Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo...

Tài liệu Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội)

.PDF
94
637
97

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n khoa x· héi häc  Ng« thÞ kim h-¬ng Thùc tr¹ng t×m kiÕm tµi liÖu cña sinh viªn trong qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi tõ ®µo t¹o niªn chÕ sang ®µo t¹o tÝn chØ (Nghiªn cøu tr-êng hîp Tr-êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi luËn v¨n th¹c sü chuyªn ngµnh x· héi häc m· sè 603130 gi¸o viªn h¦íng dÉn: PGS.ts.Vò Hµo quang Hµ Néi - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................ 3 2. Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiến: ........................................................... 4 2.1. Ý nghĩa khoa học: .................................................................................... 4 2.2 Ý nghĩa thực tiễn: ...................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................. 4 3.1 Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................... 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu:........................ 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 5 4.2 Khách thể nghiên cứu:............................................................................... 5 4.3 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 6 4.4 Mẫu nghiên cứu:........................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 6 6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: ........................................................ 8 6.1 Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................. 8 6.2. Sơ đồ khung lý thuyết .............................................................................. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 10 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 10 1.1. Phương pháp luận nghiên cứu: ............................................................... 10 1.2. Lý thuyết áp dụng: ..................................................................................... 11 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber ......................................... 11 1.2.2. Lý thuyết chức năng cấu trúc của T. Parsons: (AGIL) ....................... 13 1.3 Các khái niệm công cụ: ........................................................................... 15 1.3.1. Sinh viên:............................................................................................. 15 1.3.3 . Đào tạo theo niên chế: ........................................................................ 19 1.3.4. Tài liệu:................................................................................................ 19 2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................. 19 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu: ............................................................... 19 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ............................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI LIỆU, LOẠI TÀI LIỆU VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VIỆC TÌM KIẾM TÀI LIỆU CỦA SINH VIÊN....... 29 2.1. Thực trạng nguồn tài liệu, loại tài liệu và mức độ đáp ứng việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên : ............................................................................ 29 2.1.1. Các nguồn tài liệu sinh viên hay tìm kiếm : ....................................... 29 2.1.2. Loại tài liệu sinh viên hay tìm kiếm: ................................................... 36 2.1.3.Mức độ tìm kiếm tài liệu của sinh viên: ............................................... 42 2.1.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về các nguồn tài liệu hay tìm kiếm:... 49 2. 2. Các yếu tố tác động tới việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên: .................. 53 2.2.1. Chương trình đào tạo và nguồn nhân lực của nhà trường : ................. 54 2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu, phục vụ tra cứu tại thư viện: ............................................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 64 1. Kết luận: ........................................................................................................ 64 2. Khuyến nghị:................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 69 PHỤ MỤC ........................................................................................................ 71 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN....................................................................... 71 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................................... 76 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chưa khi nào vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học được Đảng và nhà nước quan tâm như hiện nay.Đứng trước bất cập của tình hình giáo dục hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chủ trương từ nay đến năm 2010 tất cả các trường đại học trong cả nước phải chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ ( hptt//vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/605425). Đây là mô hình đào tạo khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam. Việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ sẽ giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội hội nhập với bạn bè quốc tế vì hầu hết các trường đại học trên thế giới đào tạo theo hình thức đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, để việc chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ được thành công đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của giảng viên mà còn của cả những người quản lý, những nhà hoạch định chính sách giáo dục trong việc đưa ra những chính sách phù hợp lý. Trên cơ sở đó, cùng với một số trường Đại học khác, năm học 2007-2008 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ thay cho đào tạo niên chế. Tuy nhiên, do mới chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ nên chưa hoàn thiện được phương pháp giảng dạy và học tập để phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ. Dù là ngành khoa học mới hay những ngành đã làm nên bề dày truyền thống giảng dạy – đào tạo trong nhà trường thì nhiệm vụ chính của sinh viên luôn là học tập đạt chất lượng cao và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động đa dạng như: làm seminar, viết tiểu luận cho tới báo cáo thực tập, khóa luận hoặc tham gia vào đề tài nghiên cứu khoa học…Việc tìm kiếm các loại tài liệu này dường như là nhu cầu tất yếu của mỗi sinh viên. Ở mức độ nào đó, nếu việc tìm kiếm trên được thoả mãn, nó sẽ khuyến khích, tạo nên động lực cũng như hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho họ trong hoạt động học tập, nghiên cứu. 3 Xác định được tầm quan trọng của việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đặc biệt với mong muốn góp phần giúp lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa có những thông tin cần thiết để nâng cao hơn chất lượng học tập - giảng dạy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “ Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ”. 2. Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiến: 2.1. Ý nghĩa khoa học: Các kết quả thu được ghi nhận về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm của nghiên cứu nhằm vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý thuyết hành động xã hội của M.Weber, lý thuyết hệ thống xã hội của Parson trong xã hội học. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn: Từ thực trạng về tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tao tín chỉ, đề tài hướng tới tìm hiểu những nguyên nhân tác động tới việc tìm kiếm đó. Đồng thời, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp làm cơ sở tham khảo cho lãnh đạo nhà trường, các phòng tư liệu khoa, giúp nhà quản lý nắm được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, từ đây tìm ra cách thức phù hợp đáp ứng nhiều hơn nữa việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong đào tạo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hướng tới việc đánh giá thực trạng tìm kiếm các tài liệu của sinh viên như: nguồn và loại tư liệu sinh viên hay tìm trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ sau khi đã qua một năm học đào tạo theo học chế tín chỉ. Qua đây, người nghiên cứu phần nào có được cái nhìn tổng quan về thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp thiết thực để nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, nghiên cứu cho sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. 4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:  Tìm hiểu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ gồm: nguồn tài liệu hay tìm đọc, mức độ hài lòng về các nguồn tìm kiếm, mức độ tìm kiếm tài liệu, loại tài liệu sinh viên hay tìm kiếm.  Phân tích một số yếu tố tác động tới việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên tróng quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ như: Giới tính, Khoa, chương trình giảng dạy - đào tạo của nhà trường; nguồn nhân lực, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống tài liệu phục vụ tra cứu của thư viện trường, phòng tư liệu các khoa và bộ môn trực thuộc.  Thời gian phục vụ, phương thức phục vụ đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên chưa?  Đề xuất giải pháp cải tiến cách thức phục vụ và kinh phí phục vụ. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên K.51 trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (hiện đang học tại trường) là khóa học theo cả 2 hình thức đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ. Do điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép nên tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát một số khoa trong trường như: khoa Lịch sử, khoa Triết học (hai khoa có truyền thống lâu đời của trường), khoa Xã hội học, khoa Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng, Khoa Du lịch học ( ba khoa tương đối mới) với sinh viên năm K.51. Lựa chọn như vậy, người nghiên cứu có thể xem xét thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Tháng 9 năm 2008 đến tháng 11 năm 2009 Không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 4.4 Mẫu nghiên cứu:  Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện: Phát phiếu tại các lớp học vào buổi sáng & chiều tại khu giảng đường nhà G, nhà nối A – B, nhà nối B – C và phòng tư liệu các khoa thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn vào hai ngày 26, 27 tháng 12 năm 2008  Dung lượng mẫu: 290 phiếu dành cho các đối tượng là sinh viên hệ chính quy K.51 khoa Lịch sử, Triết học, Xã hội học, Du lịch học, Lưu trữ và quản trị văn phòng thuộc trường Đại học Khoa Học Xã hội & Nhân văn.  Cơ cấu mẫu:  Giới tính: Nam: 33 người (11.4 %) Nữ: 257 người (88.6 %)  Khoa: Khoa Lịch sử: 57 sinh viên (19.7 %) Khoa Triết học: 59 sinh viên (20.3%) Khoa Xã hội học: 58 sinh viên ( 20%) Khoa Du lịch học: 52 sinh viên (18 %) Khoa Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng: 64 sinh viên ( 22%) 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp phân tích tài liệu: 6 - Nghiên cứu các lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận cho việc phân tích sự tác động của các nhân tố đến thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. - Nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học liên quan để trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và thu thập cơ sở thực tiễn cho việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. - Thu thập số liệu thống kê về sinh viên ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khóa K.51. Phương pháp trưng cầu ý kiến: - Phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng nhằm thu thập những thông tin cơ bản & có ý nghĩa nhất cho đề tài. - Đối tượng điều tra: Sinh viên K51 khoa Xã hội học, khoa Du lịch, khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, khoa Lịch sử, khoa Triết học - Nội dung điều tra: Hướng trọng tâm vào tìm hiểu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ Phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu cá nhân: - Trao đổi với các cán bộ phụ trách phòng tư liệu các khoa và bộ môn trực thuộc trường, các thủ thư của thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. - Phỏng vấn sâu sinh viên K.51 để thu thập thêm các ý kiến về việc tìm kiếm tài liệu của họ trong quá trình chuyển đổi từ đàíao tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Số lượng 09 sinh viên K.51. Phương pháp quan sát: - Đo đếm số lượt sinh viên K.51 đến phòng tư liệu khoa và bộ môn trực thuộc so với sinh viên khóa khác trước kỳ thi để đánh giá sự khác nhau. Ngoài các phương pháp nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia, tâm tình trò chuyện với cán bộ quản lý và sinh viên vào những thời điểm thuận lợi 7 6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: 6.1 Giả thuyết nghiên cứu: - Trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ sinh viên tích cực và chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. - Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên có tác động rất lớn đến việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ - Phòng tư liệu các khoa chưa đáp ứng được hết các nhu cầu tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ 6.2. Sơ đồ khung lý thuyết Có rất nhiều nhân tố tác động đến thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đề tài chỉ hướng vào phân tích nguồn tài liệu, loại tài liệu và mục đích tìm tài liệu của sinh viên và 3 yếu tố chủ yếu tác động đến thực trạng đó là: chương trình đào tạo của nhà trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống kho tư liệu. 8 Cơ sở vật chất, hệ thống tra cứu tài liệu của thư viện trường, phòng tư liệu khoa và các loại tài liệu Hình thức đào tạo của nhà trường Nguồn nhân lực của nhà trường Nguồn tài liệu tìm kiếm THỰC TRẠNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU CỦA SINH VIÊN Loại tài liệu tìm kiếm Mục đích tìm kiếm tài liệu Mức độ tìm kiếm tài liệu Nhận thức của sinh viên Đặc điểm cá nhân của sinh viên:  Giới  Khoa  Nơi ở 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp luận nghiên cứu: * Lý luận xã hội học Mác Lênin: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển và các mối liên hệ phổ biến.Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phương pháp luận để lý giải các hiện tượng được nghiên cứu, hiện tượng nhu cầu xã hội cần ìm kiếm tài liệu và thực trạng của việc tìm kiếm đó diễn ra như thế nào. Nghiên cứu các hiện tượng xảy ra một cách bình thường, xem xét và nghiên cứu nó như nó đang tồn tại khách quan. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu các hoạt động tìm kiếm tài liệu của sinh viên diễn ra hàng ngày trên thư viện và các phòng tư liệu đúng như những gì nó tồn tại. Quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà cần nhận thức được bản chất bên trong của nó. Cụ thể là khi nghiên cứu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng đó mà còn hướng tới nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó. Nghiên cứu xã hội học phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi xã hội cụ thể. Khi nghiên cứu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, rõ ràng chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước và đặt nó trong bối cảnh của nền giáo dục ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay đó là muốn hội nhập với nền giáo dục tiên tiến chúng ta phải thay đối chương trình học. Các trường Đại học nổi trên thế giới đều đào tạo theo học chế tín chỉ, do đó thay đổi từ học đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ là một tất yếu để giáo dục Việt Nam tiến dần đến hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới 10 * Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của giáo dục. Bởi vì theo Người, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa; tính người trong mỗi con người phần nhiều do giáo dục mà nên. Hồ Chí minh xác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược. Mục tiêu của giáo dục phải vừa nâng cao dân trí, vừa bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm cách mạng, vừa bỗi dưỡng phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người. Phương châm giáo dục của Người là “ học đi đôi với hành”; “ lý luận đi đôi với thực tiễn”, kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội để giáo dục; dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời, tự học, tự đào tạo. Trong giáo dục phải coi trọng xây dựng những đội ngũ những người thầy xứng đáng là thầy giáo. Thầy giáo là những người thật là yêu nghề, yêu người, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp và ham học hỏi. Để giáo dục đạt hiệu quả cao, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải luôn tự vươn lên về trình độ mọi mặt, đủ sức lãnh đạo công cuộc giáo dục, cải tổ nền giáo dục của đất nước; mọi cán bộ , đảng viên của Đảng phải ra sức học tập để làm gương cho quần chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể rút ra những vấn đề về phương pháp chỉ đạo trong đào tạo đội ngũ giáo viên. Hồ Chí Minh căn dặn: “ Giáo viên thi đua tìm cách dạy cho dề hiểu, cho chóng tiến bộ. Học sinh thì thi đua học cho chóng, cho nhiều, cho tốt” và “nhà trường phải tạo điều kiện để giáo viên dạy tốt, học viên học tốt”( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, trang 319). Điều này rất phù hợp với cách dạy trong đào tạo tín chỉ hiện nay đó là đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo tín chỉ. 1.2. Lý thuyết áp dụng: 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber Hành động xã hội là một phạm trù trung tâm trong lý thuyết xã hội học của Max Weber. Ông cho rằng, xã hội học là khoa học giải nghĩa hành 11 động xã hội. Không phải mọi hành vi của con người đều được coi là hành động xã hội, nó chỉ trở thành hành động xã hội khi chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan và hướng tới người khác. Hành động có nghĩa là một thái độ của con người (tự có hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan. “ Hành động xã hội” thì lại là hành vi có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người khác. < Hermann Korte, Nhập môn lịch sử Xã hội học, NXB thế giới,1997, tr157>. Theo cách lý giải của M.Weber, hành động xã hội là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, đồng thời nó là sản phẩm của ý chí chủ thể - tức con người xã hội. M.Weber cho rằng phân loại các hành động xã hội là một cơ sở đề nhận diện, mô tả các hành động xã hội phong phú, đa dạng của con người. Trong lý thuyết của mình, M.Weber phân chia ra 4 hành động xã hội: hành động duy cảm, hành động duy lý truyền thống, hành động duy lý giá trị và hành động duy lý công cụ (hành động phù hợp với mục đích; hành động phù hợp với gía trị; hành động truyền thống và hành động cảm xúc). Để có cơ sở phân tích hành động xã hội, M.Weber đã đề xuất phương pháp “thông hiểu” và vận dụng các kiểu điển hình lý tưởng. Thực chất, theo ông khi phân tích, giải nghĩa hành động xã hội phải kết hợp kinh nghiệm của nhà xã hội học với sự thấu hiểu văn hóa. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber đã gợi mở những vấn đề phương pháp luận: hành động xã hội của con người dù ở kiểu loại nào đều tính đến yếu tố ngoại cảnh, đều chịu sự chi phối, tác động của xã hội ở mức khác nhau. Khi phân tích các trạng thái hành động xã hội của con người phải căn cứ vào ý chí, nhu cầu, động cơ chủ thể; đồng thời phải chú ý sự chi phối, tác động của các yếu tố xã hội. Nghiên cứu lý thuyết hành động xã hội của M.Weber cho phép chúng ta rút ra một số vấn đề về phương pháp luận: Mọi hành động xã hội của con người xét cho cùng đều ít nhiều có liên quan hoặc chịu sự tác động của môi trường xã hội. Do đó, trạng thái hành động của họ hợp chuẩn hay lệch chuẩn 12 hoàn toàn không phải do trạng thái tâm lý của họ quyết định, mà còn chịu sự tác động của các yếu tố xã hội trong môi trường hoạt động của họ. Như vậy, xét về mặt lý thuyết, thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố của môi trường giáo dục đại học. Trong trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chương trình đào tạo của nhà trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cơ sở vật chất có tác động rất lớn đến việc tìm tài liệu của sinh viên. 1.2.2. Lý thuyết chức năng cấu trúc của T. Parsons: (AGIL) Parsons nổi tiếng với lý thuyết về hệ thống chức năng AGIL. Theo ông, hệ thống bất kì trong đó kể cả hệ thống hành động phải được đáp ứng bằng hệ thống chức năng AGIL.  Thích nghi (Adaption): Một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn thiết của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với các nhu cầu của nó  Đạt được mục tiêu (Goal attainment): Một hệ thống phải xác định và đạt được các mục tiêu cơ bản của nó  Hòa hợp (Integration): Một hệ thống phải điều hòa mối tương quan của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu chức năng còn lại (A,G,L)  Sự tiềm tàng (Sự duy trì khuôn mẫu)( Latency): Một hệ thống phải cung cấp, duy trì và tân tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo và duy trì động cơ thúc đẩy Trong đề tài này, chúng ta chỉ quan tâm tới chức năng về sự thích ứng (Adaption). Ông đã định nghĩa chức năng là phức hợp các hành động nhằm đáp ứng một hay nhiều nhu cầu của hệ thống. Với chức năng Adaption, ông đưa ra luận điểm: một hệ thống bất kì cần phù hợp với đòi hỏi của môi 13 trường bên ngoài & những đòi hỏi của môi trường phải đáp ứng được nhu cầu của hệ thống. Từ đó vận dụng vào đề tài, nếu coi trường đại học như một hệ thống xã hội, trong đó các khoa, bộ môn là bộ phận nằm trong hệ thống với nhiệm vụ đào tạo sinh viên có chất lượng cao thì hệ thống thư viện trường, thư viện khoa chính là những tiểu hệ thống đảm nhận chức năng cung cấp thông tin, tài liệu hữu ích. Do đó, mọi hoạt động của tiểu hệ thống này cần phải hướng vào thích ứng với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tức là đảm bảo đáp ứng nhu cầu tìm đọc tài liệu của sinh viên học trong nhà trường, trong mỗi khoa. Và để tiểu hệ thống thư viện hoạt động hiệu quả, hệ thống nhà trường, các khoa cũng nên tạo điều kiện nhất định về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí, đào tạo nhân lực… 1.2.3. Lý thuyết trao đổi của G. Homans: Với lý thuyết này, ông đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi con người trong đó có định đề về giá trị. Theo Homans, “kết quả hành động càng có giá trị cao với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu” Từ định đề của Homans, đối chiếu vào đề tài, rõ ràng nguồn tài liệu nào càng có giá trị thì sinh viên sẽ khai thác nguồn đó nhiều hơn do nhu cầu bản thân. Nói cách khác, nếu việc tìm kiếm tài liệu từ nguồn như thư viện trường, phòng tư liệu các khoa hay bộ môn trực thuộc, mạng internet… có thể đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của sinh viên thì họ sẽ tìm kiếm tài liệu càng nhiều cũng như sẽ tích cực tìm kiếm thêm những gì họ cần. 1.2.4. Lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman Coleman cho rằng xã hội tồn tại khách quan bên ngoài cá nhân và thực tại xã hội là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, cá nhân tồn tài trong thực tại đó chỉ lựa chọn những nhân tố hợp lý với hoạt động của mình nhằm đạt tới những mục tiêu chủ quan, có ý thức. Coleman đưa ra mô hình hành động hợp lý để giải thích mối quan hệ duy lý. Vận dụng cách tiếp cận chọn 14 lựa hợp lý của mình, Coleman lý giải một loạt hiện tượng ở cấp độ vĩ mô. Điều quan trọng trong lý thuyết này thể hiện ở chỗ các cá nhân lý giải các sự kiện xã hội dựa trên cơ sở nhận thức chủ quan của cá nhân. Hành động mà anh ta thực hiện bao giờ cũng thể hiện một mục đích nào đó. Hành vi của các cá nhân mà xã hội quan sát được liên quan đến động cơ nào đó trong chủ thể hành động. Tính hợp lý về mặt mục tiêu chỉ có thể giải thích được bằng chính chủ thể hành động. Sự hài hòa giữa cá nhân và thực tại xã hội là ở chõ cá nhân lựa chọn lĩnh vực hay loại hành động nào để phù hợp với môi trường hành động của nó ( môi trường xã hội). Lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman được vận dụng vào lý giải nhận thức của sinh viên về lợi ích tìm kiếm tài liệu trong điều kiện môi trường xã hội là trường đại học hiên nay. Với việc trường Đại học Khoa học xã họi và Nhân văn chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ thay cho đào tạo niên chế thì sinh viên phải lựa chọn nguồn tìm tài liệu hợp lý cho môi trường học tập mới. Nói cách khác sinh viên cần có sự thay đổi trong việc tìm nguồn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu để có thể thích ứng được với hình thức đào tạo mới. Những sinh viên này muốn học tập tốt hơn thì họ cần lựa chọn cho mình một phương pháp học tập hợp lý và hoạt động tìm kiếm tài liệu của sinh viên bao giờ cũng thể hiện một mục tiêu chủ quan, có ý thức của sinh viên. Việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên ở các phòng tư liệu khoa và bộ môn trực thuộc cũng thể hiện sự lựa chọn hợp lý của họ trong môi trường học tập mới – đào tạo tín chỉ, qua đó sinh viên có thể đạt tới những mục tiêu trong học tập của mình. 1.3 Các khái niệm công cụ: 1.3.1. Sinh viên:  Sinh viên bắt nguồn từ tiếng Latin “students” nghĩa là “những người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu khai thác tri thức”. (Theo Phạm Minh Hạc, “Tâm lí học sư phạm”, 1998) 15  Theo quy chế đào tạo công tác học sinh – sinh viên trong trường đào tạo: Sinh viên là những người đang học trong hệ đại học, cao đẳng.  Có thể hiểu: sinh viên là những người đang học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức trong các trường cao đẳng - đại học. Họ sẽ là tầng lớp trí thức, đội ngũ, cán bộ kế cận của đất nước. Nói đến sinh viên là nói đến hoạt động học tập của một bộ phận thanh niên có mục đích, có lý tưởng; là lớp người tiên tiến, nắm bắt khoa học – kỹ thuật nhanh nhạy, có năng lực làm chủ. Sinh viên có kiến thức vững vàng cho thấy một nền giáo dục tiên tiến, một đất nước phát triển.  Sinh viên là những người theo học ở bậc Đại học (từ điển tiếng Việt) Sinh viên là nhóm xã hôi luôn phấn đấu trong học tập và các hoạt động khác ở trọng và ngoài trường, luôn hình thành cho mình một lý tưởng sống, những mục đích trong cuộc sống và phấn đấu, rèn luyện để đạt được những mục đích đó. Đặc biệt họ chính là nguồn nhân lực, có vai trò là đàu tầu đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đề tài này người nghiên cứu sử dụng khái niệm “ Sinh viên” theo từ điển Tiếng Việt. 1.3.2. Đào tạo theo tín chỉ: - Tín chỉ ( có góc tiếng Anh là “ credit”) là đơn vị đo lường kiến thức mà sinh viên tích luỹ được qua quá trình nghe giảng lý thuyết, làm bài tập, tự nghiên cứu và tham gia các hoạt động thảo luận, thuyết trình việt tiểu luận… theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. Học chế tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng Đại học qua việc tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy đinh của chương trình đào tạo. Một tín chỉ bao gồm nội dung 1 tiết lý thuyết trong một tuần và kéo dài suốt một học kỳ ( 15 – 18 tuần). Các tiết học loại khác nhau như thực hành, thực tập, 1 tín chỉ được tính bằng 3 tiết học trong một tuần và kéo dài suốt một học kỳ. Để tiếp thu được nội dung 1 tiết học lý thuyết, sinh viên bắt buộc phải có thời gian chuẩn bị, tự học, tự nghiên cứu bằng 2 tiết. Ở Việt nam hiện nay, theo yêu cầu của Quyết định 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 30/7/2001, số tín chỉ tối thiểu để sinh viên đạt được bằng cử nhân là 140 tín chỉ. Trong đó 1 tín chỉ được quy định bằng: - 15 giờ học lý thuyết (mỗi tiết học bằng 45 phút) - 30 giờ thảo luận trên lớp, bài tập, thực hành - 45 đến 60 giờ làm tiểu luận - 45 giờ thực tập tại cơ sở Chương trình đào tạo bao gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức gíao dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.Mỗi khối kiến thức có 2 học phần: * Nhóm học phần bắt buộc: Bao gồm những nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo bắt buộc sinh viên phải tích luỹ. * Nhóm học phần tự chọn bao gồm những học phần chưa đựng những kiến thức cần thiết nhưng sinh viên có thể lựa chọn theo nhu cầu tích lũy kiến thức và đảm bảo đủ số học phần quy định. - Học phần là khối kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận lợi cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Mỗi hoc phần có số lượng tối thiểu là 2 tín chỉ và tối đa là 6 tín chỉ, được bố trí trọn vẹn và phân bổ trong cùng 1 học kỳ. Với hình thức đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học tối đa 2 học kỳ và kéo dài tối đa 4 học kỳ. Điều kiện cần có để tiến hành hình thức đào tạo tín chỉ: - Đã thiết kế hoàn chỉnh chương trình đoà tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi ngành dào tạo phải có nhiều học phần tự chọn để sinh viên có thể lựa chọn theo định hướng phát triển nghề nghiệp. - Có đủ các hướng dẫn về tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành đào tạo, chương trình chi tiết các học phần sẽ bố trí giảng dạy trong từng học kỳ và lịch trình giảng dạy để cung cấp cho sinh viên. - Có đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn để giảng dạy về lý thuyết, thực hành, thực tập theo yêu cầu chuyên môn. - Có đội ngũ tham gia làm cố vấn học tập để giúp đỡ sinh viên trong quá trình học. 17 Hiện nay Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã bước đầu thực hiện hình thức đào tạo tín chỉ. Theo “ Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo tín chỉ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” có quy định về tín chỉ học tập như sau: 1/ Tín chỉ là đại lượng xác định khối kiến thức, kỹ năng ( trung bình) mà sinh viên tích luỹ được từ môn học trong 15 giờ tín chỉ ( cùng loại hoặc khác loại) được thực hiện mỗi tuần 01 giờ tín chỉ và kéo dài trong học kỳ gồm 15 tuần. Tín chỉ được sử dụng làm đơn vị để tích luỹ khối lượng học tập của sinh viên. 2/ Giờ tín chỉ là đại lượng được dùng làm đơn vị để đo thời lượng lao động học tập của sinh viên. Giờ tín chỉ được phân thành 3 loại theo cơ cấu các hình thức dạy – học, định lượng thời gian và được xác định như sau: - Giờ tín chỉ lên lớp gồm 1 tiết lên lớp và 2 tiết tự học. - Giờ tín chỉ thực hành gồm 2 tiết thực hành và 1 tiết tự học - Giờ tín chỉ tự học gồm 3 tiết tự học. ( Mỗi tiết học được tính bằng 50 phút) Hình thức tổ chức giờ tín chỉ là cách thức tổ chức thực hiện các hoạ động của giảng viên và sinh viên theo quy định cảu đề cương môn học, trong đó coi trọng khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực tập, thực hành, thực tế nhằm tích luỹ đủ khối lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học. * Các hình thức tổ chức giờ tín chỉ như sau: + Dạy và học trên lớp: Dạy và học lý thuyết, làm bài tập, thảo luận và các hoạt động khác do giảng viên yêu cầu. + Dạy và học trong phòng thí nghiệm, studio, hiện trường: Làm thí nghiệm, thực hành + Dạy và học ngoài lớp, ngoài phòng thí nghiệm: Tự học, tự nghiên cứu, các hoạt động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập. * Đặc điểm của chương trình đào tạo tín chỉ: ( Theo hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo của Đại học Quốc Gia) chương trình đào tạo tín chỉ có những đặc điểm cơ bản sau: - Khối lượng từ 120 đến 140 tín chỉ - Khung chương trình mỗi môn học gồm có: 18 + Thời gian học tập trên lớp + Thời gian thực tập, thực hành + Thời gian tự nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Ngoài các môn bắt buộc, các ngành học đếu có các môn học tự chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. * Ưu điểm của đào tạo tín chỉ: Lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo, linh hoạt để đại học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. 1.3.3 . Đào tạo theo niên chế: Chương trình đào tạo bao gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.Mỗi môn học được tính bằng số đơn vị học trình ( 1 đơn vị học trình 15 tiết). Chương trình học được chia làm 4 năm, mỗi năm học 10 tháng và chia ra làm 2 học kỳ. mỗi học kỳ sinh viên học từ 20-22ĐVHT và sau 4 – 5 năm học sinh viên sẽ thi tốt nghiệp và được cấp bằng. Sinh viên học theo khóa học nhất định 1.3.4. Tài liệu: Là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ biến và sử dụng. (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam) Tài liệu trong nghiên cứu của đề tài là khóa luận, luận văn, luận án, sách báo chuyên ngành. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) được thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan