Hệ quả của việc sử dụng rƣợu, bia và xu hƣớng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội và một số khuyến nghị. 9. Hạn chế của đề tài Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn và đây là một nghiên cứu chung về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội, không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội nên luận văn chƣa đủ các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài. Bên cạnh đó, do đây là một nghiên cứu cắt ngang nên khó xác định đƣợc yếu tố nào xảy ra trƣớc, yếu tố nào xảy ra sau, trong khi đó trong phần phân tích hồi quy lại tìm hiểu yếu tố nào xảy ra trƣớc, yếu tố nào xảy ra sau, yếu tố nào tác động đến yếu tố nào nên kết quả phân tích không đƣợc nhƣ mong đợi. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG RƢỢU, BIA 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG RƢỢU, BIA 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ Sử dụng rƣợu, bia Khái niệm sử dụng rượu bia trong nghiên cứu này đƣợc định nghĩa là: Thanh thiếu niên đã có ít nhất 01 lần uống rƣợu, bia tính đến thời điểm điều tra. 1.1.2 Lạm dụng rƣợu, bia Lạm dụng rƣợu, bia đƣợc xác định theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới: Nam uống trên 3 đơn vị rƣợu/ngày (Một đơn vị rƣợu tƣơng đƣơng 10 gram rƣợu nguyên chất chứa trong dung dịch uống – pure nit of alcohol = 01 cốc chuẩn. Một cốc chuẩn tƣơng đƣơng: 01 lon bia 330ml nồng độ 5%, 01 cốc rƣợu vang 125ml nồng độ 11%, 01 ly rƣợu vang mạnh 75ml nồng độ 11%, 01 ly rƣợu vang mạnh 75ml nồng độ 20%, 01 chén rƣợu mạnh 30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị rƣợu/tuần; nữ uống trên 02 đơn vị/ngày hoặc 14 đơn vị/tuần (Tạp chí Y học thực hành (650) – Số 3/2009:40). 1.1.3 Vị thành niên và thanh niên Vị thành niên là một trong những khái niệm đƣợc hiểu một cách đa nghĩa và dễ gây tranh luận nhiều cả về nội hàm lẫn ngôn từ của nó trong tƣ duy xã hội học. Tuỳ thuộc vào vị trí tiếp cận, góc nhìn cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của mỗi chuyên ngành mà vị thành niên lại đƣợc giải thích theo một cách thức riêng. Tổ chức y tế thế giới đã đƣa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm vị thành niên. Đó là: “nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 18 tuổi”. Trong nhóm vị thành niên nói trên, ngƣời ta lại phân nhỏ 12 thành ba nhóm khác nữa: nhóm vị thành niên nhỏ từ 10-13 tuổi, nhóm vị thành niên trung bình từ 14-16 tuổi, nhóm vị thành niên lớn từ 17-18 tuổi (Đặng Vũ Cảnh Linh, 2004). Căn cứ theo các quy định trong các luật về độ tuổi của vị thành niên và căn cứ theo cách chia độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới, theo tác giả luận văn độ tuổi của vị thành niên từ 10 tuổi đến 18 tuổi là hợp lý hơn cả. Theo Luật Thanh niên đƣợc thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và đƣợc Chủ tịch nƣớc công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của Thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” 1.2 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận xã hội hóa và cách tiếp cận tƣơng tác – biểu trƣng. 1.2.1 Cách tiếp cận xã hội hóa Theo Neil Smelser: “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tƣơng ứng với vai trò của mình”. Theo định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hóa chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực. Chƣa đề đập tới khả năng cá nhân có thể tạo ra những giá trị, kinh nghiệm, chuẩn mực để xã hội học theo. Nhƣ vậy, dƣờng nhƣ cá tính của con ngƣời bị tan biến vào những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu đƣợc. Một nhà xã hội học khác của Mỹ Fichter đã xem: “Xã hội hóa là một quá trình tƣơng tác giữa ngƣời này và ngƣời khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Nhƣ vậy, Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hóa. (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:258). 13 Định nghĩa của nhà khoa học ngƣời Nga G.Andreeva đã nêu đƣợc cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trƣờng xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặc khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Nhƣ vậy, mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trƣờng tới con ngƣời. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con ngƣời trở lại môi trƣờng thông qua hoạt động của mình ” (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:259). Bên cạnh sự ảnh hƣởng xã hội hóa của gia đình và bạn bè thì phƣơng tiện truyền thông đại chúng cũng có những ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân. Trong các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thì truyền hình là phƣơng tiện truyền thông đại chúng thuyết phục nhất, tác động mạnh đến quá trình xã hội hóa, truyền hình là một phƣơng tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta và truyền hình vẫn còn là chủ đề tranh luận đến mức làm méo mó các mối quan hệ của chúng ta bằng cách ủng hộ các mẫu rập khuôn truyền thống (Jonh. Macionis, 2004: 172). Tóm lại, cách tiếp cận xã hội hóa đƣợc vận dụng vào trong nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ sự tác động của gia đình, bạn bè, môi trƣờng học tập và phƣơng tiện truyền thông đại chúng đến hành vi sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội. 1.2.3 Cách tiếp cận tƣơng tác – biểu trƣng Thuyết tƣơng tác biểu trƣng, đại diện là George H.Mead (1863-1931). Lý thuyết này chỉ ra rằng các cá nhân chịu ảnh hƣởng 14 bởi cấu trúc xã hội và sự tƣơng tác xã hội, đặc biệt là mối quan hệ với những ngƣời trong nhóm. Theo Herbert Blumer – một trong những ngƣời phát triển lý thuyết này, khái niệm “tƣơng tác biểu trƣng” dùng để chỉ một đặc trƣng cơ bản của tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời. Đó là việc các cá nhân luôn phải lý giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là đáp lại hành động của nhau. Điều đó có nghĩa là hành động của cá nhân không phải là sự phản ứng trực tiếp đối với hành động của ngƣời khác. Tóm lại, Blumer nhấn mạnh rằng con ngƣời là những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tƣơng tác xã hội của họ. Đây là quá trình xã hội trong đó đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm. Theo những học giả của thuyết tƣơng tác biểu trƣng, trải nghiệm cá nhân đƣợc bắt nguồn từ sự tƣơng tác đang tiến triển với những ngƣời quan trọng khác và/hoặc những nhóm xã hội quan trọng. Sự tƣơng tác này đƣợc hoạt động trung gian thông qua việc sử dụng những biểu tƣợng cho phép con ngƣời hiểu, xây dựng và chia sẻ những sự trải nghiệm của họ, bao gồm những hành động của họ trong xã hội. Một số đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con ngƣời và xã hội đƣợc thuyết tƣơng tác biểu trƣng xem xét trong phức thể các bộ phận chủ thể - khách thể, các trải nghiệm, các hình ảnh về bản thân đƣợc hình thành dƣới tác động của các yếu tố xã hội nhất định và bộc lộ trong những tình huống xã hội cụ thể (Lê Ngọc Hùng, 2002:303). Nhƣ vậy, theo thuyết tƣơng tác biểu trƣng, hành vi của một ngƣời sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể bởi mối quan hệ tƣơng hỗ với những ngƣời khác, đặc biệt những ngƣời trong nhóm phi chính thức. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng vào phân tích thực trạng sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên nhằm tìm hiểu và lý giải 15 mối quan hệ giữa phần lớn bạn thân của thanh thiếu niên có sử dụng rƣợu, bia với việc thanh thiếu niên có sử dụng rƣợu, bia, mối quan hệ giữa việc thanh thiếu niên thấy cần thiết phải sử dụng rƣợu, bia để chứng tỏ mình để hòa nhập với bạn bè với hành vi sử dụng rƣợu, bia của họ trên thực tế. 2. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÕNG CHỐNG RƢỢU, BIA Nƣớc ta đã từng có thời kỳ cấm tƣ nhân nấu rƣợu, bán rƣợu hoặc đã có chính sách hạn chế quảng cáo rƣợu bia, cấm lái xe khi say rƣợu, cấm lực lƣợng vũ trang uống rƣợu, bia trong giờ làm việc, cấm say rƣợu, bia nơi công cộng và cấm bán rƣợu cho trẻ em. Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nƣớc và ngƣời có hành vi liên quan đến say rƣợu, bê tha. Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 351/TTG ngày 25 tháng 8 năm 1996 về việc cấm bán các loại rƣợu và nƣớc uống có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho ngƣời chƣa thành niên và rƣợu, bia cho trẻ em dƣới 16 tuổi. Nghiêm cấm việc bán và uống rƣợu, bia trong các trƣờng phổ thông… Năm 1998, Chính phủ đã đƣa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rƣợu, bia. Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg ngày 19/3/2001 phê duyệt Chiến lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 20012010, trong đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rƣợu (Trích theo Tạp chí Dân tộc học số 6/2006:3). Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rƣợu... Quy định về việc cấm sử dụng rƣợu, bia khi tham gia giao thông từ 2007 và luật Giao thông đƣờng bộ có hiệu lực từ 01/07/2009 cấm ngƣời điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đƣờng mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn; cấm ngƣời điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ 16 cồn vƣợt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở. Đặc biệt, chƣa có quy định phù hợp trong quảng cáo, khuyến mãi và đƣa hình ảnh sử dụng rƣợu, bia trên các phƣơng tiện truyền thông và cũng chƣa có chính sách truyền thông giáo dục về tác hại của rƣợu, bia. Các chính sách còn tản mạn, chƣa đồng bộ, chƣa đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chƣa có cơ chế triển khai thực hiện, chƣa đƣợc các cấp, cơ quan, đoàn thể quan tâm, thiếu sự tham gia của ngƣời dân và thiếu sự đầu tƣ nguồn lực cũng nhƣ thiếu kiểm tra giám sát thực hiện. Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rƣợu, bia. Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rƣợu, bia. Trong dự thảo đề cƣơng Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rƣợu, bia giai đoạn 2010 - 2020, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rƣợu, bia dƣới mọi hình thức. Nhà nƣớc sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các điểm bán lẻ rƣợu, bia, cấm trẻ em dƣới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rƣợu, bia… Với sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rƣợu, bia cũng nhƣ Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm dụng rƣợu, bia. Tóm lại, chƣơng 1 đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cho việc xây dựng phƣơng pháp phân tích việc sử dụng rƣợu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. 17 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI 2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI * Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với giới tính và khu vực cư trú Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tƣợng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tƣơng quan giữa nam và nữ, ta thấy, tình trạng sử dụng rƣợu, bia của thanh thiếu niên không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rƣợu nhƣ là thứ "gia vị" không thể thiếu đƣợc trong các buổi gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng sử dụng rƣợu, bia với 33,5% nam và 15,5% là nữ đã từng uống rƣợu, bia. Nam thanh thiếu niên đã từng sử dụng rƣợu, bia cao gấp 02 lần so với nữ thanh thiếu niên. Điểm phần trăm chênh lệch giữa nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rƣợu bia là 18. * Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với môi trường học tập Đối với thanh thiếu niên thì môi trƣờng học tập trong nhà trƣờng vừa là yếu tố bảo vệ nhƣng đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ. Kết quả cho thấy trong 6.363 thanh thiếu niên đƣợc hỏi có 111 trƣờng hợp cho rằng trƣờng học của họ là môi trƣờng không tích cực thì có 58,6% đã từng sử dụng rƣợu, bia; với 903 trƣờng hợp cho rằng môi trƣờng học tập của họ là bình thƣờng không tích cực mà cũng không tiêu cực, có 56,2% đã từng sử dụng rƣợu, bia. Đối với 5.322 trƣờng hợp còn lại cho rằng trƣờng học của 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan