Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu vài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử thể hiện trong hành vi từ chối c...

Tài liệu Tìm hiểu vài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng nhật (liên hệ với tiếng việt)

.PDF
108
2304
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẰNG NGA TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hµ Néi – 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẰNG NGA TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT ) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Đức Tồn Hà Nội – 2007 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 Chƣơng 17 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................... 7 1.1. Sơ lƣợc về ngữ dụng học .......................................................................... 7 1.2. Hành vi ngôn ngữ ....................................................................................... 9 1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời......................................................... 11 1.4. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi............................. 12 I.4.1. Phát ngôn ngữ vi .................................................................................... 13 1.4.2. Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi ...................................................... 13 1.5. Lƣợt lời và tham thoại .............................................................................. 15 1.5.1. Lượt lời ................................................................................................. 15 1.5.2. Tham thoại............................................................................................. 17 1.6. Cặp thoại(cặp trao đáp) ............................................................................ 18 1.6.1. Cấu trúc nội tại của cặp thoại .............................................................. 18 1.6.2. Liên kết tuyến tính của cặp thoại .......................................................... 21 1.6.3. Tính chất các cặp thoại ......................................................................... 25 1.7. Phép lịch sự trong giao tiếp ...................................................................... 27 1.7.1. Lịch sự dƣơng tính trong giao tiếp ........................................................ 29 1.7.2. Lịch sự âm tính trong giao tiếp ............................................................ 31 1.8. Thể diện và hành vi đe doạ thể diện......................................................... 33 1.8.1. Thể diện ................................................................................................. 33 1.8.2. Hành vi đe doạ thể diện ......................................................................... 36 1.9. Văn hoá, ngôn ngữ và đặc trƣng văn hoá- dân tộc của nó; giao thoa văn hoá ................................................................................................................... 39 1.9.1. Văn hoá ................................................................................................. 39 1.9.2. Ngôn ngữ và đặc trƣng văn hoá- dân tộc của nó .................................. 40 1.9.3. Giao thoa văn hoá ................................................................................. 41 1.10. Tiểu kết ................................................................................................... 42 Chƣơng 2MỘT SỐ CHIẾN LƢỢC TỪ CHỐI TRONG TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT ) ........................................................................ 44 2.1. Hành vi từ chối và chiến lƣợc từ chối ...................................................... 44 2.1.1. Hành vi từ chối ...................................................................................... 44 2.1.2. Chiến lƣợc từ chối ................................................................................. 46 2.2. Một số kết quả nghiên cứu chiến lƣợc từ chối trong tiếng Việt và tiếng Nhật của một số tác giả khác........................................................................... 47 2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Nhật của một số tác giả khác ................................................................................................. 47 2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Việt của một số tác giả khác. ................................................................................................ 48 2.3. Một số chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật thể hiện phép lịch sự dƣơng tính và phép lịch sự âm tính (liên hệ với tiếng Việt) ..................................... 49 1 2.3.1. Một số chiến lƣợc từ chối thể hiện phép lịch sự dƣơng tính ............... 50 2.3.2. Một số chiến lƣợc từ chối thể hiện lịch sự âm tính ............................... 69 Chƣơng 3KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƢỢC TỪ CHỐI TRONG TIẾNG NHẬT CỦA NGƢỜI NHẬT VÀ CỦA NGƢỜI VIỆT HỌC TIẾNG NHẬT ................................................................................................. 74 3.1. Phƣơng pháp khảo sát .............................................................................. 74 3.2. Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các nghiệm thể Nhật Nhật(JJ). .......................................................................................................... 76 3.2.2. Một số cách thức từ chối thể hiện phép lịch sự âm tính của các nghiệm thể Nhật - Nhật(JJ). ......................................................................................... 82 3.2.3. Tỉ lệ sử dụng các chiến lược từ chối và một vài nhận xét..................... 84 3.3. Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các thể nghiệm Việt Nhật(VJ) cùng một số đề xuất về phƣơng pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam ................................................................................... 86 3.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động giao tiếp của các cá nhân trong cộng đồng đƣợc hình thành thông qua các cuộc hội thoại. Trong giao tiếp hai chiều, ngƣời nói và ngƣời nghe tƣơng tác lẫn nhau. Hội thoại là một hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con ngƣời. Do vậy, vấn đề hội thoại đƣợc đặc biệt quan tâm trong Ngữ dụng học. Nó là bộ phận chủ yếu của ngữ dụng học vĩ mô. Công cụ và sản phẩm của hội thoại là hành vi ngôn ngữ, khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ cần phải đặt nó trong môi trƣờng hội thoại. Đây là phƣơng hƣớng mới trong nghiên cứu hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ đƣợc tạo thành từ: hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mƣợn lời. Trong đó ngữ dụng học quan tâm nhiều nhất tới hành vi ở lời. Một trong những hành vi đó là hành vi từ chối. Đây là một hành vi ngôn ngữ rất dễ làm ảnh hƣởng tới thể diện của ngƣời đối thoại. Nhất là trong các cuộc hội thoại mang tính liên ngôn ngữ-văn hoá, thì những cú sốc văn hoá rất dễ xảy ra.Vậy làm thế nào để hạn chế đƣợc những cú sốc này, làm thế nào để đảm bảo đƣợc tính lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt là khi phải thực hiện hành vi từ chối? Trong giới hạn của luận văn này, tôi hi vọng tìm ra đƣợc những nét ngôn ngữ-văn hoá đặc trƣng đƣợc thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng Nhật (có sự đối chiếu với tiếng Việt). Kết quả này có thể phần nào giúp tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt –Nhật. Đồng thời, luận văn cũng tiến hành tìm hiểu xem những lỗi giao thoa văn hoá mà sinh viên Việt Nam thƣờng mắc khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng Nhật nhƣ thế nào. Và từ đó chúng ta có thể đề xuất một số phƣơng pháp dạy hội thoại tiếng Nhật cho học sinh Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 Trên cơ sở nền tảng lý thuyết của Ngữ dụng học nói chung, lý thuyết hành vi ngôn ngữ , lý thuyết hội thoại, lý thuyết ‎về lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp, lý thuyết về đặc trƣng văn hoá- dân tộc trong ngôn ngữ nói riêng, đề tài này đƣợc nghiên cứu với một số mục đích cụ thể nhƣ: Tìm hiểu đặc điểm cách thể hiện tính lịch sự dƣơng tính và lịch sự âm tính qua các chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật, từ đó có sự liên hệ đối chiếu với tiếng Việt; nghiên cứu việc sử dụng các chiến lƣợc này trong thực tế hội thoại của ngƣời Nhật qua sự khảo sát các nghiệm thể Nhật-Nhật (ngƣời Nhật nói tiếng Nhật) trong một số tình huống cụ thể; tìm hiểu những lỗi giao thoa văn hoá mà sinh viên Việt thƣờng mắc phải khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng Nhật qua các nghiệm thể Việt-Nhật (sinh viên Việt Nam nói tiếng Nhật), từ đó có thể đề xuất một số phƣơng pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam có hiệu quả hơn. 3. Lịch sử vấn đề Ngữ dụng nói chung, hành vi ngôn ngữ nói riêng mới đƣợc quan tâm chú ý nhiều trong thời gian gần đây và các công trình nghiên cứu đang đƣợc phát triển rất mạnh. Đặc biệt, hành vi từ chối, một hành vi dễ gây phản cảm cho ngƣời tham gia đối thoại, cũng giành đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, xuất hiện gần nhƣ sớm nhất là bài báo của Nguyễn Phƣơng Chi năm 1997 mang tựa đề “ Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị” [13]. Sau đó một số bài báo khác cũng của tác giả này đã đƣợc công bố trên tạp chí Ngôn ngữ, Kỷ yếu hội nghị Ngữ học trẻ…và có thể nói sự kết tinh nhất về những vấn đề mà tác giả này đề cập là luận án tiến sĩ ngữ văn năm 2004: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)”[20]. Ngoài ra, còn có một số bài viết của các tác giả khác nhƣ của Nguyễn Thị Hai năm 2001 với tựa đề “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại” [39] hoặc một số báo cáo khoa học của sinh viên khoa Ngôn ngữ học, chẳng hạn Đinh Thị Thu Giang, Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về hình thức phủ định trong phát 4 ngôn từ chối khi giao tiếp thông thƣờng của ngƣời Việt, cùng một số khoá luận tốt nghiệp cũng của một số sinh viên khoa Ngôn ngữ học: Nguyễn Bá Bách, Trần Thị Mỹ Bình chủ yếu nghiên cứu về các cách thức biểu hiện hay kiểu loại của hành vi từ chối trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, còn có luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học của Trần Chi Mai, năm 2005, nghiên cứu về “Phƣơng thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”.[56] Còn về tình hình nghiên cứu hành vi từ chối trong tiếng Nhật, có thể bắt đầu kể đến sự xuất hiện các bài viết trên các tạp chí nhƣ: “Nghiên cứu hành vi từ chối trong tiếng Nhật từ góc nhìn của tiếng Anh” của 生駒智子 và 志村明彦 (日本語教育 năm 1993, trên tập chí ò của Nhật Bản. Sau đó, xuất hiện một số công trình nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Nhật với một số ngôn ngữ khác nhƣ: Công trình của 藤原千恵美 năm 2004, “So sánh đối chiếu hành vi từ chối của ngƣời Nhật với ngƣời Inđônêxia”[147], hay công trình của Yin Hyun Soo năm 2005 về “Các chiến lƣợc ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của hành động từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Hàn”[154], hay công trình nghiên cứu của 施信余 , năm 2005, “So sánh đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị của sinh viên Nhật với sinh viên Đài Loan”[135]v.v. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chƣa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề thể hiện lịch sự dƣơng tính và lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi từ chối trong tiếng Nhật hay tiếng Việt. Đồng thời cũng chƣa có công trình nào đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Những vấn đề còn bỏ ngỏ đƣợc nêu nằm trong số những vấn đề chính sẽ đƣợc nghiên cứu trong luận văn này. 4. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những lời thoại thể hiện chiến lƣợc từ chối trong hội thoại tiếng Nhật. Hội thoại ở đây đƣợc giới hạn là song thoại - gồm hai đối tác tham gia giao tiếp. Luận văn tập trung nghiên cứu phép lịch sự dƣơng tính và lịch sự âm tính trong các lời thoại từ chối trong tiếng Nhật (có sự liên hệ đối chiếu với tiếng Việt). Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát việc sử dụng các chiến lƣợc này ở các nghiệm thể Nhật- Nhật và Việt –Nhật, đồng thời tìm hiểu đặc điểm văn hoá giao tiếp cũng nhƣ các lỗi giao thoa văn hoá đối với ngƣời Việt khi học tiếng Nhật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết đƣợc những nhiệm vụ đã đề ra của đề tài, luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích ngữ dụng học và phƣơng pháp đối chiếu. Ngoài ra phƣơng pháp điều tra điền dã, phƣơng pháp thống kê cũng đƣợc sử dụng kết hợp để làm cơ sở cho những nhận xét định tính. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, luận văn có ba chƣơng chính là: Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Một số chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật (Liên hệ với tiếng Việt) Chƣơng 3. Khảo sát việc sử dụng các chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật của ngƣời Nhật và của ngƣời Việt học tiếng Nhật 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Sơ lƣợc về ngữ dụng học Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng năm 1938 là mốc ra đời của ngành Ngữ dụng học. Đó là thời gian nhà kí hiệu học Mỹ Charles W.Morris lần đầu tiên đã phân kí hiệu học thành ba ngành: kết học, nghĩa học và dụng học trong công trình “Những cơ sở của lí thuyết kí hiệu”. Kết học nghiên cứu thuộc tính hình thức của các cấu trúc kí hiệu, của sự kết hợp các kí hiệu để thành các thông điệp, mối quan hệ giữa các kí hiệu. Nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các kí hiệu với thế giới hiện thực, nghĩa là giữa kí hiệu và cái đƣợc biểu đạt. Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu và sự giải thích chúng, sự giải thích về ý nghĩa mà kí hiệu đã đƣợc dùng. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Ngành dụng học trong ngôn ngữ học đƣợc gọi là ngữ dụng học. Mặc dù ra đời đã khá lâu, nhƣng ngữ dụng học mới phát triển rộng rãi , nhanh chóng và mạnh mẽ trong gần ba thập kỉ nay. Lúc đầu đối tƣợng nghiên cứu của ngữ dụng học còn hạn chế. Ví dụ nhƣ Gazda (1979) đã từng định nghĩa ngữ dụng học sau khi đã giới hạn ngữ nghĩa học và ngữ nghĩa bị chi phối bởi các điều kiện đúng – sai: “Ngữ dụng học có đối tượng nghiên cứu là ngữ nghĩa của phát ngôn không thể lí giải được bằng quan hệ trực tiếp với những điều kiện đúng – sai của câu được nói ra. Nói một cách sơ giản thì Ngữ dụng học = Ngữ nghĩa trừ đi điều kiện đúng – sai.”( dẫn theo sách của S.Levinson [119,tr.12]). Về sau, đối tƣợng nghiên cứu của ngữ dụng học ngày càng đƣợc mở rộng, nó không những nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học mà còn của nhiều nhà khoa học ở các ngành kế cận nhƣ triết học, văn học, tâm lí 7 học, xã hội học...Các nhà nghiên cứu cũng đã định nghĩa ngữ dụng học một cách rộng rãi hơn, thí dụ theo Kasper: Ngữ dụng học là ngành học nghiên cứu ngôn ngữ từ phía người dùng đặc biệt nghiên cứu những sự lựa chọn mà họ thực hiện, những câu thức mà họ gặp phải khi sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội và nghiên cứu tác động của cách sử dụng ngôn ngữ lên đối ngôn của mình trong hoạt động giao tiếp. Nói cách khác, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh xã hội. Hoạt động giao tiếp bao gồm không chỉ hành vi ngôn ngữ - như thỉnh cầu, chào... mà còn bao gồm cả sự tham gia vào những kiểu hội thoại khác nhau và sự tiếp nhận tương tác trong những sự kiện lời nói phức hợp. Ngữ dụng học là sự nghiên cứu tu từ học liên cá nhân – cách thức người nói và người viết hoàn thành mục đích của mình trong tư cách là một con người trong xã hội, những con người không chỉ nhằm vào việc thực hiện mục đích của mình mà còn nhằm vào cả việc hình thành nên các quan hệ liên cá nhân đồng thời với việc thực hiện mục đích.[115, tr.35]. Nhƣ vậy, khi nói về ngữ dụng học, Kasper đã tập trung nói tới hoạt động giao tiếp, đặc biệt là hoạt động này trong hoàn cảnh xã hội. Cũng với nội dung gần tƣơng tự, G.Green cho rằng: Ngữ dụng học là sự nghiên cứu sự sử dụng ngôn ngữ. Sử dụng là một quá trình theo đó con người giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng các phương tiên ngôn ngữ nhằm đạt đến những mục đích khác nhau. Quá trình đó bị chi phối bởi những điều kiện xã hội, những điều kiện này sẽ quyết định việc con người dùng đến và kiểm soát những phương tiện nào. Do đó cũng có thể xem ngữ dụng học là ngôn ngữ học bị định hướng vào và bị ràng buộc bởi xã hội. [113, tập 6, tr.3268]. Tóm lại, ngữ dụng học là một ngành khoa học ngày càng đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Những cơ sở lý thuyết của nó cũng nhƣ những kết 8 quả nghiên cứu đã đƣợc công bố là tiền đề vững chắc cho những nghiên cƣú tiếp theo. Nó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển không những của ngành ngôn ngữ học mà cho nhiều ngành khoa học khác cũng nhƣ sự phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung. Luận văn này cũng sử dụng khá nhiều những kiến thức của ngữ dụng học nhƣ lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại, lịch sự trong giao tiếp... 1.2. Hành vi ngôn ngữ J.L. Austin, nhà triết học Anh ở trƣờng Đại học Tổng hợp Harvard (Mĩ) trình bày 12 chuyên đề. Những chuyên đề này, năm 1962, hai năm sau ngày ông mất, đƣợc tập hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề “How to do things with word” Có ngƣời dịch là: “Hành động nhƣ thế nào bằng lời nói”, cũng có ngƣời dịch là: “Nói tức là hành động”. Đồng thời cũng xuất hiện một số thuật ngữ khác nhau nhƣ: hành động lời nói, hành động ngôn từ, hành động ngôn ngữ...Theo Đỗ Hữu Châu, trong luận văn này chúng tôi dùng thuật ngữ: “hành động ngôn ngữ” [12, tr.446]. Một “hành động ngôn ngữ” đƣợc thực hiện khi một ngƣời nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn cho ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc) Sp2 trong ngữ cảnh. J.L.Austin cho rằng có hành động ngôn ngữ đƣợc tạo thành từ hành vi tạo lời, hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời . Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu,... để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học. Hành vi mƣợn lời là những hành vi “mƣợn” phƣơng tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mƣợn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính ngƣời nói. Ví dụ, nghe thông báo trên đài phát thanh: “Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấp 4 cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ” một số ngƣời sẽ rất lo lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là những ngƣời ở xa cơ quan công tác, một số 9 ngƣời khác trái lại sẽ thờ ơ, một số ngƣời khác nữa có thể lại vui mừng vì trời sẽ đỡ nóng bức,... Nghe phát ngôn sai khiến: “Đóng cửa lại!” Sp2 có thể đứng dậy đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho khép kín lại, anh ta cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu. Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều thuộc hành vi mƣợn lời. Chức năng hành động của giao tiếp đƣợc thực hiện nhờ các hiệu quả mƣợn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mƣợn lời là đích của một hành vi ở lời ( nhƣ đóng cửa là hiệu quả mƣợn lời của hành vi ở lời điều khiển), nhƣng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời ( nhƣ vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh). Những hiệu quả mƣợn lời rất phân tán, không thể tính toán hết đƣợc. Chúng không có tính quy ƣớc (trừ hành vi mƣợn lời của hành vi ở lời). Hành vi ở lời là những hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận. Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo... Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì ngƣời đƣợc hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, ngƣời nghe bị xem là không lịch sự. Khác với các hành vi mƣợn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích – intentionnel) quy ƣớc (conventionnel) và có thể chế (institutionnel) dù rằng quy ƣớc và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng đƣợc mọi ngƣời trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có thể nói, nắm đƣợc ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm đƣợc âm, từ ngữ, câu... của ngôn ngữ đó mà còn là nắm đƣợc những quy tắc điều khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn”, “yêu cầu”, “mời”,... sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh, với ngƣời đƣợc hỏi,... Ví dụ ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi Sp2 về tuổi tác, về tình trạng hôn nhân,... là đƣợc phép, là tỏ sự quan tâm của ngƣời hỏi với ngƣời đƣợc hỏi. Trái lại hỏi về các đề tài đó ở xã 10 hội phƣơng Tây lại bị xem là không lịch sự, là “dí mũi” vào đời tƣ của ngƣời ta.[12, tr.447] Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học O.Ducrot đã cụ thể hơn về vấn đề hành vi ở lời bằng việc đƣa ra điểm khác biệt của hành vi ở lời với hành vi tạo lời và hành vi mƣợn lời. “Theo ông, hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mƣợn lời ở chỗ chúng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại. Chúng đặt ngƣời nói và ngƣời nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.” [10, tr.90] 1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời Hành vi ở lời cũng nhƣ bất kỳ một hành vi nào khác muốn thực hiện đƣợc cần có sự thoả mãn những điều kiện nhất định. “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [10, tr.111]. Sau đây chúng tôi xin chỉ đề cập tới hai quan điểm về điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời của nhà triết học Austin và nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Searle. a. Điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời theo Austin Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may mắn” (felicity conditions) nếu chúng đƣợc bảo đảm thì hành vi mới “thành công”, đạt hiệu quả. Nếu không nó sẽ thất bại. Những điều kiện may mắn của Austin là nhƣ sau: Điều kiện thứ nhất: i- Phải có thủ tục có tính chất quy ƣớc và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ƣớc ii- Hoàn cảnh và con ngƣời phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục. Điều kiện thứ hai: - Thủ tục phải đƣợc thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ 11 Điều kiện thứ ba: - Thông thƣờng thì (i) những ngƣời thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng nhƣ đã đƣợc đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng nhƣ nó đã có. b. Điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời theo Searle Trên cơ sở phân tích một ví dụ về hành vi ở lời: hành vi “hứa” trong tiếng Anh (promise), Searle đã điều chỉnh lại, bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn. Mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện còn gọi là quy tắc (rules) để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó. Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ. Mỗi điều kiện lại đƣợc biểu hiện khác nhau tuỳ theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể. Theo Searle, có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời gồm: a) Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là điều kiện chỉ ra bản chất của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của ngƣời nói hay một hành động của ngƣời nghe. b) Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói, ngƣời nghe. c) Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lí tƣơng ứng của ngƣời phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; ra lệnh đòi hỏi lòng mong muốn. d) Điều kiện căn bản: là điều kiện đƣa ra kiểu trách nhiệm mà ngƣời nói hoặc ngƣời nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó đƣợc phát ra. Trách nhiệm có thể đƣợc rơi vào hành động sẽ đƣợc thực hiện hoặc đối với tính chân thực của nội dung. 1.4. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 12 I.4.1. Phát ngôn ngữ vi - “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.”[12, tr.448]. - “Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu đó đƣợc gọi là biểu thức ngữ vi” [12, tr.448]. Ví dụ: - Mình đề nghị cậu ở lại. Cấu trúc của một phát ngôn ngữ vi tối thiểu chỉ có một biểu thức ngữ vi. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, do sự chi phối của nhiều yếu tố mà phát ngôn ngữ vi còn có sự mở rộng. Phát ngôn ngữ vi có đặc điểm là: + Chủ ngữ là ngôi 1 + Bổ ngữ là ngôi 2 + Động từ ngữ vi ở thời hiện tại và thức thực hiện +Không có các từ chỉ thời gian nhƣ: hôm nay, mai…và không có các từ chỉ thời thể nhƣ: đã, đang, sẽ và các ngữ khí từ : đấy, à… 1.4.2. Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi “Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành vi ở lời” [12, tr.449]. Một biểu thức ngữ vi đƣợc đánh dấu bởi các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà có các biểu thức ngữ vi khác nhau. Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn này là các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (tiếng Anh là: illocutionary force indecating devices, viết tắt là: IFIDs).Có tác giả nhƣ Nguyễn Thiện Giáp gọi là “động từ ngôn hành”. Đóng vai trò IFIDs là: a- Kiểu kết cấu từ ngữ: Đây là những kiểu câu ứng với từng hành vi ở lời. Ví dụ: biểu thức ngữ vi của hành vi ở lời xin phép thƣờng có kết cấu: “xin phép...cho...” hoặc “xin ... cho phép...” b- Các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi: Đây là những từ ngữ dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu nhờ chúng mà ta biết đƣợc 13 hành vi nào đang đƣợc thực hiện. Biểu thức ngữ vi của hành vi hỏi thƣờng có các từ ngữ đặc thù nhƣ: “tại sao”, “thế nào”, “ở đâu”, “bao giờ”, “khi nào”... c- Ngữ điệu: Cùng tồn tại với các dấu hiệu chỉ dẫn khác, yếu tố ngữ điệu cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên các biểu thức ngữ vi khác nhau trong phát ngôn. Theo Đỗ Hữu Châu: “Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau. Ví dụ: - Mình xin cậu đừng làm thế. Nếu câu này với ngữ điệu đi xuống thì đó có thể là một hành vi van nài, nhƣng nếu sử dụng ngữ điệu đi lên thì nó lại thể hiện hành vi ra lệnh. d- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ – tham thể tạo nên nội dung mệnh đề đƣợc nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa nhƣ tự nguyện hay cƣỡng bức, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay không có lợi v.v.. của hành động đối với ngƣời tạo ra hành vi và với ngƣời nhận hành vi cũng có giá trị nhƣ những IFIDs. e- Động từ ngữ vi: là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là ngƣời nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị. [10, tr.97)] Ví dụ: - Tớ hứa sẽ tới mà. - Anh cam đoan đây hoàn toàn là sự thật. Trong hai ví dụ trên đây ngƣời nói (tớ, anh) đã đồng thời thực hiện luôn hai hành vi ở lời hứa và cam đoan khi nói. Không phải mọi động từ xuất hiện trong các phát ngôn đều đƣợc gọi là động từ ngữ vi. Để đƣợc gọi là những động từ có chức năng ngữ vi chúng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định. Theo Austin, những điều kiện cần thoả mãn ấy là: + Động từ phải đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất 14 + Thời hiện tại. + Thể chủ động + Thức thực thi Ví dụ: chúng ta so sánh: - Anh khuyên em hãy ở nhà. (a) - Cô giáo khuyên tớ nên đi thi. (b) Ở ví dụ (a), động từ “khuyên” đã thoả mãn bốn điều kiện trên, tức là nó đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại, thể chủ động và thức thực thi nên đƣợc gọi là động từ ngữ vi. Ở ví dụ (b) động từ “khuyên” không đƣợc gọi là động từ ngữ vi vì không thoả mãn bốn điều kiện nhƣ đã nêu trên. Chủ ngữ ngôi thứ ba, bổ ngữ ngôi thứ nhất. Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi mà Austin chia biểu thức ngữ vi thành hai loại: + Biểu thức ngữ vi nguyên cấp: Là những biểu thức ngữ vi không sử dụng những động từ ngữ vi. Ví dụ: - Cậu không nên đến muộn. + Biểu thức ngữ vi tường minh: Là những biểu thức ngữ vi có sử dụng động từ ngữ vi dùng theo hiệu lực ngữ vi. Ví dụ: - Tớ khuyên cậu không nên đến muộn. 1.5. Lƣợt lời và tham thoại 1.5.1. Lượt lời “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ đƣợc một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lƣợt lời” [10, tr.205]. Nhƣ vậy, lƣợt lời là phần lời mà mỗi một cá nhân tham gia giao tiếp đƣa ra, kết thúc lƣợt lời của ngƣời này thì ngƣời kia đƣa ra lƣợt lời của mình. Sự luân phiên lƣợt lời có giá trị thiết lập đƣờng kênh giao tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, duy trì cuộc thoại. 15 Theo Orecchioni, cần phải đảm bảo nguyên tắc luân phiên lƣợt lời để cuộc thoại đƣợc phát triển một cách bình thƣờng, lời ngƣời này kế tiếp lời ngƣời kia và không có sự dẫm đạp lên nhau. Trong giao tiếp, vấn đề đƣa ra lƣợt lời của ngƣời nói (Sp1) với ngƣời nghe (Sp2) và ngƣợc lại là vấn đề có giá trị tạo nên cuộc thoại. Hoạt động này đƣợc cụ thể hoá bằng việc Sp1 đƣa ra lƣợt lời của mình hƣớng về phía ngƣời nghe (Sp2) nhằm làm cho Sp2 nhận biết đƣợc rằng lƣợt lời đƣợc nói đó là dành cho Sp2 và về phía Sp2 sau khi tiếp nhận lƣợt lời của Sp1 sẽ phải đƣa ra lƣợt lời đáp lại để thể hiện quan điểm của mình với lời nói của Sp1, Sp1: Phim này xem cũng được đấy nhỉ? Sp2: Ừ, kể cũng hay phết! Khi Sp1 đƣa ra lƣợt lời “Phim này xem cũng được đấy nhỉ?” có giá trị một câu hỏi hƣớng về Sp2, Sp2 cũng đƣa ra lƣợt lời phản hồi “Ừ, kể cũng hay phết!” biểu lộ quan điểm của mình với câu hỏi của Sp1. Cần phân biệt lƣợt lời và tham thoại, tham thoại không đồng nhất với lƣợt lời, lƣợt lời có thể gồm nhiều tham thoại và có thể nhỏ hơn một tham thoại. Ví dụ: Sp1: Mai, đi luôn nhé. Sp2:Vâng ạ. Cô Hà có đi cùng không ạ? Ở lƣợt lời của Sp1 chỉ có một tham thoại, nhƣng ở lƣợt lời của Sp2 thì có tới hai tham thoại: một tham thoại trả lời câu hỏi của Sp1 và một tham thoại hỏi để lấy thông tin từ Sp1. Các thành phần tham gia trong lƣợt lời về cơ bản là các hành vi, các tham thoại. Một tham thoại có thể chồng khít lên một lƣợt lời. Ví dụ: Sp1: Cháu ăn cơm chưa?. Sp2: Cháu ăn rồi ạ. Cặp thoại trên đƣợc tạo thành từ hai tham thoại, mỗi tham thoại nằm gọn trong lƣợt lời chỉ gồm có một hành vi là hỏi và trả lời. Ở đây tham thoại trùng khớp với lƣợt lời và hành vi. 16 1.5.2. Tham thoại Tham thoại là yếu tố luôn xuất hiện trong giao tiếp. Đó là những phần đóng góp ý kiến của cả hai phía ngƣời nói và ngƣời nghe để tạo nên cuộc thoại. Trong cấu trúc cặp thoại, tham thoại là một đơn vị chức năng có tính chất bản lề, cơ sở để tạo nên cặp thoại và là đơn vị nằm giữa hành vi và tham thoại. Các cƣơng vị trung gian này của tham thoại làm cho hành vi không phải là đơn vị cấu trúc trực tiếp mà đó là đơn vị gián tiếp của cặp thoại. Khi tham thoại chỉ có một hành vi thì ranh giới của nó sẽ trùng với ranh giới hành vi, nhƣng về nguyên tắc vẫn là hai khái niệm khác nhau. Cấu trúc của một tham thoại có thể gồm một hay một số hành vi nhƣng trong đó chỉ có một hành vi chủ hƣớng làm nòng cốt, ngoài ra còn có thể có hoặc một số hành vi phụ thuộc tồn tại xung quanh (ở trƣớc hoặc ở sau) hành vi chủ hƣớng. Sơ đồ cấu trúc nhƣ sau: CH PT PT CH CH PT PT CH PT PT CH Ví dụ: SP1: Bình à, tớ đi học đây, cậu nhớ nhắn lại cho cô ấy giúp tớ nhé . MR PT CH SP2: Ừ, tớ sẽ nhắn cho . MR CH Trong sơ đồ trên, hành vi chủ hƣớng(CH) là hành vi chính yếu mang đích giao tiếp hay chủ đề của đàm thoại, còn hành vi phụ thuộc(PT) là những hành vi có giá trị tạo nền cho hành vi chủ hƣớng. Xét về mặt chức năng, hành vi chủ hƣớng có chức năng ở lời còn hành vi phụ thuộc có chức năng liên hành vi. Chức năng liên hành vi là chức năng 17 thiết lập mối quan hệ của hành vi phụ thuộc và hành vi chủ hƣớng. Nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi chủ hƣớng, hành vi phụ thuộc mới có thể phát huy đƣợc hiệu lực. Đứng về mặt lập luận, quan hệ của hai loại hành vi này là quan hệ lập luận – một kiểu của quan hệ liên hành vi. Hành vi chủ hƣớng có vai trò là kết luận, còn hành vi phụ thuộc có vai trò là luận cứ. Ngoài ra, hành vi chủ hƣớng và hành vi phụ thuộc còn có quan hệ biện minh, giải thích: hành vi PT là hành vi giải thích, biện minh cho hành vi CH. Xét về vai trò, vị trí, chức năng của tham thoại trong cuộc thoại, tham thoại đƣợc phân chia thành một số loại cơ bản sau: + Tham thoại tiền dẫn nhập: là những tham thoại đứng trƣớc tham thoại dẫn nhập trung tâm. Loại tham thoại này không chứa hành vi chủ hƣớng nhƣng có giá trị khơi gợi và làm tiền đề để dẫn tới việc xuất hiện tham thoại có hành vi chủ hƣớng. + Tham thoại dẫn nhập trung tâm: là tham thoại dẫn nhập chỉ có hành vi chủ hƣớng còn đƣợc gọi là tham thoại dẫn nhập trung tâm. Đây là tham thoại chỉ chứa hành vi ngôn ngữ chủ hƣớng và hành vi này có giá trị quyết định tới tính chất của sự kiện lời nói . +Tham thoại hồi đáp là lƣợt phản hồi của ngƣời nghe(Sp2) sau khi tiếp nhận lƣợt lời dẫn nhập từ phía Sp1 và lƣợt phản hồi này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở lời. + Tham thoại kết thúc là tham thoại có vai trò đóng lại cuộc thoại (có thể từ ngƣời nói hoặc ngƣời nghe). Trong thực tế hội thoại, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp, trạng thái tâm lý của ngƣời nói và ngƣời nghe mà cuộc thoại có sự xuất hiện của cả bốn loại tham thoại trên hoặc cũng có khi là sự vắng mặt của một số tham thoại. Tuy nhiên hai loại tham thoại tham thoại dẫn nhập trung tâm và tham thoại hồi đáp luôn có mặt trong hội thoại. 1.6. Cặp thoại(cặp trao đáp) 1.6.1. Cấu trúc nội tại của cặp thoại 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan