Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dưỡng số 2 ninh bình...

Tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dưỡng số 2 ninh bình

.PDF
96
1181
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC LINH THỰC TRẠNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRUNG TÂM GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC LINH THỰC TRẠNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH Chuyên ngành: Xã hội học Mã số : 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Tùng HÀ NỘI 2013 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1 PHẦN 1 ....................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 4 2.1. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 4 3. Đối tƣợng, Khách thể, Phạm vi nghiên cứu........................................................ 4 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................. 4 3.2. Khách thể nghiên cứu: ................................................................................. 4 3.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 4.1. Cách tiếp cận: .............................................................................................. 5 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................ 5 5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 6 6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................... 6 6.1. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................ 6 6.2. Khung lý thuyết ........................................................................................... 7 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 8 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. .............................................................................. 8 1.2. Các khái niệm công cụ ................................................................................... 13 1.2.1. Trẻ em ..................................................................................................... 13 1.2.2. Vi phạm pháp luật .................................................................................. 16 1.3.3. Trẻ em vi phạm pháp luật ....................................................................... 17 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 22 1.3.1. Lý thuyết xã hội hoá .............................................................................. 22 1.3.2. Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng ............................................................... 23 1.3.3. Lý thuyết gán nhãn ................................................................................. 24 1.4. Một số nét đặc trƣng về tâm lý trẻ em ........................................................... 24 1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRUNG TÂM GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH ................................................................ 32 2.1. Một số nét khái quát trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay ............................... 32 2.2. Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật qua khảo sát tại Trung tâm Giáo dƣỡng số 2 .................................................................................................. 39 2.2.1. Về cơ cấu tội phạm ................................................................................. 39 2.2.2. Độ tuổi trẻ em vi phạm pháp ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 .................... 41 2.2.3. Học vấn trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ........... 42 2.2.4. Tính chất vi phạm pháp luật của trẻ em ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ....... 45 CHƢƠNG 3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRUNG TÂM GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH .................................. 47 3.1. Những nhân tố tác động từ môi trƣờng xã hội............................................... 47 3.1.1. Nhân tố từ phía gia đình ......................................................................... 47 3.1.2. Nhân tố từ môi trƣờng nhà trƣờng.......................................................... 58 3.1.3. Nhân tố từ môi trƣờng xã hội khác ........................................................ 68 3.2. Nguyên nhân từ đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ em vi phạm pháp luật ........... 70 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 76 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ số 1. Cơ cấu tội phạm do trẻ em thực hiện ................................................. 34 Biểu đồ số 2. Cơ cấu tội phạm trẻ em giai đoạn 2005 - 2007 ................................... 34 Biểu đồ số 3. Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ........................................................................................... 40 Biểu đồ số 4. Cơ cấu lứa tuổi của trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ........................................................................................... 41 Biểu đồ số 5. Hoàn cảnh của gia đình trẻ em vi phạm pháp luật trung tâm giáo dƣỡng số 2. .......................................................................................... 43 Biểu đồ số 6. Cơ cấu trẻ em vi vi pháp luật theo giới tính ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ........................................................................................... 44 Biểu đồ số 7: Mối quan hệ của trẻ em vi phạm pháp luật với những ngƣời thân trong gia đình ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ........................................ 52 Biểu đồ số 8. Mức độ trẻ em vi phạm pháp luật bị cha mẹ đánh, mắng ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ............................................................................ 54 Biểu đồ số 9. Mức độ hứng thú với việc đi học ở trẻ em vi phạm pháp luật (trƣớc khi vào trƣờng giáo dƣỡng số 2) .............................................. 59 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật trẻ em qua các năm - Khảo sát tại trung tâm giáo dƣỡng số 2. ...................................................................... 40 Bảng 2.2. Giới tính trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ............ 44 Bảng 3.1. Các nội dung giáo dục của cha mẹ với trẻ em ở trung tâm giáo dƣỡng số 2..... 48 Bảng 3.2. Các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2................................................................................................ 51 Bảng 3.3. Cảm xúc của trẻ khi bị cha mẹ đánh mắng ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 ..... 55 Bảng 3.4. Mối quan hệ của trẻ với những ngƣời thân trong gia đình ở trung tâm giáo dƣỡng số 2................................................................................. 56 Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ chuyên trách về nguyên nhân từ phía nhà trƣờng ......... 60 Bảng 3.6. Thời gian giảng dạy các nội dung ở trên lớp ............................................ 62 Bảng 3.7. Các lỗi mà trẻ em thƣờng gặp phải ........................................................... 65 Bảng 3.8. Cách ứng phó của trẻ em vi phạm pháp luật trƣớc tình huống khó khăn ở trung tâm giáo dƣỡng số 2. .......................................................... 71 Bảng 3.9. Cảm xúc khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2................................................................................................ 72 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế là sự gia tăng các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở những trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà còn xảy ra ở nhiều trẻ em có điều kiện đầy đủ về mặt kinh tế, không những xảy ra ngoài xã hội mà còn xảy ra ngay trong môi trường giáo dục. Điều đáng lo ngại ở chỗ, độ tuổi của trẻ em làm trái pháp luật đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá và gia tăng về số lượng. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an: từ năm 2000 đến năm 2006, số vụ phạm tội do trẻ em và người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 em; số trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 em. Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Công an các địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh này. Xử lý hành chính lên tới 35.463 vụ với 48.187 đối tượng; trong đó giao cho gia đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo dục 8.892 đối tượng, lập hồ sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các biện pháp khác 11.677 đối tượng. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, đã có 33.284 trường hợp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, có nguy cơ vi phạm pháp luật [32]. Những số liệu trên đã nói lên tầm quan trọng của việc đánh giá đúng mức vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật và từ đó có những giải pháp thích hợp. Cùng với gia đình, xã hội ngày nay luôn dành nhiều sự quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Đó là trách nhiệm của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể xã hội, của các cơ quan quản lý an ninh và trật tự xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được những tệ nạn trong lối sống của lứa tuổi trẻ em. Muốn vậy, việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh phải được quan tâm và đầu tư đúng mức, đồng thời, với vai trò là một ngành, một 3 nghề có chức năng khắc phục, chữa trị các khiếm khuyết xã hội, công tác xã hội và hệ thống cán bộ công tác xã hội rất cần phải được cung cấp các kỹ năng, phương pháp làm việc, giúp đỡ các đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật vươn lên hoà nhập cộng đồng. Vì vậy, với việc thực hiện đề tài: "Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình" sẽ cung cấp tư liệu có tính định hướng, phục vụ công tác đào tạo giáo viên giảng dạy giáo dục công dân và cán bộ công tác xã hội tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay tại cơ sở, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc trẻ em vi phạm pháp luật, từ đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp về công tác giáo dục tại trung tâm giáo dưỡng số 2, trong nhà trường, công tác đào tạo giáo viên dạy giáo dục công dân và cán bộ công tác xã hội cho đối tượng đặc biệt này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Tiến hành khảo sát để thu thập được hệ thống các thông tin về thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật trong phạm vi trung tâm giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.  Phân loại các nhân tố tác động tới việc trẻ em vi phạm pháp luật.  Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất những khuyến nghị và giải pháp về vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật đối với cán bộ tại trung tâm, cán bộ công tác xã hội làm việc với trẻ em vi phạm pháp luật và với giáo viên giảng dạy giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông. 3. Đối tƣợng, Khách thể, Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ em (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) vi phạm pháp luật: cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp giật, vận chuyển trái phép chất ma túy, đang được nuôi dưỡng, giáo dục tại trung tâm giáo dưỡng số 2, từ năm 2009 đến nay. 4 Nghiên cứu cũng được tiến hành với nhóm cán bộ, giáo viên đang trực tiếp tham gia quản lý, giảng dạy tại trường giáo dưỡng số 2. 3.3. Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Khảo sát được tiến hành tại trung tâm giáo dưỡng số 2 (đóng trên địa bàn xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).  Về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 7 năm 2012.  Phạm vi thời gian của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ em vi phạm pháp luật được đưa vào trung tâm giiáo dưỡng số 2 - Ninh Bình từ năm 2009 đến nay.  Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành để mô tả thực trạng một số hành vi vi phạm pháp luật điển hình ở trẻ em như: cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp giật, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó, đề tài bước đầu mô tả thực trạng phạm pháp luật của trẻ em gắn với việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến trẻ em vi phạm pháp luật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước về giáo dục trẻ em. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Điều tra bảng hỏi cấu trúc với 200 trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và 20 trường hợp là cán bộ giáo dục tại trung tâm giáo dưỡng số 2. Mẫu nghiên cứu của đề tài là học sinh của trung tâm giáo dưỡng số 2 trong độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đang được quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo nghề tại trung tâm. Cụ thể: Theo hành vi phạm tội - 70 trẻ phạm tội trộm cắp, 50 trẻ phạm tội cố ý gây thương tích, 50 trẻ phạm tội cướp giật, 30 trẻ phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy. 5 Theo giới tính: 150 trẻ em trai và 50 trẻ em gái = 200 trẻ em Theo lứa tuổi: 12 tuổi - dưới 14 tuổi là 50 trẻ, 14 đến dưới 16 tuổi là 100 trẻ, từ 16 đến dưới 18 tuổi là 50 trẻ. Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với 14 trường hợp; trong đó, 4 trường hợp là cán bộ giáo dục tại cơ sở (1 cán bộ quản lý và 3 cán bộ làm công tác giáo dục trực tiếp) và 10 trường hợp là học sinh của trường trong số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi cấu trúc. Phương pháp quan sát được tiến hành quan sát các hành vi, biểu hiện, thái độ của trẻ em vi phạm pháp luật trong các giờ học tập kiến thức, học nghề và trong lao động, sinh hoạt tập thể. Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các sổ tay của các cán bộ quản lí ở trường giáo dưỡng, báo cáo thường niên của cán bộ quản lí, các nghiên cứu xã hội học và tâm lí học xã hội về trẻ em vi phạm pháp luật để thu tập các thông tin cơ bản về gia đình, hành vi vi phạm, số lần vào trường giáo đưỡng, về đặc điểm tâm, sinh lý trẻ em vi phạm pháp luật, sau đó có sự đối chiếu so sánh với quá trình tác giả tự điều tra. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao trẻ em lại phạm tội? - Những nhân tố nào thúc đẩy các em phạm tội, trong các yếu tố đó đâu là yếu tố chính, đâu là yếu tố xúc tác. - Ở độ tuổi khác nhau, loại hình, tính chất, mức độ vi phạm có khác nhau hay không? 6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu 6.1. Giả thuyết nghiên cứu: - Trẻ em vi phạm pháp luật đang có xu hướng đa dạng về các loại hành vi; gia tăng về số lượng, mức độ nghiêm trọng; giảm dần về độ tuổi vi phạm. - Kết quả học tập yếu kém của trẻ, hoàn cảnh sống gia đình, sự tác động tiêu cực của phương tiện thông tin đại chúng, ảnh hưởng của bạn bè xấu và đặc trưng về tâm lý lứa tuổi là nguyên nhân chủ yếu của hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ em. 6 6.2. Khung lý thuyết Môi trường Chính trị - Văn hóa - Xã hội - Gia đình - Nhà trường - Xã hội (Truyền thông đại chúng, Tổ chức xã hội: Đoàn, nhóm bạn bè) - Đặc điểm tâm, sinh lý - Giới tính - Tuổi - Trình độ Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật Cơ cấu hành vi phạm tội Số lượng vụ phạm tội 7 Mức độ, tính chất phạm tội PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Thứ nhất: quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của một con người luôn chịu sự tác động của nhiều thiết chế xã hội khác nhau. Một trong các thiết chế xã hội rất quan trọng tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người đó là thiết chế gia đình. Trong tác phẩm "Nho giáo và gia đình" của Giáo sư Vũ Khiêu (1995) đã mô tả những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo trong cách giáo dục các thành viên trong gia đình, đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến văn hóa trong gia đình. Công trình nghiên cứu của Trần Đình Hượu "Gia đình và giáo dục gia đình" cho thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục con người nhất là với trẻ em. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong cuộc đời của mỗi con người [24, tr. 8]. Theo tác giả Hà Thị Thư [26, tr.35-54] xét về khía cạnh tâm lý có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia độ tuổi của các giai đoạn phát triển, trong đó quan điểm của tâm lý học mác-xít phân chia lứa tuổi vị thành niên thành hai giai đoạn: giai đoạn thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi, giai đoạn đầu thanh niên từ 15 đến 18 tuổi với những đặc trưng về tâm lý riêng biệt. Về những hậu quả đối với thiếu niên có bố mẹ ly hôn PGS.TS Văn Thị Kim Cúc (2003) đã mô tả những tổn thương về mặt tâm lý mà trẻ có thể gặp phải khi cha mẹ ly hôn, những tổn thương này sẽ ám ảnh và theo trẻ đến suốt cuộc đời, thậm chí nó còn để lại những hậu quả tiêu cực cho đứa trẻ. Về cách ứng phó của trẻ em trước mỗi hoàn cảnh khó khăn (Phan Thị Mai Hương; 2007) trẻ em phải ứng phó với nhiều tình huống căng thẳng trong học tập, gia đình, bạn bè, tình huống bất thường... Đối với trẻ em học tập là hoạt động có 8 ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến tâm lý của các em. Cũng như hoạt động chủ đạo khác, học tập luôn mang đến cho chủ thể của hoạt động này không ít những khó khăn đặc trưng. Nếu như hoạt động nghề của các bậc phụ huynh có những áp lực về thời gian hoàn thành công việc, chất lượng công việc... thì đối với học sinh các em cũng có những áp lực về khối lượng bài phải học, điểm số, kì vọng của thầy cô và cha mẹ đối với kết quả học tập...Tất cả những điều này tạo nên một áp lực nặng nề không kém gì áp lực mà các bậc phụ huynh phải đối mặt trong hoạt động nghề của mình. Tuy nhiên, không phải ai trong người lớn chúng ta cũng đều hiểu được sức nặng của các áp lực này đối với các em lớn đến mức nào. Trong đó tác giả nêu ra cách ứng phó tập trung vào vấn đề: sẵn sàng đương đầu, tìm kiếm chỗ dựa xã hội và giải quyết vấn đề có kế hoạch. Đối với chiến lược ứng phó tập trung vào điều chỉnh cảm xúc bao gồm: kiểm soát bản thân, giữ cảm xúc trước tình huống gây stress, đánh giá lại những điểm dương tính, chấp nhận trách nhiệm và cuối cùng là lảng tránh, chạy trốn. Những tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ em tác giả Đỗ Thị Hằng [13, tr. 24] qua nghiên cứu 516 học sinh ở các trường THPT và THCS tác giả đã chỉ hai vấn đề sau đây: Thứ nhất: chỉ ra 4 tác nhân chính gây stress cho trẻ em đó là học tập, quan hệ với cha mẹ, bạn bè và trong những tình hống bất thường (đe dọa, bắt nạt, trấn lột...). Đây là quan điểm trùng với nghiên cứu của tác giả Phan Thị Mai Hương. Tuy nhiên, tác giả Đỗ Thị Hằng có sự khác biệt khi phân tích tác nhân chính gây stress đối với học sinh cấp 2 và cấp 3. Cụ thể, tác nhân học tập và các tình huống bất thường gây stress cho học sinh cấp 2 và cấp 3 cao hơn các tác nhân do quan hệ trong gia đình và bạn bè gây ra. Đối với học sinh cấp 3 áp lực học tập gây stress cho các em cao hơn học sinh cấp 2. Thứ hai: các kiểu ứng phó của trẻ với 4 tác nhân trên và các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó trước các tình huống khó khăn thì trẻ em chủ yếu ứng phó bằng với các tác nhân gây stress bằng hành động nhiều hơn so với cách ứng phó bằng suy nghĩ và bằng tình cảm. 9 Những tài liệu trên được xem là những tài liệu vô cùng quý giá giúp ta có được những cơ sở bước đầu trong việc so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Thứ hai, cùng với nguồn tài liệu trên, những công trình nghiên cứu khảo sát thực tế tình hình tội phạm nói chung và trẻ em vi phạm pháp luật nói riêng đã cung cấp cho tác giả những cách nhìn khái quát nhất về vấn đề này. Trong cuốn tài liệu nghiên cứu về "Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật" (Trần Đức Châm- UBDSGĐ&TE - 2004) đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tội phạm chưa thành niên, tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng nhanh và tăng mạnh ở đô thị. Đề cập đến nguyên nhân của trẻ em vi phạm pháp luật nước ta có nguyên nhân từ phía gia đình. Qua nghiên cứu tác giả chỉ ra rằng phần lớn trẻ em phạm tội đều gặp những vấn đề như gia đình không đầy đủ bố mẹ, gia đình có người nghiện hút, cờ bạc, các em được nuông chiều quá mức hoặc bị đối xử một cách hà khắc. Cuốn sách "Tình hình người chưa thành niên ở Hà Nội sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy. Công tác phòng chống (1996 - 1998)" (NXB Bộ Công An) dành một phần nói về công tác phòng chống của gia đình. Phần viết này cho rằng chức năng giáo dục đối với trẻ em là chức năng không thể thay thể, những thay đổi trong đời sống gia đình hiện nay làm cho chức năng này bị xem nhẹ. Từ đó theo tác giả để ngăn chặn được các tệ nạn xã hội len lỏi vào các gia đình đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất lớn của của các bậc làm cha làm mẹ. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Mạnh "Vai trò của gia đình đối với trẻ em hư ở thành phố" (qua nghiên cứu ở thành phố Hà Nội; 2002) đã tập trung phân tích những nguyên nhân từ phía gia đình dẫn đến những thói hư tật xấu của con. Các gia đình ở thành phố bị cuốn theo cơn lốc của nền kinh tế thị trường, họ không có điều kiện để quan tâm giáo dục con cái, trong khi đó thì một bộ phận của dân cư không bắt kịp với tiến bộ của thời đại, không tiếp biến các giá trị văn hóa mới vào gia đình nên đã kìm hãm sự phát triển của trẻ em nên đã tạo ức chế và phản ứng - dẫn đến những hành vi tiêu cực không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong luận án Tiến sĩ "Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người 10 chưa thành niên hiện nay" của tác giả Hồ Diệu Thúy (2002) đi sâu vào nghiên cứu những nhân tố xã hội ảnh hưởng tới những hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Theo tác giả ba nhân tố xã hội quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên là nguồn gốc gia đình, nguồn gốc nhà trường, nguồn gốc cộng đồng. Luận án Tiến sĩ "Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của tác giả Phạm Đình Chi (2005) đã mô tả sâu sắc bức tranh về tình hình tội phạm vị thành niên, đưa ra những con số báo động. Tác giả nhấn mạnh nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tội phạm liên hệ mật thiết với các biến cố, các sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa.... với những khuyết tật làm phát sinh tình hình tội phạm. Luận án Tiến sĩ "Tội phạm nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và khả năng tái hòa nhập của họ" của tác giả Trần Thị Tư Hương đã nêu thực trạng, cơ cấu và các loại hình tội phạm nữ hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tìm hiểu quá trình tái hội nhập của tội phạm nữ và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái hội nhập của họ. Những phát hiện và kết quả nghiên cứu đóng góp cho việc hiểu sâu hơn đối với lĩnh vực xã hội học tội phạm ở Việt Nam nói chung và xã hội học về tội phạm nữ nói riêng. Nêu sự tác động của một số chính sách đối với phụ nữ và những giải pháp phòng ngừa, góp phần hạn chế tình hình tội phạm nữ và tăng cường khả năng tái hội nhập của họ Ngoài ra, còn có rất nhiều các công tình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến giáo dục gia đình và tình trạng phạm tội thanh thiếu niên như: "Ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ em hiện nay"(nghiên cứu trường hợp tại trường Giáo dưỡng 02 - Ninh Bình) của tác giả Cù Thị Thanh Thủy (2006) cho thấy việc trẻ em vi phạm pháp luật là do cha mẹ lao vao vòng xoáy kinh tế không có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, giao phó việc giáo dục con cho các thiết chế khác. Bên cạnh đó, do hạn chế về nhận thức nên một số gia đình đã không có được cách thức, phương pháp giáo dục con cái một cách khoa học và có những cách quan tâm đúng mức, điều này đã gây ra những phản ứng và hành vi tiêu cực ở con cái. 11 "Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình" (qua phân tích số liệu điều tra của gia đình Việt Nam năm 2006) của tác giả Lê Thu Hiền (2012) làm rõ một số biểu hiện về mối quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình liên đến quan niệm và giá trị vị thành niên cũng như quyền quyết định của vị thành niên trong gia đình qua phân tích số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006. Qua phân tích số liệu thấy mối quan hệ của cha mẹ và vị thành niên không chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều là cha mẹ ra lệnh, con cái phục tùng mà mối quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên hiện nay biểu hiện theo hướng "dân chủ hóa". Đồng thời, mối quan hệ này nó chịu ảnh hưởng của những nhân tố như trình độ học vấn của cha mẹ và hoàn cảnh kinh tế gia đình. Cha mẹ có học vấn cao thì mối quan hệ giữa cha mẹ - vị thành niên bình đẳng hơn, Gia đình có mức sống cao hơn thì mối quan hệ giữa cha mẹ - vị thành niên bình đẳng hơn. Những nghiên cứu kể ra trên đây đều chỉ rất rõ tầm quan trọng của giáo dục gia đình tới việc hình thành nhân cách cho trẻ em. Tuy nhiên, một số tài liệu có đi sâu phân tích các tác nhân gây stress và cách ứng phó của trẻ em trước các tác nhân đó dưới góc độ của tâm lý học, chứ chưa chỉ ra bên cạnh những tác nhân đó trẻ còn chịu sự tác động của nhiều tác nhân khác trong đời sống xã hội. Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ xã hội học đã đi sâu phân tích hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ nhưng là để mô tả mối quan hệ của cha mẹ - vị thành niên hiện nay biểu hiện như thế nào. Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá về độ tuổi với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng; điều đáng lo ngại hơn là trẻ em trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản..., đâu là căn nguyên dẫn đến sự trẻ hóa về mặt độ tuổi, về tính chất nghiêm trọng của trẻ em vi phạm pháp luật. Chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dưỡng số 2 Ninh Bình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện hơn bức tranh vi phạm pháp luật của trẻ em hiện nay, nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. 12 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Trẻ em Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Trong khi đó, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) được Việt Nam phê chuẩn năm 1990 lại xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn( Điều 1). Như vậy, nếu theo Công ước của Liên Hợp quốc, thì nhóm tuổi vị thành niên (theo quan niệm mà chúng ta vẫn thường hiểu xưa nay), hoàn toàn có thể được xếp vào nhóm trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc phân nhóm cho các đối tượng dưới 18 tuổi chỉ có một ý nghĩa tương đối vì trên thực tế, chúng ta không thể tìm được một sự đồng nhất hoàn toàn giữa các lớp tuổi khác nhau trong nhóm chưa thành niên. Nhóm nhân khẩu dưới 18 tuổi này lại có thể được phân chia làm nhiều nhóm tuổi khác xuất phát từ những đặc điểm về sự phát triển thể chất, nhận thức cũng như tâm sinh lý...riêng của mỗi nhóm. Chẳng hạn xưa nay các nhà giáo dục thưòng nói đến những nhóm như trẻ sơ sinh, nhóm nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm nhi đồng, nhóm thiếu niên, nhóm vị thành niên...Trẻ em là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi cả về thể chất, tâm lý cũng như năng lực nhận thức. Mặt khác, cũng khó có thể chỉ lấy các tiêu chí về tuổi đời để phân biệt vị thành niên với những nhóm xã hội khác. Mỗi đứa trẻ lại lớn lên trong những môi trường sống, được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong những điều kiện vật chất và tinh thần khác nhau. Chúng có những nhận thức, tâm lý tâm trạng không giống nhau. Có những đứa trẻ mới hơn mười tuổi nhưng lại có những suy nghĩ và tình cảm rất người lớn, chúng luôn được người lớn chúng ta gọi là những “ông, bà cụ non”, trong khi đó lại có những thanh niên đã ngoài hai mươi nhưng từ dáng vẻ tới tâm lý, tâm trạng, phong cách ứng xử lại chẳng người lớn chút nào. Chúng ta hẳn đều đã gặp gỡ nhiều với những thanh niên kiểu này. Họ vẫn thích đọc truyện tranh, chơi đùa không phải với bạn bè đồng trang lứa mà với những đứa trẻ còn kém tuổi 13 họ rất xa. Đấy là những thanh niên mà nhiều nhà xã hội học về lứa tuổi thường gọi là “các chú gà gô”, những đứa trẻ thật sự, tồn tại bên trong chiếc vỏ cũng của những người lớn thực sự. Rõ ràng là trên thực tế đã có sự nhận thức và hiểu biết khác nhau nhất định giữa khái niệm người chưa thành niên và khái niệm vị thành niên mặc dù chữ “vị” và chữ “chưa” về thực chất cũng chỉ bao hàm có một nghĩa. Nói chưa thành niên có nghĩa là đã giới hạn nhóm người này vào lứa tuổi dưới tuổi thành niên và như vậy trong trường hợp này, cả trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng đều có thể là người chưa thành niên. Tuy nhiên, về mặt ngôn từ, khi ta nói rằng mình chưa đạt đến một cái gì thì điều đó thường có nghĩa là đã gần đạt đến mức độ đó rồi. Chẳng hạn, khi ta nói cơm chưa chín thì điều đó có nghĩa là cơm đã được nấu rồi nhưng chưa chín, chứ không có nghĩa rằng đó mới chỉ là gạo mặc dù hiểu gạo là cơm chưa chín cũng không sai. Từ những vấn đề trên, có thể thấy rằng trong số những người chưa đủ tuổi thành niên chúng ta cần có một sự phân biệt rõ hơn một cách thực tế hai nhóm tuổi khác nhau, nhóm trẻ em và nhóm vị thành niên. Ở đây, theo cách hiểu của chúng tôi, vị thành niên chỉ là một bộ phận của những người chưa thành niên hoặc nói một cách chính xác hơn, là thế hệ lớn tuổi hơn cả trong nhóm những người chưa thành niên. Cách giới hạn khái niệm như vậy không nhằm mục đích tranh luận về mặt ngôn ngữ mà chỉ để giới hạn lại vấn đề được đề cập đến trong đề tài nghiên cứu. Tất nhiên việc phân biệt có tính so sánh như trên đã không đủ để giải thích một cách thuyết phục và rõ ràng về khái niệm vị thành niên. Còn rất nhiều vấn đề cần phải được phân tích sâu và làm rõ hơn. Chẳng hạn, cần phải chọn những tiêu chí nào để xác định rõ hơn về lứa tuổi vị thành niên. Nếu là về tuổi đời thì nên bắt đầu từ tuổi nào và giới hạn tiếp theo tới tuổi nào. Nếu là xuất phát từ những đặc trưng về sự phát triển thể chất thì nên bắt đầu từ sự đo lường về chiều cao, cân nặng hay từ những yếu tố phát triển tự nhiên mang tính y sinh học nào khác. Nếu lấy các yếu tố về những sự phát triển tâm lý, nhận thức, tình cảm hoặc lối sống, nhân cách v.v... thì vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn nhiều. 14 Thực tế đã cho thấy, trong nhiều loại văn bản pháp luật hiện nay, khi điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chúng ta đã có những quy định không giống nhau về khái niệm, độ tuổi và phạm vi áp dụng luật đối với người chưa thành niên và trẻ em. Điều 20 Bộ luật Dân sự Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực 1/7/1996) cũng quy định rằng :"...Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên"; Điều 22 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và đồng thời cũng lại quy định trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Bộ luật Hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/12/ 1999, tại chương X Điều 68 quy định" Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của chương này...", tiếp đó Điều 69 khoản 5 lại có sự phân biệt trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, ở các điều luật sau, Bộ luật Hình sự lại quy định người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi ( khoản 4 Điều 111, khoản 4 điều 113) ; trẻ em có độ tuổi từ dưới 16 tuổi ( khoản 1,4 Điều 112; khoản 1 Điều 114, khoản 1 Điều 115). Trong khi đó, trên khía cạnh những vấn đê về lao động và việc làm, Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (23/6/1994) lại có sự quy định như sau: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (Điều 6), Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi (Điều 119 khoản 1). Trẻ em là người dưới 15 tuổi (Điều 120)...Như vậy, ở đây, quan niệm về độ tuổi của trẻ em đã khác với luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ những phân tích trên chúng ta thấy, thuật ngữ trẻ em, nếu chỉ xét theo tiêu chuẩn về độ tuổi ở các văn bản pháp luật khác nhau, trên thực tế cũng đã phức tạp và thiếu thống nhất. Ở Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, độ tuổi tối đa của một người được gọi là trẻ em là dưới 16 tuổi; ở Bộ Luật lao động là dưới 15 tuổi; ở 15 Bộ Luật Hình sự là dưới 16 tuổi; ở Công ước về Quyền trẻ em độ tuổi đó là dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi có thể được kết nạp vào Đoàn thanh niên, tức là đã đủ tiêu chuẩn trưởng thành của một thanh niên, theo điều lệ Đoàn là 15 tuổi. Trong các công trình nghiên cứu của nhiều nước, nhóm vị thành niên cũng được phân định ở các lứa tuổi thật khác nhau. Nếu có nhiều nước coi sự bắt đầu của tuổi vị thành niên từ 8-9 tuổi thì cũng có nhiều nước lại kéo dài tuổi vị thành niên tới 24-25 tuổi. Một công trình nghiên cứu mới đây của Viện Xã họi học có sự tài trợ của quốc tế, tuổi vị thành niên mà các tác giả Việt Nam và quốc tế khảo sát được giới hạn tới 24 tuổi và điều này đã gây không ít tranh luận trong giới khoa học và quản lý. Gần đây, tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm vị thành niên. Đó là: “ nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 18 tuổi”. Trong nhóm vị thành niên nói trên, người ta lại phân nhỏ thành ba nhóm khác nữa : nhóm vị thành niên nhỏ từ 10-13 tuổi, nhóm vị thành niên trung bình từ 14-16 tuổi, nhóm vị thành niên lớn từ 17-18 tuổi. Theo chúng tôi cách phân chia như trên là tương đối hợp lý, đồng thời cũng khá phù hợp với những đặc điểm chung của tuổi vị thành niên ở nước ta. Tuy có rất nhiều điều cần phải được tranh luận trong những công trình nghiên cứu về vị thành niên, nhưng trên thực tế, không có mấy tác giả nào lại phủ nhận một điều là dù có mở rộng phạm vi tuổi vị thành niên đến mức nào thì nhóm tuổi mang đầy đủ trong nó những đặc trưng đặc thù nhất của vị thành niên vẫn là nhóm tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Bởi trong lứa tuổi này, cái đặc trưng của một vị thành niên là “một đứa trẻ trong một thể chất thanh niên, hoặc một thanh niên có nhận thức và tình cảm của trẻ nhỏ ” mới biểu lộ đầy đủ nhất. 1.2.2. Vi phạm pháp luật Trong khoa học pháp lý, hành vi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Như vậy, một hành vi được coi là vi phạm pháp luật khi thoả mãn đầy đủ tất 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan