Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp cận và dùng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố thanh h...

Tài liệu Tiếp cận và dùng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa

.PDF
118
829
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐOÀN THỊ HÀ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ AN SINH XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐOÀN THỊ HÀ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ AN SINH XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vƣợng HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Sau ba năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong quá trình học tập đã giúp đỡ và trang bị những kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí là cán bộ thuộc các Hội phụ nữ, cán bộ Phòng LĐTB&XH thành phố Thanh Hóa, cán bộ UBND phường Đông Sơn, phường Trường Thi, phường Đông Thọ, phường Tào Xuyên, xã Quảng Phú nơi mà tôi đến khảo sát và thu thập thông tin. Xin cảm ơn các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với gia đình, bạn bè và người thân đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Ngƣời thực hiện Đoàn Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 7 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ...................................... 12 4. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 13 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 14 6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................ 14 7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15 8. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ................................................. 15 9. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18 10. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 20 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 21 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......... 21 1.1. Khái niệm, công cụ liên quan ............................................................ 21 1.1.1. Khái niệm tiếp cận......................................................................... 21 1.1.2. Khái niệm dịch vụ xã hội ............................................................... 21 1.1.3. Khái niệm an sinh xã hội ................................................................ 22 1.1.4. Khái niệm Hộ nghèo....................................................................... 23 1.2. Các lý thuyết, quan điểm áp dụng trong đề tài................................ 23 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ....................................................... 23 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ ................................................................................ 25 1.2.3. Một số quan điểm về quyền con người và công bằng xã hội ........ 26 1.2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới ................................................................................ 28 1.3. Nội dung tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội ............... 29 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................... 32 1 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ AN SINH XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA ................................................................................................ 37 2.1. Khái quát hệ thống văn bản chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa ........................................................... 37 2.2. Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa ........................................................... 42 2.2.1. Tiếp cận nhà ở .............................................................................. 42 2.2.2. Tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường ................................... 46 2.2.3. Tiếp cận dịch vụ y tế ...................................................................... 51 2.2.4. Tiếp cận học nghề và hỗ trợ tìm việc làm ...................................... 56 2.2.5. Tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý ................................................. 59 2.2.7. Tiếp cận dịch vụ Bảo hiểm xã hội .................................................. 61 2.3. Đánh giá của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa về tác động của tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội ................................ 64 2.3.1. Tác động đến điều kiện nhà ở ........................................................ 64 2.3.2. Tác động đến việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ....... 66 2.3.3 Tác động đến việc chăm sóc sức khỏe ............................................ 69 2.3.4. Tác động đến việc làm và tăng thu nhập ....................................... 73 2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa .................... 75 2.4.1. Hệ thống chính sách đối với phụ nữ nghèo .................................... 75 2.4.2. Nghèo và nhận thức của phụ nữ nghèo về các dịch vụ xã hội ....... 77 2.4.3. Công tác tổ chức, triển khai các chính sách an sinh ở địa phương ......78 2.3.4. Sự trợ giúp của cộng đồng ............................................................. 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc Tp. Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân UNDP United Nations Development Programme 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tỷ lệ nghèo ở thành phố Thanh Hóa qua các năm.........................................33 Bảng 2.2: Tỷ lệ sử dụng các loại nhà ở của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa...43 Bảng 2.3: Tỷ lệ sở hữu nhà ở của phụ nữ nghèo và gia đình của họ ............................44 Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo thành thị có nhà ở chia theo loại nhà ...................................45 Bảng 2.5: Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở qua các năm của thành phố Thanh Hóa ...46 Bảng 2.6: Tỷ lệ phụ nữ nghèo thành phố Thanh Hóa sử dụng nguồn nước sinh hoạt chính............................................................................................................................48 Bảng 2.7: Tỷ lệ phụ nữ nghèo thành phố Thanh Hóa tiếp cận với dịch vụ xử lý rác thải ............................................................................................................. 50 Bảng 2.8: Mức độ đi khám, chữa bệnh của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa...53 Bảng 2.9: Tỷ lệ phụ nữ nghèo thành phố Thanh Hóa tiếp cận và sử dụng các loại cơ sở y tế ..................................................................................................................................55 Bảng 2.10: Tỷ lệ phụ nữ nghèo tham gia học nghề ........................................................57 Bảng 2.11: Đánh giá của phụ nữ nghèo về mức độ trợ giúp của dịch vụ trợ giúp pháp lý ..................................................................................................... 61 Bảng 2.12: Đánh giá của phụ nữ nghèo về mức độ cần thiết của việc có lương hưu khi về già.............................................................................................................................63 Bảng 2.13: Đánh giá của phụ nữ nghèo về chính sách hỗ trợ nhà ở .............................65 Bảng 2.14: Tỷ lệ phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa được nhận hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường ...............................................................................................67 Bảng 2.15: Đánh giá của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa về mức độ cải thiện vệ sinh môi trường sau khi được nhận hỗ trợ..................................................................69 Bảng 2.16: Đánh giá của phụ nữ nghèo về mức độ trợ giúp của việc hỗ trợ y tế đến hoạt động khám, chữa bệnh ..............................................................................................71 Bảng 2.17: Mức độ hài lòng của phụ nữ nghèo về việc sử dụng dịch vụ y tế .............72 Bảng 2.18: Đánh giá của phụ nữ nghèo về mức độ cải thiện đời sống sau khi tiếp cận dịch vụ hỗ trợ dạy nghề và giới thiệu việc làm ...............................................................74 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HỘP Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng nguồn nước ăn uống chính chia theo các nhóm thu nhập ở thành thị ............................................................................................... 47 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người nghèo thành thị và tỷ lệ người nghèo là nữ giới khám, chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ khám, chữa bệnh miễn phí (đơn vị %) ........................................................................................ 52 Hộp 2.1: Tiền được nhận hỗ trợ không đủ để sửa nhà .................................... 66 Hộp 2.2: Không dám đi khám vì sợ tốn thời gian và chi phí phát sinh .......... 70 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình1. Đó là kết quả của gần 30 năm đổi mới và sau hơn 20 năm thực hiện các chủ trương, chính sách về xóa đói, giảm nghèo đến nay nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, số hộ nghèo và người nghèo vẫn còn khá cao, không chỉ tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà còn ở các khu đô thị, các thành phố trong khắp cả nước. Nghèo đói là một thách thức lớn gắn liền với quá trình đô thị hóa mà bản thân người nghèo và hệ thống quản lý đang phải đối mặt hiện nay. Nếu không khắc phục được tình trạng này, chúng ta khó có thể đạt được mục tiêu giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã đặt ra các mục tiêu quan trọng nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo thông qua loạt các giải pháp về mặt chính sách, trong đó, chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Trong số các nhóm nghèo, phụ nữ nghèo là nhóm chịu nhiều thiệt thòi. Phụ nữ nghèo thường có học vấn thấp, hạn chế trong nhận thức, họ thường gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, đời sống sinh hoạt, họ dễ bị tổn thương, rất ít có cơ hội việc làm và thu nhập để cải thiện và thăng tiến bản thân. Trong khi đó phụ nữ lại đóng vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội và cũng là người đảm đương nhiều vai trò quan trọng trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phụ nữ nghèo của nước ta còn cao, không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở khu vực thành thị. 1 Văn kiện Đại hội đải biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2011, tr. 91. 6 Các chính sách an sinh xã hội hướng đến phụ nữ nghèo hiện nay còn chưa được quan tâm đúng mức ở cả cấp trung ương và địa phương. Với phụ nữ nghèo khu vực thành thị, những thách thức, khó khăn mà họ đang gặp phải gắn liền với những chuyển biến của quá trình đô thị hóa kéo theo sự bất ổn về mặt an sinh. Đây cũng là bài toán đang được đặt ra trước mắt và lâu dài đối với không chỉ người nghèo mà còn của cả hệ thống chính sách an sinh xã hội. Hơn bao giờ hết, các chính sách an sinh cần được thực hiện nhằm bảo vệ nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ nghèo. Muốn hướng tới thoát nghèo và phát triển bền vững cho phụ nữ nghèo trước tiên cần xem xét việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu đối với họ. Thành phố Thanh Hóa là một thành phố lớn của Bắc trung bộ, trong những năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, thành phố đã có những chuyển biến nhanh chóng không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như nghèo đói đô thị, sự chênh lệch và phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, thiếu nhà ở,v.v. Những vấn đề này có mối liên hệ chủ yếu với nhóm người nghèo, trong đó nhóm phụ nữ nghèo là nhóm chịu nhiều tác động. Điều này đang làm hạn chế sự phát triển đô thị theo hướng bền vững. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội hiện nay của phụ nữ nghèo ở Tp Thanh hóa làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ bức tranh về thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội tối thiểu, hướng tới thoát nghèo. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu An sinh xã hội là lĩnh vực rộng, những tiếp cận và nội dung nghiên cứu về an sinh khá đa dạng, các nghiên cứu về an sinh xã hội không chỉ được quan 7 tâm từ các tổ chức quốc tế mà ở nước ta an sinh xã hội được xem là mục tiêu lớn xuyên suốt tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Những năm gần đây, do sự phát triển nhanh chóng về điều kiện kinh tế, xã hội, sự hội nhập toàn cầu đã tạo nên những bước đổi mới quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Các nghiên cứu và bài viết về an sinh xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn không chỉ ở tầm vĩ mô, khái quát mà còn cụ thể và tập trung vào các đối tượng đơn lẻ. Những tiếp cận và nghiên cứu đó là cơ sở quan trọng để tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bổ sung cho cho các nội dung nghiên cứu trong đề tài. Mặc dù nước ta chưa có một hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh, song đến nay đã có hơn 50 loại chính sách về an sinh xã hội do Bộ LĐTBXH ban hành có liên quan đến các đối tượng khác nhau được phân loại theo các cấu phần về: Thị trường lao động; Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Các chương trình giảm nghèo [45, tr. 54]. Bộ LĐTB&XH thực hiện đề tài “Phát triển hệ thống ASXH Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đề tài khoa học cấp Bộ, 2006. Đề tài đã làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, phân tích nội dung của các hợp phần trong cấu trúc của hệ thống an sinh đặc trưng ở Việt Nam: chính sách và thị trường lao động, bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Đề tài cũng nêu bật những vai trò quan trọng của hệ thống an sinh đối với sự phát triển xã hội. Phân tích và nêu lên những thách thức, khó khăn của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập toàn cầu và định hướng phát triển hệ thống an sinh phù hợp với tình hình mới, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo cuộc sống cho toàn dân trước nhiều nguy cơ và rủi ro của kinh tế thị trường. Mạc Thế Anh, Khái luận chung về an sinh xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 1/2005, số 2/2005 Và số 4/2005. Bài viết đã nêu bật những cơ sở lý 8 luận chung nhất về an sinh xã hội ở Việt Nam, làm rõ khái niệm an sinh xã hội ở Việt Nam qua việc nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của an sinh xã hội. Bài viết cũng làm rõ bản chất của an sinh xã hội ở nước ta và hệ thống lại các hợp phần trong cấu trúc của hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay mà Việt Nam đang theo đuổi. Đó là các hợp phần: Bảo hiểm xã hội, Chính sách thị trường lao động, Trợ giúp xã hội và Ưu đãi xã hội. Vũ Văn Phúc với bài viết, An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2012. Bài viết cũng góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về an sinh xã hội ở Việt Nam, cấu trúc lại hệ thống an sinh xã hội ở nước ta một cách ngắn gọn và nêu bật một số kết quả đạt được trong các hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội, đồng thời định hướng một số giải pháp cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong đó, có định hướng giải pháp về trợ giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội tối thiểu. Nguyễn Hữu Dũng, Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam: thực trạng và định hướng phát triển, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 26. Tác giả đã trình bày những khái niệm cơ bản về an sinh xã hội và thực trạng cũng như định hướng chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các khái niệm an sinh xã hội do Liên hiệp quốc và ASEAN đưa ra, tác giả chỉ ra rằng chính sách an sinh xã hội có phạm vi bao phủ rộng, gồm các chính sách thị trường lao động và việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chính sách trợ giúp xã hội và chương trình mạng lưới an toàn xã hội. Nhìn chung hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam còn nhiều hạn chế như thiếu tính hệ thống, thiếu sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, tỷ lệ bao phủ còn thấp... Định hướng chính sách trong thời gian tới cần lưu ý đặt chính sách an sinh xã hội trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội đa 9 tầng, song phải có trọng tâm và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với chuẩn quốc tế và hội nhập.. Nguyễn Văn Chiều (2012), Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 – 2012. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Mai Ngọc Anh, An sinh xã hội với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2009. Luận án đã làm rõ một số vấn đề chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội nước ta đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam: những chính sách an sinh xã hội đối với nông dân, những yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện và triển khai chính sách an sinh đối với nông dân. Tác giả cho rằng hệ thống an sinh đối với nông dân hiện nay chưa hoàn chỉnh, việc tổ chức, thực thi chính sách an sinh còn chưa hiệu quả, thiếu tính minh bạch và thiếu sự giám sát của người dân trong cộng đồng. Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động an sinh xã hội đối với nông dân là một trong những giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm giúp nông dân có được hệ thống an sinh xã hội tốt nhất. Những nghiên cứu và bài viết trên chủ yếu tập trung vào những nội dung khái quát hóa và làm rõ nghĩa các vấn đề liên quan đến khái niệm an sinh xã hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam mà chưa đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề về an sinh đối với các nhóm xã hội cụ thể. Những nội dung nghiên cứu còn thiên về mặt lý luận. Việc khảo sát và tìm hiểu về những dịch vụ an sinh cụ thể đối với nhóm phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo vẫn còn là một vấn đề độc lập cần được tìm hiểu. 10 Võ Thị Cẩm Ly, Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, Nghệ An: thực trạng, nguyên nhân và chiến lược thoát nghèo. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2010. Luận văn đã mô tả và đánh giá thực trạng nghèo của phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của họ và những chiến lược thoát nghèo mà họ đang sử dụng. Trong những nguyên nhân nghèo luận văn có đề cập đến nguyên nhân của việc thiếu nguồn lực tiếp cận như nguồn vốn, cơ sở vật chất. Chiến lược thoát nghèo của phụ nữ nghèo không chỉ dừng lại ở nhận thức của họ mà quan trọng còn phải có sự can thiệp của các chính sách hỗ trợ, trong đó có các hỗ trợ cơ bản có liên quan đến hệ thống dịch vụ an sinh xã hội. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2010), Báo cáo đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số. Báo cáo bao gồm nhiều số liệu bổ ích về thực trạng, những rào cản và mức độ tiếp cận pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay ở Viêt Nam, đây là một trong những nhóm nhu cầu thiết yếu trong hệ thống dịch vụ an sinh xã hội. Kết quả của nghiên cứu đánh giá cho thấy phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp lý. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ: năng lực của cán bộ tư vấn, sự khó khăn về địa lý, giao thông đi lại, thù lao cho người tư vấn, sự khác biệt về văn hóa,… Báo cáo cũng cho thấy các dịch vụ tư vấn pháp lý chưa thực hiện có hiệu quả vì vậy chưa mang lại tác động lớn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người (Báo cáo phát triển con người năm 2011). Báo cáo đã đưa ra một phân tích dựa trên bằng chứng về sự tiến bộ trong phát triển con người của Việt Nam ở cấp địa phương, tập trung đặc biệt vào các vấn đề về sức khỏe và giáo dục. Báo cáo xem xét những thách thức mà nhiều người Việt Nam đang phải đối mặt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Báo cáo cho thấy gia tăng bất bình đẳng về kinh tế đi kèm với sự chênh 11 lệch dai dẳng trong các chỉ tiêu về giáo dục và y tế cơ bản. Báo cáo kết luận rằng nếu Việt Nam muốn tiếp tục đạt được mức phát triển con người cao hơn, thì việc đảm bảo tiếp cận toàn dân và công bằng đối với dịch vụ y tế và giáo dục là vô cùng cần thiết. Lưu Quang Tuấn, Tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của người nghèo tại khu vực đô thị: thực trạng và các giải pháp hoàn thiện. Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội, số 29/quý 4, Viện Khoa học Lao động Xã hội. Bài viết đã đề cập đến thực trạng tiếp cận một số dịch vụ an sinh cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước và xử lý rác thải của người nghèo nói chung ở đô thị hiện nay. Kết quả cho thấy người nghèo ở đô thị còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội so với nhóm người giàu tại cùng thời điểm. Tuy nhiên, những phân tích và nhìn nhận được tác giả thực hiện ở quy mô rộng nên chưa nêu bật được các đặc điểm cụ thể của từng nhóm đối tượng nghèo, phụ nữ nghèo chưa được đề cập đến như một chủ thể của vấn đề nghiên cứu. Các nghiên cứu trên đã đề cập và làm sáng rõ một số vấn đề có liên quan đến việc tiếp cận một số nhóm dịch vụ xã hội của người nghèo nói chung mà chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể với đối tượng là phụ nữ nghèo. Như vậy, nghiên cứu về phụ nữ nghèo với việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội vẫn còn là một vấn đề cần thiết, nhằm làm rõ thêm những chiều cạnh có liên quan đến phụ nữ nghèo và thể hiện được thực trạng đời sống của phụ nữ gắn với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong sự 12 tồn tại và phát triển xã hội. Vận dụng các lý thuyết Xã hội học, Công tác xã hội làm rõ thực trạng và lý giải các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa. Việc vận dụng các lý thuyết Xã hội học, Công tác xã hội trong nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp một góc nhìn về sự vận dụng quan điểm lý thuyết Xã hội học, Công tác xã hội vào nghiên cứu an sinh xã hội. Những kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch địch và hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội, nhất là an sinh xã hội đối với phụ nữ nghèo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở mô tả, đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, kết quả của nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu giúp cho cán bộ quản lý cơ sở, đặc biệt ở thành phố Thanh Hóa hiểu được thực tiễn thực hiện và triển khai chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ nghèo, đặc biệt là nhóm chính sách an sinh xã hội cơ bản. Từ đó có những định hướng trong hoạch định chính sách, tổ chức triển khai chính sách giúp tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội đối với người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng. Ngoài ra, kết quả của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở, các tổ chức nghiên cứu về dịch vụ an sinh xã hội và về phụ nữ, là tài liệu tham khảo cho những học viên, sinh viên ngành Xã hội học, Công tác xã hội và những người nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề này. 4. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa nhằm phân tích thực trạng và đánh giá tác động của việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội đến phụ nữ nghèo ở Tp. 13 Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp giúp phụ nữ nghèo tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội hướng tới thoát nghèo, ổn định cuộc sống. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: - Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa hiện nay như thế nào? Thực trạng này có tác động như thế nào đến phụ nữ nghèo? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa? - Làm thế nào để tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp Thanh Hóa? 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa hiện nay. - Đánh giá tác động của việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội đối với phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa. - Phân tích, lý giải những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa tiếp cận và sử dụng tốt hơn các dịch vụ an sinh xã hội. 6. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa hiện nay. 6.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ quản lý, triển khai các chính sách an sinh xã hội tại thành phố Thanh Hóa. 14 - Phụ nữ nghèo tại thành phố Thanh Hóa. - Khách thể khảo sát: Phụ nữ nghèo là chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ trong các hộ gia đình được xác định là hộ nghèo thuộc 5 xã/phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là Phường Đông Sơn, Phường Tào Xuyên, Phường Đông Thọ, Phường Trường Thi, Xã Quảng Phú. Và cán bộ quản lý, đại diện của chính quyền địa phương ở Tp. Thanh Hóa. 7. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. - Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: an sinh xã hội là một khái niệm rộng. Hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam bao gồm các bộ phận cấu thành: Chính sách thị trường lao động; Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội và các chương trình giảm nghèo. Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của đề tài này, do những giới hạn chủ quan và khách quan tôi không đi sâu tìm hiểu các nội dung nêu trên mà tập trung khảo sát việc tiếp cận một số nhóm dịch vụ xã hội nằm trong các cấu phần thuộc hệ thống an sinh xã hội của phụ nữ nghèo tại thành phố Thanh Hóa, cụ thể là các nhóm sau đây: (1) Nhà ở; (2) Nước sạch và vệ sinh môi trường; (3) Y tế (4) Dạy nghề và hỗ trợ tìm việc làm; (5) Trợ giúp pháp lý; (6) Bảo hiểm xã hội; 8. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 8.1. Giả thuyết nghiên cứu Thanh Hóa là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, các chương trình an sinh xã hội được thành phố chú trọng triển khai và thực hiện đồng bộ, song trên thực tế, bộ phận người nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, nhất là dịch vụ bảo hiểm xã hội và việc làm. Những chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo về các dịch vụ an sinh cơ bản nhìn chung chưa có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống của phụ nữ nghèo 15 cũng như hiệu quả của thoát nghèo bền vững. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do chưa có hệ thống chính sách đối với phụ nữ nghèo và việc tổ chức, thực hiện chính sách ở cấp cơ sở còn lỏng lẻo. Cùng với việc thực hiện các hoạt động giảm nghèo và chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2020, phụ nữ Tp. Thanh Hóa sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh cơ bản phục vụ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, hướng tới thoát nghèo. 16 8.2. Khung phân tích Điều kiện kinh tế xã hội Hệ thống An sinh xã hội Việt Nam Thực trạng nghèo và việc tổ chức, triển khai các chương trình về an sinh xã hội đối với phụ nữ nghèo ở Tp. Thanh Hóa Phụ nữ nghèo Tp. Thanh Hóa tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản Nhà ở Nước sạch, vệ sinh MT Chăm sóc y tế Tư vấn pháp lý Điều kiện sống, sinh hoạt và thu nhập của phụ nữ nghèo 17 Dạy nghề, việc làm Bảo hiểm xã hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan