Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tham gia vào sinh hoạt hội phụ nữ của phụ nữ thủ đô hiện nay...

Tài liệu Thực trạng tham gia vào sinh hoạt hội phụ nữ của phụ nữ thủ đô hiện nay

.PDF
165
602
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HÀ THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO SINH HOẠT HỘI PHỤ NỮ CỦA PHỤ NỮ THỦ ĐÔ HIỆN NAY Luận văn ThS. Xã hội học Nghd. : TS. Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu của khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành xã hội, tôi được các thầy cô, giảng viên khoa Xã hội học nhiệt tình giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo khoa Xã hội học cùng tất cả các giảng viên đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong 3 năm học qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị: Hội LHPN Thành phố Hà Nội, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm, Hội LHPN quận Long Biên, Hội LHPN phường Thượng Thanh, UBND phường Thượng Thanh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thu Hà- giảng viên khoa Xã hội học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đề tài “Thực trạng tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ ở đô thị hiện nay” là một đề tài còn mới mẻ, với điều kiện về thời gian và trình độ hạn chế, chắc chắn luận văn vẫn chưa thể hiện hết những điều mong muốn và còn nhiều nhược điểm thiếu sót, tôi rất mong được tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp của các thày cô giáo và các độc giả quan tâm để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Ký tên Vũ Thị Hà MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………….. 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………...... 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……………………........................ 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………... 3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..... 4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu……………………… 4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….. 4.2.Khách thể nghiên cứu……………………………….............................. 4.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….. 5.1.Phương pháp quan sát có tham gia……………………………………... 5.2.Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến………………….. 5.3.Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………………………. 5.4. Phương pháp phân tích tài liệu…………………………………………. 6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………….. 7. Khung lý thuyết……………………………………………....................... PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………………….. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………………. 1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………….. 1.1. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu…………………........................ 1.1.1. Lý thuyết hành động xã hội…………………………………………. 1.1.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý…………………………………………… 1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề phụ nữ………….. 1.1.4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ……………………………. 1.2. Khái niệm công cụ………………………………………………………… 1.2.1. Khái niệm “Hội Liên hiệp phụ nữ”………………………………….. 1.2.2. Khái niệm “Tham gia”………………………………………………. 1.2.3 Khái niệm “Sinh hoạt Hội”…………………………………………... 1.2.4.Khái niệm “Nhận thức” …………………………………………....... 1 1 3 4 4 4 5 5 5 5 6 6 6 11 11 11 12 13 13 13 13 13 15 17 18 20 20 21 21 22 1.2.5. Khái niệm “Nhu cầu ” …………………………………………........ 1.2.6.Khái niệm “Thái độ”……………………………………………........ 2.Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………… 2.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu………………………………………….. 2.1.1.Cấp Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam…………………… 2.1.2.Cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội…………………………………… 2.1.3.Cấp Hội LHPN quận Long Biên……………………………………... 2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu…………………………………………….. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO SINH HOẠT HỘI PHỤ NỮ CỦA PHỤ NỮ ĐÔ THỊ HIỆN NAY……………………………………………………………. 1.Nhận thức của phụ nữ phƣờng Thƣợng Thanh về tổ chức Hội LHPN…………. 2. Những nhu cầu cơ bản của phụ nữ hiện nay…………………………….. 3. Thái độ của phụ nữ phƣờng Thƣợng Thanh đối với tổ chức Hội phụ nữ……… 3.1.Mức độ ưa thích tham gia vào sinh hoạt Hội…………………………………… 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của phụ nữ đối với sự tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ………………………………………………………………... 4. Thực trạng tham gia vào sinh hoạt Hội của phụ nữ phƣờng Thƣợng Thanh 4.1. Nội dung sinh hoạt………………………………………………………... 4.1.1. Các hoạt động liên quan đến hỗ trợ vốn và phát triển kinh tế………. 4.1.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, chương trình kế hoạch hóa gia đình…………………………………………………………. 4.1.3.Tham gia tổng vệ sinh môi trường……………………………………. 4.1.4. Hoạt động nhân đạo từ thiện…………………………………………. 4.1.5. Học tập Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước…. 4.1.6. Tham gia sinh hoạt giáo dục truyền thống, rèn luyện chuẩn mực người phụ nữ Thủ đô………………………………………………………….. 4.1.7. Tham gia phòng chống ma túy từ gia đình…………………………... 4.1.8. Hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và chuyển giao khoa học,công nghệ,kỹ thuật………………………………………………… 4.1.9. Hoạt động chăm sóc giáo dục thanh thiếu niên……………………… 4.1.10. Hoạt động phát hiện hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em………………………………………………. 4.2. Về hình thức hoạt động Hội………………………………………………. 23 23 23 23 24 25 25 26 31 31 43 49 49 51 59 60 62 68 72 73 75 80 84 86 90 92 94 4.2.1. Mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn, sinh hoạt chi, tổ phụ nữ …............. 4.2.2. Sân khấu hóa- hình thức được tổ chức hoạt động ngoài trời ……….. 4.2.3.Tham gia các loại hình CLB…………………………………………. 4.2.4. Truyền thông, nói chuyện chuyên đề……………………………….. 4.2.5. Tọa đàm, tập huấn, hội thảo, hội thi… ……………………………… 5. Những nguyên nhân dẫn đến đến thực trạng sự tham gia sinh hoạt Hội của phụ nữ phƣờng Thƣợng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội……………. 5.1. Nguyên nhân tham gia sinh hoạt Hội…………………………………….. 5.1.1. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình…………………………… 5.1.2. Nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức mọi mặt cho phụ nữ, đáp ứng nhu cầu xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc…………………………… 5.1.3. Cơ hội để giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần………………………............................................................ 5.1.4. Khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ …………………………….. 5.2. Nguyên nhân không tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ ………………… 5.2.1. Nguyên nhân khách quan……………………………………………….. 5.2.1.1. Nội dung sinh hoạt …………………………………………….. 5.2.1.2. Cách thức tổ chức……………………………………………. 5.2.2. Các nguyên nhân chủ quan……………………………………………… PHẦN 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ……………………………………………………………………. 2. Giải pháp…………………………………………………………………… 2.1. Nhóm giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền…………………………………………………………………… 2.2. Nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế………………… 2.3. Nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc……………………………………………………………………………. 2.4. Nhóm giải pháp nhằm xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh ............ 3. Khuyến nghị……………………………………………………………….. 3.1. Đối với Hội phụ nữ cấp trên và Đảng ủy, chính quyền phường Thượng Thanh .................................................................................................................. 3.2. Đối với người nghiên cứu………………………………………………. 95 97 97 98 100 105 105 106 108 112 113 115 116 116 119 124 128 128 131 131 132 132 132 133 133 134 MỤC LỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN HỆ THỐNG BẢNG Bảng 1: Đánh giá của cán bộ Hội về nhận thức của hội viên thông qua chức năng, phong trào, các chương trình công tác Hội và trách nhiệm, TRANG 35 quyền hạn của hội viên Bảng 2: Nhận thức của hội viên về chức năng của Hội phụ nữ 36 Bảng 3: Nhu cầu của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay 45 Bảng 4: Những vấn đề hàng ngày nữ thanh niên quan tâm nhất 46 Bảng 5 : Đánh giá về mức độ cần thiết của các hoạt động Hội đối với 47 bản thân hội viên Hội phụ nữ. Bảng 6: Tương quan giữa độ tuổi và mức độ ưa thích tham gia vào sinh 53 hoạt Hội Bảng 7: Tương quan giữa tình trạng hôn nhân và mức độ ưa thích tham 55 gia vào sinh hoạt Hội Bảng 8: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ ưa thích tham gia 57 vào sinh hoạt Hội Bảng 9: Tương quan giữa nghề nghiệp và mức độ ưa thích tham gia vào 58 sinh hoạt Hội Bảng 10: Mức độ tham gia trung bình của phụ nữ vào các hoạt động 61 sinh hoạt do Hội tổ chức Bảng 11: Tương quan giữa trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ 66 vào các hoạt động liên quan đến hỗ trợ vốn và phát triển kinh tế. Bảng 12: Tương quan giữa nghề nghiệp và sự tham gia của phụ nữ vào 67 các hoạt động liên quan đến hỗ trợ vốn và phát triển kinh tế Bảng 13: Tương quan giữa tuổi và sự tham gia của phụ nữ vào hoạt 71 động chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, chương trình kế hoạch hóa gia đình Bảng 14: Tương quan trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ vào 79 hoạt động học tập Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Bảng 15: Tương quan giữa tuổi và sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt 81 giáo dục truyền thống, rèn luyện chuẩn mực người phụ nữ Thủ đô. Bảng 16: Tương quan giữa nghề nghiệp và việc tham gia vào hoạt động 89 đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và chuyển giao KH-KT Bảng 17: Tương quan giữa nghề nghiệp và việc tham gia vào hoạt động 91 chăm sóc giáo dục thanh thiếu niên Bảng 18: Mức độ tham gia trung bình của phụ nữ vào các loại hình sinh 95 hoạt Hội Bảng 19: Kết quả hoạt động của Hội LHPN phường Thượng Thanh năm 102 2005 Bảng 20: Kết quả hoạt động của Hội LHPN phường Hàng Bông năm 103- 104 2005 Bảng 21: Cán bộ Hội quận Long Biên tự đánh giá về năng lực hoạt động của mình 122 MỤC LỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN HỆ THỒNG BIỂU ĐỒ TRANG Biều đồ 1: Mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động liên quan đến hỗ trợ vốn và phát triển kinh tế. 63 Biều đồ 2: Tương quan giữa tuổi và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động liên quan đến hỗ trợ vốn và phát triển kinh tế. 65 Biều đồ 3: Mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe phụ nữ- trẻ em, KHHGĐ 70 Biều đồ 4: Mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động nhân đạo từ thiện 74 Biểu đồ 5: Mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động học tập Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước 76 Biểu đồ 6: Tương quan giữa độ tuổi và mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động học tập Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước 78 Biều đồ 7: Tương quan giữa độ tuổi sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động phòng chống TNXH 85 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLB: Câu lạc bộ CNH- HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNVCLĐ: Công nhân viên chức lao động DN: Doanh nghiệp HS, SV: Học sinh, sinh viên KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình KH-KT: Khoa học kỹ thuật KT-VH - XH: Kinh tế, văn hóa, xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ NN: Nhà nước PN: Phụ nữ PTTH: Phổ thông trung học SDD: Suy dinh dưỡng TE: Trẻ em THCS: Trung học cơ sở TNXH: Tệ nạn xã hội VSMT: Vệ sinh môi trường PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu và hiển nhiên trong lịch sử dân tộc”. Dưới chế độ phong kiến, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều thiệt thòi bất công nên luôn có nhu cầu được giải phóng và sẵn sàng tham gia cách mạng. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập - trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: Nam, nữ bình quyền. Đảng ta sớm nhận rõ phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ phải giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đảng đã đặt ra yêu cầu với phụ nữ là thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ chính thức được thành lập. Trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, Hội phụ nữ đã có nhiều lần thay đổi tên gọi như Hội phụ nữ giải phóng (1930-1931), Hội phụ nữ Dân chủ (1936-1939), Hội phụ nữ phản đế (1939-1941), Hội phụ nữ cứu quốc (19411946) và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1946 đến nay). Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam với tôn chỉ mục đích là hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, bảo vệ quyền tham gia quản lý Nhà nước, đồng thời đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù Hội bảo vệ quyền và mang lại rất nhiều lợi ích cho hội viên như tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực trình độ mọi mặt cho cán bộ, hội viên phụ nữ đồng thời đã giúp đỡ phụ nữ thoát nghèo, tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Bằng nhiều hoạt động thiết thực, Hội LHPN các cấp đã có đóng góp đáng kể vào các chương trình nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, góp phần đắc lực giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc. Tuy nhiên tỷ lệ thu hút phụ nữ đến với tổ chức Hội luôn là vấn đề khó khăn đặc biệt ở các khu vực đô thị. Theo kết quả khảo sát của Hội LHPN Hà Nội về việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên trong các hộ gia đình và thành lập mô hình mới thu hút hội viên năm 2005 cho thấy: tỷ lệ hộ gia đình chưa có hội viên ở 7 quận cũ là 30% lớn hơn 5,1% so với tỷ lệ bình quân ở 5 huyện và 2 quận mới. Chẳng hạn, tỷ lệ gia đình chưa có hội viên ở quận Ba Đình chiếm 45,1%; Hai Bà Trưng chiếm 35,9%; Hoàn Kiếm chiếm 31,1%; và ở huyện Gia Lâm chiếm 15%; Đông Anh chiếm 25%) (Hội LHPN Hà Nội- Báo cáo đánh giá việc thực hiện hướng dẫn 23- Biểu tổng hợp tình hình hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tính đến 30/6/2005) Vậy, tại sao ở các khu vực đô thị khả năng thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội thấp hơn các khu vực ngoại thành và nông thôn? Phải chăng do nội dung, cách thức hoạt động của Hội hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ? Phải chăng tính tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của phụ nữ thành thị thấp hơn phụ nữ nông thôn?...Với băn khoăn như vậy và nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ của phụ nữ đô thị cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó để đưa ra những giải pháp khuyến nghị, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội phụ nữ, thúc đẩy tỷ lệ phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đô thị tham gia tích cực vào các hoạt động Hội, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Thực trạng tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ của phụ nữ đô thị hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) Việt Nam có nhiều vùng đô thị phát triển trong đó Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển mạnh nhất của cả nước. Để xây dựng Thủ đô tương xứng với tên gọi của nó, năm 2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định mở rộng khu vực nội thành của Hà Nội bằng cách thành lập thêm quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Tôi lựa chọn phường Thượng Thanh quận Long Biên để nghiên cứu vì so với các địa bàn khác trong quận như trị trấn Gia Lâm, thị trấn Đức Giang, phường Ngọc Thụy…thì phường Thượng Thanh là một trong những phường đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nhất. Do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến thay đổi cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu xã hội đã tác động không nhỏ đến nhu cầu, nguyện vọng cũng như thời gian rảnh rỗi của người dân. Và đây là những yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Các nhà xã hội học kinh điển của thế giới đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu mối quan hệ xã hội, hành động xã hội trong sự tương tác giữa các hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế ở cấp độ vi vô, vĩ mô. Các nhà xã hội học Việt Nam cũng đã ứng dụng, phát triển các lý thuyết đó để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Những lý thuyết về giới và đấu tranh bình đẳng giới đã được nghiên cứu khá nhiều, song thực sự nghiên cứu xã hội học về thực trạng tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ ở thế giới và Việt Nam còn khá trống vắng. Nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ của phụ nữ đô thị hiện nay” tác giả mong muốn vận dụng các lý thuyết, các khái niệm vào thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam để giải thích sự tham gia của các nhóm phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ. Đồng thời nghiên cứu của tôi có thể làm tư liệu tham khảo cho những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Hội LHPN Việt Nam và những độc giả quan tâm đến vấn đề này. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố tác động đến sự tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ ở Việt Nam không nhiều đặc biệt trên địa bàn phạm vi Hà Nội. Vì vậy nghiên cứu của tôi sẽ giúp cho Hội LHPN quận Long Biên và Hội LHPN Hà Nội có cách nhìn đúng đắn về tổ chức hội hiện nay. Qua bức tranh chung đó, đề tài sẽ tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào tổ chức Hội. Từ đó đề xuất những kiến nghị khoa học về phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. 1. Mục đích nghiên cứu Nhận dạng những nhóm đối tượng tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ qua những nội dung cũng như hình thức sinh hoạt Hội, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia đó; từ đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp vận động chị em phụ nữ tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các hoạt động Hội. 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tham gia vào sinh hoạt Hội phụ nữ của phụ nữ đô thị hiện nay thông qua:  Tìm hiểu nhận thức, thái độ của phụ nữ về tổ chức Hội và những nhu cầu của phụ nữ hiện nay.  Tìm hiểu mức độ tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội theo từng nội dung hoạt động của Hội phụ nữ phường Thượng Thanh.  Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các đặc trưng xã hội của phụ nữ như yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân đến sự tham gia vào sinh hoạt Hội.  Tìm hiểu các hình thức thu hút, tập hợp hội viên phụ nữ tham gia vào sinh hoạt Hội.  Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội  Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ, đặc biệt để thu hút hơn nữa tỷ lệ phụ nữ đô thị tham gia vào Hội phụ nữ 4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ ở đô thị hiện nay 4. 2. Khách thể nghiên cứu Phụ nữ phường Thượng Thanh bao gồm: - Người không phải là hội viên Hội phụ nữ - Hội viên Hội phụ nữ - Cán bộ Hội phụ nữ 4. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ cùng với những hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp với giới hạn về mặt thời gian tiến hành nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu như sau: Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ 1/2005- 1/2006: Hội LHPN là một tổ chức chính trị- xã hội nên cũng giống như các tổ chức đoàn thể khác, cứ 5 năm Hội LHPN tổ chức Đại hội một lần. Sau một năm hoạt động, các cấp Hội từ chi hội phụ nữ trở lên phải tổ chức tổng kết những công việc đã làm được, chưa làm được cũng như đánh giá tỷ lệ thu hút hội viên đến với tổ chức Hội nên tôi lựa chọn thời gian để nghiên cứu là 1 năm. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Hội LHPN quận Long Biên có 12 cơ sở Hội. Song do giới hạn về thời gian, về điều kiện tổ chức nghiên cứu nên tôi chỉ chọn phường Thượng Thanh là địa bàn nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp quan sát có tham gia Do điều kiện công tác, với tư cách là cán bộ của Hội LHPN quận Hoàn Kiếm, tôi đã trực tiếp tham dự một số hoạt động do Hội tổ chức như: mit tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, sinh hoạt CLB, sinh hoạt chi, tổ, tập huấn, hội thảo, hội thi… Địa điểm quan sát: Tại các cuộc họp cấp tổ, chi, phường do Hội LHPN tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Mục đích quan sát: - Thời gian và địa điểm tổ chức sinh hoạt - Thành phần tham gia sinh hoạt (lứa tuổi, là hội viên hay cán bộ Hội hay không phải là hội viên ...) - Thái độ của người tham gia sinh hoạt (Mức độ lắng nghe, sự tích cực hay không tích tham gia phát biểu ý kiến…) - Cách thức tổ chức (quy mô lớn hay nhỏ, cách điều hành sinh hoạt, cách trang trí, hình thức tổ chức…) - Nội dung sinh hoạt (sinh hoạt với nội dung gì ?...) 5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến Nguyên tắc xây dựng phiếu trưng cầu với những câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời nhằm thu thập những thông tin mà người nghiên cứu quan tâm như các mặt nhận thức về Hội và các hoạt động của Hội, mức độ tham gia, lý do tham gia, những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia đó, đánh giá của dư luận về hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ tại địa phương … Nguyên tắc chọn mẫu Do giới hạn về nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian nghiên cứu, tôi không thể sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tới toàn thể phụ nữ địa phương (với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 4.987). Vì thế tôi lựa chọn phương pháp chọn mẫu như sau: Tại địa bàn phường Thượng Thanh, có trên 4000 hộ dân trong đó trên 1000 hộ làm nghề nông nghiệp và trên 3000 hộ làm trong lĩnh vực phi nông (CNVCLĐ, kinh doanh…). Rất ngẫu nhiên, các nhóm dân cư có xu hướng ở theo những khu vực nhất định như: khu đông dân cư làm nghề nông nghiệp, khu CNVCLĐ, kinh doanh và các nhóm ngành khác. Vì người dân phường Thượng Thanh với cơ cấu tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp khá phức tạp nên để giảm sai số, tôi đã sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên theo từng khu vực. Cách thức chọn mẫu như sau: Tại các nhóm dân cư có đặc trưng nghề nghiệp tương đối giống nhau, tôi chọn mẫu theo phương pháp cứ cách 5 nhà thì phát phiếu trưng cầu 1 nhà. Nếu gia đình nào chỉ có 1 người nữ trên 18 tuổi ở nhà thì lấy ý kiến của người đó. Vì đây là lấy ý kiến về quan điểm, nhận thức của cá nhân chứ không phải là hộ gia đình nên sẽ có trường hợp một hộ cùng lúc có mặt nhiều người tại thời điểm lấy ý kiến. Để tránh tình trạng không biết chọn ai để hỏi tôi đã đưa ra nguyên tắc lấy ý kiến theo lứa tuổi như sau: Nếu phiếu được lấy ý kiến gần đó nhất là người trong độ tuổi 18-24 thì người lấy ý kiến tiếp theo sẽ là 25-35 hoặc 35-55 hoặc trên 55. Căn cứ vào nguyên tắc chọn mẫu và cách thức chọn mẫu như vậy, tôi đã phát ra là 230 phiếu trong đó 60 phiếu dành để hỏi nhóm đông dân cư sống bằng nghề nông nghiệp (60phiếu/1000 hộ dân) và 170 phiếu dành để hỏi nhóm đông dân cư làm nghề phi nông (công nhân viên chức, kinh doanh và các ngành nghề khác) (170 phiếu/3000 hộ dân). Như vậy, tỷ lệ chọn mẫu phản ánh đúng cơ cấu nhóm nghề nghiệp (nông nghiệp và phi nông) tại địa phương. Tuy nhiên, sau quá trình phát phiếu hỏi, tôi chỉ thu lại được 223 phiếu hỏi trong đó 55 phiếu người hỏi làm nghề nông nghiệp và 160 làm nghề phi nông, song vẫn đảm bảo tỷ lệ mẫu ở 2 nhóm này là tương đương. Với giả định các yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số người sống trong cùng một gia đình, số thế hệ đang sống trong cùng một gia đình, nghề nghiệp, thu nhập bình quân…ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ nên tôi đã đưa những yếu tố này vào phiếu trưng cầu ý kiến. Qua xử lý số liệu kết quả cơ cấu mẫu nghiên cứu thu được như sau: * Về độ tuổi: Độ tuổi Dưới 25 Từ 25-35 Từ 36-55 Trên 55 Total Tần suất 74 61 57 31 223 Phần trăm 33,2 27,4 25,6 13,9 100,0 * Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn Tiểu học - THCS THPT Trung cấp Từ cao đẳng đại học trở lên Total Tần suất 102 78 30 Phần trăm 45,7 35,0 13,5 13 5,8 223 100,0 * Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn Đã kết hôn Ly thân, ly hôn, góa Total Tần suất 51 166 6 223 Phần trăm 22,9 74,4 2,7 100,0 * Về nghề nghiệp hiện tại: Nghề nghiệp Làm ruộng Công nhân, lao động chân tay Công chức nhà nước Cán bộ công nhân viên làm trong các DN ngoài quốc doanh Nội trợ Nghỉ hưu Khác (HS, SV, KD…) Total 55 Phần trăm 24,7 26 11,7 41 18,4 61 27,4 2 17 0,9 7,6 21 9,4 223 100,0 Tần suất 128 88 7 223 Phần trăm 57,4 39,5 3,1 100,0 Tần suất 3 201 19 Phần trăm 1,3 90,1 8,5 Tần suất * Về thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân 1gia đình / tháng Dưới 1 triệu đồng Từ 1 đến 4 triệu đồng Từ 4 đến 10 triệu đồng Total * Về số người sống chung trong 1 gia đình: Số ngƣời sống chung trong 1 gia đình Độc thân Từ 2 đến 5 người Trên 5 người Total 223 100,0 Tần suất 10 161 52 223 Phần trăm 4,5 72,2 23,3 100,0 * Đang sống cùng các thế hệ trong 1 gia đình: Số thế hệ đang sống chung trong 1 gia đình 1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ trở lên Total *Là hội viên hay không phải là hội viên Hội phụ nữ Hội viên Là hội viên Không là hội viên Total Tần suất 77 146 223 Phần trăm 34.5 65.5 100,0 Theo báo cáo của Hội LHPN phường Thượng Thanh, tổng số hội viên trên địa bàn phường năm 2005 là 1.794 trên tổng số phụ nữ trên địa bàn là 4.987. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ là hội viên phường Thượng Thanh là 35,9%. So sánh với kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy mẫu nghiên cứu của tôi đã đảm bảo được tính đại diện. Kỳ vọng của tôi khi làm luận văn thạc sỹ này là tìm hiểu càng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ càng tốt để nhận diện tốt hơn, đầy đủ hơn các nguyên nhân của thực trạng phụ nữ tham gia vào sinh hoạt Hội. Vì thế trong bảng hỏi, tôi đã đưa ra 08 thông tin về cá nhân mà tôi cho là có sự ảnh hưởng nhất định. Do những lý do cụ thể trong luận văn như đã trình bày phần trên, tôi sẽ tìm hiểu sâu sự tác động của 04 yếu tố, đó là: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Việc lựa chọn 4 đặc trưng xã hội này được giải thích cụ thể trong phần chính của luận văn. Xử lý thông tin định lượng Các dữ liệu trong phiếu trưng cầu ý kiến được xử lý bằng chương trình xử lý thống kê SPSS 12.0 for window. Từ đó rút ra các số liệu tần xuất, tìm các tương quan thông qua các hệ số tương quan và tiến hành kiểm định giả thuyết khi bình phương. Cách thức kiểm định giả thuyết khi bình phương như sau: Chương trình xử lý SPSS cho ta biết giá trị của X2 quan sat và số bậc tự do. Với mức ý nghĩa a (an pha) , tra bảng phân phối X2 với bậc tự do df để tìm giá trị X2 toi han Nếu X2 quan sat > X2 toi han thì giả thuyết bị bác bỏ Nếu X2 quan sat < X2 toi han thì việc bác bỏ giả thuyết là không có căn cứ 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tôi đã phỏng vấn 10 phụ nữ đại diện cho các lứa tuổi, các ngành nghề để hiểu sâu, hiểu kỹ vấn đề tại sao có một nhóm người thích tham gia, tích cực tham gia vào sinh hoạt Hội và một nhóm khác lại không nhằm bổ sung thêm những thông tin định lượng đã thu được. 5.4. Phương pháp phân tích tài liệu Tài liệu được sử dụng để phân tích, so sánh là các báo cáo, đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí… có liên quan. Đề tài có sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhiệm kỳ 2007- 2012” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đề tài “Đánh giá và phát huy vai trò phụ nữ Thủ đô qua 10 năm đổi mới (19881999)” cấp Thành Hội phụ nữ Hà Nội và đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội phụ nữ quận Long Biên” cấp quận Long Biên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan