Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn...

Tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh)

.PDF
91
1379
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC. Đinh Thị Thanh Thảo TÌM HIỂU NGÔN NGỮ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NGÔN NGỮ CÁC BÀI DIỄN VĂN NGẮN (TRÊN TƯ LIỆU CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, tháng 12 năm 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC. Đinh Thị Thanh Thảo TÌM HIỂU NGÔN NGỮ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NGÔN NGỮ CÁC BÀI DIỄN VĂN NGẮN (TRÊN TƯ LIỆU CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC. Giáo viên hướng dẫn: GS. Đinh Văn Đức. Hà Nội, tháng 12 năm 2009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 2. Mục đích và ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4. Nhiệm vụ của luận văn.................................................................................................... 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PR 1. Khái niệm chung về PR................................................................................................... 1.1. Khái niệm chung và lịch sử hình thành PR................................................................. 1.2. Một vài định nghĩa về PR ............................................................................................. 2. Đặc trƣng chức năng của PR.......................................................................................... PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ 1. Khái niệm chung và đặc điểm của diễn ngôn................................................................ 1.1. Khái niệm chung về diễn ngôn...................................................................................... 1.2. Đặc điểm của diễn ngôn................................................................................................ 2. Một số đƣờng hƣớng chính trong phân tích diễn ngôn................................................ 2.1. Đường hướng dụng học................................................................................................ 2.2. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ ................................................................................ 2.3. Ngôn ngữ học xã hội tương tác .................................................................................... 2.4. Đường hướng dân tộc học giao tiếp ............................................................................. 2.5. Đường hướng phân tích hội thoại................................................................................ 2.6. Phân tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội ............................................................... 2.7. Đường hướng giao tiếp giao văn hoá .......................................................................... 2.8. Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp .............................................................. CHƢƠNG II: CẤU TRÚC VĂN BẢN TRONG CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN 1. Cấu trúc thông tin .......................................................................................................... 2. Cấu trúc hội thoại............................................................................................................ 2.1. Cấu trúc hội thoại theo trường phái của Mỹ............................................................... 2.2. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn của Anh .......................... 2.3. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ- Pháp........................................ PHẦN II: ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC VĂN BẢN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Cấu trúc văn bản và sự sáng tạo trong cách thức tổ chức văn bản những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh. 1.1. Đặc trưng và sáng tạo trong phần mở đầu và kết thúc mỗi lời kêu gọi.................... 1.2. Đặc trưng sáng tạo trong nội dung những lời kêu gọi ............................................. 2. Sự sáng tạo và quyền lực của ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong việc thực hiện những lời kêu gọi........................................................................................................................... 2.1. Quan niệm sử dụng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh trong những lời kêu gọi............ 2.2. Sự sáng tạo và đặc trưng ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong những lời kêu gọi .......... CHƢƠNG III: PHÉP LẬP LUẬN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH PHẦN I: LÝ THUYẾT LẬP LUẬN 1. Khái niệm chung về lập luận ......................................................................................... 2. Bản chất của lập luận ..................................................................................................... PHẦN II: LẬP LUẬN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Lập luận theo lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học...................................................... 2. Sự phá cách và sáng tạo trong lập luận của Hồ Chí Minh .......................................... 2.1. Sự sáng tạo trong việc sử dụng nhiều luận cứ và kết luận.......................................... 2.2. Sáng tạo khi không sử dụng lý lẽ và kết luận cụ thể nhưng vẫn tạo nên tính mạch lạc cao.................................................................................................................................. 2.3. Sáng tạo trong cách tạo nên lập luận nhờ việc đặt câu hỏi......................................... 2.4. Sáng tạo trong việc kết hợp giữa phương pháp lập luận diễn dịch và quy nạp......... KẾT LUẬN Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ra đời và phát triển trong một thời gian rất dài tại các nước phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng cho đến nay, PR (Public Relations) vẫn được coi là một trong những lĩnh vực mới mẻ, đặc biệt là tại các nước châu Á và các quốc gia mới giành độc lập. PR có thể được tạm dịch là: Quan hệ công chúng, Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng… Tại Việt Nam hiện nay, cụm từ “Quan hệ công chúng” có thể được coi là sử dụng phổ biến hơn cả. Về nguồn gốc và lịch sử hình thành của PR, hiện tại còn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người cho rằng “Mỹ là lò đúc nặn PR hoàn hảo” từ khoảng cuối thế kỉ XIX bởi một số nhà báo tiến bộ. Một thời gian dài PR chỉ được công nhận và sử dụng ở Mỹ, sau đó mới lan sang các nước châu Âu và đến Châu Á. Nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định PR đã xuất hiện cách đây cả ngàn năm, trước khi nước Mỹ ra đời. Dù tồn tại các ý kiến khác nhau như trên và chưa khẳng định được chính xác PR bắt đầu ở đâu cũng như khi nào nhưng chúng ta có thể kết luận rằng “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại”. Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, quan hệ công chúng còn là công cụ đắc lực nhằm đạt được sự thỏa thuận, thống nhất đồng lòng giữa con người với nhau dựa trên mục đích tích cực và cụ thể. Mục đích này được thực hiện hoàn hảo khi người nói sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố thuyết phục mạnh mẽ của kĩ năng quan hệ công chúng. Mặc dù “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại” nhưng theo tìm hiểu chúng tôi thấy lĩnh vực quan hệ công chúng xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và người mở đầu cũng như làm cho ngành này phát triển tại nước ta không ai khác lại là Hồ Chủ Tịch. Đến nay, khi kinh tế, chính trị, xã hội nước ta có điều kiện phát triển mở rộng và giao lưu với thế giới thì PR đã, đang và sẽ trở thành một lĩnh vực chiếm ưu thế trong mọi ngành của xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về nó là một việc làm thiết thực và quan trọng, đặc biệt là nghiên cứu ngôn ngữ quan hệ công chúng từ thời kì nó còn “sơ khai” tại Việt Nam với tác giả đầu tiên - Hồ Chí Minh. Quan hệ công chúng là địa hạt nghiên cứu mới liên quan đến ngữ dụng học, phong cách học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ và truyền thông. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Đinh Thị Thanh Thảo 1 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp có vai trò quan trọng, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các ngành khác, là điều kiện căn bản để các ngành khác phát huy tối đa vai trò của mình, trong đó có ngành quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng dùng ngôn ngữ để dẫn dắt, định hướng, thuyết phục con người đến những lí tưởng đẹp nên nó nhất định liên quan đến diễn ngôn. Thực tế cũng cho thấy rằng khi Bác Hồ muốn kêu gọi nhân dân thì Người luôn thể hiện phương pháp quan hệ công chúng trong các bài nói, diễn văn chính trị mà các hình thức này là khía cạnh quan trọng trong phân tích diễn ngôn. Vậy, để đạt được mục đích của mình, Bác đã sử dụng ngôn ngữ quan hệ công chúng như thế nào? Đâu là sự sáng tạo mang đặc trưng phong cách Hồ Chí Minh? Và quan trọng hơn cả là sự sáng tạo ấy đã giúp Bác đạt được thành công như thế nào trong công cuộc huy động sức người, sức của chiến đấu với kẻ thù và bảo vệ Tổ quốc? Chúng tôi cũng tin rằng những sự sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là các phương thức PR mà Bác đã sử dụng có sức sống mạnh mẽ đến tận ngày nay. Đó chính là các kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu mà Bác để lại cho con cháu đời sau để chúng ta có thể phát triển, phát huy hơn nữa trong lĩnh vực quan hệ công chúng hay đơn giản hơn chỉ là để đạt được mục đích kêu gọi, thuyết phục quần chúng hướng theo mục đích của mình. Chính vì vậy, luận văn này ra đời như một nghiên cứu nhỏ bước đầu nhận xét, tìm hiểu ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn dựa trên tư liệu các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh tòan tập, tập 4,5). Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng những nhận xét, phân tích, tổng hợp của chúng tôi sẽ là những thông tin khoa học hữu ích để nghiên cứu về ngôn ngữ quan hệ công chúng tại ngay từ những ngày đầu nó thâm nhập vào Việt Nam và dưới ngòi bút cũng như phong cách của một tác gia lớn- Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những kiến thức, thông tin tổng hợp được, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ nhằm bổ sung hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và quan hệ công chúng cũng như ứng dụng nó trong việc thu hút, gây sự chú ý và ủng hộ đối với công chúng vào một lĩnh vực nhất định. 2. Mục đích và ý nghĩa của luận văn Trong luận văn này, mục đích của chúng tôi là phân tích, tìm hiểu những phương pháp của ngôn ngữ quan hệ công chúng. Cụ thể hơn, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc văn Đinh Thị Thanh Thảo 2 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp bản các lời kêu gọi trong hai tập sách, sự sáng tạo và quyền lực ngôn ngữ Hồ Chí Minh; phương pháp lập luận và cách thức phân tích diễn ngôn trong những lời kêu gọi đó. Gắn với các nội dung này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến liên kết và mạch lạc trong phân tích diễn ngôn; quan niệm sử dụng, đặc trưng ngôn ngữ nhằm gây ấn tượng và tác động mạnh mà Bác đã vận dụng. Từ đó chúng tôi muốn gợi ra những đường hướng, phương pháp để những người làm PR hiện đại có thể phát triển và thành công hơn nữa trên con đờng PR chuyên nghiệp cũng như phục vụ hữu ích công việc của mình. Những người nghiên cứu cũng mong muốn chọn đề tài này như để góp một dòng suối nhỏ vào đại dương bao la của lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ quan hệ công chúng hiện đang phát triển nở rộ trong xã hội hiện đại ngày nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, trong luận văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng dựa trên tư liệu các bài diễn văn ngắn tiếng Việt. Cụ thể: chúng tôi nhận xét ngôn ngữ trong các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tập 4 và 5. Trong các bài kêu gọi này, chúng tôi tập trung chọn lọc các diễn ngôn có tính lập luận cao, có sử dụng mạch lạc và liên kết một cách hợp lí và sáng tạo. Cùng với các nội dung đó, chúng tôi cũng rất chú trọng đến những sáng tạo và quyền lực của ngôn ngữ mang phong cách Hồ Chí Minh. Các yếu tố này đã kết hợp để mang lại thành công cho công cuộc huy động sức người, sức của và kêu gọi nhân dân quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của Bác Hồ. 4. Nhiệm vụ của luận văn Với mục đích và ý nghĩa như trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ cần thực hiện của mình trong luận văn như sau: - Miêu tả cấu trúc chung của các bài kêu gọi - Phân tích, nhận xét các đặc trưng, điển hình trong cấu trúc các bài kêu gọi đó - Phân tích những sáng tạo và quyền lực tác động trong ngôn ngữ mà Hồ Chủ tịch đã sử dụng. Từ đó, chúng tôi vạch ra các đường hướng để người làm công Đinh Thị Thanh Thảo 3 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp tác quan hệ công chúng có thể phát huy mạnh mẽ hơn nữa sức mạnh của ngôn từ. - Phân tích phương pháp lập luận trong các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh. Chúng tôi mong muốn trả lời được câu hỏi: Lập luận có sức mạnh như thế nào trong việc kêu gọi quần chúng? Cũng thế, mạch lạc và kiên kết có vai trò ra sao để diễn ngôn có sức tác động mạnh mẽ nhất đến người nghe. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vì đề tài mang tính tổng hợp nên khi thực hiện, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trước hết chúng tôi khảo sát và thống kê các lập luận cũng như từ ngữ sử dụng điển hình. Chúng tôi xem xét các lập luận này được hình thành như thế nào và phân loại chúng. Song song với việc thống kê, phân loại như vậy, chúng tôi đi vào phân tích diễn ngôn, phân tích cú pháp và tìm hiểu những sáng tạo, phá cách nhằm đưa đến thành công trong các lời kêu gọi của Bác. Sau đó, từ những phân tích, nhận xét thu được, chúng tôi tiến hành đánh giá về những thế mạnh, điển hình sáng tạo mang đến thành công cho các lời kêu gọi của Bác. Đây cũng là cơ sở để cho những người làm nghiên cứu về ngôn ngữ Hồ Chí Minh và những người làm quan hệ công chúng có thể phát triển đường hướng của mình. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn gồm 85 trang chính văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Cấu trúc văn bản các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh Chương III: Phép lập luận trong những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh. Đinh Thị Thanh Thảo 4 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PR 1. Khái niệm chung về PR 1.1. Khái niệm chung và lịch sử hình thành PR Ra đời và phát triển trong một thời gian rất dài tại các nước phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng cho đến nay, PR (Public Relations) vẫn được coi là một trong những lĩnh vực mới mẻ, đặc biệt là tại các nước châu Á và các quốc gia mới giành độc lập. PR có thể được tạm dịch là: Quan hệ công chúng, Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng… Tại Việt Nam hiện nay, cụm từ “Quan hệ công chúng” có thể được coi là sử dụng phổ biến hơn cả. Về nguồn gốc và lịch sử hình thành của PR, hiện tại còn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người cho rằng “Mỹ là lò đúc nặn PR hoàn hảo” từ khoảng cuối thế kỉ XIX bởi một số nhà báo tiến bộ. Một thời gian dài PR chỉ được công nhận và sử dụng ở Mỹ, sau đó mới lan sang các nước châu Âu và đến Châu Á. Nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định PR đã xuất hiện cách đây cả ngàn năm, trước khi nước Mỹ ra đời. Dù tồn tại các ý kiến khác nhau như trên và chưa khẳng định được chính xác PR bắt đầu ở đâu cũng như khi nào nhưng chúng ta có thể kết luận rằng “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại”. Vậy PR ra đời để phục vụ mục đích gì? Trong xã hội loài người, từ thời nguyên thuỷ cho tới xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu giao tiếp, mong muốn người khác hiểu mình là luôn luôn rất lớn và cần thiết. Từ xa xưa, ngay cả trước khi bảng chữ cái, ký tự và số ra đời, người nguyên thuỷ đã dùng chữ tượng hình như một công cụ giao tiếp. Những bức tranh vẽ trong hàng động của người tiền sử, các kim tự tháp, đền thờ, lăng mộ cách đây hàng ngàn năm đều chứa đựng thông điệp nhất định. Sau khi có chữ viết, các học giả tôn giáo xưa đã viết sách và truyền bá tư tưởng để mọi người nhận biết và hiểu về niềm tin tôn giáo, đây chính là một hình thức PR từ thời cổ đại. Ngoài mục đích giao tiếp thông thường, để đạt được sự thoả thuận, thống nhất đồng lòng trong cộng đồng, người ta luôn cần đến kĩ năng và các yếu tố thuyết phục mạnh mẽ. Từ thời tiền sử, những kĩ thuật và công cụ phục vụ cho mục đích thuyết phục rất đơn giản và sơ khai nhưng có thể phát huy được khả năng kêu gọi con người. Do đó, trong quá trình phát triển của mình, PR đã sử dụng nhiều kĩ thuật thuyết phục khác nhau để phục vụ cho mục đích giao tiếp thật đặc biệt và hiệu quả của thế giới loài người. Kiểu Đinh Thị Thanh Thảo 5 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp giao tiếp này đã ra đời trước cả những hình thức quảng cáo đầu tiên của người Hi Lạp, La Mã- các mẩu tin rao bán nô lệ hay thông báo về các sự kiện tại đấu trường La Mã. PR là một hình thức giao tiếp đặc biệt, nó được áp dụng trong tất cả các dạng tổ chức thương mai và phi thương mại. Trong suốt tiến trình lịch sử, PR được sử dụng như một công cụ và chiến lược hết sức đặc biệt, sử dụng để khuyến khích trong chiến đấu, vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, khuyến khích tôn giáo, tăng tiền tệ hay thúc đẩy giá trị con người… Các tính năng của PR được tìm thấy trong xã hội hiện đại hầu như đã được sử dụng bởi các chuyên gia PR trước đây và hiện nay PR đang trở thành một trong những ngành mới, có sức hút đặc biệt bởi có khả năng mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất cho các tổ chức, lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Mục đích sâu xa nhất của hoạt động giao tiếp này là tạo được sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, tác động đến tư tưởng và hành vi của họ thông qua những hoạt động được lên kế hoạch và triển khai dài hạn. Trong lĩnh vực chính trị, xã hội phương thức giao tiếp này cũng được sử dụng hết sức triệt để và phát huy tác dụng to lớn. Năm 1945 khi đất nước ta còn đang trong thời kì chiến tranh tàn phá, giặc đói hoành hành khắp nơi làm cho hàng triệu người dân chết đói thì Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân “sẻ cơm nhường áo”: “Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo”. Sau chiến dịch này, dân ta đã thắng lợi trong việc diệt giặc đói- một trong ba loại giặc đang hoành hành vô cùng dữ dội, đe doạ dân ta từng ngày từng giờ. Xác định được tầm quan trọng của việc diệt giặc đói, Hồ Chủ Tịch đã vạch ra một chiến dịch cụ thể cùng những lời kêu gọi nhằm huy động sức mạnh từ tập thể. Đây chính là một chiến lược PR rất quy mô mà Bác Hồ cùng Nhà nước ta đã tổ chức thành công từ những năm kháng chiến chống Pháp này. Bên cạnh việc tác động đến tư tưởng và hành động của con người thì hoạt động PR phải mang đến danh tiếng và uy tín cho tổ chức mà nó phục vụ. Do đó, tổ chức phải thực hiện các chương trình chăm sóc, chăm lo tới đối tượng mà mình đang hướng tới và cả cộng đồng. Chiến dịch PR có được hiệu quả tốt khi tổ chức biết cân đối giữa lợi nhuận của mình với trách nhiệm đối với cộng đồng, môi trường xung quanh và những cam kết mang lại lợi ích cho xã hội. Nếu thực hiện tốt các chiến lược PR, tổ chức đó không chỉ khẳng định được uy tín của mình mà còn có được niềm tin vững bền trong lòng công chúng. Đinh Thị Thanh Thảo 6 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp 1.2. Một vài định nghĩa về PR Từ những tác động và mục tiêu cần hướng tới của hoạt động quan hệ công chúng, các tổ chức, chuyên gia hoạt động về lĩnh vực này trên thế giới đã đưa ra đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR. Điều này chứng tỏ, tuỳ vào mục đích sử dụng, tuỳ quan điểm của người dùng mà PR được định nghĩa khác nhau trên cơ sở các đặc trưng chung của nó. Vậy PR có thể được định nghĩa như thế nào? Trong phạm vi luận văn nghiên cứu này, chúng tôi xin được đưa ra 3 định nghĩa về PR, trong đó có một định nghĩa của từ điển Wikipedia và 2 định nghĩa khác được sử dụng trên phạm vi quốc tế. Theo Wikipedia, PR (Quan hệ công chúng) là một chức năng mang tính kinh doanh, tổ chức, hay xã hội của quản trị thông tin giữa tổ chức và khán giả của tổ chức. Có rất nhiều mục tiêu cần đạt được thông qua công tác thực hiện PR, bao gồm cả giáo dục, đính chính một điều sai sự thật, hoặc xây dựng và cải thiện một hình ảnh. Định nghĩa này cho thấy có ba đặc điểm đáng lưu ý về hoạt động quan hệ công chúng. Thứ nhất, PR có chức năng quản lí vì nó bao gồm: - Dự đoán, phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm trong cộng đồng mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. - Chỉ đạo, đánh giá về các chương trình hành động và giao tiếp nhằm đạt được sự hiểu biết từ cộng đồng về tổ chức. - Lên kế hoạch và thực hiện các nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng hoặc thay đổi các chính sách xã hội. Thứ hai, PR được định nghĩa như một công cụ giao tiếp vì nó liên quan tới giao tiếp trong bốn mặt cụ thể sau: - Kĩ năng (Skills): Các chuyên gia PR thường là những người rất giỏi trong viết và nói. Tuy nhiên, một chuyên gia PR không chỉ là một nhà kĩ thuật, mà còn phải là một người biết lên các kế hoạch, nghiên cứu và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ (Tasks): Quá trình PR thường được quan niệm đồng hành với nhiệm vụ và mục đích giao tiếp. Những nhiệm vụ thường gặp bao gồm: viết các thông cáo báo chí, các báo cáo thường niên, các ấn phẩm nội bộ; tổ chức các chiến dịch nhằm tạo dựng/nâng cao nhận thức của cộng đồng... Đinh Thị Thanh Thảo 7 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp - Hệ thống, phương thức (Systems): Nói tới việc thành lập hệ thống các phương thức phục vụ cho việc giao tiếp tiếp diễn (ongoing communication). Ví dụ có thể kể tới hệ thống thu thập tin tức, mối quan hệ với các nhà biên tập và phát hành... - Phương thức hoạt động (System Operation): PR tác động đến việc sử dụng và hoạt động của hệ thống nói trên, duy trì hệ thống giao tiếp 2 chiều. Thứ ba, PR được định nghĩa như một công cụ nhằm ảnh hưởng, tác động tới cộng đồng. Đây là một trong những bản chất của PR- duy trì mối quan hệ với cộng đồng. Tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng nghĩa là quan hệ công chúng có khả năng lôi kéo, vận động cộng đồng bởi nó rất nhạy cảm để hiểu và đáp ứng được mong đợi của quần chúng. Viện Quan Hệ Công Chúng Anh (Institute of Public Relations) lại đưa ra định nghĩa như sau: PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Định nghĩa này của Viện Quan Hệ Công Chúng Anh về PR đã nhấn mạnh hoạt động PR được tổ chức thành một chiến dịch hay chương trình và là một hoạt động liên tục, không thể không có kế hoạch. Một định nghĩa khác về PR đã được tán đồng bởi rất nhiều các viện sĩ thông tấn PR trên thế giới trong một cuộc họp diễn ra tại Mexico năm 1978 như sau: “PR là một nghệ thuật và một môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng”. Khác với hai định nghĩa quốc tế trên, định nghĩa này chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trước khi lên kế hoạch PR và khía cạnh xã hội của một tổ chức. Sự quan tâm và trách nhiệm của tổ chức đối với quyền lợi của công chúng cũng như môi trường xung quanh sẽ là tác nhân quan trọng trong việc đánh giá giá trị của tổ chức đó. Như vậy, PR có tác động to lớn đến uy tín và danh tiếng của tổ chức. Cho dù được định nghĩa như thế nào thì nội dung chính của PR vẫn là cung cấp kiến thức cho công chúng, bao hàm cả mục đích thay đổi nhận thức của họ. Trong hoạt động kinh doanh hay chính trị, văn hoá, người lãnh đạo cũng thường sử dụng PR như một phương pháp tuyên truyền nhằm đạt được sự ủng hộ của quần chúng đối với một đường lối hay niềm tin. Đinh Thị Thanh Thảo 8 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp Như vậy, PR là một hệ thống các các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ nhằm xây dựng nên một hình ảnh, một quan điểm của một nhóm đối tượng nhất định về con người, đất nước hay vấn đề nào đó. Quan trọng hơn, PR là quá trình thông tin hai chiều. Các chuyên viên PR không chỉ đưa thông tin đến đối tượng của mình mà còn phải lắng nghe, nắm bắt được tâm lý, ý kiến của cộng đồng, dự đoán được các phản ứng có thể để từ đó tiếp tục xây dựng chiến lược PR phù hợp. Một hoạt động PR được coi là tốt khi nó khiến đối tượng hiểu và đánh giá đúng một cách tích cực bản chất của chủ thể hoạt động đó. PR chuyên nghiệp hoàn toàn không phải là hoạt động mị dân vì một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của nó là đạo đức. Nguyên tắc cơ bản của quan hệ công chúng là thông tin đúng đối tượng, đúng chỗ, đúng lúc bằng các phương tiện phù hợp nhằm hướng con người tới lý tưởng, tiến bộ và mang đến lợi ích cho cộng đồng. 2. Đặc trƣng chức năng của PR Góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, kêu gọi sự ủng hộ của công chúng, PR đang trở thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Bên cạnh việc phát huy các chức năng của mình, ngành Quan hệ công chúng cũng không ngừng phát triển mở rộng lĩnh vực hoạt động để ngày càng chứng tỏ thế mạnh của mình. PR có những nghiệp vụ liên quan đến việc thu thập thông tin đầu vào và xử lí thông tin đầu ra, từ đó nó góp phần phát huy thế mạnh của thương hiệu và khắc phục những hạn chế để thương hiệu ngày càng hoàn thiện hơn. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, theo chúng tôi nghiên cứu, PR thực hiện 6 chức năng cơ bản, đó là: Quan hệ báo chí; Tổ chức sự kiện; Xử lý khủng hoảng; các quan hệ xã hội; Trách nhiệm xã hội và quan hệ đối nội. Đối với từng lĩnh vực của xã hội, các chức năng này có cách biểu hiện và phát huy thế mạnh khác nhau. Giả sử trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, chức năng quan hệ báo chí, tổ chứ sự kiện, xử lý khủng hoảng được phát huy ưu thế một cách mạnh mẽ. Trong khi đó, ở lĩnh vực chính trị, xã hội thì chức năng quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội và quan hệ đối nội lại có vai trò vô cùng to lớn. Ví như nhân dịp 2/9/1949, để động viên tinh thần bộ đội trong kháng chiến, Hồ Chủ Tịch đã khao thưởng quân ta bằng thóc gạo. Phần khác, nhằm tạo nên mối quan hệ thân tình, thắm thiết giữa quân và dân, Người đã nhờ đồng bào giúp: “mỗi gia đình bán Đinh Thị Thanh Thảo 9 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp cho tôi 10kilô gạo, 1kilô= 5 đồng”. Bác cũng nhờ các cán bộ xã, tỉnh ở khắp các địa phương trong cả nước có trách nhiệm thu mua gạo trong dân. Đây chính là minh chứng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội và thể hiện quan hệ đối nội- một đặc trưng điển hình của quan hệ công chúng. Cũng nhờ phương pháp này mà Bác có thể thu hút sự ủng hộ cũng như tận dụng tối đa sức mạnh trong toàn dân. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ khá mới tại Việt Nam nhưng khoảng năm mươi năm trở lại đây nó đã có những bước tiến mạnh mẽ. Thuật ngữ phân tích diễn ngôn, cho đến nay đã được sử dụng với nhiều tên gọi, phản ánh những nhận thức, quan tâm và xu hướng khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Trong ngôn ngữ học thường có những tên gọi như: Ngôn ngữ học văn bản (text linguistics), Phân tích văn bản (text analysis), Phân tích chức năng (functional analysis); trong triết học có phân tích diễn ngôn là lý thuyết về hành động nói (speech acts); trong xã hội học nó là dân tộc học giao tiếp (Ethnography of communication)… Học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau lại chú trọng vào những lĩnh vực khác nhau của diễn ngôn. Chẳng hạn các nhà ngôn ngữ triết học chú ý đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các cặp câu và kết cấu cú pháp tương ứng của chúng, mối quan hệ giữa câu và thế giới bên ngoài; các nhà ngôn ngữ học điện toán nghiên cứu việc tạo ra các mô hình xử lí diễn ngôn… Tuy nhiên tất cả các lý luận và phương pháp phân tích diễn ngôn của các ngành như trên đều mang đặc điểm chung nhất: ở giai đoạn ngữ pháp văn bản, phân tích diễn ngôn chủ yếu thao tác với liên kết; ở giai đoạn hậu ngữ pháp văn bản, vấn đề mạch lạc và cấu trúc văn bản được quan tâm nhiều hơn, khi đó lĩnh vực này mới được gọi là phân tích diễn ngôn. Tuy bên cạnh đó còn nhiều tên gọi khác nhưng phân tích diễn ngôn vẫn là thuật ngữ được nhiều người chấp nhận. Trong giai đoạn phát triển khá non trẻ hiện nay của phân tích diễn ngôn thì có thể thấy các hướng tiếp cận đều dựa vào lĩnh vực ngôn ngữ học. Trong luận văn nghiên cứu này, chúng tôi cũng đi vào phân tích diễn ngôn trong ngôn ngữ học. Đinh Thị Thanh Thảo 10 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp Để phân tích một diễn ngôn người ta căn cứ vào tối thiểu là một đơn vị phát ngôn hay lớn hơn là toàn bộ văn bản. Ngôn ngữ học văn bản phát triển từ khoảng cuối những năm 40 của thế kỉ XX. Z. Harris- tác giả công trình Discourse analysio đã đề xuất khái niệm: diễn ngôn là văn bản liên kết, bậc cao hơn câu. Việc chuyển đối tượng từ câu sang diễn ngôn là sự chuyển hệ sang hệ giao tiếp. Ngôn ngữ học văn bản đã đặt nền móng cho mình là chức năng của ngôn ngữ. Nhưng đến tận khoảng cuối những năm 60 đến nay, các nhà ngôn ngữ học mới quan tâm thực sự tới việc nghiên cứu văn bản như một sản phẩm lời nói hoàn chỉnh. Họ cho rằng chúng ta chỉ giao tiếp dưới hình thức văn bản và với chức năng văn bản, ngôn ngữ mới thực sự là công cụ giao tiếp của con người. Đây là hệ quả của bước ngoặt sang việc nghiên cứu mặt chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong lời nói và các bối cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó, điều này cũng phản ánh bước phát triển ngôn ngữ học từ chủ nghĩa hình thức với các trường phái như miêu tả luận sang chức năng luận- ngôn ngữ tồn tại như một công cụ giao tiếp và công cụ phản ánh của con người. Xu hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn là một xu hướng tương đối mới trên thế giới và đặc biệt mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đang ngày càng được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm bởi những đặc tính tiến bộ của nó. Phân tích diễn ngôn là phân tích mặt chức năng của ngôn ngữ do vậy nó liên quan đến nhiều vấn đề như: dụng học, tình thái, phân tích hội thoại… Trong chương “Cơ sở lý luận” này chúng tôi xin đi vào tìm hiểu về phân tích diễn ngôn như cơ sở về mặt lý thuyết căn bản để từ đó, cùng với những lý thuyết về PR, bước đầu phân tích và nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn của Hồ Chí Minh những năm 1945- 1949. 1. Khái niệm chung và đặc điểm của diễn ngôn 1.1. Khái niệm chung về diễn ngôn Những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy phân tích diễn ngôn rất đa dạng và liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đơn giản hoá, người ta quy phân tích diễn ngôn về hai hệ: hệ cấu trúc luận và hệ chức năng luận. Sự tách biệt này cũng phụ thuộc vào các giả thiết khác nhau về mục đích, phương pháp và tư liệu nghiên cứu ngôn ngữ học. Hệ cấu trúc luận coi diễn ngôn như một đơn vị mà trong đó có thể có các đơn vị nhỏ hơn cùng mối quan hệ giữa các đơn vị này. Còn hệ chức năng luận xem xét mang tính tổng Đinh Thị Thanh Thảo 11 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp thể: ngôn ngữ hành chức, tương tác xã hội, việc sử dụng ngôn ngữ. Điều này rõ ràng chỉ ra rằng, diễn ngôn được nhìn nhận theo trường phái khác nhau sẽ chứa đựng những đặc điểm hoàn hoàn khác nhau và hướng nghiên cứu cũng phù hợp với từng trường phái đó. Phân tích diễn ngôn theo phái cấu trúc luận sẽ xem xét diễn ngôn như một đơn vị trên câu; còn phân tích diễn ngôn theo phái chức năng luận là hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn. Theo Harris- một trong những nhà sáng lập lý luận phân tích diễn ngôn đầu tiên cho rằng: có sự đối lập giữa tập hợp câu là diễn ngôn với tập hợp câu ngẫu nhiên không có tính mạch lạc. Hệ cấu trúc luận và chức năng luận còn khác biệt do cách nhìn nhận về bản chất ngôn ngữ. Điển hình là việc Chomsky thường coi ngôn ngữ như là một hiện tượng của tư duy trong khi đại diện của các nhà chức năng luận là Halliday lại coi ngôn ngữ như là một hiện tượng xã hội. Nghĩa là Halliday và những người ủng hộ trường phái này cho rằng ngôn ngữ có chức năng nằm ngoài hệ thống ngôn ngữ, tác động đến tổ chức bên trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem như một thực thể với bốn tầng: ngữ cảnh, ngữ nghĩa học, ngữ pháp từ vựng, âm vị. Bốn tầng này được mô hình hoá như sơ đồ sau và mũi tên chỉ ra mối quan hệ giữa chức năng của ngôn ngữ với tổ chức của diễn ngôn: Trong khi đó, các nhà cấu trúc luận cũng thừa nhận chức năng xã hội và nhận thức của ngôn ngữ song chúng không làm ảnh hưởng đến tổ chức bên trong của ngôn ngữ. Newmeyer- một nhà cấu trúc luận đã thể hiện đặc trưng tiêu biểu của hệ cấu trúc luận qua tính tự lập và tính modul. Theo ông, các hệ thống âm vị, ngữ nghĩa, ngữ pháp Đinh Thị Thanh Thảo 12 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp được coi là các modul độc lập, hoạt động theo nguyên tắc riêng của chúng trong sự tương tác với nhau. Quan điểm này cũng được thể hiện theo mô hình trên với mũi tên hướng lên trên Hệ chức năng luận lấy ngôn ngữ hành chức làm mục đích nghiên cứu, nghĩa là nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ. Yule và Brown- tác giả công trình “Phân tích diễn ngôn” đã khẳng định: phân tích diễn ngôn nhất thiết phải phân tích ngôn ngữ đang được sử dụng. Như thế nó không thể bị giới hạn trong việc chỉ miêu tả các hình thức ngôn ngữ độc lập với mục đích hay chức năng mà các hình thức này được tạo ra để phục vụ các quan hệ giữa con người với nhau. Khác với các nhà ngôn ngữ thường xác định tính chất hình thức của ngôn ngữ, các nhà phân tích diễn ngôn lại khảo sát xem ngôn ngữ đó dùng để làm gì. Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ như trên rất mới mẻ nên có không nhiều công trình nghiên cứu về nó. Hai nhà ngôn ngữ học Yule và Brown cũng thừa nhận rằng để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chỉ có hai chức năng chủ yếu của ngôn ngữ được sử dụng là chức năng liên giao (transactional) và chức năng liên nhân (interactional). Một điều không thể phủ nhận được rằng phân tích diễn ngôn có liên hệ mật thiết với ngữ cảnh (context). Theo hệ chức năng luận, ngôn ngữ được nhìn nhận như một hệ thống mà ở đó các chức năng được hiện thực hoá. Khi hành chức, ngôn ngữ đã thể hiện cái bản thể của nó nhưng chính chức năng giao tiếp và môi trường xung quanh là điều kiện căn bản để diễn ngôn có cấu trúc và hình thức tồn tại khác nhau. Theo hướng cấu trúc luận luận ta sẽ thấy mối quan hệ nội tại của diễn ngôn như là sự tích hợp của phát ngôn được tổ chức theo tuyến tính nhằm thực hiện chức năng giao tiếp và dụng học nào Đinh Thị Thanh Thảo 13 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp đó. Còn theo quan điểm của chức năng luận thì người nghiên cứu sẽ thấy được tác động của ngữ cảnh và mục đích thông báo đối với diện mạo ngôn ngữ. Như vậy, để phục vụ cho mục đích phân tích diễn ngôn, theo chúng tôi cần có sự kết hợp giữa hai trường phái cấu trúc luận và chức năng luận, từ đó người nghiên cứu sẽ hiểu được ý nghĩa của ngôn từ và phát ngôn trong hành chức. 1.2. Đặc điểm của diễn ngôn 1.2.1. Diễn ngôn và văn bản (discourse and text) Khi nghiên cứu về diễn ngôn, người ta nghiên cứu cả mặt ngôn ngữ nói và viết. Ngôn ngữ viết hay văn bản là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp. Văn bản là một dữ liệu in ấn khá quen thuộc dùng trong nghiên cứu văn học hay rất nhiều ngành khoa học khác. Một văn bản có thể được trình bày theo những hình thức khác nhau nhưng nội dung văn bản thì giống nhau. Văn bản và diễn ngôn là hai khái niệm cơ bản của phân tích diễn ngôn nhưng đôi khi hai khái niệm này vẫn được dùng thay thế cho nhau. Văn bản được hiểu theo hai phương diện: sản phẩm và quá trình. Điều này là do các nhà nghiên cứu coi văn bản là một sản phẩm thực thể có thể ghi lại được, có cấu trúc nhất định (sản phẩm); hay văn bản là sự lựa chọn nghĩa liên tục, một quá trình vận động qua các ngữ vực và mỗi loạt lựa chọn lại tạo môi trường cho các loạt lựa chọn khác (quá trình). Trong lịch sử phát triển ngôn ngữ, khái niệm diễn ngôn và văn bản được sử dụng giống nhau và khác nhau qua từng giai đoạn. Theo Diệp Quang Ban, có ba giai đoạn cơ bản trong sử dụng hai khái niệm này như sau: Giai đoạn 1: Văn bản (text) chỉ chung các sản phẩm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc, liên kết. Theo Halliday và Hasan “văn bản có thể là bất kì đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh”. Văn bản chính là một đơn vị hành chức, một đơn vị ngữ nghĩa. Sau Halliday và Hasan, nhà ngôn ngữ học Hồ Lê lại cho rằng diễn ngôn và văn bản là hai phạm trù đối lập nhau: văn bản là sản phẩm ngôn ngữ viết và diễn ngôn là Đinh Thị Thanh Thảo 14 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp ngôn ngữ nói. Do đó, trong quá trình phân tích, nhà ngôn ngữ học cần chỉ ra những đặc điểm, tính chất khác nhau của hai phong cách ngôn ngữ này. Tuy trong lịch sử có sự tranh luận về hai khái niệm này nhưng ngày nay các học giả như Crystal, Cook, Nunan… đã hầu hết coi diễn ngôn và văn bản là hai mảng khác nhau: văn bản là dạng viết của ngôn ngữ còn diễn ngôn là dạng ngôn ngữ nói. Nhưng cũng có tác giả thừa nhận trong mỗi sản phẩm ngôn ngữ đều có tính văn bản và tính diễn ngôn bởi nó luôn có tính liên kết (văn bản) và tính mạch lạc (diễn ngôn). Khi đó, diễn ngôn hay văn bản được coi là hai mặt của một sự vật. Học giả Nguyễn Hoà đưa ra khái niệm văn bản được coi là sản phẩm ngôn ngữ, ghi lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Được coi là một giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngôn phải có tính chủ đề và mạch lạc nghĩa là phải có sự liên kết và tổ chức hợp lí của các yếu tố quan yếu. Như vậy, diễn ngôn và văn bản được coi là hai phạm trù khác nhau trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc phân biệt hai khái niệm này chỉ nên mang tính tương đối bởi trong phân tích diễn ngôn hai khái niệm này đan xen và tác động vào nhau. Do đó, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản chỉ là hai mặt của phân tích ngôn ngữ hành chức trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội. 1.2.2. Tính giao tiếp và tính kí hiệu của diễn ngôn Như đã trình bày ở phần trên, diễn ngôn và văn bản là hai phạm trù khác nhau nhưng được sử dụng kết hợp với nhau, đôi khi người ta còn coi hai phạm trù này chỉ một nội dung. Diễn ngôn là một phần trong hệ thống ngôn ngữ nên mang những đặc trưng chức năng của ngôn ngữ giống như văn bản: ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu có chức năng giao tiếp. Tính giao tiếp ở đây được hiểu bao gồm cả mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng. Giao tiếp theo khía cạnh biểu hiện gồm các thành tố: Ý nghĩa sự việc hay nội dung của sự kiện/ sự thể đã xảy ra (topic); các tham thể (participant); mối quan hệ (relations) giữa các tham thể trong sự kiện đó; phương tiện sử dụng để chuyển tải nội dung thông báo. Các yếu tố này sẽ tác động đến tính dụng học của một diễn ngôn, các yếu tố đó thay đổi thì nội dung diễn ngôn cũng thay đổi. Đinh Thị Thanh Thảo 15 Cao học Ngôn Ngữ K51 Luận văn tốt nghiệp Xét ví dụ sau: - Được rồi đấy, các nhà tình cảm chủ nghĩa ạ. Cứ thế này văn học nước ta chảy nước ra mất. (Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp) Câu trên nhân vật “anh Bường” nói nhằm trêu “cu Dĩnh”, tuy nhiên nếu xét đến nội dung của sự thể, tác giả muốn đề cập đến tình hình văn học nước nhà thời kì đó. Lúc này, ý nghĩa dụng học của phát ngôn đã có sự thay đổi lớn. Cũng quan tâm đến nội dung sự thể, tham thể và các mối quan hệ giữa các tham thể, phương tiện biểu hiện, Halliday đã sử dụng các yếu tố này trong mô hình mô tả ngữ cảnh của ông. Halliday cho rằng muốn hiểu nội dung của một phát ngôn thì ta phải đặt nó vào ngữ cảnh tình huống nhất định, rộng hơn là ngữ cảnh văn hoá. Do vậy, ngữ cảnh ở đây được hiểu là ngữ cảnh ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Cùng với ngữ cảnh, mối quan hệ giữa các tham thể trên đã tạo nên tính dụng học. Mối quan hệ đó cũng là nguyên nhân chỉ ra tại sao biến thể này có thể sử dụng mà không phải là biến thể khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Đây là tính chất dụng học của kí hiệu ngôn ngữ. Tính dụng học này có khả năng phát huy tác dụng khi diễn ngôn có sự mạch lạc và liên kết với nhau. Trong diễn ngôn, tính chất của kí hiệu thể hiện ở chỗ nó là hình thức để ta chuyển tải thông điệp, trao đổi nội dung ý nghĩa trong một nền văn hoá hoặc nhỏ hơn là giữa các phong cách văn bản với nhau. Ví dụ: Khi hai người gặp nhau và có cuộc hội thoại: - Bà đã đi chợ sớm thế ạ? - Vâng, thế cô chưa đi làm hay sao? người Việt Nam sẽ hiểu đây là lời chào chứ không phải những câu hỏi thông thường. Theo đó, trong hội thoại này chỉ có câu chào- hỏi. Đinh Thị Thanh Thảo 16 Cao học Ngôn Ngữ K51
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan