Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thành tố thuần việt và hán việt trong thành ngữ việt nam...

Tài liệu Tìm hiểu thành tố thuần việt và hán việt trong thành ngữ việt nam

.PDF
73
2210
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ***** HOÀNG THIỀU HOA TÌM HIỂU THÀNH TỐ THUẦN VIỆT VÀ HÁN VIỆT TRONG THÀNH NGỮ VIỆT NAM Chuyênngành: Ngônngữhọc Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS. NguyễnVănChính HàNội, 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 0.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1 0.2. Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................3 0.3. Mục đích và nội dung nghiên cứu.......................................................4 0.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................4 0.5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu....................................................5 0.6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................5 NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1.Quan niệm về từ thuần Việt và Hán -Việt...........................................6 1.1.1 Từ thuần Việt..........................................................................6 1.1.2 Từ Hán-Việt...........................................................................9 1.2. Quan niệm về thành ngữ và cách phân biệt tạm thời giữa thành ngữ với các đơn vị khác (Từ ghép, tục ngữ, quán ngữ, cách ngôn, cụm từ tự do) ............................................................................................................12 1.2.1 Quan niệm về thành ngữ.......................................................12 1.2.1.1. Quan niệm về thành ngữ của các học giả Trung Quốc.....13 1.2.1.2 Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về thành ngữ...........16 1.2.2. Phân biệt thành ngữ với các kiểu loại đơn vị khác...............17 1.2.2.1. Phân biệt thành ngữ và từ ghép.........................................17 1.2.2.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ.................................,...18 1.2.2.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ........................................21 1.2.2.4. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do...............................21 1.3.Tiểu kết chƣơng I.....................................................................28 CHƢƠNG II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG YẾU TỐ THUẦN VIỆT VÀ HÁN - VIỆT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 2.1 Tình hình sử dụng yếu tố Hán - Việt trong thành ngữ tiếng Việt.......29 2.1.1. Yếu tố Hán Việt đƣợc giữ nguyên dạng ..............................30 2.1.2. Yếu tố Hán - Việt đƣợc dịch trực tiếp và sử dụng nhƣ thành ngữ thuần Việt................................................................................34 2.1.3. Yếu tố Hán Việt đƣợc Nôm hoá để phù hợp với văn hoá ngôn ngữ của ngƣời Việt.............................................................................36 2.1.4 Thay đổi từ ngữ vị trí trong thành ngữ gốc Hán...................37 2.1.5 Tăng thêm từ thuần Việt hoặc giản lƣợc yếu tố Hán Việt khi sử dụng thành ngữ Hán Việt................................................................39 2.2 Tình hình sử dụng yếu tố thuần Việt trong thành ngữ tiếng Việt.......41 2.2.1 Yếu tố thuần Việt trong thành ngữ tiếng Việt.......................41 2.2.2 Cấu tạo của thành ngữ mang ngữ thuần Việt........................43 2.3.Tiểu kết chƣơng II..............................................................................47 CHƢƠNG III. THỬ SO SÁNH THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT VỚI THÀNH NGỮ HÁN - VIỆT VỀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 3.1. So sánh giá trị nghệ thuật giữa thành ngữ thuần Việt và thành ngữ sử dụng yếu tố Hán - Việt.............................................................................48 3.1.1. Sự giống và khác nhau về kết cấu........................................48 3.1.2. Sự giống và khác nhau về thanh vận....................................50 3.1.3. Sự giống và khác nhau về nghệ thuật so sánh......................50 3.1.4. Nghệ thuật phác họa hình tƣợng..........................................51 3.2. So sánh về giá trị nội dung của thành ngữ thuần Việt và thành ngữ có yếu tố Hán - Việt. 3.2.1 Khái quát giá trị nội dung của các thành ngữ thuần Việt......52 3.2.2 Khái quát giá trị nội dung của thành ngữ tiếng Việt có yếu tố Hán Việt..............................................................................................58 3.3 Tiểu kết chƣơng III.............................................................................64 KẾT LUẬN.............................................................................................65 MỞ ĐẦU 0.1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếng Việt hay gọi là Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt hải ngoại. Mặc dù, trong vốn từ vựng tiếng Việt có một số lượng khá lớn có nguồn gốc từ tiếng Hán được người Việt vay mượn để sử dụng trong quá trình tiếp xúc văn hoá. Về mặt văn tự, trước đây người Việt dùng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình, song hành với việc vay mượn và sử dụng chữ Hán (Hán tự), người Việt còn sáng tạo ra loại chữ Nôm của riêng mình. Chữ nôm là loại hình chữ viết do người Việt sáng tạo dựa trên chữ Hán của người Trung Quốc. Tiếng Việt ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Hán, trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ Hán cổ như “đầu, gan, ghế, ông, bà, cậu…, từ đó hình thành nên hệ thống từ Hán - Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt. Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán như: tâm, minh, đức, thiên, tự do…Khi du nhập vào tiếng Việt chúng vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ khác cách đọc, thay đổi vị trí các yếu tố cấu tạo từ chẳng hạn như “nhiệt náo” thành “náo nhiệt”, “thích phóng” thành “phóng thích”… hoặc được sử dụng dưới dạng rút gọn như “thừa trần” thành “trần” (trong trần nhà), “lạc hoa sinh” thành “lạc” (trong “củ lạc”, còn gọi là đậu 1 phộng)… Hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như “phương phi” trong tiếng Hán có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho” thì trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt. Đặc biệt là các yếu tố Hán Việt được sử dụng để tạo tên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ “sĩ diện”, “phi công” (dùng hai yếu tố Hán -Việt) hay “bao gồm”, “sống động” (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt. Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng trên 70%) nhưng đại đa số các yếu tố đó đều đã được Việt hoá cho phù hợp với bản sắc tiếng Việt và với nhận thức của người Việt. Do vậy tiếng Việt trải qua một quá trình vay mượn lâu dài đã vừa làm giàu cho mình lại vừa giữ được bản sắc riêng trước ảnh hưởng của văn hoá Hán. Việc lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình, hoàn thiện mình rõ ràng là một đặc điểm độc đáo mà tiếng Việt có được. Nói đến quá trình vay mượn, thường người ta thường chú ý nhiều đến các yếu tố vay mượn mà đôi khi xao lãng, ít quan tâm đến các yếu tố gốc, trong trường hợp tiếng Việt thì đó là các yếu tố thuần Việt. Cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Chính vì vậy người ta đã nói rằng ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự mà văn hoá được lưu truyền. Văn hóa và ngôn ngữ luôn nương nhờ vào nhau để tồn tại và phát triển. 2 Mỗi vùng đất do điều kiện tự nhiên khác nhau tạo nên một cách lối sống và tư tuy văn hóa khác nhau. Những yếu tố này, do vậy, góp phần hình thành nền văn hóa riêng của từng vùng đất. Cho nên, mỗi nền văn hóa có nét đặc sắc riêng thể hiên đặc trưng cho mỗi dân tộc. Tính độc đáo, cái “hồn cốt” văn hoá không chỉ thể hiện thông qua các từ trong vốn từ vựng mà bên cạnh đó còn chứa đựng trong một loại đơn vị khá đặc biệt đó là thành ngữ. Đối với người Việt và người Trung Quốc, thành ngữ không phải là loại đơn vị từ vựng chỉ được những người “có chữ” sử dụng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn được đại đa số quần chúng, những người “bình dân” dùng trong mọi lĩnh vực giao tiếp của đờì sống thường nhật, tính cô đọng về mặt ngữ nghĩa, uyển chuyển trong sử dụng khiến cho thành ngữ có giá trị ứng dụng rất lớn. Việc tìm hiểu thành ngữ, cụ thể là tìm hiểu sâu việc sử dụng các yếu tố thuần Việt và Hán - Việt trong thành ngữ Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu toàn diện hơn về kho tàng thành ngữ trong tiếng Việt, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam, hiểu đúng và nắm bắt được những cái ý nhị trong ngữ nghĩa mà thành ngữ tiếng Việt biểu đạt. 0.2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đi vào tìm hiểu các yếu tố thuần Việt và Hán - Việt trong thành ngữ tiếng Việt. Đối tượng mà luận văn hướng đến chính là cố gắng mô tả một số đặc điểm của hai loại yếu tố khác nguồn gốc này. Tiến thêm một 3 bước, chúng tôi sẽ gắng chỉ ra vai trò, vị trí của từng loại yếu tố trong việc làm nên bản sắc của thành ngữ tiếng Việt. Và để làm được điều đó, luận văn sẽ từng bước thống kê, nhận diện rồi phân tích mô tả các loại yếu tố cấu thành thành ngữ tiếng Việt trên một số phương diện. 0.3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Như đã xác định trong nhan đề luận văn, luận văn của chúng tôi có mục đích khảo cứu các yếu tố Hán - Việt và thuần Việt trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt từ đó thấy rõ hơn diện mạo của loại đơn vị từ vựng này về các mặt hình thức cấu tạo, cách thức cấu tạo. Tiến thêm một bước chúng tôi sẽ tìm hiểu về cách thức pha trộn các yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt trong một thành ngữ như thế nào. 0.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về khoa học: Nhận diện lại các yếu tố gốc Hán, thuần Việt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung, trong thành ngữ tiếng Việt nói riêng. Hiểu rõ thêm về cách quan niệm về thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, Việt Nam. Giúp người nước ngoài nhận biết về lịch sử và nguồn gốc các yếu tố cấu thành thành ngữ Việt Nam. - Về thực tiễn: Giúp cho học viên nước ngoài học tốt tiếng Việt và hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam. Giải quyết tốt một số vấn đề về thành ngữ tiếng Việt sẽ giúp cho công tác dịch thuật các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như các văn bản thuộc các lĩnh vực khác một cách thiết thực. 4 0.5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng trong luận văn này được lựa chọn trong cuốn “ Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Hán” do Nguyễn Văn Khang biên soạn, NXB. Văn hoá Sài Gòn 2008. Sở dĩ chúng tôi chọn cuốn này để khảo cứu là vì: đây là một cuốn từ điển mới xuất bản (2008) và tác giả cuốn sách là một nhà ngôn ngữ học có vốn Hán học khá uyên bác. Số lượng thành ngữ Hán (được người Việt chấp nhận và sử dụng) trong cuốn này theo chúng tôi là nhiều hơn các cuốn khác. Dù vậy, luận văn cũng tham khảo và sử dụng một số thành ngữ được chúng tôi tham khảo từ các nguồn khác. Chúng tôi coi đây là một việc dĩ nhiên trong khoa học bởi nguồn tư liệu càng dồi dào thì tính chính xác và độ thuyết phục khoa học sẽ càng cao. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và miêu tả. 0.6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương với nội dung chính như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận liên quan đến luận văn. Chương 2. Tình hình sử dụng yếu tố thuần Việt và Hán Việt trong thành ngữ tiếng Việt Chương 3. Thử so sánh thành ngữ thuần Việt và thành ngữ sử dụng yếu tố Hán Việt về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật. 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1.Quan niệm về từ thuần Việt và Hán -Việt 1.1.1 Từ thuần Việt. Khái niệm từ thuần Việt thực ra không phải là một khái niệm dễ nhận biết và đến nay cũng chưa phải đã có sự thống nhất trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học. Từ thuần Việt, theo Nguyễn Văn Tu là các từ vốn có từ lâu đời làm thành vốn từ vựng cơ bản riêng của tiếng Việt. Ví dụ: cha, mẹ, mưa, nắng, bếp, vườn, mặt trời, đẹp, xấu ... Ông cho rằng, từ thuần Việt như chúng ta thấy ngày nay chính là kết quả của sự Việt hoá các yếu tố từ vựng bắt nguồn từ nhiều ngôn ngữ họ hàng khác. Ông viết: “Những từ thuần Việt là những từ được dân tộc ta dùng từ thượng cổ đến nay. Những từ thuần Việt có quan hệ đến vốn từ vựng cơ bản của nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á như: tiếng Thái, tiếng Môn – Khơ – me v.v...” (Nguyễn Văn Tu [14,187],. Có cùng quan điểm với Nguyễn văn Tu, Phan Ngọc cũng khẳng định: “khi nói đến thuật ngữ thuần Việt, một người không quen với ngôn ngữ học hiện đại có thể tưởng đâu rằng đó là những từ do chính bản thân người Việt tạo ra, không vay mượn ở đâu hết. Sự thực thì khái niệm từ Việt, từ Nga, từ 6 Anh đều không phải là những khái niệm lịch sử mà chỉ dựa trên hình thức ... câu trả lời đối với tiếng Việt là hết sức đơn giản; bất kỳ từ nào đơn tiết cũng là từ thuần Việt”. (Phan Ngọc [16, 114]. Tiến xa hơn một bước, Phan Ngọc lấy thái độ của người Việt làm tiêu chuẩn đầu để nhận diện đâu là thuần Việt, đâu là ngoại lai. Ông viết: “Bất kỳ từ láy âm nào cũng được xem là thuần Việt không kể nguồn gốc; Những từ như lặc lè, lập là, long tong mặc dầu là gốc Pháp cũng được người Việt Nam xem là từ thuần Việt” (Phan Ngọc [17, 116]. Tương tự như hai học giả trên, Nguyễn Thiện Giáp, trong các công trình của mình quan niệm: “Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn, Âu, tất cả các từ còn lại đều được gọi là các từ thuần Việt. Những từ được gọi là thuần Việt thường trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu”. (Nguyễn Thiện Giáp [11, 269]. Rõ ràng, ngoài những từ có thể xác định chắc chắn đó là gốc Hán hoặc Ấn – Âu thì ông nhất loạt coi vốn từ vựng còn lại trong tiếng Việt đều là từ thuần Việt cả bất kẻ chúng có gốc từ ngôn ngữ nào. Nguyễn Như Ý, không gọi thẳng là từ thuần Việt mà gọi đó là từ gốc. Ông viết: “Từ gốc: Từ vốn có trong thành phần từ vựng ban đầu của một ngôn ngữ, nằm trong vốn từ cơ bản của một ngôn ngữ, đối lập với từ vay 7 mượn,; còn gọi là từ bản ngữ, từ chính gốc, từ thuần”. (Nguyễn Như Ý [4; 896]. Theo Trần Trí Dõi: Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt. Nó làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. Nếu coi từ thuần Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc, tác động lâu dài giữa các ngôn ngữ Nam Á và Tày-Thái thì các từ này hình thành nên một lớp từ vựng cơ bản và lâu đời nhất trong tiếng Việt, có thể chia ra như sau: Những từ tương ứng với tiếng Mường như: đuôi, móng, mồm, sừng...; cô gái, đàn ông, vợ, chồng...; cây, củ, cơm, mả...; bí, cỏ, chuối, hành..., bướm, cáo, cầy, chuột...; bẩn, cay, chậm, dài...; ăn, bơi, cấy, chạy... Những từ tương ứng với các tiếng Tày-Thái như: bánh, bóc, buộc, đường, gọt, ngắt, ngọn, rẫy, vắng... Những từ tương ứng với các tiếng Việt-Mường và Tày-Thái như: bão, bể, dao, gạo, ngà voi, sống... Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Bru ở tây Quảng Bình: bụng, bốc, bớt, củi, đêm, mặt trăng, mặt trời, núi, rắn, chuột... Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Môn-Khơme ở Tây Nguyên: dốc, đèo, khói, mây, mưa, rừng, sấm...; da, đầu gối, mỡ, người, óc, tim, thịt...; bố, bọn, mày, mẹ, nó...; bếp, cày, chổi, cuốc, ruộng...; bịt, bóp, bú, bưng, cắn, cắt, đứng, gãi, hét, lắc, mặc, nghĩ, ngồi, phá, quăng, ôm, rụng, tát, về, xé... 8 Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Môn-Khơme nói chung: một, hai, ba, bốn, năm...; con, cháu, mọi, người; đất, đá, gió, lửa...; cằm, chân, cổ, lưng...; bay, cắt, đẻ, kẹp, liếc...; ao, cá, chim, lá...; cong, già, mới, ngát. Các ví dụ trên đây chứng tỏ rằng cội rễ của từ vựng tiếng Việt hết sức phức tạp. Chúng gồm nhiều nguồn đan xen, chồng chéo, thậm chí phủ lấp lên nhau. Nghiên cứu chúng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc khảo cứu nguồn gốc tiếng Việt nói chung. Quan điểm trên của Trần Trí Dõi rõ ràng là rất thống nhất với các cách quan niệm của các tác giả Nguyễn Văn Tu, Phan Ngọc, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Như Ý... nhưng ông đi vào chi tiết hơn, cụ thể hơn. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cách quan niệm này và muốn nhấn mạnh hơn vào cái tiêu chí “thái độ của người Việt”, bởi vì, thật khó để chúng ta phân biệt được thế nào là một từ thuần Việt nếu không dựa vào cảm quan của người bản ngữ. Trên thực tế, xử lý tư liệu sẽ có một số trường hợp mà nếu xét một cách nghiêm ngặt thì đó là từ ngoại lai (gốc Hán chẳng hạn) nhưng trong quá trình sử dụng chúng đã trở nên gần gũi với người Việt, được người Việt coi như yếu tố gốc, yếu tố thuần Việt. 1.1.2 Từ Hán-Việt Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc đô hộ Việt Nam. Quá trình tiếp xúc lâu dài giữa hai ngôn ngữ này đã dẫn đến kết quả là tiếng Việt du nhập một khối lượng rất lớn từ ngữ gốc Hán. 9 Hiện tượng này diễn ra với các mức độ khác nhau qua các thời kỳ. Giai đoạn đầu sự tiếp xúc vay mượn còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu thông qua con đường tiếp xúc khẩu ngữ giữa người Việt và người Hán. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua con đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt. Ví dụ: phiền, phòng, trà, trảm, chủ... Các từ ngữ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt như: Các từ được du nhập vào tiếng Việt trước đời Đường, cũng gọi là âm Hán cổ (tương ứng với các âm Hán-Việt trên là buồn, buồng, chè, chém, chúa...). Ngoài ra cũng cần kể đến những từ xuất phát từ các phương ngữ Trung Quốc khác nhau (như tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu...) được du nhập thông qua đường khẩu ngữ như: ca la thầu, mì chính, xì dầu, bánh pía, sương sáo, lẩu... Vấn đề nguồn gốc từ, đặc biệt là từ Hán - Việt vốn đã được các nhà Việt ngữ học chú ý từ lâu. Theo một số học giả thì từ Hán Việt được định nghĩa như sau: “từ Hán Việt đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc Hán. Ví dụ: Chính phủ, quốc gia, giang sơn, nhân dân, tổ quốc, xã tắc. (Cao Xuân Hạo- Hoàng Dũng [2, 360]. Theo Bùi Đức Tịnh: “Có thể định nghĩa một cách giản dị rằng tiếng Hán Việt là những từ tiếng Hán phát âm theo lối Việt. Ban đầu đó là những chữ Hán mà khi học trong sách 10 Trung Hoa, các nhà trí thức ta đọc trại đi theo giọng Việt”; “ Những tiếng Trung Hoa học được, tổ tiên ta nói trại đi. Sự biến hoá các tiếng Hán theo âm hưởng Việt Nam ấy đã diễn ra bằng hai cách nói trại của dân chúng (dân hoá) và cách nói trại của các nhà trí thức (nho hoá). Những tiếng do các nhà trí thức nói trại sẽ được gọi là tiếng HánViệt”. (Bùi Đức Tịnh [1, 10]. Cũng theo Bùi đức Tịnh thì: “Tiếng Hán Việt có hai đặc tính. 1. Về chính tả, giữa âm và thinh có một sự liên quan trực tiếp. Ví dụ: Các tiếng hán Việt khởi đầu bằng một nguyên âm chỉ có thể có các dấu sắc, hỏi, hay không dấu; những tiếng khởi đầu bằng một phụ âm (l, m, n, ng, ngh, nh) chẳng hạn chỉ có dấu ngã hay dấu nặng. - ẩn, ổn, uỷ, ỷ, ảnh. - Lễ, mẫu, nỗ, ngũ, nghĩa, nhã. 2. Về vị trí tương đối của các tiếng dùng chung, tiếng chỉ định đứng trước tiếng được chỉ định. Các nhà ngôn ngữ học gọi đó là ngữ pháp đặt ngược. Ví dụ: - Hắc y “hắc” chỉ định, làm cho rõ nghĩa tiếng “y” - Ký sinh trùng: “kí” chỉ định “sinh”, “kí sinh” chỉ định “trùng” [1, 11]. Nguyễn Văn Tu, với một cách quan niệm mang tính hệ thống, đã đưa ra một nhận định rất đáng lưu ý: “Trái với từ gốc Hán cổ, những từ Hán Việt hoá 11 ra đời sau khi ta đã mượn toàn bộ hệ thống từ gốc Hán. Nhưng hai thứ đều giống nhau ở một điểm là chúng đi sâu vào sinh hoạt của quần chúng. Chính chúng đã biến đổi các dạng của từ Hán mượn có thể không được dùng như những từ Hán Việt hoá vẫn tồn tại” (Nguyễn Văn Tu [14,228]. Nguyễn Thiện Giáp, đưa ra một cách nhìn nghiêm ngặt hơn về từ Hán Việt. Ông viết: “Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt”. Như vậy, theo sự hình dung của chúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính: a. Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm hán Việt, gọi tắt là từ Hán Việt; b. Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt. Cả hai bộ phận trên đây đều có những đặc điểm riêng khác với các từ Hán đọc theo âm Hán Việt” (Nguyễn Thiện Giáp [11, 276]. Cũng bàn về từ Hán Việt, nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” quan niệm: “Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đã đọc âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình” [7, 254]. 1.2. Quan niệm về thành ngữ và cách phân biệt tạm thời giữa thành ngữ với các đơn vị khác (Từ ghép, tục ngữ, quán ngữ, cách ngôn, cụm từ tự do) 12 1.2.1 Quan niệm về thành ngữ 1.2.1.1. Quan niệm về thành ngữ của các học giả Trung Quốc Theo thư tịch Trung Quốc, trước khi dùng thuật ngữ “thành ngữ” thì người Trung quốc dùng hai chữ thành ngôn để chỉ khái niệm này. Vi Trường Phúc, trong luận văn “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có sự đối chiếu với tiếng việt)” của mình đã viết “Theo Từ Diệu Dân thì trước khi hai chữ thành ngữ xuất hiện người ta thường gặp khái niệm “thành ngôn”. Hai chữ này có sớm nhất trong, Kinh dịch, Tả truyện, Li Tao và một số thư tịch cổ khác” (tr. 7). Vi Trường Phúc, cũng trích theo Từ Diệu Dân cho rằng “thực ra từ thời Nguyên, Minh đã có một số sách sử dụng hai chữ thành ngữ, còn trước đó, ở đời Tống chưa thấy xuất hiện khái niệm này và thường gọi những câu nói của người xưa là “cổ ngữ”, “thường ngữ”. Trong các từ điển Trung Quốc, thành ngữ thường được định nghĩa như sau: Từ điển Từ Nguyên (1915) đưa ra một quan niệm rất rộng về thành ngữ. Từ điển này coi “thành ngữ là cổ ngữ, phàm những gì lưu hành trong xã hội, có thể dẫn để biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ”. Tương tự như vậy, từ điển Từ Hải (1936) cũng coi “những cổ ngữ mà được người nay dẫn dụng gọi là thành ngữ. Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện, hoặc từ ngạn ngữ ca dao, được xã hội quen biết, được người dân hay dùng quen nghe”. Ở lần xuất bản mới đây (tháng 9 năm 1979), định nghĩa thành ngữ của Từ Hải có sự thay đổi chút ít, theo đó: Thành ngữ là những từ tổ cố định được quen 13 dùng. Thành ngữ trong tiếng Hán thường được cấu tạo dưới dạng tứ tự (bốn chữ)... một số thành ngữ có thể lý giải qua từng yếu tố cấu tạo của nó, một số thành ngữ phải biết được nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa của chúng. Cũng xuất hiện vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Mã Quốc Phàm cho rằng thành ngữ là những từ tổ cố định được nhân dân quen dùng, có tính lịch sử và tính dân tộc. Về mặt hình thức cấu tạo, thành ngữ Hán dạng thành ngữ bốn âm tiết phổ biến nhất. Ra đời cùng kì nhưng tác giả Sử Thức có quan niệm về thành ngữ một cách đa diện hơn, ông chú ý đến không chỉu mặt hình thức kết cấu mà còn chú ý đến cả mặt ngữ nghĩa, chức năng của thành ngữ nữa. Theo ông, thành ngữ là những từ tổ định hình, được mọi người quen dùng xưa nay, có tính ước định, thường có hình thức kết cấu và thành phần cấu thành cố định, có hàm nghĩa đặc biệt, không thể chỉ nhìn vào mặt chữ mà đoán nghĩa, chức năng của chúng trong câu tương đương với một từ. Sang thập kỷ 80 (TK.XX) quan niệm về thành ngữ của các nhà Hán ngữ học lại tiến thêm một bước. Hồ Dục Thụ, trong Hán ngữ hiện đại cho rằng thành ngữ là một loại từ tổ cố định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh. Ông phân biệt thành ngữ với những đơn vị ngôn ngữ khác, cụ thể: so với quán ngữ thì thành ngữ có tính ổn định hơn. Thông thường, thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tuỳ ý thay đổi thành phần, cũng không giống như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác. Thành ngữ cũng khong giống 14 với các danh ngữ cố định. danh ngữ cố định tuy cũng không thể tuỳ tiện tách rời hoặc thay đổi thành phần nhưng không phải có sẵn. Phần lớn thành ngữ đều có tính điển hình, có cơ sở vững chắc trong tập quán xã hội, nhưng chúng khác với một số từ ghép mang tính điển cố. Thành ngữ tuy có kết cấu chặt chẽ nhưng trong thực tế sử dụng vẫn chỉ được xem như một vật ngang giá với từ, bởi chúng vẫn chưa có được sự cố kết của một từ mà vẫn còn dáng dấp của một loại từ tổ cố định. Gần đây, khoảng những năm 90 của thế kỷ trước khi xuất bản Thành ngữ cửu chương, hai tác giả Nhi Bảo Nguyên và Nhiêu Bằng Từ đưa ra cách hiểu về thành ngữ như sau: Thành ngữ là những từ tổ cố định, đượcv mọi người lâu nay quen dùng, có ý nghĩa hoàn chỉnh, kết cấu ổn định, hình thức ngắn gọn, được sử dụng như một chỉnh thể. Với các tác giả này, thành ngữ phải là các đơn vị có tính quen dùng về mặt lịch sử, có tính hoàn chỉnh về mặt kết cấu, ngắn gọn về mặt hình thức và là một khối khi sử dụng. Tiến xa hơn họ phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do khi cho rằng, về mặt nội dung, cụm từ tự do chỉ là sự cộng lại đơn thuần của các ý nghĩa từng thành tố, thứ hai, về hình thức cấu tạo, cụm từ tự do là những tổ hợp có tính lâm thời, lỏng lẻo. Tóm lại, theo các nhà Hán ngữ học thì thành ngữ, đến nay được quan niệm là một loại “ngữ” đích thực, nó có các đặc trưng để phân biệt với các loại ngữ khác cũng như các loại đơn vị ngôn ngữ khác (cụm từ tự do chẳng hạn). Về mặt sử dụng, thành ngữ có cương vị tương đương một từ. 15 Nói chung, các bước tiến trong quan niệm về thành ngữ về cơ bản có sự tương đồng giữa các nhà Hán ngữ học và Việt ngữ học, đó là việc từng bước tìm tòi, vận dụng các tiêu chí khoa học để tách được thành ngữ ra khỏi các đơn vị tương cận và xác định cho nó một cương vị độc lập. 1.2.1.2 Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về thành ngữ Muốn hiểu rõ thế nào là thành ngữ, cách phổ biến là người ta phân biệt nó với các loại đơn vị khác: thứ nhất là phân biệt thành ngữ với từ ghép; thứ hai là phân biệt thành ngữ với những kiểu cụm từ cố định khác như tục ngữ, quán ngữ, đặc ngữ, cách ngôn; và thứ ba là phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do... Khi nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, giới Việt ngữ học đã đưa ra một số định nghĩa như sau: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” (Nguyễn văn Tu [15, 185]. Nguyễn Thiện Giáp, trong Từ vựng học tiếng Việt thì định nghĩa ngắn gọn: “Thành ngữ là những cụm từ vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm”. (tr. 77). Trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” Hoàng Văn Hành xác định “Theo cách hiểu thông thường, thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan