Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện...

Tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10-2012 đến tháng 7-2013)

.PDF
98
940
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- --- NGUYỄN THỊ HIỀN DỊU TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI TỪ THÁNG 10/2012 ĐẾN THÁNG 7/2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- --- NGUYỄN THỊ HIỀN DỊU TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI TỪ THÁNG 10/2012 ĐẾN THÁNG 7/2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Quỳnh Nam Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này đưa ra thực trạng truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10/2012 đến tháng 7/2013. Tôi xin đặc biệt cảm ơn bà Bùi Thị Thu, cán bộ Chữ thập đỏ xã Quất Động, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ông Nguyễn Đức Dân – Phó chủ tịch UBND xã Quất Động, chị Lê Hải Yến – Cán bộ thương binh xã hội xã Quất Động. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn 25 người khuyết tật đã chia sẻ thông tin với tác giả nghiên cứu. Không có sự giúp đỡ của họ, tôi không thể thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn PGS.TS Mai Quỳnh Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện nghiên cứu này. MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................4 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................6 3. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................12 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...................................................................13 5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................13 6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................14 7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................14 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................14 NỘI DUNG ..............................................................................................................16 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................16 1.1 Các lý thuyết ..................................................................................................16 1.1.1 Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng .................................................16 1.1.2 Lý thuyết thuyết phục ....................................................................................17 1.1.3 Lý thuyết sinh thái học..................................................................................19 1.2 Các khái niệm ....................................................................................................21 1.2.1 Truyền thông ...................................................................................................21 1.2.1.1 Khái niệm truyền thông ...............................................................................21 1.2.1.2 Các yếu tố của truyền thông ........................................................................22 1.2.1.3 Phân loại truyền thông ................................................................................25 1.2.2 Người khuyết tật ..............................................................................................28 1.2.3 Truyền thông với người khuyết tật .................................................................31 1.2.4 Công tác xã hội ................................................................................................32 1.3 Một số văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến truyền thông với ngƣời khuyết tật .................................................................................................................33 1 1.3.1 Các văn bản quốc tế ........................................................................................33 1.3.2 Một số văn bản trong nước .............................................................................35 1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI ...............................40 2.1 Nhu cầu truyền thông của ngƣời khuyết tật ...................................................40 2.1.1 Nhu cầu của người khuyết tật ........................................................................40 2.1.2 Nhu cầu của người khuyết tật vận động về truyền thông với người khuyết tật ..41 2.2 Các yếu tố trong truyền thông với ngƣời khuyết tật .....................................43 2.2.1.1 Người nhận...................................................................................................43 2.2.1.2 Nguồn truyền ................................................................................................46 2.2.1.3 Kênh truyền thông ........................................................................................48 2.2.1.4 Thông điệp ....................................................................................................49 2.2.1.5 Nhiễu.............................................................................................................52 2.2.1.6 Sự phản hồi ..................................................................................................54 2.3 Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................56 2.3.1 Nguyên nhân chủ quan...................................................................................56 2.3.2 Nguyên nhân khách quan...............................................................................59 2.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong truyền thông với ngƣời khuyết tật .......60 2.4.1 Hòa nhập xã hội của ngƣời khuyết tật ............................................60 2.4.2 Ngƣời truyền thông ........................................................................................62 2.4.3 Phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng .....................................................65 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG HUYỆN THƢỜNG TÍN ..67 3.1 Kết hợp truyền thông về ngƣời khuyết tật và truyền thông với ngƣời khuyết tật .................................................................................................67 3.2 Một số mô hình ..................................................................................................69 3.2.1 Thành lập hội người khuyết tật xã .................................................................69 3.2.2 Nhân viên xã hội làm việc với người khuyết tật ............................................71 2 3.2.3 Thành lập nhóm bạn người khuyết tật ..........................................................74 KẾT LUẬN – KIẾN NGHI .................................................................................... 79 ̣ KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 KIẾN NGHI ............................................................................................................. 81 ̣ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82 Phụ lục 1 ...................................................................................................................85 Phụ lục 2 ...................................................................................................................86 Phụ lục 3 ...................................................................................................................90 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Nhu cầ u về truyề n thông với người khuyế t tật Bảng 2.3 Tầ n suấ t tham gia các hoạt động nhóm của người khuyế t tật Bảng 2.2 Tình trạng hôn nhân Bảng 2.4 Trình độ học vấn Bảng 2.5 Tần suất iếp xúc với hàng xóm Bảng 2.6 Những biể u hiê ̣n của cha me ̣ có con khuyế t tật 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người khuyết tật từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học. Trong y học, sức khỏe cộng đồng, thông tin điện tử, thiết kế kỹ thuật người khuyết tật được quan tâm dưới góc độ làm giảm bớt ảnh hưởng của dạng tật làm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ bớt khó khăn hơn. Trong các ngành xã hội học, công tác xã hội, người khuyết tật được hướng đến như những đối tượng yếu thế trong xã hội cần được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng. Truyền thông là một trong những phương pháp của công tác xã hội hướng tới hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nếu truyền thông về người khuyết tật làm thay đổi cách nhìn nhận của những người bình thường về người khuyết tật thì truyền thông với người khuyết tật là một trong những yếu tố không thể thiếu làm thay đổi cách nhìn của người khuyết tật về chính bản thân họ cũng như làm thay đổi cách nhìn người khuyết tật của những người bình thường. Truyền thông với người khuyết tật cung cấp cho người khuyết tật các thông tin liên quan đến dạng tật họ gặp phải, kỹ năng sống cần thiết đối với các dạng tật cụ thể, những hiểu biết về các văn bản luật, chính sách trợ giúp người khuyết tật, giúp họ hiểu những giá trị bản thân của chính mình để có thể sống độc lập. Con đường ngắn nhất để đưa thông tin đến cho người khuyết tật chính là truyền thông với người khuyết tật. Nhưng những thông tin hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng được đưa đến cho người khuyết tật còn hạn chế và chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng tại một địa phương cụ thể nơi có các chương trình, dự án thực hiện. Trên thực tế, truyền thông về người khuyết tật được thực hiện nhiều hơn so với truyền thông với người khuyết tật thông qua các chương trình, dự án liên quan đến hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật hay các bài báo, bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, việc thực hiện song song truyền thông về người khuyết tật và truyền thông với người khuyết tật sẽ làm tăng hiệu quả cho 5 quá trình xóa bỏ định kiến, tăng cường năng lực cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với tiêu đề: “Truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10/2012 đến tháng 7/2013 )” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu truyền thông trên thế giới hiện nay được những nhà nghiên cứu về báo chí và quan hệ công chúng đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra những nghiên cứu liên quan đến truyền thông như: David Croteau, William Hoynes (2003), Media/Society: industries, images, and audiences (Truyền thông/ Xã hội: công nghệ, hình ảnh và công chúng), Pine Forge Press: Cuốn sách đánh giá vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông, quá trình phát triển công nghệ truyền thông, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị và công chúng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, tác động của toàn cầu hóa đến phương tiện truyền thông. Gail Dines and Jean M. Humez (2003) Gender, race, and class in media: a text – reader (Giới tính, chủng tộc và giai cấp trong truyền thông: cách tiếp cận tin tức theo logic xã hội), Sage Publications, Inc: Các tác giả của cuốn sách phân tích mối quan hệ giữa văn hóa, giới tính, chủng tộc, các khía cạnh xã hội, điều kiện xã hội và phương tiện truyền thông; các tầng lớp xã hội được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vấn đề giới tính, chủng tộc và giai cấp được thể hiện đan xen với các vấn đề kinh tế, văn hóa trên các bài báo như vấn đề thể chế bao gồm: kinh tế chính trị của các sản phẩm truyền thông, phân tích văn bản và mức độ sử dụng phương tiện truyền thông. Elana Yonah Rosen, Arli Paulin Quesada, Sue Lockwood Summers (1998), Changing the World through media education (Thay đổi thế giới thông qua giáo dục truyền thông), Fulcrum Publishing. Cuốn sách là những bài học chi tiết, phân tích vai trò của thông tin truyền thông trong việc đánh giá những vấn đề xã hội như bạo lực, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sức khỏe và con người. 6 Stanley J. Baran (2006), Introduction to mass communication: media literacy and culture (Giới thiệu về truyền thông đại chúng: giáo dục truyền thông và văn hóa truyền thông), McGraw-Hill. Tác giả đề cập tới những kiến thức cơ bản về truyền thông đại chúng, sự hiểu biết về văn hóa truyền thông, các ngành công nghiệp truyền thông đại chúng và khán giả gồm: các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet… Tác giả cũng đề cập tới Văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin: lý thuyết và những ảnh hưởng của truyền thông, tôn giáo và đạo đức; truyền thông toàn cầu. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về truyền thông. Mỗi hướng nghiên cứu về truyền thông của các ngành khác nhau có nghiên cứu khác nhau về truyền thông. Xét riêng trong ngành báo chí, xã hội học một số nghiên cứu có thể kể đến đó là: Cuốn Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản do Nguyễn Văn Dững chủ biên được NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2006. Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng; cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng... của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông. Những bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam đăng trên tạp chí Xã hội học đã đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Trên tạp chí Xã hội học số 1 – 1996 trong bài “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Báo chí là đại diện quan trọng nhất của truyền thông đại chúng. Theo đó, mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội có tính chất biện chứng. 7 Bài viết“Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng” trên tạp chí xã hội học số 2 - 2000, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa giao tiếp cá nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống truyền thông đại chúng. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ này, tác giả đã chỉ ra những tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động báo chí. Thứ nhất, là sự tác động từ hệ thống pháp luật và quyết định quản lý của các cơ quan quản lý báo chí. Thứ hai là sự tác động từ công chúng báo chí. Thực tế cho thấy rằng, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn đến sự thay đổi ứng xử xã hội của công chúng là tương đối rõ nét. Bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” trên tạp chí Xã hội học số 4 – 2001, tác giả đã tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm của tác giả trong hàng loạt các bài viết như “Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học số 4 – 2002), “Truyền thông và phát triển nông thôn” (Tạp chí Xã hội học số 3 – 2003)… là các công trình nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa công chúng và cơ quan/nhà truyền thông; cụ thể là nghiên cứu cách thức tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông, hiệu quả truyền thông và kiến nghị của công chúng đối với phương tiện truyền thông đó. Ngoài những bài viết về truyền thông và truyền thông đại chúng, tác giả còn đề cập đến truyền thông với dư luận xã hội trên các bài viết của tạp chí xã hội học: “Dư luận xã hội về số con” số 3 – 1994, “Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu” số 1 – 1995, “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” số 1 – 1996, … Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại [7,tr.4]. Các phương tiện truyền thông đại chúng hướng đến việc hình thành dư luận xã hội, đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện dư luận xã hội. “Tác động của truyền thông đại chúng với dư luận xã hội rất toàn diện, hệ thống này không chỉ tỏ rõ vai 8 trò trong các đợt vận động chính trị… mà còn đi sâu vào những hiện thượng thường ngày, nhất là các hiện tượng cấp bách, có tính đột xuất” [9, tr.7]. Tài liệu Truyền thông có nhạy cảm giới của TS.Trịnh Bích Liên do tổ chức OXFAM tài trợ và CSAGA phát hành tháng 6 năm 2011, đặt ra câu hỏi người làm truyền thông có thể làm gì trước vấn đề Bạo lực gia đình từ đó trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông về nhạy cảm giới có liên quan đến bạo lực gia đình có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng trong việc giúp đỡ cộng đồng nhận thức đúng đắn về Bạo lực gia đình và khuyến khích công chúng tích cực chống lại những vấn nạn này. Về mặt nghiên cứu liên quan tới người khuyết tật, một số sách, tài liệu tham khảo, luận văn đề cập tới như: Cuốn “Hướng dẫn truyền thông về người khuyết tật” của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) được xuất bản lần đầu năm 2010. Cuốn sách nằm trong mục tiêu hoạt động của ILO là “Việc làm cho người khuyết tật”. Đối tượng hướng đến của cuốn sách giới hạn được giới hạn: những người làm công tác biên tập, phóng viên, phát thanh viên, đạo diễn, những người làm chương trình và người dẫn chương trình, những nhà biên tập của các trang web và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Cuốn sách đề cập tới các khía cạnh: Các tài liệu liên quan đến người khuyết tật, Người khuyết tật tại các nước thực hiện dự án của Chương trình hợp tác phát triển ILO – Ailen, định kiến và thực tế cách nhìn nhận người khuyết tật, các cơ quan truyền thông có thể làm gì giúp hòa nhập người khuyết tật, ý tưởng cho những bài viết về hòa nhập người khuyết tật, thuật ngữ về hòa nhập người khuyết tật, một vài điều cần chú ý khi viết bài về lĩnh vực người khuyết tật, công ước và tiêu chuẩn quốc tế về hòa nhập người khuyết tật, thông tin tham khảo các trang web liên quan tới người khuyết tật. Cuốn sách “Vấn đề người khuyết tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay” của tác giả Vũ Thị Thu Ngà được nhà xuất bản Trường Đại học Quốc Gia xuất bản năm 2008, hệ thống hóa những căn cứ khoa học và luật pháp về người khuyết tật, chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí trong việc góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của xã hội đối với người khuyết tật. Trên cơ sở khảo sát các báo Thanh 9 Niên, Hà Nội Mới, Nhân đạo và Đời sống, tạp chí Người bảo trợ từ tháng 1/2007 đến 7/2008, nghiên cứu cho thấy rõ thực trạng tuyên truyền về người khuyết tật trên báo hiện nay. Nghiên cứu những tác động của báo chí trong việc phản ánh về lĩnh vực người khuyết tật đối với công chúng để đưa ra một số định hướng, giải pháp xây dựng chuyên mục cố định, phân công nhóm phóng viên chuyên trách theo dõi, tạo dựng đội ngũ cộng tác viên, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tổ chức của người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng phản ánh của báo chí về lĩnh vực này. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội” diễn ra ngày 27/09/2007 do Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội) phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc Tế (Đại học Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) tổ chức tại Trung tâm thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn bao gồm nhiểu tham luận liên quan đến người khuyết tật. 20 tham luận của các nhà khoa học, nhà hoạt động từ thiện, xã hội trong và ngoài nước được trình bày tại hội thảo đều hướng vào vấn đề tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, ổn định đời sống và có đóng góp cho xã hội, lý giải cho cách dùng khái niệm “người khuyết tật” thay thế cho khái niệm “người tàn tật”. Cuốn tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng” của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát hành năm 2008 đã cung cấp cho tình nguyện viên Chữ thập đỏ tầm quan trọng của phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng, giới thiệu bộ phiếu điều tra phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng. Cuốn sách gồm 4 phần. Phần 1: Thông tin chung về tình hình khuyết tật tại Việt Nam, thiệt thòi của người khuyết tật, khái niệm và phân loại khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật, phòng khuyết tật, mục đích, ý nghĩa và vai trò phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng. Hội Chữ thập đỏ tham gia các hoạt động phát hiện sớm khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Phần II: Giới thiệu cách viết phiếu điều tra phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng. Phần III hướng dẫn các bước tiến hành quy trình điều tra phát hiện sớm khuyết tật 10 tại cộng đồng. Phần IV, cuốn sách giới thiệu một số dạng khuyết tật thường gặp trong cộng đồng. Tài liệu “Hướng dẫn Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật” được Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu với các bộ, ban ngành liên quan đến người khuyết tật tháng 3 năm 2013. Tài liệu được biên soạn trong khuôn khổ Dự án Giảm Kỳ thị với Người Khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ. Cuốn tài liệu cung cấp các thông tin cơ bản về người khuyết tật cũng như sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật; định hướng các nội dung chính trong công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, đưa ra các nguyên tắc chủ chốt đồng thời giới thiệu một số phương pháp và kỹ năng tiến hành hoạt động Thông tin – Giáo dục – Truyền thông nhằm giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động giáo dục truyền thông khác cho cán bộ và nhân dân. Phần phụ lục của tài liệu cung cấp một số những thông tin cơ bản về người khuyết tật ở Việt Nam, các thông tin hỗ trợ cho việc xây dựng nội dung hoạt động chống kỳ thị và phân biệt đối xử, tóm tắt các văn bản pháp lý về người khuyết tật và một số thông tin hữu ích khác. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam xuất bản “Bộ công cụ trợ giúp cộng đồng khuyến khích trẻ khuyết tật hòa nhập” – Dự án “Tạo tác động thuận lợi thông qua phương tiện truyền thông” năm 2008 dưới sự tài trợ của tổ chức HANDICAP INTERNATIONAL tại Việt Nam. Cuốn sách đưa ra tình hình người khuyết tật tại Việt Nam, cung cấp thông tin về các văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến trẻ khuyết tật, các văn bản quốc tế liên quan đến trẻ khuyết tật, một số gợi ý giúp trẻ khuyết tật và gia đình. Cuốn “Người khuyết tật ở Việt Nam, kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai” do Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS nghiên cứu và công bố kết quả, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2008 và tái bản lần 1 có bổ sung sửa chữa vào năm 2009. Cuốn sách nêu lên những 11 khái niệm cơ bản về người khuyết tật, những đặc điểm kinh tế - xã hội của người khuyết tật như vấn đề nhân khẩu học, trình độ học vấn, việc làm, tình trạng khuyết tật; những khó khăn của người khuyết tật trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, trong tiếp cận dịch vụ y tế, việc làm, hôn nhân, trong tham gia hoạt động xã hội và tiếp cận thông tin; sự kỳ thị và sự phân biệt đối xử; sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như của cộng đồng đối với người khuyết tật. Như vậy, trong mảng đề tài nghiên cứu về truyền thông có liên quan đến người khuyết tật, nghiên cứu truyền thông về người khuyết tật hiện đang được quan tâm hơn. Các đề tài nghiên cứu được đưa ra đề cập tới thông tin chung về người khuyết tật, các giải pháp hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vai trò của những người làm lĩnh vực truyền thông với vấn đề truyền thông về người khuyết tật… Nhưng những đề tài được đưa ra vẫn chưa đề cập cụ thể tới truyền thông với người khuyết tật. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận của công tác xã hội khi ứng dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể là Truyền thông với người khuyết tật. Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của công tác xã hội và của truyền thông như hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, mô hình để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó, nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò của kỹ năng truyền thông với người khuyết tật trong công tác xã hội. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hệ thống sinh thái để tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của cá nhân người khuyết tật trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin; lý thuyết thuyết phục, lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông với người khuyết tật từ đó làm rõ và bổ sung thêm khung lý thuyết của đề tài về công tác xã hội trong truyền thông với người khuyết tật. Đồng thời cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp trong Công tác xã hội được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành. 12 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đưa ra thực trạng và nguyên nhân của truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội; cung cấp một số mô hình, cách thức hoạt động giúp cho nhân viên xã hội hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực truyền thông với người khuyết tật. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp Hội Chữ thập đỏ xã Quất Động cũng như cán bộ xã phụ trách mảng truyền thông, các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình hoạt động có hiệu quả trong truyền thông với người khuyết tật. Với bản thân tôi , thông qua nghiên cứu tôi nhâ ̣n thức đươ ̣c tầ m quan tro ̣ng của viê ̣c truyề n thông với người khuyế t tâ ̣t cầ n đi từ nhâ ̣n thức cảm tính , xây dựng thông điê ̣p gầ n gũi với ngôn ngữ nói thường ngày có tác động nhanh hơn và lâu hơn đối với người khuyết tật . Mă ̣t khác , thông qua nghiên cứu khả nă Mặt khác, tác giả cũng hy vọng đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích được trong việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành công tác xã hội cũng như phục vụ phần nào cho công tác giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành công tác xã hội trong các trường Đại học – Cao đẳng hiện nay trong cả nước. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Truyền thông với người khuyết tật Khách thể nghiên cứu: Người khuyết tật vận động; Cán bộ văn hóa xã phụ trách mả ng truyề n thông , cán bộ chữ thập đỏ xã Quất Động phu ̣ trách mảng hoa ̣t đô ̣ng liên quan đế n người khuyế t tâ ̣t , cán bộ chữ thập đỏ thôn Quất Động là người trực tiế p làm công tác truyền thông với người khuyết tật. 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội 13 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề truyền thông với người khuyết tật thông qua nghiên cứu truyền thông với người khuyết tật vận động tại xã Quất Động huyện Thường Tín, Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu Người khuyết tật tại xã Quất Động có nhận được sự hỗ trợ về thông tin thông qua các hình thức truyền thông với người khuyết tật chưa? Truyền thông với người khuyết tật có vai trò như thế nào trong việc hòa nhập người khuyết tật? Nhân viên công tác xã hội có vai trò như thế nào trong truyền thông với người khuyết tật? 7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về truyền thông với người khuyết tật để biết thực trạng truyền thông với người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu từ đó thấy được vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt Lý luận: Nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận liên quan tới truyền thông; Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với người khuyết tật. Về mặt Thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra thực trạng truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ đó đề xuất một số mô hình truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phỏng vấn nhóm Tính đến thời điểm tháng 10/2012, xã Quất Động có 128 người khuyết tật trong độ tuổi lao động, trong đó 32 người khuyết tật vận động, 25 người khiếm thị, 23 người khiếm thính, 22 người khuyết tật thần kinh, 26 người đa khuyết tật. Trong quá trình thực hiện mời người khuyết tật tới tham dự phỏng vấn, chỉ có 25/32 người khuyết tật đến dự. Chính vì vậy, tôi đã thực hiện 5 cuộc phỏng vấn nhóm với 25 đối 14 tượng là người khuyết tật vận động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là nhóm đố i tươ ̣ng chỉ g ặp khó khăn trong cử động, mă ̣t nhâ ̣n thức lý trí và tin ̀ h cảm qua các cơ quan cảm nhận không bị ảnh hưởng bởi dạng tật . Thông qua phỏng vấ n nhóm người khuyế t tâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng tôi tìm hiểu quá trình truyền thông với người khuyết tật được thực hiện như thế nào, các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông với người khuyết tật, ảnh hưởng của truyền thông với người khuyết tật. Phỏng vấn sâu Thực hiện phỏng vấn sâu với: 01 đại diện UBND xã – phụ trách mảng thông tin truyền thông, 01 đại diện Hội chữ thập đỏ xã, 01 đại diện Hội phụ nữ xã, 01 đại diện Đoàn Thanh niên xã nhằm tìm hiểu cách thức truyền thông với người khuyết tật đang được tiến hành tại địa phương và nhận thức của họ về truyền thông với người khuyết tật. Nghiên cứu tài liệu Dựa trên những tài liệu thu thập được tiến hành hồi cứu các tài liệu nhằm phân tích, hệ thống hóa, các căn cứ liên quan đến nội dung của đề tài. Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu thu thập được thông tin liên quan đến người khuyết tật, truyền thông với người khuyết tật thông qua phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu. Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu thu thập thông tin qua các tài liệu liên quan đến truyền thông và người khuyết tật. 15 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Các lý thuyết 1.1.1 Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng Như chúng ta đã biế t , nhâ ̣n thức của con người gồ m nhâ ̣n thức cảm tính và nhâ ̣n thức lý tiń h. Cuố n “Truyề n thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đã nêu: Trong mỗi dân tộc, mỗi nhóm công chúng – đối tượng cũng có những sắc thái nhận thức khác nhau, hoặc nghiêng về lý trí, hoặc nặng về tình cảm. [2, tr.8] Do đó, nhiệm vụ của nhà truyền thông là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhận của nhóm đối tượng cụ thể để có thể thiết kế thông điệp phù hợp. Nhưng cho dù tiếp nhận thông điệp thông qua tình cảm, cuối cùng cũng phải tác động được tới quá trình nhận thức khi đó cơ sở nhận thức của hành vi mới mang tính bền vững. Mỗi giai đoa ̣n nhâ ̣n thức đề u có những ưu điể m và ha ̣n chế nhấ t đinh ̣ đô ̣ng vào nhâ ̣n thức lý trí thì thông điê ̣p đươ ̣c nhâ ̣n thức sâu hơn . Tác , bề n vững hơn nhưng khó tiế p nhâ ̣n hơn . Tác động vào nhận thức tình cảm thì thông điệp được nhâ ̣n thức dễ hơn nhưng thông điê ̣p hời hơ ̣t và dễ quên . Trên thực tế, nhâ ̣n thức cảm tính và nhận thức lý tính luôn song hành với nhau . Do đó, kế t hơ ̣p cả 2 hình thức tác đô ̣ng này sẽ cho kế t quả cao hơn khi tiế n hành xã hô ̣i hóa thông điê ̣p . Quá trình xã hội hóa thông điệp được thực hiệ n qua năm giai đoa ̣n là: Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp; Nhóm đối tượng hiểu biết thông điệp; Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp; Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp; Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp. Từ năm giai đoa ̣n của quá trình xã hô ̣i hóa thông điê ̣p , chúng ta có thể thấy : nế u thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần chú ý tới tính logic của lập luận, lời lẽ, ngôn từ, các phạm trù, khái niệm phải chuẩn xác; các số liệu chứng mình phải có sức thuyết phục cao; bố cục thông điệp phải rành mạch, khoáng đạt; các ý được trình bày ngắn gọn dễ hi ểu thì t hiết kế thông điệp nhằm vào tình cảm, cần chú đến tình huống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyền thông; chú ý sự kế thừa, 16 nhằm gợi mở khả năng tiếp nhận, tăng tính thuyết phục; lời lẽ ngôn từ, cách thức diễn đạt gần gũi, thân thuộc với nhóm đối tượng. Như vâ ̣y, truyề n thông với các nhóm đối tượng đặc thù trong xã hội, đă ̣c biê ̣t là truyền thông với người khuyết tật thì người làm công t ác truyền thông cần linh hoạt mềm dẻo để tác động tới quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính của đố i tươ ̣ng; khi thiế t kế thông điê ̣p bám sát năm giai đoa ̣n của quá trình xã hô ̣i hóa thông điê ̣p. 1.1.2 Lý thuyết thuyết phục Theo quan điểm của William McGuire: Để có khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông (bao gồm nhiều loại hình truyền thông khác nhau) cần phải trải qua nhiều bước khác nhau [2, tr.17]. Các bước này là: Bước 1: Tiếp cận thông điệp Lúc này, nhà truyền thông bằng các phương tiện và các kênh truyền thông, tạo một môi trường truyền thông trong đó công chúng/ đối tượng có khả năng tiếp cận với thông điệp đã thiết kế. Nói cách khác, đây là bước giới thiệu để tăng khả năng tiếp cận thông điệp trong các hoạt động truyền thông. Bước 2: Chú ý tới thông điệp Khả năng thuyết phục trong truyền thông chỉ có được khi nhà truyền thông có khả năng thu hút công chúng/ đối tượng để họ chú ý đến thông điệp. Thông điệp kém hấp dẫn họ sẽ bỏ qua. Bước 3: Có mối quan tâm hoặc mối liên hệ của cá nhân với thông điệp Nếu công chúng/đối tượng tìm thấy mối quan tâm hoặc liên quan đến nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen… của họ, họ sẽ tiếp tục bị “dẫn dắt” để chịu tác động của truyền thông. Bước 4: Hiểu thông điệp Đây là giai đoạn trong đó đối tượng/ công chúng nhận thức để hiểu thông điệp. Bước 5: Cá nhân hóa điều chỉnh hành vi phù hợp với đời sống 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan