Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây ...

Tài liệu Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - bộ xây dựng

.PDF
143
333
87

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN MAI HƢƠNG Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - bộ xây dựng LUậN VĂN thạc sĩ khoa học Lƣu trữ Hà Nội - 2008 Đại học quốc gia hà nội TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN MAI HƢƠNG Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại trung tõm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - bộ xây dựng Chuyên ngành: Mó số: Lƣu trữ 60.32.24 LUẬN VĂN THẠC SĨ LƢU TRỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. nguyễn Liên Hƣơng Hà Nội - 2008 Bảng chữ viết tắt ATLĐ - An toàn lao động BHLĐ - Bảo hộ lao động VSLĐ - Vệ sinh lao động CBVC - Cán bộ viên chức CNTT - Công nghệ thông tin CSDL - Cơ sở dữ liệu ĐVBQ - Đơn vị bảo quản KTAT - Kỹ thuật an toàn TTKĐXD - Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Mục lục Trang phần mở đầu ............................................................................................. 03 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................ 03 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................... 05 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 05 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 06 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 07 6. Các nguồn tài liệu tham khảo...................................................... 08 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 09 8. Đóng góp của đề tài .................................................................... 10 9. Bố cục của đề tài ........................................................................ 10 phần nội dung ........................................................................................... 12 Chương 1: Thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng .................................. 12 1.1. Quá trình thành lập và hoạt động của TTKĐXD................................. 12 1.1.1. Vài nét về quá trình thành lập và hoạt động của Trung tâm ..... 12 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm ........... 14 1.2. Thành phần, nội dung tài liệu kỹ thuật tại TTKĐXD .......................... 19 1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật tại TTKĐXD ..................... 22 Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng .................................................... 32 2.1. Tình hình thu thập, bổ sung tài liệu ............................................. 32 2.2. Công tác lập hồ sơ tài liệu kỹ thuật ............................................. 35 2..3. Công tác phân loại tài liệu kỹ thuật ............................................ 37 2..4. Công tác xác định giá trị tài liệu kỹ thuật ................................... 40 2.5. Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật ................................. 42 Luận văn cao học 1 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 2.6. Sự cần thiết phải tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật Trung tâm .... 43 Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại TKĐXD ................................................................................. 47 3.1. Xây dựng và ban hành các qui định về tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật ........................................................................... 48 3.2. Xây dựng phương án và tổ chức phân loại tài liệu kỹ thuật ......... 54 3.3. Tiến hành xác định giá trị và định thời hạn bảo quản tài liệu ...... 64 3.4. Xây dựng công cụ tra cứu khoa học tài liệu kỹ thuật ................... 69 3.5. ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức khoa học tài liệu ..... 74 3.6. Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn về công tác lưu trữ cho CBVC Trung tâm................................................................... 75 3.7. Đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác lưu trữ tài liệu kỹ thuật ............................................................................ 84 Kết luận 87 danh mục TàI LIệU THAM KHảO ......................................................... 90 phần PHụ LụC ......................................................................................... 95 Luận văn cao học 2 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập, ngành xây dựng ngày càng phát triển không ngừng. Vấn đề đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình lao động là hết sức quan trọng. ở Việt Nam, công tác bảo hộ lao động, mà nội dung chủ yếu là an toàn lao động và vệ sinh lao động đã được quan tâm ngay từ khi thành lập nước. Trong Sắc lệnh số 29SL do Hồ Chủ tịch ký ban hành tháng 8 năm 1947 - Sắc lệnh đầu tiên về lao động- đã có nhiều điều qui định về an toàn và vệ sinh lao động. "Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn và vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động"[5;1] Trong năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến năm 2010 với tổng kinh phí của Chương trình là 242 tỷ đồng. Bộ Xây dựng được giao thực hiện Dự án 2 “Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng nỗ lực của các cấp quản lý, các địa phương trong nhiều năm qua đối với lĩnh vực này. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng (viết tắt là TTKĐXD) ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội nói chung, của ngành xây dựng nói riêng. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật an toàn trong ngành xây dựng trên phạm vi toàn quốc. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm sản sinh ra rất nhiều tài liệu, bao gồm cả tài liệu hành chính thông thường và tài liệu kỹ thuật. Tuy nhiên, khối Luận văn cao học 3 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tài liệu kỹ thuật chiếm số lượng lớn nhất trong các tài liệu hiện đang bảo quản tại Trung tâm. Thành phần, nội dung của khối tài liệu kỹ thuật rất đa dạng, phong phú, bao gồm các loại bản vẽ, bản tính toán, bản thuyết minh kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi công trình xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng từng hạng mục, toàn bộ công trình, dự toán kinh phí, tài liệu quyết toán, tài liệu tiêu chuẩn, tài liệu ảnh... Khối tài liệu kỹ thuật này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và chưa được đánh giá đúng giá trị. Tài liệu hiện chưa được sắp xếp, tổ chức khoa học, còn để lộn xộn tại các phòng, bộ phận làm việc. Do đó, việc chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu có thể coi là vấn đề thực tế đòi hỏi, cần phải nhìn nhận đúng, chính xác, đầy đủ giá trị của các loại tài liệu kỹ thuật hình thành tại Trung tâm, có như vậy mới góp phần giữ gìn được khối tài liệu thực sự có giá trị cho ngành xây dựng cũng như cho đất nước ta. Vấn đề tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nói chung đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, vấn đề tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật của một đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Xây dựng chưa có ai nghiên cứu để đưa ra đáp án vận dụng vào thực tế. TTKĐXD là một đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, giúp Bộ quản lý về mặt kỹ thuật an toàn trong phạm vi toàn quốc, do đó loại hình tài liệu do Trung tâm sản sinh ra cũng rất khác biệt so với các khối tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của ngành xây dựng Việt Nam. Đó cũng chính là lý do để chúng tôi chọn nội dung này để nghiên cứu. TTKĐXD có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động giữ gìn và bảo đảm công tác an toàn trên các công trường xây dựng trong phạm vi cả nước. Tài liệu kỹ thuật của Trung tâm không chỉ được sử dụng phục vụ gia công, chế tạo sản phẩm; thi công, sửa chữa, duy tu, bảo trì công trình mà nó còn được sử dụng để nghiên cứu về trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ta trong Luận văn cao học 4 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn từng thời kỳ nhất định. Vì vậy có thể nói rằng, khối tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của Trung tâm có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Khi đã giải quyết được vấn đề, đánh giá đúng vai trò và giá trị của khối tài liệu kỹ thuật này sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, giúp giữ gìn và bảo quản tốt hơn khối tài liệu có giá trị này. Ngoài ra, TTKĐXD còn là đơn vị nghiên cứu khoa học nên hàng năm, Trung tâm nhận được rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Từ ý tưởng của đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để xây dựng và phát triển thành một đề tài nghiên cứu cấp ngành hoặc cấp cơ sở, giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý kỹ thuật an toàn của ngành xây dựng Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Với luận văn này, chúng tôi hướng vào giải quyết những mục tiêu cơ bản sau: Một là, đánh giá tình hình tài liệu kỹ thuật hiện có tại TTKĐXD, trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu đặc điểm, ý nghĩa, thành phần nội dung tài liệu kỹ thuật của Trung tâm. Hai là, đưa ra thực trạng của công tác tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm, bao gồm việc thu thập, phân loại, xác định giá trị và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật. Ba là, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tổ chức khoa học khối tài liệu này để phục vụ cho công tác bảo quản và khai thác sử dụng có hiệu quả nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế tài liệu kỹ thuật và thực trạng công tác tổ chức khoa Luận văn cao học 5 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm. Đây là đối tượng chính phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, gồm một số loại tài liệu kỹ thuật sau: o Các loại bản vẽ o Bản tính toán o Bản thuyết minh kỹ thuật o Chứng nhận kiểm định o Tài liệu thiết kế o Tài liệu tiêu chuẩn.... Việc khảo sát đối tượng trên đây sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài thực hiện những mục tiêu cơ bản và đạt được các yêu cầu cần thiết. Có thể thấy, nghiên cứu về công tác tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại TTKĐXD là vấn đề có tính thực tiễn cao trong hoàn cảnh hiện nay khi Nhà nước ta chưa có quy định thống nhất về việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của công tác lưu trữ đối với loại hình tài liệu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tài liệu thuộc chuyên ngành xây dựng. Tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của TTKĐXD rất đa dạng, phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến tài liệu kỹ thuật hình thành trong quá trình hoạt động của Trung tâm từ khi thành lập (năm 1996) đến nay. Các tài liệu hành chính khác của Trung tâm cũng như các loại hình tài liệu khoa học kỹ thuật hình thành trong hoạt động của ngành xây dựng Việt Nam, của các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn cao học 6 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đưa ra những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm. - Nghiên cứu sự hình thành, thành phần, nội dung tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của Trung tâm. - Nghiên cứu ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật hiện có tại Trung tâm. - Nghiên cứu các nội dung chuyên môn nghiệp vụ của công tác tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm, bao gồm: thu thập tài liệu, phân loại, lập hồ sơ tài liệu, xác định giá trị tài liệu, xây dựng các công cụ tra cứu. - Đề xuất một số giải pháp để tổ chức khoa học khối tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của các đơn vị thuộc ngành xây dựng hiện nay rất nhiều, rất đa dạng, nhưng có rất ít người nghiên cứu, các đề tài, các công trình nghiên cứu đối với loại tài liệu kỹ thuật hình thành trong ngành xây dựng hiện nay không có nhiều. Tác giả Trần Lệ Hường trong Báo cáo khoa học "Những tồn tại trong công tác lưu trữ ở Bộ Xây dựng" (năm 2000) tập trung vào việc trình bày những tồn tại, những hạn chế trong công tác lưu trữ tại phòng Lưu trữ, Bộ Xây dựng và đưa ra một số kiến nghị. Còn việc đi sâu nghiên cứu vào việc tổ chức khoa học như thế nào đối với khối tài liệu chuyên môn đặc thù của ngành xây dựng thì chưa được đề cập đến. Trong quyển Khóa luận tốt nghiệp năm 2005, tác giả Chu Thị Minh Ngọc đã trình bày nội dung "Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của Bộ Xây dựng". Trong đó trình bày các loại văn bản hình thành trong hoạt Luận văn cao học 7 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn động của Bộ Xây dựng; tình hình soạn thảo, ban hành, lập hồ sơ và nộp lưu tài liệu vào lưu trữ, từ đó đưa ra một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế của công tác này. Vấn đề nghiên cứu phải tổ chức khoa học khối tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động chuyên môn của ngành cũng chưa được tác giả đề cập tới. Ngoài ra, còn một số đề tài, bài viết của các tác giả khác như: “Một số vấn đề về xác định giá trị tài liệu ở Tổng Công ty Xi măng Việt Nam” Khóa luận tốt nghiệp năm 2004 của tác giả Hoàng Thị Thúy, “Xây dựng phương án tổ chức lưu trữ tài liệu thiết kế tại Công ty Tư vấn xây dựng Sông Đà” - Khóa luận tốt nghiệp năm 2004 của tác giả Nguyễn Thị Thảo, “Tổ chức khoa học tài liệu các công trình xây dựng cơ bản tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” Khóa luận tốt nghiệp năm 2000 của tác giả Trịnh Thị Kim Oanh, “Tình hình quản lý tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của tác giả Trần Thị Hằng năm 2007... Các đề tài này thường chỉ tập trung giải quyết một vấn đề nghiệp vụ nhất định của công tác tổ chức khoa học tài liệu như: xác định giá trị tài liệu, xây dựng phương án phân loại... hoặc vấn đề tổ chức khoa học tài liệu xây dựng cơ bản ở các cơ quan không thuộc ngành xây dựng. 6. Các nguồn tài liệu tham khảo: Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo sau: - Các sách, tài liệu, giáo trình liên quan đến công tác lưu trữ như: "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" của NXB Đại học và GDCN, năm 1990; "Tập bài giảng lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ" của PGS. TS Nguyễn Minh Phương (chủ biên) năm 2005, "Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật" của Trường TH Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng 1 năm 1996... Luận văn cao học 8 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Các văn bản quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ như Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia, Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ về thi hành Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia... - Các văn bản của Nhà nước, của Bộ Xây dựng qui định, hướng dẫn các công việc cụ thể thuộc lĩnh vực xây dựng, về loại hình tài liệu kỹ thuật, tài liệu xây dựng cơ bản...; một số quy định của Chính phủ nước CHND Trung Hoa liên quan đến tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật, tài liệu công trình xây dựng cơ bản... - Các bài viết trích trên các báo, tạp chí như: Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, báo Xây dựng, tạp chí Xây dựng, trên mạng thông tin Internet... - Các luận văn, khoá luận tốt nghiệp cử nhân, đề tài nghiên cứu khoa học viết về công tác lưu trữ tài liệu tại Bộ Xây dựng và một số đơn vị thuộc ngành xây dựng. - Tài liệu kỹ thuật của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 7. Phương pháp nghiên cứu: Với một công trình nghiên cứu thì việc định ra những phương pháp phù hợp là vô cùng cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong đề tài của mình, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức khoa học, giúp cho người nghiên cứu có sự đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn một cách biện chứng, từ đó sẽ có cách nhìn về vấn đề một cách toàn diện, là cơ sở cho những đánh giá cũng như những kết quả mà đề tài đưa ra. Luận văn cao học 9 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Phương pháp khảo sát thực tế: Với đề tài của mình thì có thể thấy đây là phương pháp giúp chúng tôi có điều kiện để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến loại hình tài liệu kỹ thuật hình thành tại Trung tâm hiện nay. Đề tài có tính ứng dụng cao hay không thì trước hết phụ thuộc rất lớn từ những kết quả khảo sát này. - Phương pháp chức năng: Một trong những mục tiêu cơ bản mà đề tài cần đạt tới là đưa ra được nội dung của công tác tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm. Việc thực hiện này cần phải được tiến hành trên cơ sở có sự đối chiếu, phân tích chức năng, hoạt động cụ thể của Trung tâm. Từ đó mới có thể đảm bảo các nội dung của công tác tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật được thực hiện đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan. - Phương pháp hệ thống: Với việc tập trung nghiên cứu nhiều loại hình tài liệu kỹ thuật thì phương pháp hệ thống chính là cách thức giúp người nghiên cứu có thể nhận biết về từng đối tượng này một cách chính xác nhất. Trên đây là những phương pháp cơ bản mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp phụ như: Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. 8. Đóng góp của đề tài: Sau khi đề tài hoàn thành, về thực tế sẽ đóng góp nhiều cho công tác lưu trữ tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng, cụ thể là giúp cho việc tổ chức khối tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm được khoa học và hợp lý hơn. Từ đó nâng cao nhận thức cho lãnh đạo Trung tâm cũng như cho từng cán bộ, kỹ sư, kiểm định viên hiện đang công tác tại Trung tâm, giúp cho họ hiểu và nhận thức đúng về khối tài liệu này và công tác lưu trữ của Trung tâm nhằm phục vụ cho công tác bảo quản và khai thác sử dụng có hiệu quả. Luận văn cao học 10 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 9. Bố cục của đề tài: Toàn bộ luận văn được chia thành các phần chính sau:  Phần mở đầu  Phần nội dung: bao gồm 3 chương Chương 1: Thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng. Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại TKĐXD  Phần kết luận Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Được sự hướng dẫn sát sao của các giáo viên hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng, bộ phận, các CBVC của Trung tâm trong việc cung cấp tư liệu cũng như được tạo điều kiện khi khảo sát, điều tra thực tế các loại hình tài liệu kỹ thuật hình thành trong hoạt động của cơ quan. Khó khăn: Phạm vi đề tài tương đối rộng và mang tính chuyên môn đặc thù, lại là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với một cán bộ lưu trữ; nguồn tài liệu kỹ thuật chưa được thu về một đầu mối mà phân tán ở nhiều phòng, bộ phận; quỹ thời gian dành cho quá trình nghiên cứu không nhiều với những áp lực nhất định từ phía các công việc chuyên môn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, cá nhân có liên quan cộng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ đã Luận văn cao học 11 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đề ra. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các cơ quan, cá nhân và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS. Nguyễn Liên Hương đã giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008 Học viên Nguyễn Mai Hương Luận văn cao học 12 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng 1.1. Quá trình thành lập và hoạt động của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng 1.1.1. Vài nét về quá trình thành lập và hoạt động của Trung tâm Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng, tiền thân là Ban thanh tra kỹ thuật an toàn thuộc Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng), được thành lập từ năm 1958. Đến tháng 6/1990, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế bộ máy quản lý ở các cơ quan quản lý Nhà nước, bộ phận kiểm định kỹ thuật an toàn của Ban thanh tra kỹ thuật an toàn được tách ra thành lập Trung tâm kiểm định áp lực trực thuộc Bộ Xây dựng. Trung tâm có nhiệm vụ kiểm định các thiết bị nồi hơi và bình chịu áp lực ở các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp lại các đơn vị trong Bộ, Trung tâm kiểm định áp lực có một số thay đổi về tổ chức: - Năm 1992 Trung tâm kiểm định áp lực hợp nhất với Trung tâm kiểm định thành Công ty kiểm định xây dựng hoạt động theo quy chế doanh nghiệp (thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ). - Năm 1994 sáp nhập Viện Cơ giới hóa và công nghệ xây dựng với Công ty kiểm định xây dựng thành Công ty Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Luận văn cao học 13 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Như vậy trong giai đoạn này, Trung tâm kiểm định áp lực là đơn vị trực thuộc Công ty Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng, thực hiện công tác kiểm định nồi hơi và thiết bị áp lực theo hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện theo Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn của nhà nước: Thông tư liên Bộ số 66/TT-LB ngày 29/8/1995 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội - Tài chính, công văn số 1038/LĐTBXH ngày 8/4/1996 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì doanh nghiệp không được tiến hành việc kiểm định kỹ thuật an toàn, đơn vị thực hiện kiểm định nồi hơi và bình chịu áp lực phải là đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy ngày 10/5/1996, Bộ Xây dựng đã có công văn số 385/BXD-TCLĐ gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chuyển Trung tâm kiểm định áp lực về trực thuộc Bộ, thành lập Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng là một đơn vị sự nghiệp có thu. Căn cứ văn bản thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội số 2644/LĐTBXH ngày 8/8/1996 và văn bản số 159/TTCP-TC ngày 17/8/1996 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình Thủ tướng chính phủ về việc tách Trung tâm Kiểm định áp lực trực thuộc Bộ Xây dựng, ngày 1/11/1996, Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 5541/CCHC về việc truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Xây dựng tách Trung tâm kiểm định áp lực thuộc Công ty tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng đặt trực thuộc Bộ Xây dựng để kiểm định kỹ thuật đối với thiết bị có liên quan đến an toàn lao động trong ngành xây dựng. Ngày 12/11/1996, Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu chính thức được thành lập theo Quyết định số 981/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Việc thành lập Trung tâm nhằm giúp Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Luận văn cao học 14 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn kiểm định kỹ thuật an toàn, đồng thời giúp các đơn vị thuộc Bộ kiểm định các thiết bị làm cơ sở để đăng ký và xin cấp phép thực hiện theo chương IX (Chương về An toàn và vệ sinh lao động) của Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng 1.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng là một đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập theo Quyết định số 981/BXDTCLĐ ngày 12/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo Quyết định này, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu theo mẫu quy định, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ kiểm định của Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng có các nhiệm vụ chính sau: 1. Tổ chức thống kê, nắm tình hình các cơ sở, máy, thiết bị, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. 2. Soạn thảo các văn bản để Bộ hướng dẫn về công tác quản lý, sử dụng các máy, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn lao động, hiệu quả theo yêu cầu Bộ giao. Luận văn cao học 15 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 3. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục được quy định tại Thông tư 22/TT-LĐTBXH ngày 8/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm cơ sở để Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động đăng ký và cấp phép. 4. Thực hiện việc kiểm định theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và xã hội đối với các biện pháp an toàn trong đề án, thiết kế có sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 5. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về an toàn lao động và bảo hộ lao động. 6. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội chương trình kế hoạch hoạt động kiểm định an toàn và kết quả hoạt động kiểm định của Trung tâm. Sau một thời gian hoạt động, để đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị trong ngành xây dựng và thích ứng với nền kinh tế thị trường, Trung tâm đã 4 lần được Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ sung thêm nhiệm vụ, thể hiện bằng các Quyết định số 525/QĐ-BXD ngày 17/7/1998, Quyết định số 565/QĐ-BXD ngày 15/5/1999, Quyết định số 226/QĐ-BXD ngày 3/2/2000 và gần đây nhất, ngày 23/5/2002, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 648/QĐ-BXD phê duyệt “Đề án phát triển Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng đến năm 2010”. Theo nội dung của Đề án này, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay được quy định cụ thể như sau: 1. Tổ chức thống kê, nắm tình hình sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng; Soạn thảo các văn bản để Bộ hướng dẫn về công tác quản lý, sử dụng các máy, thiết Luận văn cao học 16 Nguyễn Mai Hương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn bị nhằm bảo đảm ATLĐ và hiệu quả; Định kỳ báo cáo Bộ về kế hoạch, kết quả hoạt động của Trung tâm và tình hình thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị trong toàn ngành. 2. Thực hiện kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo quy định của Nhà nước làm cơ sở để đăng ký và xin cấp phép sử dụng. 3. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về ATLĐ và BHLĐ; Thẩm định các biện pháp an toàn trong các đề án, dự án có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn (cấp chứng chỉ theo quy định) cho cán bộ, công nhân vận hành thiết bị hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. 4. Thực hiện các dịch vụ tư vấn kỹ thuật sau: 4.1. Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm, lắp đặt vật tư thiết bị. 4.2. Tư vấn thiết kế và thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán hệ thống công nghệ, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, kết cấu công trình; thiết kế và thẩm định thiết kế, chế tạo, sửa chữa các máy và thiết bị. 4.3. Tư vấn giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị, thi công xây lắp kết cấu công trình và hệ thống kỹ thuật hạ tầng. 4.4 Kiểm định kỹ thuật và đánh giá chất lượng máy, thiết bị xây dựng, thiết bị công nghệ, thiết bị vật tư ngành nước, hệ thống kỹ thuật hạ tầng; kiểm định kỹ thuật các mối hàn có yêu cầu cao về an toàn. Luận văn cao học 17 Nguyễn Mai Hương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan