Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian nhật bản so sánh với việt nam...

Tài liệu Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian nhật bản so sánh với việt nam

.PDF
111
628
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========================== LƢU THỊ THU THỦY TÌM HIỂU TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN SO SÁNH VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Châu Á học Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========================== LƢU THỊ THU THỦY TÌM HIỂU TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN SO SÁNH VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. PHẠM HỒNG THÁI Hà Nội, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lưu Thị Thu Thủy, học viên cao học lớp QH K 2010 – 2013, Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Hồng Thái, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Việt Nam. Luận văn là sự trung thực, không sao chép ở bất cứ công trình nào khác, do đó, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cam kết cá nhân. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Học viên cao học Lưu Thị Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo thuộc các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới PGS. TS Phạm Hồng Thái, Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; GS. TS Inoue Nobutaka, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa phát triển, Viện trưởng Hiệp hội nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Giảng viên ngành xã hội học tôn giáo, trường đại học Kokugakuin, Nhật Bản. GS.TS Norman Haven giảng viên môn Tín ngưỡng dân gian, trực thuộc khoa Văn học, Trường đại học Kokugakuin, Tokyo, Nhật Bản. Thạc sỹ Yokohama Noboru, giảng viên trường đại học Kokugakuin đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình đi tìm hiểu thực tế tại Nhật Bản. Tiến sỹ Phan Hải Linh, Trưởng bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông Phương Học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội người đã cho tôi nhiều nhận xét hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam là những thầy cô, đồng nghiệp và nơi đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu, hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Lưu Thị Thu Thủy 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 0 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN .....................................................10 1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng dân gian ..................... 10 1.1.1. Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo ...................... 10 1.1.2. Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian .............................. 14 1.2. Tín ngƣỡng dân gian Nhật Bản ............................................ 15 1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian Nhật Bản ........................... 15 1.2.2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản ......................... 19 1.2.3. Một vài đặc trưng đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. ........................................................................................ 33 CHƢƠNG 2: TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN Ở NHẬT BẢN .................................................................................................................40 2.1. Tín ngƣỡng thờ cúng tự nhiên ............................................. 46 2.2. Tín ngƣỡng thờ cúng động thực vật của ngƣời Nhật Bản .... 50 2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Nhật Bản. .............. 55 2.4. Tín ngƣỡng phồn thực .......................................................... 62 2.5. Sự hợp nhất giữa tôn giáo-tín ngƣỡng ngoại sinh vào trong tín ngƣỡng bản địa ở Nhật Bản .................................................. 65 2.6. Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay. ...................................................................................... 69 CHƢƠNG 3: TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG TÍNH ĐA THẦN GIÁO CỦA TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN VIỆT NAM ..............76 2 3.1. Sự tƣơng đồng và khác biệt trong hoàn cảnh sống và môi trƣờng tự nhiên. ............................................................................................... 76 3.2. Sự tƣơng đồng của tính đa thần trong tín ngƣỡng dân gian hai nƣớc. ..................................................................................... 80 3.3. Sự khác biệt của tính đa thần trong tín ngƣỡng dân gian hai nƣớc............................................................................................. 85 3.4. Vấn đề bảo tồn văn hóa tín ngƣỡng của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm Việt Nam. ............................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................101 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đa thần giáo hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là thờ nhiều thần, khái niệm này dùng để chỉ phân biệt với nhất thần giáo. Tuy nhiên đây cũng là hình thức tín ngưỡng khác như tô tem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, sa man giáo…, tín ngưỡng vào các thần linh, ma quỷ riêng lẻ, chưa thành hệ thống trong đó có vị thần chủ thể tối cao. Tín ngưỡng đa thần giáo có thể thấy trong tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản (Shinto), Hàn Quốc (Saman giáo), hay Hindu giáo của Ấn Độ. Tín ngưỡng đa thần giáo là việc thờ cúng nhiều vị thần và đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản được thể hiện một phần trong hệ thống Yaoyorozu no kami (八百万の神/ Bát Bách Vạn Thần) của Shinto, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, lễ hội nông nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng thiên nhiên, tục thờ cúng người có công với nước, tín ngưỡng thờ cúng động thực vật, tín ngưỡng thờ cúng linh hồn…v.v. Ngoài ra, khi tôn giáo ngoại sinh vào Nhật Bản nó hòa nhập, pha trộn với tín ngưỡng bản địa tạo nên sự đa dạng, phong phú trong hệ thống chủ thể thờ cúng. Quá trình hỗn dung cũng góp phần hình thành nên tính đa dạng trong hệ thống thờ đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Đây là một điểm khác biệt trong hệ thống tín ngưỡng Nhật Bản. Sự đa dạng này có nhiều nét tương đồng với tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hiện nay, những nghiên cứu về chủ đề trên chưa nhiều và thiếu tính hệ thống, do đó tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản - so sánh với Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. Trong luận văn, tôi muốn làm rõ được những tính chất, đặc trưng cụ thể của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, điểm tương đồng, khác biệt giữa tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước.  Yaoyorozu no kami 八百万の神: やおよろずのかみ được dịch là vô số vị thần.  Đa thần giáo Nhật Bản ở đây là cách viết tắt của tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tính đa thần là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Nghiên cứu về mảng đề tài này khá phong phú, ở phạm vi tiếng Việt có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Phạm Hồng Thái (2008), Tư tưởng Thần Đạo và xã hội Nhật Bản cận hiện đại, H. NXB Khoa học xã hội; Phạm Hồng Thái (2003). Tín ngưỡng truyền thống của người Nhật, nguồn gốc và một số quan niệm cơ bản. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1 (43); Phạm Hồng Thái (2003). Tín ngưỡng truyền thống của Nhật Bản qua một vài nghi lễ phổ biến. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 5 (47); Lưu Thị Thu Thủy (2012), Tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, Tạp chí thông tin Khoa học xã hội số 6; Nguyễn Kim Lai (2005), Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam những nét tương đồng và khác biệt, Tạp chí Triết học số 8 năm 2005; Trịnh Cao Tưởng (2005), Shinto Nhật Bản và thành hoàng làng Việt Nam một nghiên cứu so sánh, NXB Văn hóa thông tin…v.v. Ngoài ra là một số công trình nghiên cứu của các học giả Nhật Bản: Kubota Hiroshi với Nihon tashinkyō no fudo (Phong thổ trong đa thần giáo Nhật Bản) là công trình nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu về thế giới tâm linh, đặc trưng của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian địa phương Nhật Bản. Công trình gồm 6 chương, trong chương một, Kubota Hiroshi lần lượt giới thiệu với độc giả về nguồn gốc các vị thần được sinh ra từ phong thổ Nhật Bản. Chương hai giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng linh hồn (霊魂信仰 /reikon shinkō), sự hợp nhất trong Thần Phật hợp nhất (神仏習合/shinfutsu shūgō). Trong chương ba tác giả trình bày khá kĩ bức tranh toàn thể tín ngưỡng thờ cúng thần rừng, thần biển, quan niệm linh hồn của người Nhật cổ. Trong chương bốn cụ thể hóa các vấn đề trong tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, tha giới (thế giới khác). Chương năm giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình hỗn dung của tôn giáo ngoại sinh vào tín ngưỡng bản địa như thế nào?. Vai 5 trò và ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người Nhật có những thay đổi gì so với trước đây. Chương 6, tổng kết các quan niệm sinh tử của người Nhật từ cổ đại đến hiện đại [36]. Higiwara Hidesaboru với Nihon bunka to shinkō/kami no hassei (Văn hóa Nhật Bản và những phát sinh trong thần thánh, tín ngưỡng) là một công trình khá dầy dặn gồm 254 trang sách. Qua nghiên cứu của mình, Higiwara Hidesaboru đã giúp người đọc tìm được câu trả lời: Thần thánh được sinh ra từ đâu, có thực sự tồn tại hay không? Tác giả qua điều tra thực tế tại một số lễ hội ở Nhật Bản, qua nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu, tìm ra được bản chất, đặc trưng tín ngưỡng đa thần và mức độ đa dạng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Nhật Bản [37; tr 254 ]. Công trình Nihonjin no minkan shinkō to shisō của Sawayama Shintaro (Tư tưởng và tín ngưỡng dân gian của người Nhật Bản) là một nghiên cứu tự do tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Nhật Bản. Tín ngưỡng trên được tiếp cận dưới một góc độ, cách nhìn mới, khá xa lại so các học giả truyền thống. Nghiên cứu của Sawayama Shintaro đã chứng minh được tục thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Jomōn và dựa trên tín ngưỡng nguyên thủy là tục thờ cúng quỷ thần. Vì vậy, cùng với những tập tục, tín ngưỡng khác, thờ cúng tổ tiên đã góp phần hình thành sự đa dạng trong chủ thể thờ cúng ở Nhật Bản [54]. Bên cạnh cách tiếp cận thuần Nhật Bản, học giả Hosaka Yukihiro với góc nhìn mới của triết học Phương Tây đã làm rõ ảnh hưởng của văn minh Phương Tây trong giao thoa văn hóa, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Nhật. Công trình là nghiên cứu bài bản, chuyên sâu và hữu ích cho nghiên cứu thế hệ sau. Đó là cuốn Nihon no shizen suihai seiyō no Animizumu shūkyō to bunmei・hitsujyōna shūkyō rikai heno sasoi (Sùng bái tự nhiên của Nhật Bản lời kêu gọi hướng tới tìm hiểu tôn giáo, văn minh phi Phương tây và thuyết vật linh của Phương Tây) [64; tr 362]. 6 Cuối cùng phải kể đến một số công trình mang tính thực tiễn, lý luận cao như nghiên cứu của hai nhà dân tộc học Nhật Bản là Sakura Tokutaro và Ichiro Hori với: Nihon minkan shinkōron [51] (Lý thuyết về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản) và Japanese folk beliefs [28; tr 405 - 425] (Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản) lần lượt công bố vào năm 1958, 1959; đây là những nghiên cứu kế thừa từ các quan điểm trước đó. Ba công trình này là: Minkan shinkō [39], Waga kuni minkan shinkō-shi no kenkyū [40], Waga/kuni minkan shinkō-shi no kenkyū [41] (Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, Nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, Nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian của nước ta). Những công trình trên đã tập hợp được một số trường phái, quan điểm tiêu biểu trong nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, hệ thống lễ hội, hệ thống các vị thần được thờ ở Nhật. Tuy nhiên, điều đáng bàn là các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu khung lý thuyết, quan điểm kinh điển hơn là nghiên cứu sự kiện. Tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của một dân tộc cũng là giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về dân tộc đó. Việt Nam và Nhật Bản vốn là hai nước đồng văn, cùng chịu ảnh hưởng chung từ văn hóa Trung Hoa nên trong tín ngưỡng, phong tục, tập quán sẽ không hiếm những nét tương đồng, Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ “Tìm hiểu tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản – So sánh với Việt Nam" chắc chắn sẽ có ý nghĩa lí luận, thực tiễn bổ ích. Luận văn là tài liệu cung cấp thêm thông tin về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, tính đa thần của tín ngưỡng dân gian, điểm tương đồng và khác biệt trong đa thần giáo hai nước... cho những ai quan tâm, cần tìm hiểu. Cuối cùng, người viết cũng mong công trình trên có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho ngành nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7 Mục đích của luận văn: Làm rõ tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản là gì?, tín ngưỡng đa thần giáo đóng vai trò như thế nào đối với đời sống tinh thần của người Nhật?. Quá trình hội nhập, bản địa hóa các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ngoại sinh ở Nhật diễn ra như thế nào trong tín ngưỡng đa thần giáo của Nhật Bản?. Tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản khác với tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam ở điểm gì?. Giữa tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian hai nước có những điểm chung nào? Trong khuân khổ luận văn, tôi muốn làm rõ những nghi vấn đã được nêu ra, đồng thời dựa vào đó xây dựng một cách nhìn khái quát nhất về lĩnh vực vốn đang còn nhiều tranh luận. Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu đề tài: 1. Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Nhật Bản nói chung và tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản nói riêng?. 2. Nêu rõ các đặc trưng cơ bản nhất của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam. Những đặc trưng này so với nghiên cứu trước đây có gì mới hay không?. 3. Từ trường hợp Nhật Bản, đề xuất được một số bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao ý thức của con người trong việc bảo tồn tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, so sánh với Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, so sánh với Việt Nam, tìm ra được điểm tương đồng, khác biệt trong tính đa thần giáo hai nước. 8 6. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm lý luận về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác Lênin, các lý thuyết nghiên cứu văn hóa dân gian của Sakura Tokutaro, Ichiro Hori, Yanigata Kunio, quan điểm về đa thần giáo của Kubota Hiroshi ...v.v, tác giả giải quyết các vấn đề cơ bản của đề tài, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, so sánh, tổng hợp... Ngoài ra, tác giả còn kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp việc tự nghiên cứu và tham khảo các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác đăng trên các tạp chí khoa học hoặc các trung tâm nghiên cứu, các giáo trình giảng dạy về Nhật Bản và tôn giáo ở các trường đại học. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Trên cơ sở bài học từ tính cấp thiết và kinh nghiệm bảo tồn văn hóa tín ngưỡng từ phía Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng một luận cứ khoa học cho Việt Nam trong vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần: Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương với các tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Chương 2: Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Chương 3: Tương đồng và khác biệt trong thờ cúng đa thần của tín ngưỡng dân gian ở Nhật Bản và Việt Nam Mục lục. Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. 9 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN 1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng dân gian 1.1.1. Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo Hiện có hàng trăm cách hiểu khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó định nghĩa của Karl Marx, Friedrich Engels, S. ATokarev, Malinowski, George James Frazer…, là những định nghĩa phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Tôn giáo: Theo Friedrich Engels, tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những thế lực của siêu nhiên và trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp [3; tr 447]. Tín ngưỡng: từ điển tiếng Việt viết “lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo” [22; tr 1646], nghĩa là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo. Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng được hiểu là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [2; tr 284]. Quan điểm của Ngô Đức Thịnh rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Hiện có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”, do vậy niềm tin vào cái thiêng thuộc về 10 bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...” [15; tr 16]. Khác với học giả Việt Nam, các học giả thế giới lại có cách nhìn về tín ngưỡng như sau: Trong công trình Văn hóa nguyên thủy, Tylor E. B cho rằng: “Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực sự mọc lên từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn là những sản phẩm của thời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích” [19; tr 939]. Malinowski trong tác phẩm, “Ma thuật khoa học và tôn giáo” đã định nghĩa như sau: tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc” [5; tr 159]. S. A. Tokarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết: “Mặc dù bác bỏ luận thuyết về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi vẫn không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các tín ngưỡng. Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ đến mức nào, bất kỳ một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tồn tại trong nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi” [10; tr 55]. Như vậy, theo quan điểm của học giả này tín ngưỡng chính là hình thức tôn giáo sơ khai: tô tem giáo, bùa ngải và lễ ám hại, chữa bệnh bằng phù phép, lễ dục tình, ma chay, lễ thành niên, sự thờ cúng của nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, sự thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Naguan giáo, sùng bái hội kín, thờ cúng thủ lĩnh, thờ thần trong bộ lạc, thờ thần nông nghiệp…v.v, là nguồn gốc khai sinh ra tôn giáo ngày nay. Về sự khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng có thể sơ đồ hóa như sau: 11 Tín ngƣỡng Tôn giáo + Chưa có hệ thống giáo lý, hệ thống + Hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện thờ cúng chưa được hệ thống hóa mà quan niệm vũ trụ và nhân sinh, truyền chỉ mới có các huyền thoại, thần tích, thụ qua học tập ở các tu viện, thánh truyền thuyết. đường. Còn có sự hoà nhập nhất định giữa thế+ Tách biệt thế giới thần linh và con giới thần linh và con người. Chưa người, xuất hiện hình thức “cứu thế”. mang tính cứu thế + Chưa thành hệ thống thần điện còn + Thần điện đã thành hệ thống dưới mang tính chất đa thần dạng đa thần hay nhất thần giáo + Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân + Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng tán và chưa thành quy ước chặt chẽ chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường) + Gắn với cá nhân và cộng đồng làng + Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt xã, chưa thành giáo hội chẽ, hình thành hệ thống giáo chức + Mang tính chất dân gian, sinh hoạt + Không mang tính dân gian, có chăng của dân gian, gắn với đời sống nông chỉ là sự biến dạng theo kiểu dân gian dân hoá, như Phật giáo dân gian... Tín ngưỡng dân gian: Theo quan điểm của Patric B. Mullen, tín ngưỡng dân gian là một thể loại lớn bao gồm sự biểu cảm và cách ứng xử mà ta gọi là mê tín, tín ngưỡng bình dân, làm phép, các hiện tượng siêu tự nhiên, các câu của các bà nội trợ già, y học dân gian, tôn giáo dân gian, các biểu hiện 12 của thời tiết, cây cỏ, các lời khấn tụng, người hay loài vạt mang vật rủi, đồ làm từ rễ cây những điều tốt xấu các chuyện yêu ma và những điều cấm kỵ [14; tr 273]. Nhưng theo quan điểm cá nhân, tín ngưỡng dân gian là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người, cách hiểu này sẽ được lựa chọn làm tiêu chí chính trong khi viết luận văn. Các loại hình tín ngưỡng dân gian X.A. Tocarep, nhà dân tộc học, tôn giáo học nổi tiếng của Nga, trong công trình“Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng” [10]. đã chia ra các loại hình tôn giáo như sau: (1). Thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia), tô tem giáo hay còn gọi là tín ngưỡng thờ cúng linh hồn. (2). Tín ngưỡng vòng đời người (Nghi lễ sinh đẻ: thờ bà Mụ; Nghi lễ cưới xin: thờ ông Tơ, bà Nguyệt; Thờ thần bản mệnh; Tang ma và thờ cúng người chết…) (3). Tín ngưỡng nghề nghiệp (Tín ngưỡng nông nghiệp: Nghi lễ phồn thực, Tứ pháp, thần Nông...; Thờ Thánh sư còn gọi là Tổ nghề thủ công; Thờ Thần tài ; Các tín ngưỡng của ngư dân, nông dân…) (4). Tín ngưỡng thờ Thần (đạo thờ Thần) (Thành hoàng làng, thổ thần, thổ công, thổ địa ... được gọi là tự nhiên thần; Thờ các anh hùng dân tộc, thờ người có công với nước, thờ người chết trẻ… gọi là nhân thần). Các nhà dân tộc học và nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Nhật Bản lại có cách hiểu khác trong phân loại hình thức tín ngưỡng. Cách phân loại theo kiểu này sẽ được giới thiệu một cách cụ thể trong phần: các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Mặc dù sự phân chia trên chỉ là tương đối và không phải tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng hay dân tộc học đều đồng thuận. Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn cách phân chia 13 của X.A. Tocarep làm tiêu chí cho luận văn do nó phản ánh được một cách tương đối đầy đủ các loại hình tín ngưỡng thường gặp. 1.1.2. Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Cũng như định nghĩa về tôn giáo - tín ngưỡng, khái niệm tính đa thần giáo cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó đa thần giáo được hiểu là một tôn giáo thờ nhiều thần phân biệt với nhất thần giáo, loại hình chỉ thờ một thần duy nhất. Những hình thức tín ngưỡng khác nhau như tô tem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, sa man giáo đều được hiểu là tín ngưỡng đa thần, nó khác với các tín ngưỡng khác. Đó là tín ngưỡng thờ các vị thần linh, ma quỷ riêng lẻ…v.v. Tuy nhiên, tất cả các loại hình tín ngưỡng này đều chưa trở thành một tôn giáo vì nó chưa có hệ thống, không có giáo chủ hay vị thần tối cao. Lý thuyết tôn giáo đa thần đưa ra với mục đích nhằm chống lại những tôn giáo có tính độc thần như Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo và chủ trương của đa thần giáo là nhằm đối kháng lại nhất thần giáo. Tại Nhật Bản, Phật giáo đã ăn sâu bén rẽ vào nước này từ hàng ngìn năm, bén rễ vào trong Shinto giáo, tôn giáo - tín ngưỡng nguyên thủy của người Nhật tạo nên hỗn dung tôn giáo. Hỗn dung tôn giáo theo kiểu Thần Phật hợp nhất là một đặc trưng hiếm có, biểu hiện tính đa thần giáo của Nhật Bản. Nhiều công trình nghiên cứu của Takeshi Yoro, Takeshi Umehara, Masahiro Fujiwara, Hayao Miyazaki, Kishida Shigeru và Izawa Motohiro, Kubota Hiroshi, Ichiro Hori… là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này. Kubota Hiroshi, học giả nổi tiếng về tôn giáo, tín ngưỡng dân gian người Nhật đã định nghĩa tín ngưỡng đa thần như sau: Tín ngưỡng đa thần phát sinh từ sự kính sợ các hiện tượng thiên nhiên hay từ cảm tính về cái thiêng của một vật thể nào đó. Tín ngưỡng đa thần cũng bắt nguồn từ những  Các tác giả trên sẽ được lần lượt đưa ra trong các chú thích khác 14 thần thoại mô tả rất nhiều nhân vật có hình tướng lạ thường, tính cách phi thường, có sức mạnh siêu phàm. Những thần này đặc trách cai quản và phù trợ cho một lãnh vực đời sống thế gian. Tín ngưỡng đa thần còn đi đến sự thần hóa các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của một dân tộc, hình thành nên một chủ thể đa dạng các vị thần trong việc thờ cúng. Thuật ngữ Yaoyorozu no kami (vô số các vị thần) trong Shinto là một trong những đặc trưng đa thần của tôn giáo, tín ngưỡng Nhật Bản [36; tr 21]. Như vậy, qua một vài quan điểm kể trên chúng ta đã có được cái nhìn cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và khái niệm tính đa thần giáo. Tuy nhiên trong luận văn này, khung lý thuyết vẫn dựa trên những nghiên cứu cơ bản của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. 1.2. Tín ngƣỡng dân gian Nhật Bản 1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Việc phân biệt giữa khái niệm tín ngưỡng dân gian và tôn giáo dân gian hiện nay rất rộng và mơ hồ. Sự phân biệt rạch ròi, hay tìm một từ ngữ có thể liên kết giữa hai thuật ngữ này thực sự rất khó, một nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này đã phải thốt lên “Có lẽ không một lĩnh vực nào của kiến thức lại có nhiều hiểu lầm hơn thế”. Folk beliefs một thuật ngữ thường dùng trong tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt là tín ngưỡng dân gian và từ tương ứng trong tiếng nhật là Minkan shinkō (民間信仰). Hầu hết các học giả Nhật Bản cho rằng: Minkan shinkō là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp niềm tin, các nghi thức, hành vi sùng kính một đối tượng nào đó được sản sinh ra từ bản địa, được duy trì phát triển qua truyền khẩu trong nhân gian, trở thành tín ngưỡng phổ biến trên khắp Nhật Bản. Theo ghi chú của học giả Fujii Masao, tín ngưỡng dân gian là “thuật ngữ rất toàn diện” và theo nghĩa rộng đó là toàn bộ niềm tin tôn giáo được tổ chức bởi  Dẫn lại theo trích dẫn trong tập bài giảng Folk belies in morder Japan của giáo sư Norman Haven, Bài giảng tại khoa Văn hóa truyền thống, Đại học Kokugakuin, Tokyo, Nhật Bản. 15 tín ngưỡng của người dân thường (庶民の信仰/Shomin no shinkō) nằm bên ngoài ngoại vi của tôn giáo đã được định danh (Seiritsu shūkō) [52; tr 68]. Tuy nhiên cách hiểu Minkan shinkō là tín ngưỡng dân gian lại gặp một số bất đồng trong quan điểm. Miyake Hitoshi là một học giả như vậy, ông gần như đã đồng nhất hai khái niệm tôn giáo dân gian và tín ngưỡng dân gian vào nhau, theo ông về cơ bản đó là hành vi tôn giáo hay tín ngưỡng bản địa, có các yếu tố từ Thần đạo, đạo Phật, Đạo giáo, thuyết nhị nguyên luận và các hành vi tôn giáo khác [29; tr 121]. Không kế thừa quan điểm đó, Sakurai Tokutaro đã tiếp tục chứng minh có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ trên. Ông cho rằng tôn giáo dân gian là có người sáng lập cụ thể, có tổ chức, có giáo lý, giáo hội, có tổ chức nhóm như kiểu Kito giáo hay Phật giáo. Ngược lại, tín ngưỡng dân gian không có giáo chủ, giáo lý như tôn giáo, nó mang đậm tính nhân gian, tính đặc thù địa phương và chủ yếu tồn tại thông qua con đường truyền khẩu. Tuy có sự phân biệt rạch ròi như vậy, song cũng không thiếu những trường hợp nhiều yếu tố trong hành vi tôn giáo dân gian lại đồng hóa vào môi trường bản địa và trở thành một tín ngưỡng dân gian, góp phần hình thành nên tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Ví dụ trong tín ngưỡng Taishikō (德太講), Kanoko (観音講), Jizokukō (地蔵講) ban đầu có một số yếu tố liên kết với yếu tố Phật giáo, sau mất dần và trở thành tín ngưỡng dân gian ở địa phương [52; tr 1 - 4]. Như vậy có thể thấy rằng Minkan shinkō theo quan niệm của các học giả Nhật Bản thường được đồng nhất với những cách hiểu cơ bản về định nghĩa tín ngưỡng dân gian trong tiếng Anh. Khái niệm Minkan shinkō lần đầu tiên được phát triển bởi Yanagita Kunio trong Tổng tập chương trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Nhật Bản. Tác giả đã phản biện lại giải thuyết nghiên cứu trước đây của một số học giả  Taishikō là giáo phái do thái tử Nhật Bản Shotoku lập lên. Kanoko, Jizokukō đều là những tín ngưỡng địa phương của Nhật Bản. 16 cho rằng Minkan shinkō là một thuật ngữ mới xuất hiện trong nghiên cứu về dân gian (minzoku: folklore). Theo quan điểm của Yanigita Kunio, Minzoku shinkō hiểu theo một khía cạnh nào đấy có ý nghĩa gần tương tự với Minzoku (dân tộc học), thực tế đây không phải là một thuật ngữ mới mà nó là một phần trong thuật ngữ Minzoku [62; tr 173 – 176 và 56; tr 367]. Lịch sử hình thành, nghiên cứu, phát triển của tín ngưỡng dân gian không hiếm những lúc thăng trầm. Trong giai đoạn hậu hiện đại, quan điểm về tín ngưỡng dân gian, giá trị của nó thường bị lập lờ nước đôi. Quan điểm kiểu này đã xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu hiện đại, đó là xu hướng xem thường tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Tiêu biểu là cho quan điểm này là Chizuka Nakai (1730 – 1804), người sống vào cuối thời kỳ Edo. Ông là nhà lãnh đạo thuộc trường phái Nho học thế hệ thứ tư, học viện Kaitokudō (懐徳 堂), Osaka đã phủ nhận tín ngưỡng dân gian với thái độ hết sức gay gắt: “Xem bói, đoán mộng để cầu nguyện hạnh phúc và thoát khỏi bệnh tật đấy là điều điên rồ, khi bị ốm nếu như ngừng sử dụng thuốc chúng ta sẽ tìm đến cái chết, việc tìm đến những điều thần bí trong dân gian là phản khoa học. Sự sùng kính đối với thần đánh cá Ebisu (恵比寿神/Huệ Tỉ Thọ Thần) và Daikoku (大黒 天/Đại Hắc Thiên) là sự ngụy biện, lý do không thành thật cho thói dâm ô và sự gian ác, nó biến đền thờ Tenmagu trở thành nơi hành dục, biến nơi thờ Phật Bà Quan Âm thành một nơi của Bà Mụ. Hơn nữa việc tôn sùng hai con vật là con lửng và con cáo, gán cho chúng tất cả các đặc tính phi thường đến mức không đáng tin, biến chúng thành thần, biến người bán thuốc dạo, người biểu diễn trò ảo thuật, người hành nghề bói dạo, nhà kiếm thuật, nhà phong thủy, bói đất… thành những người truyền tin của thần thánh…v.v là điều phi lý. Tất cả những điều này đều là những loại tín ngưỡng tà giáo, gây bối rối, hoang mang cho dân chúng, do đó cần loại bỏ [44; tr 82].  Đền Tenmangu là một ngôi đền kiểu Shinto được xây dựng ở Osaka vào năm AD 949. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan