Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng ...

Tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay)

.PDF
150
1952
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 5. Tư liệu ........................................................................................................... 9 6. Bố cục của Luận văn ................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam ...................... 13 1.1.1. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 13 1.1.2. Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 14 1.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ ....................................................... 17 1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp ........................................................................ 17 1.2.2. Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ .................................... 18 1.2.3. Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ..................................................................................... 20 1.3. Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại ............. 22 Chương 2. TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 2.1. Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay ......................... 24 2.2. Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ ...................... 40 2.3. Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp ............................. 42 2.3.1. Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp ............... 42 2.3.2. Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải ngữ pháp............................................................................................................... 47 2.3.3. Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp......................... 67 2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 75 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 3.1. Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình .................. 76 3.1.1. Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ........... 76 3.1.2. Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ........... 77 3.1.3. Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản ........................... 80 3.1.4. Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau .......................... 80 3.1.5. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ ............................... 82 3.1.6. Một số sơ suất trong khâu biên tập ....................................................... 84 3.2. Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp ...................................... 85 3.2.1. Tiêu chuẩn đúng .................................................................................... 85 3.2.2. Tiêu chuẩn đủ ........................................................................................ 86 3.2.3. Tiêu chuẩn về tính đơn giản ................................................................. 87 3.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 88 1 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 99 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chủ điểm ngữ pháp : CĐNP Chú giải ngữ pháp : CGNP Giáo trình : GT Danh từ : DT Động từ : ĐT Tính từ : TT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 2.1: Số lượng tương quan số bài học – phần chú giải ngữ pháp – chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 46-47] 2. Bảng 2.2: Số lượng phân bố chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp trung bình trong 1 giáo trình theo trình độ. [tr. 48] 3. Bảng 2.3: Số lượng phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trung bình trong 1 bài học. [tr. 49] 4. Bảng 2.4: Số lượng chú giải ngữ pháp được bố trí trung bình trong 1 bài học. [tr. 50] 5. Bảng 2.5: Số lượng các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong 1 chú giải ngữ pháp ở 1 bài học. [tr. 51] 6. Bảng 2.6: Các cách gọi tên phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 52] 7. Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 53-54] 8. Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo trình độ. [tr. 54] 9. Bảng 2.9: Trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp trong các giáo trình. [tr.56] 10. Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp. [tr. 57] 11. Bảng 2.11: Số lượng giáo trình sử dụng các cách thức chú giải. [tr. 62] 12. Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 65] 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ người nước ngoài nào muốn học tập và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Nhất là từ sau chính sách mở cửa (1986), với sự chuyển mình trên tinh thần tự do giao lưu quốc tế, trao đổi về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá… và phương châm “làm bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã trở thành điểm đến của bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Việc học tiếng Việt ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu với người nước ngoài muốn học tập, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam. Theo đó, nhu cầu và mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng mở rộng và phát triển. Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đã trở thành một vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngày càng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương pháp dạy tiếng,... Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quá trình truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên là người nhận (học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể mà người học cần. Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thể được xem như một hoạt động giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn người học hiểu, làm chủ được một ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai trò người tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới. Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này. Và chỉ khi lĩnh hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ 5 vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó thì người học mới đạt mục đích của mình. Việc lựa chọn và giải thích các hiện tượng ngữ pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với người dạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự với việc xử lý các vấn đề thuộc về ngữ âm, từ vựng. Giáo trình dạy tiếng được xem là cầu nối giữa việc giải mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong gần 30 năm trở lại đây đã có khá nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn, xuất bản ở trong và ngoài nước. Các giáo trình được biên soạn ở thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX nói chung chú trọng cung cấp những kiến thức ngữ pháp lí thuyết, nhấn mạnh khả năng đọc hiểu. Từ cuối những năm 80 và đặc biệt là những năm 90 cho đến nay, xu hướng giao tiếp đang ngày càng được nhấn mạnh trong các giáo trình: chẳng hạn, phần hội thoại được đưa lên đầu mỗi bài, gắn liền với những tình huống thực tế thường nhật, các bài đọc cũng dần phù hợp và cập nhật hơn. Theo đó, hệ thống ngữ pháp được giới thiệu từ những bài hội thoại, bài đọc mang tính thực hành, ứng dụng thiết thực trong giao tiếp hơn. Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống ngữ pháp được giới thiệu trong các phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn và xuất bản tại Việt Nam từ năm 1980 cho đến nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có thể chia ra làm ba phần chính: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), chú giải ngữ pháp, bài luyện và bài tập. Nếu như phần hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm cung cấp ngữ liệu cho người học, bài luyện và bài tập củng cố kĩ năng thực hành ứng dụng thì phần chú giải ngữ pháp được xem như một phần không thể thiếu trong việc “giải mã”, gắn kết ngữ liệu trong bài học, bài luyện và thực tế giao tiếp. 6 Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, cụ thể là phần chú giải ngữ pháp trong bài học. Hiện nay, có rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với nội dung và hình thức thể hiện phong phú... Vì thế, số lượng, kiểu loại, trình tự giới thiệu các hiện tượng ngữ pháp ở mỗi giáo trình cũng được giải thích với các cách khác nhau. Chúng tôi lựa chọn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam từ những năm 1980 cho đến gần đây làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình này. Với việc mô tả, khảo sát mang tính thực tế, luận văn hy vọng sẽ góp phần tư liệu giải quyết những vấn đề phức tạp trong việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát phần chú giải ngữ pháp trong 20 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay. 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra được những mặt đạt và chưa đạt trong việc biên soạn giải thích các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với chú giải ngữ pháp. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển những cách thức biên soạn các chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát hiện được những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của từng công trình, từng giai đoạn. 7 Chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể là: – Tìm hiểu vai trò của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay. – Thống kê các giáo trình khảo sát, phân chia theo trình độ, thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp về số lượng, tên gọi, trình tự giới thiệu, ngôn ngữ và cách thức sử dụng để chú giải. – Nhận xét các hiện tượng ngữ pháp được khảo sát về kiểu loại dựa trên sự phân định từ loại. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định, phát hiện một số vấn đề ngữ pháp trong liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với việc chú giải ngữ pháp một cách hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: – Phương pháp thống kê – Phương pháp tổng hợp – Phương pháp miêu tả – Phương pháp so sánh. Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau: – Tiến hành thống kê về các hiện tượng ngữ pháp (chủ điểm ngữ pháp) trong chú giải ngữ pháp ở từng bài trong các giáo trình. – Tìm hiểu vai trò, vị thế ngữ pháp thông qua việc miêu tả về bố cục, mối tương quan giữa phần hội thoại (bài đọc), chú giải ngữ pháp và phần luyện tập trong các giáo trình. Từ đó, đưa ra một số nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm trong từng giáo trình. – Thống kê các hiện tượng chú giải ngữ pháp về số lượng, tên gọi, ngôn ngữ và cách tổ chức của các chú giải ngữ pháp, chủ điểm ngữ pháp. – Đưa ra một số nhận xét về việc giới thiệu và chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình. 8 5. Tư liệu Chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam từ năm 1980 đến gần đây. Cụ thể là 20 giáo trình sau: 1. Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980. 2. Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập II, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980. 3. Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987. 4. Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987. 5. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese, Bùi Phụng (Chủ biên), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992. 6. Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, 1996. 7. Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese (for non–native Speakers), Nguyễn Thiện Nam, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Giáo dục, 1998. 8. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001. 9. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001. 9 10. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. 11. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. 12. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2003. 13. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. 14. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese for foreigners Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 15. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004. 16. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 2 Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004. 17. Thực hành Tiếng Việt – Practice Vietnamese – Use for Foreigners, Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 10 18. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Mai Ngọc Chừ, NXB Thế Giới, 2006. 19. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở – Vietnamese for foreigners, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) – Đào Văn Hùng – Nguyễn Văn Chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 20. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Nguyễn Anh Quế, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, 2007. Chúng tôi lựa chọn các tư liệu này để khảo sát vì đây là những giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các giáo trình được phân chia ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi có điều kiện so sánh và đánh giá mức độ một số vấn đề về nội dung ngữ pháp được chú giải. Hơn nữa, qua việc khảo sát này, chúng ta có thể hình dung được diễn trình thực tế của vị thế ngữ pháp thể hiện trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, như sau: Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 1 giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học tiếng Việt nói chung và tầm quan trọng của ngữ pháp dạy tiếng, trong đó lưu ý đến cơ sở phân định từ loại trong lí thuyết ngữ pháp tiếng Việt. Chương 2: TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Chương 2 tìm hiểu sự thay đổi về vai trò, vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay. Đồng thời, trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân chia và đưa ra những 11 nhận xét về số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp ; cách gọi tên và ngôn ngữ chú giải ; trình tự và cách thức giới thiệu các phần chú giải ngữ pháp trong bài học. Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Chương 3 là phần đánh giá về một số hiện tượng ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng chưa thật hợp lý dựa trên phụ lục từng chú giải ngữ pháp được khảo sát (cung cấp ở cuối luận văn). Về việc nghiên cứu hướng sửa đổi những điều chưa thật hợp lý này và đưa ra những giải pháp thích hợp, chúng tôi cho rằng cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam 1.1.1. Lịch sử vấn đề Việc dạy học ngôn ngữ hay giáo dục ngôn ngữ theo Rozdextvenxki là “một lĩnh vực của nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng nhằm mục đích phổ biến các tri thức về ngôn ngữ và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ... Giáo dục ngôn ngữ miêu tả ngôn ngữ nhằm mục đích dạy học ngôn ngữ và rèn luyện ngôn ngữ” [45, tr. 337]. Trọng tâm của giáo dục ngôn ngữ gắn với vấn đề dạy tiếng – dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ. Trong xu thế giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới, ngoại ngữ trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhưng đồng thời cũng là rào cản giao tiếp. Việc dạy và học ngoại ngữ chính là bước loại bỏ từng phần rào cản này. Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ chắc chắn đã có một lịch sử lâu dài gắn liền với mối giao bang với người nước ngoài. Tài liệu cổ nhất được tìm thấy là cuốn giáo trình giáo khoa dạy hội thoại tiếng Pháp và tiếng Bắc Kỳ do cha xứ M.Bon (cố Bân) và Droket (cố Ân) – giáo trình dẫn đàng nói chuyện bằng tiếng Pháp và tiếng An Nam. Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Thống cũng có một số tài liệu dạy tiếng Việt cho các cha cố người nước ngoài. Đến những năm 50 của thế kỉ XX những mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh đã làm tăng nhu cầu cấp bách trong việc dạy và học ngoại ngữ. Cho đến nay, việc khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập đã đưa tiến 13 trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chính thức trở thành một ngành khoa học chuyên môn có tính lâu dài và phát triển. Ngày nay, nhu cầu học tiếng Việt của những người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với mục đích khác nhau. Dù với mục đích nào, theo Hoàng Trọng Phiến, yêu cầu chính của họ vẫn là: Một là, học để hiểu biết, sử dụng như một phương tiện giao tiếp trực tiếp với người Việt Nam. Hai là, học để nghiên cứu tiếng Việt và là công cụ văn hoá của ngành Việt Nam học. Ba là, một số rất ít học trong vòng vài ba tuần với số vốn tối thiểu về từ, câu, để giao dịch đời thường trong lúc du lịch tại Việt Nam. [35]. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ đây, các cơ sở, trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, theo đó, số lượng các giáo trình, giáo trình dạy tiếng cho người nước ngoài cũng phát triển phong phú và phục vụ cho những nhu cầu và mục đích khác nhau của người học. 1.1.2. Về giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Cũng như các giáo trình dạy ngoại ngữ, một giáo trình dạy tiếng Việt (cơ sở) phải nhằm giúp cho người học, sau khi học, có khả năng giao tiếp tối thiểu, (nghe, nói, đọc, viết). Muốn vậy, theo Nguyễn Văn Khang “một giáo trình tiếng Việt cơ sở phải giúp cho người học hoàn chỉnh về mặt phát âm (ngữ âm), có một vốn từ tối thiểu (từ vựng) và những mẫu câu cơ bản (ngữ pháp)” [24, tr. 116]. Các giáo trình tiếng Việt (cơ sở) hiện nay hầu hết đều có các phần như vậy. Tuy nhiên, mức độ và cấu trúc của mỗi giáo trình khác nhau. Ở đây, chúng tôi quan tâm tới vấn đề chú giải ngữ pháp ở mỗi giáo trình. Nếu như Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài, Trình độ A (tập 1, tập 2) của Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) tách biệt riêng phần “ghi chú ngữ pháp” với mục đích làm rõ thêm những điều đã học ở trong bài đọc, Tiếng 14 Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc Chừ chỉ dẫn một số phần “note” nhỏ về ngữ pháp đi kèm phần bài tập thì Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Văn Phúc, Thực hành Tiếng Việt của Nguyễn Việt Hương,... đều đi theo hướng “chú giải ngữ pháp” là một phần chính trong mỗi bài học. Những nghiên cứu về vấn đề chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay chưa nhiều. Có thể nhắc đến một số bài viết, chẳng hạn, “Phương pháp dạy và giải thích ý nghĩa các từ, ngữ của tiếng Việt cho người nước ngoài” của Đào Thanh Lan nhấn mạnh việc áp dụng chức năng dụng học trong việc dạy và giải thích ý nghĩa của các từ, ngữ là khâu quan trọng [26, tr. 140] ; Đào Thản trong bài viết “Dự kiến về một giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn mạnh điểm xuất phát quan trọng của giáo trình là từ đặc điểm của tiếng Việt. [37, tr. 236]. Nguyễn Văn Tu đã dựa trên thực tế “Việc soạn giáo trình và dạy tiếng Việt nhập môn cho người nước ngoài” cho rằng, học ngoại ngữ hay dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cần xoáy sâu vào từng chủ đề cần giảng để sinh viên nắm chắc được các mặt ngữ âm cách dùng từ ngữ và cách đặt câu tiếng Việt một cách thật cơ bản… [42, tr. 313-315]. Tuy nhiên, trong các bài viết này, hầu như việc đề cập đến phần chú giải ngữ pháp như là một phần trong bài học còn rất dè dặt. Phải đến những bài viết của Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thiện Nam, vấn đề chú giải ngữ pháp mới được đề cập với tư cách là một phần quan trọng đối với mỗi bài học trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong bài “Đôi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”, Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh việc giải thích các hiện tượng ngữ 15 pháp được định trước và thường được lồng ghép theo các bài hội thoại, mọi hiện tượng ngữ pháp được đưa vào chú giải đều là những hiện tượng quan yếu trong tiếng Việt, tuy nhiên việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp này còn có nhiều bất cập (những bất cập mà tác giả nhắc đến, chúng tôi sẽ lưu ý trong chương 3 của luận văn) [9, tr. 200-203]. Cũng với những bất cập này, khi nghiên cứu một số giáo trình dạy tiếng, Nguyễn Thị Thuận đã cho rằng các chú thích ngữ pháp được đưa ra trong một số giáo trình thực chất là dành cho người dạy chứ không phải người học, đó là những chú giải mang tính “Việt ngữ học”, từ đó tác giả đã đưa ra ba tiêu chuẩn như những yêu cầu cần đạt để có được một chú thích ngữ pháp hiệu quả cho người học, đó là “đúng, đủ – liều lượng hợp lí và đơn giản”. [41, tr. 342-351]. Tiếp đó, đối với việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, người dạy cần thông tư tưởng như Bùi Phụng đã nói khi dạy tiếng Việt, quan trọng là anh phải biết không dạy gì chứ không phải là dạy cái gì. [41, tr. 348]. Còn Nguyễn Thiện Nam trong bài viết “Một vài suy nghĩ về khái niệm ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn mạnh trong giáo trình dạy tiếng, thứ ngữ pháp hiệu quả nhất được dùng để chú giải ngữ pháp phải là ngữ pháp thực hành, nhằm giới thiệu cho người học các hiện tượng ngữ pháp mang tính đặc trưng nhất, song yêu cầu là đơn giản, nhẹ nhàng, dễ sử dụng đối với người học. [27, tr. 156]. Vấn đề về chú giải ngữ pháp trong việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài đang được quan tâm, lưu ý. Việc đưa ra những điều như Bùi Phụng đề cập là không hề đơn giản, vì điều đó không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn của người dạy mà còn cần một bề dày thực tế giảng dạy và việc tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn. Chúng tôi nghĩ rằng, để đạt được những tiêu chuẩn đúng – đủ và đơn giản mà Nguyễn Thị Thuận đưa ra, cần có những tìm hiểu sâu hơn về xu hướng nghiên cứu ngữ pháp giải thích tiếng Việt. 16 1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ 1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp Mục đích chính mà chúng tôi nêu ra trong luận văn là tìm hiểu các phần chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Vì thế, những hiện tượng liên quan đến ngữ pháp được chúng tôi nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm với hình thức nhận diện là các phần: “ghi chú”, “ngữ pháp”, “ghi chú ngữ pháp” hay “chú giải ngữ pháp” trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đi từ điểm xuất phát trước tiên là về ngữ pháp nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Lịch sử ngôn ngữ học đã chứng kiến, tiếp nhận và sử dụng không ít quan niệm rộng, hẹp khác nhau về ngữ pháp. Tuy nhiên, dù xuất phát từ quan niệm ngữ pháp nào, thì theo Nguyễn Chí Hòa, trong việc dạy tiếng, ngữ pháp bao giờ cũng phải được biểu hiện một cách tường minh bằng các cấu trúc, các kết hợp trên bình diện hình thức vật chất của ngôn ngữ [18, tr. 4]. Ngữ pháp có ba mặt cơ bản có tác động qua lại với nhau, đó là cú pháp – từ vựng – ngữ nghĩa, trong đó: Cú pháp là các nguyên tắc, các đơn vị và mối quan hệ ngữ pháp liên quan đến cấu trúc câu ; từ vựng là các từ, cụm từ và các đơn vị tương đương ; còn ngữ nghĩa: các ý nghĩa liên kết từ của một ngôn ngữ và các mối quan hệ của chúng trong các cấu trúc câu. Nếu như quan niệm truyền thống ngôn ngữ học về ngữ pháp là một hệ thống các quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu (Diệp Quang Ban) thì xuất phát từ góc độ dạy tiếng Việt thực hành với tư cách một ngoại ngữ, chúng tôi xin đề cập tới một quan niệm sau đây của Nguyễn Thiện Nam: Ngữ pháp học là sự miêu tả cấu trúc của một ngôn ngữ và cái cách mà các đơn vị ngôn ngữ như từ và cụm từ kết hợp lại với nhau để tạo nên câu trong ngôn ngữ. [28, tr. 24]. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan