Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế...

Tài liệu Trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế

.PDF
88
521
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- TRẦN THÚY HẰNG TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------------------------TRẦN THÚY HẰNG TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 603150 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Tạ Văn Roan HÀ NỘI – 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Tr 04 Chương 1: Tổng quan về Biển Đông và lập luận về cơ sở pháp lý Tr 09 của Trung Quốc trong tranh chấp, độc chiếm Biển Đông 1.1 Tổng quan về Biển Đông có liên quan đến tranh chấp, độc Tr 09 chiếm Biển Đông của Trung Quốc 1.1.1 Một số nét khái quát về địa lý - địa chiến lƣợc của Biển Đông Tr 09 1.1.2 Tên gọi “Biển Đông” Tr 10 1.1.3 Tình trạng tranh chấp ở Biển Đông Tr 12 1.1.4 Những nguyên tắc và quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Tr 19 giải quyết tranh chấp ở Biển Đông 1.2 Lập luận của Trung Quốc trong tranh chấp, độc chiếm Biển Tr 23 Đông Chương 2: Chủ trương, hoạt động của Trung Quốc với mưu đồ Tr 34 kiểm soát, độc chiếm Biển Đông 2.1 Chủ trƣơng “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc Tr 34 2.1.1 Yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông Tr 34 2.1.2 Chủ trƣơng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc Tr 43 ở Biển Đông 4 2.2 Hoạt động nhằm “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc Tr 48 2.2.1 Không ngừng chuẩn bị về thực lực quân sự, tăng cƣờng hoạt Tr 48 động khống chế, kiểm soát ở Biển Đông 2.2.2 Tăng cƣờng tiến hành các hoạt động củng cố sơ sở pháp lý Tr 53 2.2.3 Đẩy mạnh thực hiện chiến dịch tuyên truyền Tr 56 2.2.4 Tăng cƣờng hoạt động ngoại giao trong vấn đề Biển Đông Tr 57 2.2.5 Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí Tr 59 ở Biển Đông Chương 3: Dự báo tình hình và giải pháp bảo vệ chủ quyền biển Tr 63 đảo của Việt Nam ở Biển Đông 3.1 Dự báo tình hình Biển Đông Tr 63 3.2 Các kịch bản Trung Quốc có thể gây ra ở Biển Đông Tr 64 3.2.1 Sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông Tr 64 3.2.2 Với chiến thuật “gặm nhấm” dần dần, Trung Quốc tiếp tục Tr 65 thúc đẩy thực hiện chủ trƣơng “gác tranh chấp, cùng khai thác”, tiến tới “độc chiếm” Biển Đông 3.2.3 Trung Quốc và Mỹ có thỏa thuận ở Biển Đông Tr 67 3.3 Giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Tr 69 Đông 3.3.1 Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật 5 Tr 69 quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông 3.3.2 Cần tranh thủ chính trị, ngoại giao với các nƣớc Tr 71 3.3.3 Đẩy mạnh các hoạt động pháp lý Tr 73 3.3.4 Tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong Tr 75 toàn Đảng, toàn dân về bảo vệ chủ quyền, lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông 3.3.4 Xây dựng, phát triển đồng bộ, tạo thế trận Kinh tế - Quốc Tr 76 phòng – An ninh trên vùng biển của Việt Nam KẾT LUẬN Tr 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tr 84 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài luận văn 1.1 Lý do nghiên cứu đề tài Do yếu tố lịch sử, chính trị, địa lý tranh chấp Biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng, phức tạp của Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Biển Đông là vấn đề không chỉ Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và các nƣớc trong khu vực quan tâm nghiên cứu, xem xét mà các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nga, Nhật Bản... quan tâm, lo lắng vì Biển Đông không chỉ đơn thuần về lợi ích về kinh tế, còn mang ý nghĩa chiến lƣợc chi phối địa chính trị, an ninh và quốc phòng của cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.... Từ lâu trong lịch sử và đặc biệt là trong tình hình hiện nay, Biển Đông đang là vấn đề có nhiều nƣớc tranh chấp. Có thể nói rằng, tranh chấp Biển Đông đã là “một lò lửa” cho một loạt các cuộc tranh cãi pháp lý, từ vấn đề phạm vi các vùng biển, cho đến các yêu sách đảo và quyền tự do hang hải… Trong đó, Trung Quốc luôn thể hiện tham vọng bành trƣớng và “độc chiếm” toàn bộ Biển Đông, vì thế Trung Quốc thƣờng đƣa ra các luận điểm, tìm và tạo luận cứ để chứng minh cho cái gọi là “lập trƣờng, chủ quyền không thể tranh cãi” mà họ đƣa ra. Để nắm đƣợc bản chất của việc tranh chấp Biển Đông mà Trung Quốc là một trong những nƣớc đƣa ra nhiều “yêu sách” dựa trên “cơ sở pháp lý” của Trung Quốc… nhằm góp phần nghiên cứu hoạch định chính sách trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong đó có Việt Nam, rất cần thiết phải có sự nghiên cứu dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để đảm bảo tính khách quan. 7 Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Trung quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông dưới góc độ Luật pháp Quốc tế” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Châu Á học. 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về chủ trƣơng, chính sách của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông dƣới góc độ Luật pháp Quốc tế, luận văn rút ra chính sách và hoạt động của Trung Quốc trái với quy định luật pháp quốc tế, các hoạt động bất chấp luật pháp, dƣ luận để nhằm mục tiêu độc chiếm Biển Đông; những vấn mấu chốt, bản chất tranh chấp Biển Đông mà Trung Quốc đƣa ra nhằm làm cơ sở nhận diện chính sách và tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông. Trên cơ sở đó, luận văn dự báo và đƣa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên đây, nội dung của luận văn cần phải giải quyết đƣợc các nhiệm vụ cụ thể sau: + Phân tích làm rõ những vấn đề có liên quan đến Biển Đông và tranh chấp Biển Đông; chính sách, hoạt động của Trung Quốc trái quy định luật pháp và điều ƣớc quốc tế. + Nghiên cứu, làm rõ chủ trƣơng, chính sách của Trung Quốc về Biển Đông. + Dự báo, đề xuất giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn đƣợc nghiên cứu sẽ đƣa ra những đánh giá khách quan về chủ trƣơng, chính sách của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Trên cơ sở nghiên cứu luận văn rút ra những kết luận quan trọng về bản chất của việc tranh chấp Biển Đông do phía Trung Quốc tiến hành từ trƣớc đến nay. Bằng 8 việc nghiên cứu có hệ thống, khoa học biện chứng, dƣới góc độ luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu vấn đề phức tạp về tranh chấp Biển Đông, luận văn sẽ giúp cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề này có cách nhìn tổng thể khách quan, nhận diện chính sách và tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông. Ngoài ra, luận văn còn đƣa ra dự báo và giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cuộc tranh chấp Biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn trong khu vực. Tranh chấp Biển Đông đã trở thành một trong những tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp Biển Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn, bên cạnh đó, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn đƣợc đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đƣờng vận tải biển chiến lƣợc và về khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ. Do đó, vấn đề Biển Đông từ trƣớc đến nay đƣợc các nƣớc trên thế giới và khu vực đặc biệt quan tâm, trong đó có các giới nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đáng chú ý, theo thống kê của phía Trung Quốc, tính đến ngày 31/10/2012, ở Trung Quốc đã có tới 27.641 bài viết và 438 luận án tiến sỹ về Hải Nam (tức Biển Đông). Ở Việt Nam hiện nay công tác nghiên cứu biển và hải đảo nằm rải rác dƣới sự quản lý của 15 Bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…Có một số công trình, đề án lớn nhƣ “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Tổng cục Biển và Hải đảo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Chƣơng trình “Khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” là một trong những chƣơng trình trọng điểm 9 cấp Nhà nƣớc của Vụ Khoa học xã hội và Tự nhiên Bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả trong giai đoạn 2006-2010 có 201 bài báo khoa học đƣợc công bố trên tạp chí trong nƣớc và 32 bài báo ở tạp chí quốc tế, trong đó phần lớn đối tƣợng nghiên cứu là các điều kiện tự nhiên nhƣ đánh giá nguồn lợi hải sản, điều kiện kiến tạo địa chất Biển Đông, nghiên cứu ứng dụng phƣơng án xây dựng công trình trên các đảo, đá thuộc quần đảo Trƣờng Sa…Ở các trƣờng đại học, có một số đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến Biển Đông. Năm 2012 Học viện Ngoại giao có chƣơng trình học bổng hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu về Biển Đông trong toàn quốc, đồng thời phát hiện các tài năng trẻ, đam mê nghiên cứu về Biển Đông để tiếp tục đào tạo về nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và phát triển ở Biển Đông. Thời gian vừa qua có một số công trình là các đề tài khoa học, khoá luận, luận văn, luận án và nhiều bài viết về vấn đề Biển Đông ở những lĩnh vực khác nhau, từ địa lý, lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế…đặc biệt trên lĩnh vực luật pháp quốc tế, nổi lên có Luận án tiến sĩ của nhà sử học Nguyễn Nhã “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa”; bài viết “Công ƣớc luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và an ninh hàng hải ở Biển Đông” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh – Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông và Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam và một số bài viết “Độc chiếm Biển Đông là chiến lƣợc nhất quán của Trung Quốc”, “Phân tích các yêu sách về “đƣờng lƣỡi bò” theo luật quốc tế” của Thạc sĩ Hoàng Việt. Mặc dù vậy, trên thực tế công tác nghiên cứu về vấn đề Biển Đông còn gặp nhiều khó khăn lớn về nhân lực và phƣơng tiện nghiên cứu. Đến nay tại những viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam nhƣ Viện Sử học, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, hay các trƣờng đại học lớn ở Việt Nam chƣa có nhiều các công trình lớn nghiên cứu sâu về Biển Đông. 10 Với đề tài “Nghiên cứu Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông dƣới góc độ luật pháp quốc tế”, qua nghiên cứu cho thấy từ trƣớc đến nay chƣa có công trình hay tác giả nào nghiên cứu trùng lặp về tên và nội dung với đề tài luận văn thạc sỹ của học viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Dƣới góc độ luật pháp quốc tế bao gồm những nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ; Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tuyên bố DOC…tiến hành nghiên cứu chủ trƣơng, chính sách, cơ sở lập luận cho cái gọi là “chủ quyền không tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông và động thái của Trung Quốc ở Biển Đông từ trƣớc đến nay, qua đó rút ra những yêu sách, cơ sở lập luận chủ quyền trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, các hoạt động bất chấp luật pháp, dƣ luận của Trung Quốc để đạt đƣợc mục tiêu “độc chiếm” Biển Đông. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với đề tài nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu luật pháp quốc tế, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, nghiên cứu văn bản, tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh, toạ đàm và dự báo khoa học. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về Biển Đông và lập luận về cơ sở pháp lý của Trung Quốc trong tranh chấp, độc chiếm Biển Đông. Chƣơng 2: Chủ trƣơng, hoạt động của Trung Quốc với mƣu đồ kiểm soát, độc chiếm Biển Đông 11 Chƣơng 3: Dự báo tình hình và giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ LẬP LUẬN VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRUNG QUỐC TRONG TRANH CHẤP, ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG 1.1 Tổng quan về Biển Đông 1.1.1 Một số nét khái quát về địa lý - địa chiến lược của Biển Đông Biển Đông có những đặc điểm tạo nên vị trí chiến lƣợc của mình: - Biển Đông là một biển nửa kín đƣợc bao bọc bởi bán đảo Đông Dƣơng ở phía Đông, bán đảo Malacca ở phía Tây; đảo Đài Loan, Philippin và đảo Kalimantan ở phía Đông; là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới, đƣợc bao bọc bởi 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Brunei, Inđônêxia, Thái Lan, Camphuchia, Singapore và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Với diện tích khoảng 3,5 triệu km2, Biển Đông trải rộng từ vĩ độ 3o lên vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông, chiều rộng gấp 8 lần biển Đen và gấp 1,2 lần Địa Trung Hải, độ sâu trung bình khoảng 1.140m, khối lƣợng nƣớc khoảng 3,928 triệu km3. - Là biển duy nhất nối liền hai đại dƣơng là Ấn Độ Dƣơng với Thái Bình Dƣơng (phía Tây, Biển Đông thông với Ấn Độ Dƣơng qua eo biển Malacca; phía Đông có thể đi qua eo biển Modoro để đến biển Sulu), Biển Đông là khu vực có các đƣờng biển nhộn nhịp vào loại thứ nhì trên thế giới. Nằm trong số 10 tuyến đƣờng biển thông thƣơng lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông bao gồm các con đƣờng từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuyên, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Ôxtrâylia, Niu 12 Dilân; con đƣờng Bắc Thái Bình Dƣơng từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á; con đƣờng từ Đông Á đi qua kênh đào Panama để đến Bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribê; con đƣờng từ Đông Á đến Ôxtrâylia và Niu Dilân và cuối cùng là đƣờng từ Đông Á đi Trung Đông. Thông qua Biển Đông, khoảng 1/3 thƣơng mại hàng hải toàn cầu và ½ nguồn nhập khẩu năng lƣợng của khu vực Đông Bắc Á đƣợc lƣu thông và vận chuyển. Mỗi ngày, có khoảng từ 150 200 lƣợt tàu thuyền các loại đi qua đây, trong đó có tới 50% loại tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, trên 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.[14,tr.17] - Biển Đông không chỉ nằm trên trục đƣờng giao nhau giữa Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng mà còn có cả giữa châu Á – Châu Úc, ở ngã tƣ các trục và vành đai hợp tác kinh tế Đông Bắc Á, Trung Á, Nam Á và Đông Nam Á, đóng vai trò trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển thƣơng mại quốc tế. Chiến lƣợc một trục hai cánh của Trung Quốc có thể hiểu nhƣ việc lấy Biển Đông làm trục, hai cánh là Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, trong đó eo biển Đài Loan ở phía Đông Bắc và eo biển Malacca phía Tây Nam trấn giữ các lối ra vào ở phía Nam và phía Bắc, có giá trị về chính trị, chiến lƣợc quân sự hết sức quan trọng. Biển Đông là nơi liên kết thị trƣờng phía Nam của Trung Quốc với khối ASEAN có vai trò chiến lƣợc ngày càng quan trọng trong hợp tác kinh tế thế kỷ XXI, là đƣờng thông ra biển và là không gian thị trƣờng quan trọng của Trung Quốc ở phía Tây, nhất là khu vực phía Tây Nam. - Biển Đông chứa đựng nguồn tài nguyên rất lớn, các nguồn thủy sản và trên hết là nguồn dầu khí (hydrocarbon). Biển Đông có tiềm năng trở thành một nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng, có tính chất sống còn với việc phát triển kinh tế trong tƣơng lai của khu vực Đông Nam Á. 1.1.2 Tên gọi “Biển Đông” 13 - Ngƣời phƣơng Tây khi đặt chân đến khu vực Đông Á gọi vùng biển này là “South china Sea” (tức biển nằm ở phía Nam Trung Hoa) và tên này đã đƣợc dùng nhƣ một cái tên quốc tế để chỉ Biển Đông. South China Sea thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên trong đa số các ngôn ngữ Châu Âu khác cũng vậy, nhƣng các nƣớc xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thƣờng phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ vùng biển. Tuy nhiên, trên thực tế, tên gọi quốc tế này của Biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trƣớc, vì thời bấy giờ Trung Quốc là nƣớc rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và đã có giao thƣơng với phƣơng Tây qua con đƣờng tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, nhiều đại dƣơng vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dƣơng là đại dƣơng ở phía Nam Ấn Độ, giáp nhiều nƣớc Châu Á và Châu Phi, không phải là của riêng nƣớc Ấn Độ; hay Biển Nhật Bản đƣợc bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có East China Sea (tên quốc tế của vùng biển phía Đông Trung Quốc), ở phía Bắc so với Biển Đông Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đông Hải. - Trung Quốc gọi South China Sea là Nam Hải hoặc Nam Trung Quốc Hải và cái tên này cũng đƣợc dùng trong các bản đồ tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Theo từ điển Từ Hải, Trung Quốc, “Nam Hải là tên biển, ở về phía Nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía Tây hải hiệp Đài Loan, phía Đông Việt Nam thuộc Pháp. Về phía Nam biển đó có bán đảo Malaysia, Bà-LaChâu (tức đảo Bornéo) thuộc địa Anh, Phi Liệt Tân thuộc Mỹ, cho nên duyên hải (tức chủ quyền trên mặt biển) là chung cho cả các nƣớc Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật” [5, tr.218] . Philippines gọi là biển Luzon theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippine. 14 - Ở Việt Nam, hầu hết lãnh thổ Việt Nam có hƣớng chính ra biển là hƣớng Đông, do đó tên gọi Biển Đông hàm nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam và có chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km từ biên giới Trung Quốc cho tới Vịnh Thái Lan; Biển Đông (phía Đông Việt Nam) đã đƣợc lƣu hành rộng rãi trong dân gian, nhƣ: “Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn”; “Dã tràng xe cát Biển Đông”. Nói nhƣ Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo “Tát nƣớc Biển Đông cũng không rửa sạch tanh hôi” và trong cuốn “Dƣ địa chí” của Nguyễn Trãi soạn năm 1435, vua Lê Thái Tông đã chép: “Hải, Đông Hải dã” có nghĩa là “Biển, tức biển Đông vậy”. Ngoài ra, trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỷ 15 – 16, Biển Đông còn có tên là Biển Chăm Pa. 1.1.3 Tình trạng tranh chấp ở Biển Đông Biển Đông có 4 nhóm đảo, gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, bãi Trung Sa và quần đảo Trƣờng Sa. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đƣa ra yêu sách đối với tất cả các đảo, đá chìm và đảo nhỏ ở Biển Đông, trong khi đó Philippines, Malaysia, Brunei đƣa ra yêu sách với một số đảo và đảo đá thuộc quần đảo Trƣờng Sa. Hiện khu vực Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu: Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa; và tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nƣớc có bờ biển đối diện hoặc liền kề. Hai loại tranh chấp này đƣợc hình thành vào các thời điểm khác nhau, có nội dung, mức độ khác nhau và diễn ra trên những phạm vi địa lý có liên quan đến các bên tranh chấp cũng rất khác nhau. * Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, là Nhà nƣớc đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực hiện chủ 15 quyền của mình; việc chiếm hữu và thực hiện chủ quyền này là thật sự, liên tục tục và hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. - Tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc xảy ra khi Trung Hoa Dân Quốc coi chuyến “thị sát Tây Sa” (Hoàng Sa) của Lý Chuẩn - một Đô đốc hải quân dƣới Triều Thanh theo lệnh của Tổng đốc Lƣỡng Quảng Trƣơng Nhân Tuấn vào thế kỷ XX (1909) đem ba phái thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui ngay nhƣ một mốc thời gian để xác lập “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Bởi lẽ, trên quần đảo này đang nằm dƣới sự kiểm soát, quản lý của quân đội Pháp đóng trong những căn cứ đồn trú khá vững chắc, cùng với những cơ sở phục vụ cho công tác quản lý của chính quyền Pháp, với tƣ cách đại diện cho Nhà nƣớc Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật, Chính quyền Trung Hoa Dân quốc đƣa lực lƣợng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa và sau đó phải rút lui vào thời điểm Quốc dân Đảng bị đuổi khỏi Đại lục chạy ra Đài Loan. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dƣơng, theo Hiệp định Giơnevơ và Chính quyền Việt Nam chƣa tiếp quản Hoàng Sa, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đƣa quân ra tái chiếm nhóm phía Đông Hoàng Sa. Đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của Chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp; quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam; và với thoả thuận ngầm của Mỹ để cho Trung Quốc tự do hành động, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đƣa quân ra chiếm đóng Tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Mọi hành động nói trên của phía Trung Quốc đều bị phía Việt Nam chống trả hoặc chính thức lên tiếng phản đối với tƣ cách là Nhà nƣớc có chủ quyền đối với 16 quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, Trung Quốc đã ráo riết củng cố, xây dựng quần đảo Hoàng Sa trở thành căn cứ quan trọng, làm bàn đạp tiến xuống phía Nam. - Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trƣờng Sa xảy ra giữa 5 nƣớc 6 bên (Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei và Đài Loan), trong đó: + Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 30 của thế kỷ XX bắt đầu bằng sự kiện Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam. Năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc, lấy danh nghĩa làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đã đƣa tàu Thái Bình ra chiếm đóng đảo Ba Bình. Năm 1956, Đài Loan lại đƣa quân ra tái chiếm Ba Bình. Năm 1988, CHND Trung Hoa đƣa quân ra tái chiếm 6 vị trí là những bãi cạn ở phía Tây Trƣờng Sa, ra sức củng cố nâng cấp các vị trí này thành các điểm đóng quân, và năm 1995, lại chiếm đóng thêm 1 vị trí nữa, đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Trƣờng Sa. Nhƣ vậy, tổng số đảo, đá mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chiếm đóng lên đến 8 vị trí. + Tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines bắt đầu bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố quần đảo Trƣờng Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines. Từ năm 1971-1973, Philippines đƣa quân chiếm đóng 5 đảo; từ năm 1977-1978 chiếm thêm 2 đảo nữa. Năm 1979, Philippines công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1979 coi toàn bộ quần đảo Trƣờng Sa, trừ đảo Hoàng Sa, là lãnh thổ của Philippines và đặt tên là Kalayaan. Năm 1980, Philippines mở rộng chiếm đóng thêm một đảo nữa ở phía Nam, đó là đảo Công Đo. + Tranh chấp giữa Việt Nam và Malaysia mở đầu bằng sự kiện Sứ quán Malaysia tại Sài Gòn ngày 3/2/1971 gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Chính 17 quyền Sài Gòn hỏi rằng quần đảo Trƣờng Sa hiện “thuộc” Nƣớc cộng hoà Morac Songhrati Meads có thuộc Cộng hòa Việt Nam hay Cộng hòa Việt Nam có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20/4/1971, Chính quyền Sài Gòn trả lời rằng quần đảo Trƣờng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia cho xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia một khu vực phía Nam Trƣờng Sa, bao gồm cả đảo An Bang và Thuyền Chài nơi Việt Nam đang đóng giữ. Từ năm 1983-1984, Malaysia cho quân đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trƣờng Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Năm 1988, họ đóng quân cờ 2 bãi ngầm Én Đất và Thám Hiểm, đƣa số vị trí mà Malaysia chiếm đóng lên đến 5 điểm. Quan điểm pháp lý cũng nhƣ các chứng cứ của các bên tranh chấp đƣa ra để bảo vệ cho lập trƣờng của mình cũng rất khác nhau, trong đó, Trung Quốc căn cứ vào quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên, Việt Nam căn cứ vào quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự, Philippines và Malaysia căn cứ vào quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ. * Tranh chấp ranh giới biển, thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề: - Đây là loại tranh chấp đƣợc hình thành trong xu hƣớng thay đổi có tính chất cách mạng về địa - chính trị, địa - kinh tế trên phạm vi thế giới với việc khoảng 36% diện tích biển và đại dƣơng thế giới đã đƣợc đặt dƣới chủ quyền, quyền chủ quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật biển đã đƣợc thông qua năm 1982. Việc đàm phán xác định ranh giới biển và thềm lục địa giữa các nƣớc liên quan Biển Đông đã, đang và sẽ tiến hành giải quyết cho các khu vực sau đây: 18 + Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ có liên quan giữa Việt Nam - Trung Quốc, nơi mà biển đối diện nhau và cách nhau dƣới 400 hải lý. + Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia. + Ranh giới các vùng biển, thềm lục địa có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Camphuchia. + Ranh giới biển của phạm vi biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa giữa các bên tranh chấp có liên quan. Cho đến thời điểm hiện nay, các bên liên quan đã giải quyết: Ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký ngày 25/12/2000; Ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia tại vùng thềm lục địa phía Nam Biển Đông, ký ngày 23/6/2003; Ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan, ký ngày 9/8/1997; Thỏa thuận về giải pháp tạm thời cùng khai thác vùng chống lấn đƣợc ký kết giữa Việt Nam và Malaysia ngày 5/6/1992; Hiệp định về “Vùng nƣớc lịch sử” giữa Việt Nam và Camphuchia, ký ngày 7/7/1982. - Việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nƣớc có liên quan còn lại là rất lớn, khó khăn và phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu: Các nƣớc ven Biển Đông đã đƣa ra yêu sách về các vùng biển và thềm lục địa trong Biển Đông rất khác nhau, hoặc do hoàn toàn không tuân thủ các quy định có liên quan của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật biển, hoặc do giải thích và vận dụng các tiêu chuẩn của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển một cách chủ quan, không chính xác, thậm chí hoàn toàn sai lệch sao cho có lợi nhất khi tiến hành đàm phán với các bên hữu quan để phân định ranh giới biển và thềm lục địa giữa Biển Đông. Ngoài ra, hai quần 19 đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa vừa đang ở trong tình trạng tranh chấp phức tạp về chủ quyền lãnh thổ, vừa tồn tại những quan niệm khác nhau về hiệu lực đối với việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng. * Yêu sách, lợi ích của các quốc gia, vùng lãnh thổ ở Biển Đông: - Với Trung Quốc: Trung Quốc đƣa ra yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” chiếm 2/3 Biển Đông. Về mặt địa chính trị, Biển Đông là địa bàn chiến lƣợc quan trọng để Trung Quốc thực hiện chính sách “Nam tiến”. Với khoảng 90% lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển tới 600 hải cảng lớn trên thế giới và ngƣợc lại, trong 27 tuyến vận tải đƣờng biển chủ yếu từ Trung Quốc đi thế giới thì 17 tuyến đi qua Biển Đông đến 125 nƣớc và khu vực; Biển Đông là đƣờng thông thƣơng trên biển có tầm quan trọng lớn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn năng lƣợng trong lục địa Trung Quốc (than đá, dầu mỏ) đang cạn dần, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên, năng lƣợng của Trung Quốc ngày càng bức thiết, Trung Quốc đang phải hƣớng tới nguồn dầu mỏ phong phú ở Biển Đông, nhất là vùng biển Trƣờng Sa mà Trung Quốc coi là nơi có trữ lƣợng dầu mỏ nằm trong đƣờng biên giới truyền thống của Trung Quốc khoảng 23,5 tỉ tấn. Bởi vậy, báo chí Trung Quốc thƣờng xuyên mô tả Biển Đông là “ánh sáng hy vọng”, là “lối thoát” của Trung Quốc.[13] - Với các nƣớc ASEAN: Mối quan tâm của các nƣớc ASEAN đến Biển Đông không chỉ xuất phát từ vấn đề chủ quyền lãnh thổ (trong 6 bên đòi chủ quyền, có 4 nƣớc là thành viên của tổ chức ASEAN) mà còn xuất phát từ tầm quan trọng của Biển Đông đối với các nƣớc này về mặt kinh tế và chiến lƣợc, đặc biệt có ý nghĩa phòng thủ đối với các quốc gia ven biển. Các nƣớc ASEAN lo ngại rằng, những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông có thể đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực, và từ đó tác động tiêu cực 20 đến môi trƣờng phát triển của các nƣớc thành viên, ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức này về hợp tác kinh tế, chính trị và nâng cao hơn nữa vị trí của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Có thể nói, các nƣớc ASEAN coi yêu cầu đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực là phƣơng châm chỉ đạo trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực. - Mỹ: Biển Đông nằm trên con đƣờng giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng, giữa Châu Âu và Châu Á, giữa Trung Đông và Đông Á, có tầm quan trọng lớn về giao thông hàng hải đối với Mỹ; mặt khác, yếu tố rất quan trọng trong lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở Biển Đông là bảo đảm cho các hạm đội của Mỹ và hải quân của các nƣớc đồng minh của Mỹ đƣợc tự do đi lại, triển khai sức mạnh để bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh của Mỹ và đồng minh trong khu vực; đồng thời triển khai các bƣớc đi của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc và chống khủng bố quốc tế ở Châu Á. Mặc dù Mỹ không chính thức đƣa ra quan điểm và không can dự trực tiếp vào những tranh chấp biển đảo trên Biển Đông song Chính phủ Mỹ khuyến khích các “nhà nƣớc hiếu chiến” giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và bảo vệ nguyên tắc tự do lƣu thông trên biển. Trong diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7/2010, Ngoại trƣởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố tự do lƣu thông hàng hải là “lợi ích quốc gia” của Mỹ và những yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông phải dựa trên cơ sở pháp lý theo luật biển. - Nhật Bản: Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu từ nƣớc ngoài (khoảng 80%), trong đó trên 90% là dầu lửa, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á. 75% nguyên liệu nhập khẩu của Nhật Bản phải vận chuyển qua Biển Đông tới hai cảng lớn nhất là Yokohama và Kobe. Nhật Bản là nƣớc có độ lệ thuộc vào buôn bán qua biển lớn nhất thế giới: 92% so với 64% của Mỹ, 43% của Đức, 73% của Anh [20]. Tuy là cƣờng quốc về kinh tế, nhƣng vai trò chính trị của Nhật Bản còn hạn chế. Khu vực Biển Đông có 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan