Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận vận dụng các nguyên lý về đảng kiểu mới của lê nin trong xây dựng đảng...

Tài liệu Tiểu luận vận dụng các nguyên lý về đảng kiểu mới của lê nin trong xây dựng đảng vào đảng cộng sản việt nam hiện nay

.DOC
27
14562
146

Mô tả:

Tiểu luận vận dụng các nguyên lý về đảng kiểu mới của lê nin trong xây dựng đảng vào đảng cộng sản việt nam hiện nay
Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Häc viÖn x©y dùng ®¶ng ******** TiÓu luËn Học phần: LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG Đề tài: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA LÊ NIN TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyê ngành: Xây dựng Đảng Hà Nội – 2016 LỜI MỞ ĐẦU 1 Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập trên cơ sở học thuyết về Đảng Cộng sản của Mác, Ăngghen và Lênin. Xuất phát từ cơ sở trên, Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay vẫn giữ nguyên bản chất của mình. Đảng ra đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay, đã khẳng định được chân lý đúng đắn của học thuyết về Đảng Cộng sản. Trong thời đại ngày nay, với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước Đảng ta càng phải quyết tâm giữ vững, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin vận dụng sáng tạo chủ nghĩa trong thực tiễn xây dựng đất nước sao cho phù hợp và hiệu quả. Ngày nay, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá Đảng ta, chế độ ta trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, và đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, chúng tìm mọi phương thức, thủ đoạn chống phá, trong đó có sự nhằm vào hệ tư tưởng của Đảng, chúng cho rằng chủ nghĩa Mác- Lê nin đã lạc hậu và lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của thời đại, chúng đánh vào nguyên tắc tập trung dân chủ trong học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mac- Lê nin, chúng cho rằng nguyên tắc này đưa Đảng ta đi đến độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ... Các thế lực thù địch muốn phủ nhận học thuyết mà Đảng ta đã lựa chọn, chúng muốn xóa bỏ chế độ mà chúng ta đang xây dựng. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, thiếu sót, và đó chính là lý do các thế lực thù định lấy cớ chống phá đảng. Trước những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trong thời đại, Đảng Cộng sản Việt Nam càng phải làm tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo mà mình đang đảm nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà toàn xã hội, dân tộc, đồng bào giao cho. Thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của Đảng, của giai cấp, để đưa đất nước ổn định đi lên phát triển, sao cho xứng với các cường quốc năm châu, xứng với lòng mong mỏi của nhân dân, đem lại lợi ích cho giai cấp, nhân dân, dân tộc. Muốn vậy Đảng ta xác định kiên định và giữ vững con đường mình đã lựa chọn đó là con đường xã hội chủ nghĩa và cao hơn là chủ 2 nghĩa cộng sản. Kiên định và giữ vững hệ tư tưởng của Đảng, có kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin vào thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ tư tưởng của Lê nin về Đảng Cộng sản có hệ thống lý luận những nguyên tắc về Đảng kiểu mới. Những lý luận về nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị đối với các Đảng Cộng sản và đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi Đảng thành lập, Đảng đã lấy những nguyên lý về đảng kiều mới của Lê nin làm nguyên tắc cho tổ chức và hành động của Đảng. Trong quá trình đấu tranh và giành chính quyền về tay mình, trong quá trình trở thành Đảng cầm quyền, trong quá trình trưởng thành lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thực hiện tốt nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê nin và vận dụng có sáng tạo, hiệu quả những nguyên tắc đó vào xây dựng phát triển Đảng. Với những lý do kể trên, với tâm huyết về chuyên đề Học thuyết Mác – Lê nin về Đảng Cộng sản, người học đã lựa chọn đề tài: “VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA LÊ NIN TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY” để làm tiểu luận kết thúc học phần Lý luận về Đảng và Xây dựng Đảng cầm quyền. 3 PHẦN NỘI DUNG I. Những vấn đề chung về Đảng Cộng sản: 1.Sự ra đời và phát triển của các Đảng Cộng sản trên thế giới Đảng Cộng sản ra đời với tiền thân là tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa. Tổ chức này ra đời vào năm 1863 tại Pari; vào giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã phát triển, giai cấp công nhân bắt đầu bước vào đấu tranh tự giác, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề của các trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa xã hội không tưởng, tư tưởng của những người xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản, tư tưởng của những người cộng sản không tưởng. Năm 1847 C. Mác và Ph. Ăng ghen nhận lời tham gia vào tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa và hai ông đã cải tổ tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa thành Liên đoàn những người cộng sản- Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới. Liên đoàn đã tổ chức Đại hội I (mùa hè 1847), Đại hội II (cuối năm 1847). Năm 1848 Điều lệ của Liên đoàn và tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được thông qua và được công bố khắp trên thế giới. Sau đó tổ chức đã được tổ chức thành Quốc tế Cộng sản thứ nhất (1864-1872); Quốc tế thứ hai (1889-1914). Trong điều kiện hoàn cảnh mới (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, V. I Lê nin đã kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác, Ăng ghen về Đảng Cộng sản, phê phán các đảng kiểu cũ, (Các đảng của quốc tế II sau khi Ph. Ăng ghen mất) và Lê nin đã đưa ra các nguyên lý đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, trực tiếp áp dụng xây dựng thành công đảng kiểu mới ở Nga, lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 và giành thắng lợi to lớn. 2. Lê nin kế thừa, phát triển những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng ghen về Đảng cộng sản đưa ra các nguyên lý Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. 4 a. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc- giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản bộc lộ hoàn toàn sự phản động của nó. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, giữa giai cấp tư sản với nhân dân các nước thuộc địa ...đã trở nên rất gay gắt. Đây là thời cơ nổ ra cách mạng vô sản giành chính quyền về tay giai cấp công nhân đã đến gần và chín muồi, song các đảng của quốc tế thứ hai sau khi Ph. Ăng ghen mất không đủ sức lãnh đạo cách mạng, tư cách và uy tín lãnh đạo cách mạng vô sản.Vì thế nhiệm vụ cấp bách và nặng nề đặt ra là kế thừa sự phát triển, sáng tạo những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng ghen về Đảng Cộng sản xây dựng nên các nguyên lý về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, áp dụng vào thực tiễn để xây dựng đảng kiểu mới đủ sức lãnh đạo cách mạng vô sản giành thắng lợi. Và Lê nin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó, đã đưa các nguyên lý về Đảng kiểu mới, trực tiếp áp dụng, xây dựng Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga- Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng Thánh Mười giành thắng lợi to lớn, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. b.Nội dung của các nguyên lý đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Thứ nhất: Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Lê nin đã đánh giá rất cao học thuyết của Mác và ông đã lựa chọn học thuyết này là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Trong bài viết “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác” Lê nin có khẳng định: “Học thuyết Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học học thuyết hoàn bị và chặt chẽ, nó 5 cung cấp cho mọi người một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản. Nó là người kế thừa chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp” (V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb TB, M, 1980, t.23, tr 50). Thiên tài của C. Mác chính là ở chỗ Người đã giải đáp được một cách khoa học những vấn đề cơ bản mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Chủ nghĩa Mác là hệ thống lý luận khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng mình, là kết quả của sự phát triển một cách khoa học những tư tưởng tiên tiến của xã hội loài người, thể hiện đúng đắn lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, đã chỉ ra cho giai cấp công nhân những phương hướng chính trị của tất cả các mặt hoạt động cần thiết trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Tại sao Lê nin lại coi chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng còn xuất phát từ một lý do nữa đó là: Người nhấn mạnh : “Chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận của Mác; lý luận đó là lý luận lần đầu tiên đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học..., lý luận đó đã chỉ ra nhiệm vụ thật sự của một đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng, ..” nhiệm vụ đó là: “Tổ chức cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó mà mục đích cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa” (Lê nin toàn tập, nxb TB, M, 1974, t.4, tr 230-231). Chủ nghĩa Mác là thế giới quan, phương pháp luận cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Lý luận đó có vai trò đặc biệt to lớn được V. I. Lê nin đánh giá rất cao. Theo người không có lý luận cách mạng thì sẽ không có phong trào cách mạng, và khi lý luận cách mạng đã thâm nhập vào quần chúng thì nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn. Lê nin khẳng định: Trước hết và trên hết phải xem lý luận là kim chỉ nam cho hành động. 6 Thứ hai: Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Theo Lê nin, đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ nhất của giai cấp, đảng là người đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, là người định hướng chính trị và là người giáo dục, động viên, tổ chức cho quần chúng hành động cách mạng. Đảng là tập hợp những người tiên tiến ưu tú của giai cấp công nhân, thể hiện ở sự tiên phong về hành động và tiên phong về lý luận. Đảng là tổ chức được tổ chức rất chặt chẽ, có kỷ luật tự giác, nghiêm minh, đó là tổ chức của những người giác ngộ cao về mục tiêu về lý tưởng của giai cấp công nhân, triệt để cách mạng, kiên quyết đấu tranh cho lý tưởng đó. Đảng cộng sản là của giai cấp công nhân nhưng không phải là toàn bộ giai cấp công nhân. Không được lẫn lộn giữa đảng với giai cấp công nhân. Thứ ba: Khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng lập nên hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, khác hẳn về chất với hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa. Đảng là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng lãnh đạo, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động đúng đường lối, quan điểm của Đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 7 Thứ tư: Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng là liên minh tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, quyết tâm thực hiện lý tưởng đó, đồng thời là một tổ chức chiến đấu, vì thế Đảng phải xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nếu xa rời nguyên tắc này Đảng sẽ giảm sức mạnh và không tránh khỏi tan rã. Tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán và dân chủ hình thức, dân chủ không có lãnh đạo. Tập trung dân chủ là một tiêu chí để phân biệt đảng cách mạng với đảng cơ hội, cải lương. Thứ năm: Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Đoàn kết thống nhất là sức mạnh to lớn của Đảng. Đó là sự đoàn kết của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục đích và có lợi ích chung. Sự đoàn kết đó dựa trên cơ sở cương lĩnh chính trị và các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền sự đoàn kết thống nhất của Đảng lại càng đặc biệt quan trọng. Từng cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng phải giữ gìn đoàn kết thống nhất của Đảng. Tự phê bình và phê bình là biện pháp căn bản để xây dựng củng cố sự đoàn kết thống nhất của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Thứ sáu: Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân Đảng sẽ có sức mạnh vô địch. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ một mình Đảng sẽ không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Đảng phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân ủng hộ và tham gia. 8 Gắn bó mật thiết với nhân dân thuộc về bản chất của Đảng. Quan liêu, xa dân Đảng sẽ không tránh khỏi tan rã, thậm chí mất chính quyền. Quan liêu, xa dân là một nguy cơ lớn của Đảng Cộng sản cầm quyền. Thứ bảy, Đảng phải tích cực kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Kết nạp đảng viên và đưa người không đủ tiêu chuẩn, những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng là quy luật phát triển của Đảng Đảng cộng sản là của giai cấp công nhân, song Đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú xuất thân từ giai cấp công nhân vào Đảng mà Đảng còn kết nạp những người ưu tú xuất thân từ các giai cấp khác, các tầng lớp khác vào Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền ngoài việc đưa người không xứng đáng ra khỏi Đảng cần đặc biệt coi trọng kết nạp người ưu tú vào Đảng theo phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Cần chặt chẽ “đầu vào”, ngăn chặn những phần tử cơ hội và bọn phá hoại chui vào Đảng. Thứ tám là tính quốc tế của Đảng. Đảng Cộng sản của mỗi một quốc gia luôn gắn mình với hệ thống các Đảng Cộng sản trên thế giới. Thể hiện sự đoàn kết của các Đảng Cộng sản, sự ủng hộ trên mọi phương diện và sự kết hợp thành một hệ thống vững mạnh trên trường quốc tế. Tính quốc tế tạo sự gắn bó liên kết giữa các Đảng Cộng sản sẽ tạo sức mạnh bền vững hơn cho các Đảng Cộng sản. II. Sự vận dụng các nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê nin trong xây dựng Đảng vào Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. 1.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Tríc chiÕn tranh thÕ giíi thø nhÊt, phong trµo c«ng nh©n còng ®· næ ra nhng mang tÝnh tù ph¸t, riªng lÎ. Sau chiÕn tranh thÕ giíi thø nhÊt, víi sù 9 truyÒn b¸ chñ nghÜa M¸c-Lªnin vµo ViÖt Nam, phong trµo ®· cã nh÷ng nh©n tè míi, mang tÝnh tù gi¸c, BiÓu hiÖn tõ n¨m 1919-1925 næ ra 25 cuéc b·i c«ng, c¸c phong trµo c«ng nh©n ®· cã nh÷ng bíc ph¸t triÓn míi diÔn ra trªn quy m« lín vµ thêi gian dµi h¬n. Hai n¨m 1928-1929 næ ra h¬n 40 cuéc ®Êu tranh, tiªu biÓu: b·i c«ng ë nhµ m¸y xi m¨ng H¶i Phßng, nhµ m¸y sîi Nam §Þnh, nhµ m¸y ca BÕn Thuû, má than Hång Gai. C¸c cuéc ®Êu tranh ®ã ®· kÕt hîp nh÷ng khÈu hiÖu kinh tÕ víi khÈu hiÖu chÝnh trÞ, vît ra ngoµi ph¹m vi mét nhµ m¸y, ®ån ®iÒn, bíc ®Çu ®· cã sù liªn kÕt nhiÒu ngµnh, nhiÒu ®Þa ph¬ng. §iÒu ®ã chøng tá tr×nh ®é gi¸c ngé cña c«ng nh©n ®· n©ng lªn râ rÖt. Phong trµo ®ang ph¸t triÓn m¹nh mÏ, cã søc quy tô vµ dÉn ®Çu phong trµo yªu níc nãi chung. Víi viÖc tÝch cùc truyÒn b¸ chñ nghÜa M¸c - Lªnin vµo ViÖt Nam th«ng qua Héi ViÖt Nam c¸ch m¹ng thanh niªn, c¸ch m¹ng trong níc cã nh÷ng bíc ph¸t triÓn. §ã lµ sù xuÊt hiÖn cña c¸c tæ chøc céng s¶n, t¹o tiÒn ®Ò cho sù ra ®êi cña §¶ng. §Õn n¨m 1929, phong trµo yªu níc vµ phong trµo c«ng nh©n ViÖt Nam ph¸t triÓn m¹nh mÏ, ®ßi hái cã sù l·nh ®¹o thèng nhÊt cña mét §¶ng c¸ch m¹ng. Yªu cÇu kh¸ch quan ®ã t¸c ®éng vµo c¸c tæ chøc tiÒn céng s¶n, dÉn ®Õn cuéc ®Êu tranh néi bé vµ sù ph©n hãa tÝch cùc trong c¸c tæ chøc nµy, h×nh thµnh nªn c¸c tæ chøc céng s¶n ë ViÖt Nam. Nh vËy trong vßng 4 th¸ng ®· cã ba tæ chøc céng s¶n ë ViÖt Nam tuyªn bè thµnh lËp. Sù ra ®êi nhanh chãng cña c¸c tæ chøc céng s¶n ph¶n ¸nh xu thÕ tÊt yÕu cña phong trµo d©n téc ë ViÖt Nam. Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là phải chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản, thống nhất các tổ chức đó thành một đảng cộng sản duy nhất trong cả nước. Nhận thức sâu sắc về nguy cơ phân liệt sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng ở Việt Nam, ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị, nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm, không biết tới nội dung bản chỉ thị ngày 27-10-1929 của Quốc tế Cộng sản, tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng nguy cơ phân liệt, “với tư cách là phái viên của 10 Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương” , Người gấp rút đi Hồng Kông, gửi thư về nước mời đại diện của các tổ chức cộng sản sang Hồng Kông bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản. Với quyết định chủ động và kịp thời này, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm và ngày 23-12, Người đến Trung Quốc, gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình. Sau đó, Người đi Hồng Kông, chuẩn bị công việc cho hội nghị hợp nhất. Tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6-1 đến ngày 7- 2 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh; An Nam Cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm. Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa cử được đại biểu tới dự. Tham gia giúp việc hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị hợp nhất diễn ra khẩn trương, thuận lợi và đạt được sự nhất trí hoàn toàn, trên cơ sở bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt,Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hoá; quốc 11 hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ, v.v.. Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Đồng thời Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng là: khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công – nông mà đi vào đường lối thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp. Chương trình tóm tắt của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản, có nhiệm vụ “tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến” ; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; liên kết những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, v.v.. Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng đấu tranh để “tiễu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa thực hiện xã hội cộng sản” ; quy định thể thức gia nhập Đảng; hệ thống tổ chức; trách nhiệm của đảng viên; quyền lợi đảng viên; các cấp đảng chấp hành uỷ viên; kinh phí; kỷ luật của Đảng.Hội nghị hợp nhất cũng đã thảo luận và quyết định các phương châm và kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, về cách cử ra một Ban Trung ương lâm thời. Trong ngày làm việc cuối cùng, hội nghị đã quyết nghị về việc xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo để tuyên truyền. 12 Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam, viết Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột phải đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng để giành được độc lập; thành lập Chính phủ công – nông binh và tịch thu tất cả các nhà hàng, cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ; tiến tới quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của đế quốc và địa chủ phản cách mạng chia cho nông dân nghèo; thực hiện ngày làm 8 giờ, v.v... Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã thống nhất trong một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ lịch sử trọng đại của mình. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, có giá trị như một đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước: thời kỳ giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng ở vị trí trung tâm, lãnh đạo phong trào cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” . 2. Sự vận dụng các nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê nin trong xây dựng Đảng vào Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay, Đảng luôn giữ vững bản chất giai cấp của mình, kiên trì việc thực hiện những nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê nin vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong việc thực hiện những nguyên lý đó Đảng ta luôn có sự vận dụng một cách 13 sáng tạo, có kế thừa phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. a. Sự vận dụng nguyên lý thứ nhất: Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Đối với nguyên lý này, Kể từ khi Đảng thành lập cho đến nay chúng ta vẫn giữ vững và thực hiện. Đảng ta khẳng định việc lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động là một nguyên tắc bất di bất dịch của Đảng, đó là việc thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của Đảng. Vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam Đảng ta đã đưa những tư tưởng của Lê nin trong việc xây dựng Đảng. Đảng đã phát triển tư tưởng của Lê nin và đưa ra quan điểm: ngoài chủ nghĩa Mác thì còn tư tưởng của Lê nin về Đảng kiểu mới. Vì thế, trong thời đại ngày nay Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Đây là một sự vận dụng sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tại điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI có ghi tại trang 04: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. b. Sự vận dụng nguyên lý thứ hai: Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Nguyên lý này thể hiện bản chất của Đảng Cộng sản, với nguyên lý nêu trên Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu một cách tuyệt đối tư tưởng của Lê nin. Tuy nhiên trong thực tiễn của Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề mới vì thế Tại Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 Đảng ta có sự diễn đạt mới về Đảng. Đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công 14 nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân của nhân dân lao động và của cả dân tộc” (Điều lệ Đảng lần thứ X trang 4). Đây là sự vận dụng nguyên lý của Lê nin một cách có kế thừa, sáng tạo và phù hợp với yêu cầu cách mạng mới của Đảng ta. Tại trang 5 điều lệ khoa X ghi: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động...” Sự diễn đạt mới về Đảng không làm mất đi bản chất vốn có từ lâu của Đảng mà làm phong phú thêm thực tiễn mà Đảng đang thực hiện, đem lại sự phù hợp và đúng đắn cho con đường mà Đảng ta đang lựa chọn, đó là con đường xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Thực hiện mục đích đó là xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. c. Sự vận dụng nguyên lý thứ ba: Khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Nguyên lý thứ 3 nói đến vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền từ năm 1945 khi mà Đảng giành được chính quyền về tay mình. Kể từ đó Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng là một bộ phận trong hệ thống chính trị đó. Vị trí này không phải tự nhiên mà Đảng có được mà phải do sự đấu tranh kiên cường và triệt để của Đảng, do uy tín của Đảng trước toàn xã hội nên Đảng mới có được. Vị trí quan trọng này là do giai cấp, nhân dân lao động và toàn dân tộc giao cho. Sự lãnh đạo của Đảng ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng thành công nguyên lý thứ ba của Lê nin vào xã hội đất nước ta và đến nay sự vận dụng và thực hiện theo đúng nguyên lý thứ này vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay Đảng đang tích 15 cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nội dung lãnh đạo sao cho xứng đáng với vị trí và trọng trách mà Đảng đảng đảm nhiệm trong hệ thống chính trị Việt Nam. Tại trang 6 Điều lệ Đảng khóa XI có ghi: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội”. d. Sự vận dụng nguyên lý thứ tư: Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Hồ Chí Minh - người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta - đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của LêNin và vận dụng vào việc tổ chức xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người khẳng định Đảng phải là khối thống nhất ý chí và hành động, trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng.. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đôi với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật. Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thực hiện đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan, độc đoán, chuyên quyền và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động. Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. 16 Ðược lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thành lập và rèn luyện, ngay từ ngày thành lập cho đến ngày nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Ðảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản; mọi đảng viên đều có quyền biết, thảo luận và biểu quyết các công việc của Ðảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng; phê bình, chất vấn về hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; đề xuất các kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm; v.v... Từ khi trở thành Ðảng cầm quyền, Ðảng Cộng sản Việt Nam kiên định và có bước phát triển mới trong việc phát huy dân chủ nội bộ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ cả trong Ðảng và trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước. Hội nghị Trung ương 9, (khoá IX) của Đảng ta đã nhấn mạnh: phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Nội dung cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ được Đảng ta đưa ra phù hợp với thực tiễn Việt Nam đó là: Một là cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hai là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ta là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ỡ mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc Đại hội Đảng viên. Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy) Ba là cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới, định lỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình Bốn là tổ chức Đảng và Đảng viên phải chấp hành Nghị quyết của Đảng . Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục 17 2-4 tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương Năm là Nghị quyết của các cấp cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có y kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với Nghị quyết của Đảng . cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó , không phân biệt đối xử với Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Sáu là tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc về phạm vị quyền hạn của mình , song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của cấp trên. e. Sự vận dụng nguyên lý thứ năm: Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng ta luôn luôn thấm nhuần tư tưởng của Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết, thống nhất trong Ðảng. Đảng ta coi sự đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để đoàn kết toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. Đảng luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, toàn thể Đảng viên phải hết sức quan tâm xây dựng và giữ gìn sự thống nhất trong Đảng như giữ gìn “con ngươi” của mắt mình. Lịch sử cách mạng thế giới cũng như cách mạng Việt Nam đều chứng minh rằng ở đâu và lúc nào nội bộ Ðảng đoàn kết, nhất trí, trước hết là các cơ quan lãnh đạo, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Ðảng đoàn kết thống nhất, thì ở đó, quần chúng tin yêu và gắn bó với Ðảng. Khi đó Ðảng sẽ tập hợp 18 được lực lượng, quy tụ được quần chúng quanh mình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Trái lại, nếu ở đâu, nội bộ Ðảng không đoàn kết, thống nhất, thì không những chỉ có hại trong nội bộ Ðảng mà còn làm cho quần chúng không tin Ðảng đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của Đảng, Đảng không thể phát triển vững mạnh nếu như ở trong Đảng xảy ra tình trạng chia rẽ, bè phái. Ðặc biệt gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tinh thần đoàn kết, thống nhất, hơn lúc nào hết luôn được Ðảng ta đặt lên hàng đầu. Tăng cường đoàn kết nhất trí về chính trị, tư tưởng và tổ chức trên cơ sở hệ tư tưởng Mác - Lênin, đường lối quan điểm và nguyên tắc tổ chức của Ðảng là vấn đề sống còn của cách mạng. Thực hiện tự phê bình và phê bình sẽ làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng sẽ mạnh khi qua phê bình và tự phê bình thì Đảng phát huy những ưu điểm và hạn chế những sai lầm khuyết điểm. Thực hiện tự phê bình và phê bình là thực hiện nguyên tắc của Đảng. Đến đại hội lần thứ X, đảng ta đã nâng đoàn kết thống nhất và tự phê bình và phê bình thành nguyên tắc trong Đảng. Điều lệ Đảng X có ghi: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng” f. Sự vận dụng nguyên lý thứ sáu: Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Trong giai đoạn hiện nay, cả nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của các quốc gia và cách mạng khoa học công nghệ đang có những bước phát triển nhảy vọt, với những thời cơ và thách thức Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định “cách 19 mạng là sự nghiệp của quần chúng” và xem công tác vận động quần chúng làm cách mạng bao giờ cũng mang tính chiến lược. Điều đó xuất phát từ sự nghiệp CNH-HĐH là sự nghiệp vừa khó khăn, vừa lâu dài do đó Đảng phải tập họp nhiều tầng lớp quần chúng nhân dân mới có thề hoàn thành được mục tiêu. Càng hội nhập quốc tế, lại càng phải phát huy sức mạnh nội lực, nội lực đó phải tìm trong Dân. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với mọi nước, nhất là các nước đang phát triển, vừa là thời cơ vừa là thách thức. Chúng ta có khả năng vượt qua thách thức nếu có đủ bản lĩnh để thực hiện đường lối đó và điều kiện tiên quyết là biết khởi động sức mạnh tiềm tàng trong toàn Đảng và trong nhân dân. Để phát huy sức mạnh đó cần phát huy khả năng dám nghĩ, dám nói trong Đảng và trong Dân bằng những chính sách cởi mở và đúng đắn, để mọi nguồn lực đều được khơi dậy, kể cả nguồn lực của đồng bào ta đang sống ở nước ngoài. Sinh thời V.I Lê nin hay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân và cảnh báo những nguy cơ mà một đảng chân chính lại xa rời quần chúng nhân dân. Dân chính là người chở thuyền và cũng có thể là người lật thuyền. Thấm nhuần tư tưởng của Lê nin và Hồ Chí Minh Đảng ta luôn có quan điểm và chính sách hướng tới quần chúng nhân dân. Sự diễn đạt mới về bản chất của Đảng cũng là sự vận dụng tốt nguyên lý trên vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. g. Sự vận dụng nguyên lý thứ bảy: Đảng phải tích cực kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Nâng cao chất lượng Đảng viên là một nhiệm vụ có tầm quan trọng nhiều mặt : củng cố hàng ngũ Đảng, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, trực tiếp phát triển quy mô, nền tảng công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng… Do vậy, trong hoạt động lý luận và thực tiễn, các nhà sáng lập ra chủ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan