Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đoàn tncs hồ chí minh tỉnh...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đoàn tncs hồ chí minh tỉnh hà tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay

.PDF
99
4935
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN THẾ HOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ TĨNH THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN THẾ HOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ TĨNH THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Ngọc Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Hà Quang Ngọc. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hoàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài.......................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ ....................................................................................... 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 6 6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài .......................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI ........................................................................................... 9 1.1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .............................................................. 9 1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì .............................................................. 9 1.1.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế khi phát triển nền kinh tế thị trƣờng.......................................................................................................... 10 1.1.3. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................. 13 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ ............................... 20 1.2.1. Tác động tới các quá trình phát triển xã hội ...................................... 20 1.2.2. Tác động tới các tổ chức chính trị xã hội. ......................................... 22 1.3. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ ........................................................................................................ 24 1.3.1. Sự phản ứng và thích ứng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ......................................... 24 1.3.2. Sự phản ứng và thích ứng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đoàn thanh niên ........................................................................................ 28 1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn thanh niên trong điều kiện hội nhập ................................................................ 31 Chương 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH HÀ TĨNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................... 33 2.1. TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH HÀ TĨNH .. 33 2.1.1. Bối cảnh tình hình kinh tế xã hội Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay ..... 33 2.1.2. Các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. ................................................................................................. 37 2.1.3. Các nội dung hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay và kết quả đạt đƣợc. ................................................. 39 2.2. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ TĨNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................... 47 2.2.1. Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tê đến việc tập hợp thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh. ................................ 47 2.2.2. Những tác động của hội nhập kinh tế đến nội dung, phƣơng thức hoạt động của Đoàn thanh niên. ...................................................................... 50 2.2.3. Các nội dung hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay và kết quả đạt đƣợc. .............................................................................................. 54 2.2.4. Những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ...... 58 Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ TĨNH THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................. 64 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG ......................................................... 64 3.1.1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trong hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu tất yếu ....................... 64 3.1.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh gắn với yêu cầu cụ thể của quá trình hội nhập và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh theo chủ trƣơng, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh .................................................................................................... 66 3.1.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn TNC Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục ...................................... 66 3.1.4. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh phải đặt trong mối liên hệ với quá trình nâng cao chất lƣợng hoạt động chung của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của cả nƣớc và góp phần vào sự đổi mới hoạt động của Đoàn THCS Hồ Chí Minh .............................. 67 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN. ................................................................................................... 67 3.2.1. Phát triển, nâng cao chất lƣợng đoàn viên ......................................... 69 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng Chi đoàn, Đoàn cơ sở ...................................... 72 3.2.3. Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của cơ sở Đoàn ....................................................................................................... 79 3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới .................................................................................................... 82 3.2.5. Tiếp tục mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên ................... 83 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn ................. 84 3.2.7. Tiếp tục đổi mới công tác tham mƣu, phối hợp, chỉ đạo của Đoàn .... 84 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, CHÍNH SÁCH ................................................... 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, hơn 80 năm qua, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngại hy sinh gian khổ lập nên những chiến công hiển hách, viết nên những trang sử vàng chói lọi, tô đẹp truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các tầng lớp thanh niên đang tiếp bước cha anh, nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ, nêu cao chí tiến thủ, phát huy phẩm chất tốt đẹp và thế mạnh của tuổi trẻ, xung kích, đảm đương những việc khó, nơi khó, chấp nhận mọi gian nan, thách thức, chủ động, sáng tạo, góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Cùng với tuổi trẻ cả nước, trong những năm qua các thế hệ thanh niên Hà Tĩnh đã không ngừng phấn đấu vươn lên đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu 1 nhi tỉnh Hà Tĩnh đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Bằng các chương trình hành động cách mạng thiết thực, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã động viên và tập hợp ngày càng đông đảo thanh, thiếu niên tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng mặt trái của quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống thực dụng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm, mắc vào tệ nạn xã hội. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên tuy được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển và yêu cầu của nền kinh tế. Một bộ phận không nhỏ thanh niên thiếu hụt cả về kiến thức lịch sử, văn hoá dân tộc, ngoại ngữ, tin học, tác phong làm việc, khả năng tư duy độc lập, kỹ năng xã hội. Sự chênh lệch về mức sống, cơ hội học tập, điều kiện tiếp cận thông tin, trình độ học vấn của thanh niên giữa các vùng, miền ngày càng tăng. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là áp lực lớn đối với thanh niên. Tiêu cực và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sự phát triển của thanh niên. Trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Hà Tĩnh phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, chủ động hội 2 nhập kinh tế quốc tế. Với xu thế toàn cầu hoá, chúng ta đang chủ động đẩy mạnh các quá trình mở cửa, hội nhập nhằm tranh thủ thời cơ, ngăn chặn, đẩy lùi và vượt qua nguy cơ, thách thức do toàn cầu hoá đem lại. Đứng trước những thời cơ, thách thức rất mới và phức tạp, thế hệ thanh niên của tỉnh phải không ngừng rèn luyện trình độ và năng lực, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đảm đương sứ mệnh cách mạng mà Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra cần đi sâu tiếp tục nghiên cứu, đề ra những giải pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh chất lượng hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cũng như chất lượng nguồn lực cán bộ trẻ của tỉnh nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn mới. Là một cán bộ Đoàn đang công tác tại cơ quan Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, đã trải qua công tác thực tiễn, đặc biệt đã được nghiên cứu học tập tiếp thu những kiến thức lý luận khóa đào tạo Thạch sỹ của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tác giả chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp khoá học 2012 - 2014. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Đã có một số tác giả nghiên cứu một số đề tài về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên, như đề tài: “Hội nhập quốc tế thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của PGS, TS Đặng Cảnh Khanh (Đề tài cấp Bộ); Đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái” của tác giả Trần Đông; Đề tài: "Đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Văn Đại; Đề tài: “Những định hướng cơ bản về công 3 tác thanh niên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới” của tác giả TS. Hồ Đức Việt (Đề tài cấp Bộ)... Các đề tài đã đánh giá cơ bản được thực trạng và đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên trong giai đoạn thực hiện đề tài. Một số bài viết: “Vai trò thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS. TS Cao Duy Hạ (Tạp chí Tuyên giáo); “Thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Th.s Phạm Như Quỳnh (nội san của Trường chính trị tỉnh Nghệ An); “Vai trò của tổ chức Đoàn đối với sự phát triển của thanh niên trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” của các tác giả T.Hương T.Toàn - H.Yến (Website www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn)... đã đề cập đến một số nội dung của tổ chức Đoàn và thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ thống về công tác Đoàn và phong trào thanh niên Hà Tĩnh thời kỳ hội nhấp kinh tế quốc tế, nhất là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng với yêu cầu trong thời kỳ mới. Với đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay", tôi hy vọng rằng sẽ góp phần giúp cho các cấp bộ đoàn trong tỉnh tham khảo vận dụng để nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh nhà, qua đó từng bước đưa công tác Đoàn, Hội, Đội đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh nói chung, đặc biệt là thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh Hà Tĩnh trong việc tham gia vào 4 hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu tầm quan trọng và một số quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế. - Làm rõ thực trạng và chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trong hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chính sách cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh. - Luận văn đặt trọng tâm ở thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình hiện nay và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Đoàn viên, thanh niên khối nông thôn, công nhân và đô thị. - Cấp ủy Đảng và chính quyền. - Các ban ngành, đoàn thể liên quan. - Dư luận xã hội ở cơ sở và những vấn đề có liên quan. 5 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn đặt trọng tâm ở thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận - Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp và thu thập thông tin Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp hệ thống có cấu trúc; phương pháp lịch sử và logic; phương pháp so sánh và đối chiếu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê. Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau: * Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo... * Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học... * Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê… * Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. 6 * Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí… mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu. Nội dung phân tích bao gồm: phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu. 5.2.3. Phương pháp phi thực nghiệm Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện quy luật của sự vật hoặc hiện tượng. Trong phương pháp phi thực nghiệm, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phi thực nghiệm bao gồm: Quan sát khách quan, phương pháp tổng hợp, điều tra tình hình đoàn viên, thanh niên tại địa phương. 6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài 6.1. Tính mới của Đề tài Đây là đề tài nghiên cứu việc nâng cao chất lượng hoạt động đoàn thanh niên trên một địa bàn cụ thể với những đặc điểm, tình hình riêng. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là sự đóng góp vào việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn thanh niên nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là cơ sở khoa học giúp cho việc tham mưu với cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh làm tốt công tác thanh niên trong tình hình mới. 6.2. Hướng phát triển của Đề tài Trên cơ sở nghiên cứu đạt được, có thể mở rộng việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác đoàn trên địa bàn các tỉnh khác nhau để có được những giải pháp có tính chất hệ thống chung cho cả tổ chức đoàn trên cả nước trong thời gian tới. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động đối với đời sống kinh tế xã hội. Chƣơng 2: Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì * Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường ngắn nhất để thu hẹp sự tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. * Bản chất của Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập là kết quả chính trị có chủ đích rõ ràng nhằm hình thành một tập hợp khu vực để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường cho sản phẩm dịch vụ nước mình. Do đó Hội nhập là hoạt động chủ quan của con người, nhằm lợi dụng sức mạnh của thời đại để tăng cường sức mạnh dân tộc mình. Vì vậy khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có những bước đi cụ thể được tính toán cẩn thận, phải xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp với khả năng và lợi ích của dân tộc. Hội nhập giúp chúng ta tìm được chỗ thích hợp nhất trong con tàu toàn cầu hóa, nhưng mặt khác toàn cầu hóa lại là con tàu chỉ chạy một chiều và không neo đậu lại ở một bến nào cả, nên muốn không bị nhỡ hoặc bị văng ra khỏi con tàu này, tức là tụt hậu thì quá trình hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng cần phải khẩn trương và có những quyết định mạnh dạn. 9 1.1.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế khi phát triển nền kinh tế thị trường Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm bùng nổ những thành tựu trong các ngành mũi nhọn như điện tử - tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học, tự động hoá..., thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời đưa đến sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những tiến bộ của cách mạng khoa học - công nghệ lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do những hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển. Cách mạng khoa học - công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình thành nền kinh tế tri thức. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, thông tin tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý ngày càng đóng vai trò chủ đạo. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không chú trọng trong lĩnh vực này sẽ không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào nền kinh tế tri thức và tất yếu đứng trước thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu về mọi phương diện. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế phát triển kinh tế tri thức ngày càng lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội mà cả trong so sánh lực lượng cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hoá kinh tế xuất hiện trong tư cách một cấp độ mới cao hơn về chất 10 của quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất vốn có trước đó. Toàn cầu hoá không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về nền kinh tế, mà con thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau khiến cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hoá nổi lên như một xu hướng chủ đạo chi phối đời sống thế giới và hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Trước những biến đổi to lớn trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá, tất cả các nước trên thế giới đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thế quan, tạo thông thoáng cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên phạm vi toàn cầu, mở đường cho kinh tế phát triển. Mỗi nước cũng tích cực tham gia các cơ cấu tổ chức kinh tế - thương mại và tài chính - tiền tệ toàn cầu, thích ứng với “luật chơi chung” của thế giới. Trong đó, việc tham gia hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) trước đây và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. WTO đảm nhận chức năng điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá mà còn mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Đến nay, WTO đã có 154 quốc gia thành viên. Hiện kim ngạch thương mại của các nước thành viên WTO chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới. WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại, là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế mà buộc các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phải tham gia một cách ngày càng đầy đủ. Cùng với sự lan toả mạnh mẽ của toàn cầu hoá, quá trình hợp tác liên kết khu vực cũng tiếp tục phát triển rất sôi động tại khắp các châu lục. Quá trình này đã đưa đến sự xuất hiện của hàng loạt tổ chức hợp tác quốc tế về 11 kinh tế, thương mại. Trong số đó, đáng chú ý nhất là tiến trình nhất thể hoá châu Âu với sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) với 27 nước thành viên; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 nước khu vực; Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với sự tham gia của 23 nước thành viên chiếm trên 60 GDP và 50% kim ngạch mậu dịch thế giới. Hợp tác liên khu vực và châu lục được thúc đẩy với sự ra đời của Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, Hội nghị Á - Âu (ASEM) năm 1996, Khu vực mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương, Hợp tác Châu Âu - Địa Trung Hải... Do những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự cải tiến trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, nên sức sản xuất ngày càng tăng, sản phẩm tạo ra càng nhiều, điều đó đòi hỏi các thực thể kinh tế cần thiết phải đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hợp tác liên kết quốc tế trên những quy mô khác nhau khiến cho nhiều rào cản thương mại giữa các nước ngày càng được thúc đẩy theo xu hướng nhất thể hoá. Nền sản xuất thế giới cũng ngày càng có xu hướng trở thành “một dây chuyền sản xuất thống nhất”, cả thế giới trở thành “một thị trường thống nhất”. Toàn bộ tình hình này buộc các nước không phân biệt giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển nếu muốn phát triển và không bị tụt hậu đều phải tích cực và chủ động tham gia vào quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia đều nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế để tồn tại, để không bị thua thiệt và phát triển. Đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh trong phân chia thị trường thế giới và xác lập lợi thế cạnh tranh quốc tế. Mặt khác, do nhịp độ biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, bởi vậy các nước phải thường xuyên tiến hành những cải cách trong nước để thích 12 ứng với những biến đổi trên thế giới . Như vậy, hội nhấp kinh tế quốc tế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra với mỗi nước là không chỉ là nhận thức được tầm quan trọng, mà điều quan trọng hơn là xây dựng được chiến lược, đưa ra được những giải pháp thích hợp phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển của đất nước mình. Là một nước đang phát triển lựa chọn định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn cả thời cơ lẫn thách thức đối với vận mệnh dân tộc trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá. Để có thể tận dụng được thời cơ, vượt qua những thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nước ta nhất thiết phải có cách thức hội nhập hiệu quả với khu vực và quốc tế, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới, nhất là khi nước ta đã là thành viên của WTO, với tinh thần ngày càng chủ động đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để nước ta không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến... từ bên ngoài mà còn phát huy được lợ thế so sánh trong quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi cấp thiết mang tính tất yếu đối với nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. 1.1.3. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trong 13 những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy, sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã luôn giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện rõ nét ngay từ các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (12/1946) đã long trọng tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng thời, Người khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở cửa các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” [19]. Đây có thể coi là tư tưởng đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta sau này. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã không thể hiện được một cách đầy đủ công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế theo những tư tưởng nêu trên. Sau khi thống nhất đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ta (1976) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội khẳng định phải : “Kết hợp phát triển kinh tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Do tầm quan trọng đặc biệt của nó, công tác kinh tế đối ngoại phải được tăng cường. Nắm vững nguyên tắc chiến lược và phương hướng chủ yếu của công tác kinh tế đối ngoại là: mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và phát triển hợp tác với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất trên những lĩnh vực 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan