Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức khai thác và dùng tài liệu tại kho lưu trữ tổng cục hải quan phục vụ côn...

Tài liệu Tổ chức khai thác và dùng tài liệu tại kho lưu trữ tổng cục hải quan phục vụ công tác kiểm soát hải quan”, thay đổi năm 2014

.PDF
104
417
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THỊ NGUYỆT TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ học Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THỊ NGUYỆT TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học Mã số: 60 32 24 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Vũ Thị Phụng Hà Nội - 2014 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP: Cổ phần Cục CNTT: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan Cục ĐTCBL: Cục Điều tra chống buôn lậu Cục GSQL: Cục Giám sát quản lý Cục KTSTQ: Cục Kiểm tra sau thông quan Cục TXNK: Cục Thuế Xuất nhập khẩu CSDL: Cơ sở dữ liệu BC: Báo cáo GTGT: Giá trị gia tăng HQ: Hải quan KSHQ: Kiểm soát Hải quan NK : Nhập khẩu TCHQ: Tổng cục Hải quan TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Trung tâm PTPLHHXNK: Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu SHTT: Sở hữu trí tuệ XK: Xuất khẩu 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số liệu thống kê về công tác thu thập, nộp lưu tài liệu, hồ sơ vào lưu trữ cơ quan từ năm 2008 – 2012 Bảng 2.1. Thống kê số lượng độc giả có nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan từ năm 2008 – 2012 Bảng 3.1. Mục lục hồ sơ về công tác Kiểm soát Hải quan 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………. ……..1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài…………………………………….……….3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………..3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..……….4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………..4 6. Nguồn tư liệu tham khảo……………………………………………………5 7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………............6 8. Đóng góp của đề tài………………………………………………….............6 9. Bố cục của đề tài……………………………………………………….…….7 Chương 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN………………………9 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam từ năm 1945 đến nay…………………………………………………………....…9 1.1.1. Thuế quan cách mạng Việt Nam (Giai đoạn 1945 - 1954)…….......9 1.1.2. Hải quan Việt Nam trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (Giai đoạn 1954 – 1975)……………………….9 1.1.3. Hải quan Việt Nam giai đoạn sau khi thống nhất đất nước và trước đổi mới (Giai đoạn 1975 – 1986)……………………………..…………………9 1.1.4. Hải quan Việt Nam những năm đầu đổi mới, hội nhập (Giai đoạn 1987 - 2000)…………………………………...……………………………….10 1.1.5. Hải quan Việt Nam giai đoạn cải cách, phát triển và hiện đại hóa (từ năm 2001 đến nay)…………………………………..……………………...11 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan…………………………………………………...………………......12 5 1.2.1. Vị trí và chức năng………………………………………….…….12 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn…………………………………...………13 1.2.3. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………....14 1.3. Khái quát về khối tài liệu tại Kho lưu trữ của Tổng cục Hải quan và giá trị của chúng………………………………………………...…16 1.3.1. Thành phần, đặc điểm hồ sơ, tài liệu …………………………….16 1.3.2. Công tác thu thập, chỉnh lý và bảo quản tài liệu lưu trữ….…..….20 1.4. Ý nghĩa và giá trị của tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan................................................................................................................…23 1.4.1. Phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành……..……………...…23 1.4.2. Phục vụ công tác chuyên môn..…………….………….………….24 1.4.3. Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra………..............……..……..25 1.4.4. Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu lịch sử Hải quan…..…..…….26 Chương 2: TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN………………………………………………………….....28 2.1. Thực trạng công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan………………………………………………...…28 2.1.1. Số lượng độc giả có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan…………………………………...………….…......28 2.1.2. Các loại hồ sơ, tài liệu được khai thác và sử dụng tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan………………………………...………………….....…...29 2.1.3. Thủ tục khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ…...…………….…..31 2.1.4. Thẩm quyền cho phép thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan…………………………...…………………………..….….......32 2.1.5. Các hình thức tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan………………………...……………..............................….33 6 2.2. Hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ đối với công tác Kiểm soát Hải quan……………………….……………..……….....34 2.2.1. Khái niệm, yêu cầu của công tác Kiểm soát Hải quan………..….34 2.2.2. Vai trò của công tác Kiểm soát Hải quan…………..…………….37 2.2.3. Hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan……………………………...….….....................................40 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN…………………..…………………………………….…..55 3.1. Nhận xét, đánh giá về công tác khai thác và sử du ̣ng tài liêụ ta ̣i Kho lưu trữ Tổ ng cu ̣c Hải quan………………………………...…………....55 3.1.1. Những kết quả đạt được của công tác khai thác và sử dụng tài liệ u tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan ………………………………………..…..55 3.1.2. Hạn chế của công tác khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan………………………………….………………………….58 3.2. Các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan……………………………………………………………………………60 3.3. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan………………..……………..…………………..…62 KẾT LUẬN………………………………...………………...…………85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….87 PHỤ LỤC………………………………………………………………92 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế đối ngoại càng phát triển thì vai trò, trách nhiệm của lực lượng Hải quan càng to lớn, nặng nề hơn. Với vai trò “Người gác cửa nền kinh tế đất nước”, Hải quan Việt Nam hoạt động tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan đến công tác Hải quan. Theo đó, một mặt Hải quan phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển. Mặt khác, lực lượng Hải quan phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia. Những năm gần đây, tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, mang tính thời sự, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước tình trạng này, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa “hiểm họa” này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước". Để giải quyết “quốc nạn” này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống buôn lậu. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đang từng bước hoàn thiện thể chế, đưa ra các chủ 8 trương, chính sách tích cực để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, Kiểm soát Hải quan nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trên, trong đó có việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Bởi vì, các hồ sơ, tài liệu lưu trữ là những bằng chứng chân thực, chứa dựng toàn bộ những thông tin về hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu, xuất – nhập cảnh của các cá nhân, tổ chức. Mặt khác, thông qua việc khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ sẽ giúp cho các cán bộ thực hiện công tác Kiểm soát Hải quan vạch trần các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm này. Trong thời gian qua, với các chủ trương, chính sách phù hợp, công tác Kiểm soát Hải quan mặc dù đã thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác tham mưu, chỉ đạo chưa đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Các đơn vị Kiểm soát Hải quan các cấp chưa thực hiện hết quyền hạn, thẩm quyền pháp luật quy định (như việc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, hoạt động trinh sát…). Việc xử lý một số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại còn chưa nghiêm. Một số đơn vị Hải quan chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật (công tác giám sát Hải quan đối với phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu…). Việc trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết và bàn giao vụ việc giữa các đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu…Là một cán bộ hiện đang công tác tại Phòng Hành chính - Văn phòng Tổng cục Hải quan, tôi nhận thấy trong thời gian qua, việc khai thác, sử dụng các hồ sơ, tài liệu lưu trữ phục vụ cho hoạt động Kiểm soát Hải quan đã được tiến hành song hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên, với trách nhiệm của một cán bộ công chức trong ngành Hải quan luôn mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của Ngành nói chung và công tác lưu trữ nói riêng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ. 9 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn của chúng tôi hướng tới các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Phân tích các giá trị của khối tài liệu đang bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan đối với công tác Hải quan nói chung và với công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng; - Khảo sát công tác khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan nói chung và hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu để phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng; - Đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và để phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Thành phần, nội dung và giá trị của tài liệu đang được bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. - Hiệu quả của việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. b. Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không có điều kiện để tiến hành khảo sát toàn bộ khối tài liệu lưu trữ của ngành Hải quan mà nội dung đề tài chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. 10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau: - Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. - Các loại hồ sơ, tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan và các giá trị của chúng. - Công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan và hiệu quả khai thác, sử dụng các hồ sơ, tài liệu lưu trữ phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Tổng cục Hải quan nói chung và phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là mục tiêu cao nhất và cũng là mục đích cuối cùng của công tác lưu trữ. Do vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức và người nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng ta có thể thấy vấn đề liên quan đến tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã được các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà lưu trữ học nói riêng trên thế giới nghiên cứu, đúc kết trong các sách như “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Liên Xô” của các nhà lưu trữ học Xô Viết hay “Lưu trữ Pháp” của Cục Lưu trữ Cộng hòa Pháp… Riêng ở Việt Nam, vấn đề tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cũng được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Thâm…; Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: “Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác giả Vũ Thị Phụng hay “Tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia III với tiềm năng phục vụ các nhu cầu xã hội” của tác giả Hà Quảng… Ngoài ra, vấn đề này cũng đã dành 11 được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tiêu biểu như: “ Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ quan cấp Bộ” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Phương Hoa; “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số tòa soạn báo ở Hà Nội ” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Thị Tú Anh; “Sử dụng nguồn tư liệu lịch sử quan sự về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Viện Lịch sử quân sự Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Chu Văn Tùng; “Tổ chức và sử dụng tài liệu trong kho Lưu trữ Trung ương Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn 1930-1945” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bạch Yến… Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến lý luận và thực tế công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam nói chung và ở một số cơ quan cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát và tìm kiếm tư liệu, chúng tôi nhận thấy công tác lưu trữ nói chung và vấn đề tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng tại Tổng cục Hải quan chưa có một công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài nghiên cứu của tôi có kế thừa nhưng không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. 6. Nguồn tư liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo chính sau: - Các giáo trình mang tính lý luận chung về công tác lưu trữ. Tiêu biểu là cuốn Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền – Nguyễn Văn Thâm. - Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học viên cao học liên quan đến công tác tổ chức khai thác, sử dụng; - Báo cáo kết quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của Tổng cục Hải quan các năm (từ năm 1996 đến 2012); 12 - Báo Hải quan các số năm 2000, 2001; - Luật Hải quan năm 2001 số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Các website của Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính... 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích hệ thống và thống kê để có được các con số cụ thể về số lượng hồ sơ, tài liệu lưu trữ; số lượng người đến khai thác, sử dụng. - Phương pháp khảo sát thực tế, kết hợp phỏng vấn những cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan để có được các thông tin thực tế cần thiết, chính xác. - Phương pháp phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những ưu điểm để kế thừa, phát triển, đồng thời phát hiện các hạn chế từ đó có biện pháp khắc phục. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như mô tả, so sánh… 8. Đóng góp của đề tài Nếu đề tài được nghiên cứu thành công, đề tài có những đóng góp sau: - Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung các vấn đề về lý luận công tác lưu trữ nói chung và công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Đề tài được thực hiện tốt sẽ có nhiều ý nghĩa thực tế đối với công tác lưu trữ Tổng cục Hải quan, đó là: + Góp phần tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của khối tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan tới các cán bộ, công chức hiện đang công tác 13 trong cơ quan nói riêng cũng như các tổ chức, cá nhân có mối quan tâm tới khối tài liệu lưu trữ này nói chung; đồng thời, kết quả của luận văn cũng góp phần khẳng định vai trò của lực lượng Hải quan trong công tác Kiểm soát Hải quan. + Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với công việc hiện nay của tác giả, với trách nhiệm của một cán bộ công chức công tác tại Phòng Hành chính – Văn phòng Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện đề tài cũng như trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác văn thư – lưu trữ, tác giả sẽ phát hiện ra những hạn chế, vướng mắc và bất cập, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục kịp thời. + Những giải pháp và kiến nghị sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan nói chung và hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan nói riêng. 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương chính, bao gồm: Chương 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN Trong chương này, sau khi tác giả đi vào tìm hiểu một cách khái quát quá trình hình thành, phát triển của Hải quan Việt Nam từ năm 1945 đến nay cũng như về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích thành phần, nội dung và các giá trị của tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. Chương 2: TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN Nội dung của chương này sẽ đề cập đến công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan. Đặc biệt, trong chương này tác giả sẽ đi sâu phân tích, đánh giá ý nghĩa, hiệu quả của việc khai thác, sử dụng tài liệu phục công tác Kiểm soát của lực lượng Hải quan Việt Nam. 14 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN Trên cơ sở khái quát về công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho lưu trữ Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác Kiểm soát Hải quan, tác giả tiến hành đánh giá các kết quả đạt được cũng như chỉ ra những mặt tồn tại, từ đó đề xuất tổng thể các giải pháp chung. Đặc biệt, trong chương này, tác giả sẽ đi sâu phân tích một giải pháp cụ thể mà theo bản thân tác giả nhận thấy nó rất cần thiết và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Vũ Thị Phụng, các cán bộ tại Tổng cục Hải quan, sự ủng hộ của bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Thị Phụng, các cán bộ của Tổng cục Hải quan, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Đây là một đề tài mới và do đặc thù của ngành Hải quan nên nội dung của Luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do đó, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn học viên để hoàn thiện hơn nữa nội dung này. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Trịnh Thị Nguyệt 15 Chương 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TỔNG CỤC HẢI QUAN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam từ năm 1945 đến nay 1.1.1. Thuế quan cách mạng Việt Nam (Giai đoạn 1945 - 1954) Cách mạng tháng 8/1945 thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam nói chung và ngành Hải quan nói riêng. Ngày 10/9/1945, Sở Thuế quan và Thuế gián thu - tiền thân của ngành Hải quan được thành lập, đánh dấu sự khởi đầu của Hải quan cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ chính trị là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng, tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. 1.1.2. Hải quan Việt Nam trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (Giai đoạn 1954 – 1975) Sự kiện quan trọng nhất của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn này là ngày 27/02/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 03/CP ban hành Điều lệ Hải quan. Điều lệ Hải quan ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam. Về cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam ngày một hoàn thiện dần từ Trung ương đến địa phương, các đơn vị Hải quan được thành lập kịp thời đáp ứng yêu cầu cách mạng. Hoạt động Kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đáp ứng được yêu cầu đặt ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 1.1.3. Hải quan Việt Nam giai đoạn sau khi thống nhất đất nước và trước đổi mới (Giai đoạn 1975 – 1986) Đầu thập kỷ 80, đất nước lâm vào khủng hoảng, nhiều kế hoạch không hoàn thành (năm 1981, xuất khẩu đạt 88%), Chính phủ ban hành một số chủ trương khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền cho địa phương nhằm khắc phục những khó khăn trong đời sống nhân dân. Hoạt động Hải quan đứng trước 16 những thách thức lớn, đòi hỏi nhận thức về nhiệm vụ và chức năng của ngành phải có những chuyển biến. Trước tình hình này, được sự nhất trí của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, ngày 30/8/1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 20/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 139/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Tại Điều 1, Nghị định số 139/HĐBT xác định: “Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng: - Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Thi hành chính sách thuế xuất, nhập khẩu; - Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu; - Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước”. Như vậy, trong thời gian này, Hải quan Việt Nam có sự chuẩn bị sẵn sàng để đón thời cơ mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người lính gác cửa biên giới và tham gia chiến đấu để bảo vệ biên cương của Tổ quốc cũng như góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý xuất - nhập khẩu. 1.1.4. Hải quan Việt Nam những năm đầu đổi mới, hội nhập (Giai đoạn 1987 - 2000) Năm 1980, nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nông nghiệp vẫn giữ tính chất độc 17 canh, công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế và tốc độ tăng không ổn định. Quan hệ đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại bị hạn chế bởi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị tan rã và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc chưa được cải thiện, Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch với Việt Nam. Để khắc phục tình hình trên, bên cạnh các nhiệm vụ được quy định cụ thể trong Điều lệ Hải quan năm 1960, ngành Hải quan tập trung tạo cơ sở cho quá trình đổi mới, cải cách phát triển và từng bước hiện đại hóa. Ngày 01/5/1990, Pháp lệnh Hải quan được thông qua và có hiệu lực đã quy định rõ nhiệm vụ của Hải quan: “ Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, mượn đường Việt Nam. Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới”. Nhiệm vụ này chính là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành trong những năm 90 của thế kỷ XX. Như vậy, trong giai đoạn 1987 – 2000, Hải quan Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong công cuộc đổi mới. Hệ thống tổ chức không ngừng được củng cố và phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Công cuộc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thủ tục Hải quan, kiểm soát, chống buôn lậu, thu ngân sách … đặc biệt phương pháp quản lý Hải quan hiện đại bắt đầu được áp dụng trong nghiệp vụ Hải quan. Mặt khác, trong công tác xây dựng cơ sở pháp lý, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng các Luật liên quan đến thương mại. Đặc biệt, Pháp lệnh Hải quan ra đời đã nâng vị trí của ngành Hải quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam lên tầm cao mới. 1.1.5. Hải quan Việt Nam giai đoạn cải cách, phát triển và hiện đại hóa (từ năm 2001 đến nay) Pháp lệnh Hải quan có hiệu lực từ 01/5/1990 là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực Hải quan. Tuy nhiên, pháp lệnh Hải quan chưa phản ánh đầy đủ tinh thần của Hiến 18 pháp năm 1992, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan. Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ giao cho Hải quan Việt Nam chuẩn bị dự án Luật Hải quan. Ngày 03/01/2001, Tổng cục Hải quan đã trình Chính phủ Dự án Luật Hải quan. Ngày 29/6/2001, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X thông qua Luật Hải quan gồm 8 Chương, 82 Điều, quy định quản lý Nhà nước về Hải quan và có hiệu từ 01/01/2002. Luật Hải quan ra đời đánh dấu việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan với mục tiêu thể chế hóa đường lối, chính sách, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, nội luật hóa các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Mặt khác, Luật Hải quan cũng tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến trình cải cách, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, tham gia bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây thực sự là bước phát triển về chất, chứng tỏ năng lực thực thi pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập của Hải quan Việt Nam. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính được quy định cụ thể như sau: 1.2.1. Vị trí và chức năng Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý Nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 19 - Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan để Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hải quan; Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia; Các đề án, dự án quan trọng về Hải quan; Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước... - Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và các văn bản khác về Hải quan; Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Hải quan. - Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về Hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Hải quan. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mặt khác, Tổng cục Hải quan còn kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan