Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện thanh trì, thành phố hà n...

Tài liệu ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện thanh trì, thành phố hà nội

.PDF
108
883
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ PHÙNG THỊ THU DUYÊN ƢU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ PHÙNG THỊ THU DUYÊN ƢU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Bình Hà Nội - 2015 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….. .4 LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..5 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT……………………………………………….6 DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….7 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 8 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 11 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 16 4. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................. 17 5. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 17 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 18 7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 18 8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 18 9. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20 NỘI DUNG..................................................................................................... 21 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................... 21 1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 21 1.1.1. Chính sách là gì? .................................................................................. 21 1.1.2. Chính sách xã hội .................................................................................. 21 1.1.3. Ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội .......................................................... 22 1.1.4. Người có công ....................................................................................... 23 1.1.5. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh ... 24 1.1.6. Nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi xã hội: .................................... 30 1.1.7. Nhu cầu và đặc điểm tâm lý của Thương binh, bệnh binh ................... 33 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 34 1.2.1 Thuyết nhu cầu ....................................................................................... 34 1 1.2.3. Thuyết hệ thống ..................................................................................... 37 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách Ƣu đãi Ngƣời có công ............................................................ 39 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 42 1.4.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 42 1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 44 1.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện ........ 47 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ƢU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 50 2.1. Những căn cứ pháp lý để thực hiện ƣu đãi xã hội với thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. .................... 50 2.2. Thực trạng công tác quản lý, thực hiện ƣu đãi xã hội đối với thƣơng binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì. ......................................................... 52 2.2.1. Công tác rà soát đối tượng ................................................................... 52 2.2.2. Công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện .. 56 2.2.3. Công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh . .. 56 2.2.3.1. Chính sách trợ cấp hàng tháng .......................................................... 57 2.2.3.2. Chính sách chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe .................................. 60 2.2.3.3. Chính sách trợ giúp giáo dục, ưu tiên trong tuyển sinh. ................... 63 2.2.3.4. Chính sách hỗ trợ về nhà ở. ............................................................... 65 2.2.3.5. Chính sách ưu đãi trong vay vốn, tạo việc làm.................................. 66 2.2.3.6. Các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa trong dịp tết và các ngày lễ lớn ... 68 2.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 69 CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HƠN ƢU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................ 72 2 3.1. Chú trọng việc nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và ngƣời dân. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, thƣờng xuyên phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách mới trên địa bàn dân cƣ để mọi ngƣời dân, ngƣời có có công đƣợc biết để cùng giám sát thực hiện. ........................... 72 3.2. Tăng cƣờng hoạt động xã hội hoá, đẩy mạnh phong trào chăm sóc ngƣời có công, xây dựng các hội, tổ chức hoạt động công tác xã hội ....... 73 3.3. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên của các cấp chính quyền đối với công tác ƣu đãi, chăm sóc ngƣời có công. ...................................... 77 3.4. Phát huy vai trò của nhân viên xã hội, cán bộ chính sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện. ....................................................................................... 79 3.5. Động viên, tạo điều kiện để thƣơng binh, bệnh binh tự vƣơn lên, phát huy tinh thần “Thƣơng binh tàn nhƣng không phế” ................................ 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Khắc Bình. 2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. 3. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015 Ngƣời thực hiện Phùng Thị Thu Duyên 4 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” được hoàn thành sau hai năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những năm học, cho tôi có được kiến thức để hoàn thành luận văn này Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình - người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐNDUBND; Phòng Lao động –Thương binh xã hội huyện Thanh Trì, các cán bộ chuyên trách LĐTB-XH tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và cá nhân các thương binh, bệnh binh đã giúp tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015 Ngƣời thực hiện Phùng Thị Thu Duyên 5 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa ƯĐXH Ưu đãi xã hội NCC Người có công TB Thương binh BB Bệnh binh LĐTBXH Lao động thương binh xã hội CSXH Chính sách xã hội BHYT Bảo hiểm y tế 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu Thương binh Bảng 2.2 Cơ cấu Bệnh binh Bảng 2.3 Đánh giá mức trợ cấp hàng tháng so với nhu cầu của gia đình Bảng 2.4 Tình trạng sức khỏe của thương binh, bệnh binh 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Lịch sử của nước ta là lịch sử của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Trong các cuộc chiến tranh này, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhớ. Hơn bốn mươi năm qua đi, nhưng hậu quả mà chiến tranh để lại luôn hiển hiện trước mắt, hàng triệu người con đã hy sinh, hàng chục vạn người đã hiến một phần xương máu của mình cho Tổ quốc non sông. Trở về cuộc sống đời thường với bao nhiêu thương tật của chiến tranh, họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất nhưng vẫn phải tất bật lo toan cuộc sống gia đình. Khắc phục những hậu quả của chiến tranh, đảm bảo cuộc sống cho gia đình thương binh, liệt sỹ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân cần phải chăm lo. Đó không chỉ đơn thuần là sự “đền bù”, bởi lẽ sự hy sinh của những người có công là một sự hy sinh cao quý vì đại nghĩa, bằng xương máu, bằng một phần thân thể của mình thì không thể có gì so sánh được, không gì có thể “đền bù” được. Sự “đền ơn- đáp nghiã” không chỉ là vật chất thuần túy mà đó còn là đạo lý nhân văn của dân tộc Việt Nam là lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau đối với người có công. Thực hiện các chính sách xã hội là thực hiện chính sách con người của quốc gia, nhằm làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước. Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, 8 người có công với cách mạng từ lâu đã được quan tâm. Đây là một trong những nội dung góp phần to lớn thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra. Việt Nam hiện có khoảng trên 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng gần 10% dân số. Trong đó, có 1.146.250 liệt sỹ, 49.609 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 781.021 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, 185.000 thương binh loại B, 1.253 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng, 186.137 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, khoảng hơn 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc... Hiện có trên 1,47 triệu đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước[24]. Hằng năm, Nhà nước đều dành nguồn ngân sách đáng kể cho việc trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho người có công. Toàn xã hội cũng huy động nhiều nguồn lực để trợ giúp, thể hiện sự chăm lo cho đối tượng này về cả vật chất và tinh thần. Nhưng trong những năm gần đây, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều rủi ro, bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008 - 2013), nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhiều đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn ưu tiên nguồn lực bảo đảm cho chính sách ưu đãi xã hội. Tuy nhiên, hệ thống chính sách xã hội nói riêng ở Việt Nam vẫn còn điểm hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu bảo đảm cuộc sống ngày càng mở rộng của người dân. Do vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội 9 nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong điều kiện mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Là một huyện ngoại thành nằm ở phía nam của Thủ đô Hà Nội, Thanh Trì có truyền thống văn hoá cách mạng, cán bộ và nhân dân luôn đoàn kết thống nhất, quyết tâm xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tăng trưởng bình quân 15%/ năm, thu nhập đầu người đạt 23.2 trđ (năm 2013), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1.87% theo tiêu chí mới, không có hộ nghèo thuộc đối tượng người có công [52]. Theo số liệu của phòng LĐTBXH huyện Thanh Trì, toàn huyện hiện có 2.755 người có công hưởng trợ cấp hàng tháng (năm 2013), trong đó thương binh, bệnh binh thuộc diện hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội hàng tháng là 940 người. Đó là những những người đã cống hiến một phần xương máu của mình để dành lại cuộc sống hòa bình cho đất nước ngày hôm nay, cuộc sống của họ hiện còn gặp nhiều khó khăn rất cần được sự trợ giúp của xã hội để ổn định cuộc sống và tham gia các hoạt động của cộng đồng để cùng phát triển. Được sự hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở LĐ-TBXH Hà Nội cùng với sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐNDUBND huyện, Thanh Trì đã và đang thực hiện các chính sách xã hội nói chung nhằm quan tâm, chăm lo tạo điều kiện để người có công trên địa bàn có cuộc sống ổn định và hòa nhâp ̣ tố t hơn vào cộng đồ ng. Tuy nhiên, ưu đãi xã hội vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội . Công tác thực hiện chính sách ưu đãi xã hội trên địa bàn huyện có lúc, có nơi còn hạn chế, đời sống của bộ phận người có công trên địa bàn vẫn cần được quan tâm hơn nữa…Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng, đủ và để công tác chăm sóc người có công nói chung và thương binh, bệnh binh nói riêng của huyện đi vào cuộc sống một cách thiết thực, phát huy hiệu quả, tạo được niềm 10 tin, niềm vui và chỗ dựa vững chắc cho người có công, góp phần đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của họ thì việc nghiên cứu tìm hiểu chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện ưu đãi xã hội trên địa bàn huyện là rất cần thiết Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu“Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội (CTXH) của mình. Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung nhằm quan tâm, chăm lo hơn nữa tới cuộc sống của những người có công trong xã hội. Từ đó, giúp các họ có thể tự vươn lên trong cuộc sống, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước ta giành được độc lập, tự do sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Những vết thương chiến tranh đã và đang được khắc phục, đất nước bước vào thời kỳ mới- thời kỳ xây dựng và phát triển. Có được những thành quả đó, dân tộc ta không thể quên ơn những người con đã cống hiến cả cuộc đời, hy sinh xương máu của mình vì độc lập, tự do của đất nước. Một trong số đó là những người thương binh, bệnh binh. Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, cũng như các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm. Chính sách thương binh liệt sỹ và người có công với Cách mạng một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban 11 hành nhiều chính sách, chế độ với người có công và thường xuyên bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của NCC. Những năm qua đã và đang có nhiều Pháp lệnh, Thông tư, Nghị định, kế hoạch, chương trình, đề án được Chính phủ và các Sở, Ban ngành liên quan về thống kê, khảo sát về chất lượng cuộc sống của các đối tượng người có công cũng như nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của họ với thụ hưởng chính sách …Đi kèm theo đó là những nghiên cứu, báo cáo, đề xuất chính sách được thực hiện một cách cụ thể, chi tiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chính sách ưu đãi xã hội với thương binh, bệnh binh nói riêng và đối tượng người có công nói chung. Chế độ trợ cấp với người có công được thực hiện từ năm 1995 theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và một số văn bản pháp quy đơn hành khác của Chính phủ. Có thể phân ra các loại trợ cấp như: Trợ cấp một lần, trợ cấp thường xuyên hàng tháng và một số chế độ trợ cấp khác. Những chế độ trợ cấp được qui định khá cụ thể, chi tiết, theo từng mức khác nhau cho từng diện đối tượng. Phải khẳng định rằng chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội bước đầu phù hợp với đặc điểm của phương thức quản lý kinh tế mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và được qui định khá hợp lý, cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng diện đối tượng, được điều chỉnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều thành công nhất là chế độ trợ cấp này đã góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống đối tượng chính sách, hợp với lòng dân, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng chế độ ưu đãi của người có công trong cộng đồng dân cư, công bằng giữa những người có công. Đã có rất nhiều đề tài công trình nghiên cứu cũng như những cuốn sách, tạp chí viết về vấn đề này. Một trong những cuốn sách đầu tiên phải kể 12 đến là Quan niệm về công tác thương binh và tử sỹ, do Bộ Thương binh Cựu binh xuất bản năm 1952, cuốn sách đề cập đến vấn đề thương binh và tử sỹ tại các nước đế quốc, vấn đề thương binh và tử sỹ tại các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa; từ đó đề ra nhiệm vụ, phương châm và nội dung công tác đối với thương binh và tử sỹ đối với Việt Nam Năm 1993, NXB Chính trị quốc gia Hà nội đã xuất bản cuốn Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo Trong bài viết Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công – Một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của tác giả Nguyễn Đình Liêu đăng trên tạp chí Lao động xã hội, số 91 tháng 9/1994 tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về ưu đãi xã hội ở nước ta, chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại trong chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của nhà nước ta. Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn Những điều cần biết về chính sách với Người có công, trong đó nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công ở nước ta. Không chỉ có sách và tạp chí, trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Điển hình là các tác giả như: Nguyễn Hiền Phương (2004), "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội", Tạp chí Luật học số 4/2004. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra và phân tích một số khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật ưu đãi người có công (khái niệm người có công, tiêu chuẩn xác nhận người có công…) luận bàn và đánh giá về những thành tựu cũng như phân tích chỉ rõ những điểm còn hạn chế trong những chính sách với người có công (chế độ trợ cấp hàng tháng, ưu đãi về giáo dục, y tế, việc làm, tín dụng, nhà ở, đất đai...). Đồng thời, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi với người có công. 13 Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản, số 7-2005. Tác giả nêu những nét khái quát thành tựu đạt được trong việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trong 10 năm từ 1995 đến 2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội. Nguyễn Đình Liêu, Trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, đăng tải trên trang http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/, ngày 7 tháng 10 năm 2008. Qua bài viết này tác giả đã nêu lên khái quát sự phát triển của mạng lưới an sinh xã hội ở Việt Nam, và đưa ra những bình luận sâu về vấn đề trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội: góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống đối tượng chính sách, hợp với lòng dân, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng chế độ ưu đãi của người có công trong cộng đồng dân cư, công bằng giữa những người có công. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện chế độ chính sách với người có công hiện nay ở nước ta cũng như một số biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chính sách ưu đãi xã hội trong hệ thống an sinh của nước ta. Nguyễn Danh Tiên Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới - Tạp chí Khoa học Quân sự Tháng 7 năm 2012, Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng. Tác giả hệ thống một cách khái lược những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác thương binh, liệt sĩ trong thời gian tới,v.v... 14 Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐTBXH, Chính sách Người có công - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7, 2012. Qua bài viết này, tác giả đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi người có công trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta. Khẳng định nguồn lực của Nhà nước thông qua chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định đời sống của người có công với cách mạng, bởi đa phần họ là những người không hưởng chế độ lương hay bảo hiểm xã hội. Nguyễn Văn Thành, Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội với người có công ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ Kinh tế, 1994. Luận án này đã hệ thống và tổng hợp những căn cứ khoa học về lý luận chính sách đối với người có công ở Việt Nam. Thực trạng chính sách đối với người có công, phát hiện những tồn tại và nguyên nhân của nó. Quan điểm, nguyên tắc, phương hướng, biện pháp chủ yếu để đổi mới chính sách đối với người có công. Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn, Luận án Phó tiến sỹ Luật học, 1996. Luận án nêu nên những vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi người có công. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này. Thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công. Tạ Vân Thiều, Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực người có công ở ngành Lao động Thương binh và xã hội, Luận án cao học Luật, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 1997 Nguyễn Đình Liêu, Cơ sở khoa học để hoạch định chính sách giáo dục đào tạo con thương binh, liệt sỹ, Luận án Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hoài, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng từ 15 năm 1991 đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng thể những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đối tượng người có công từ năm 1991 đến năm 1995 và những đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước cũng những chủ trương chính sách ưu đãi cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn 1996 đến 2010. Các công trình nghiên cứu cũng như các sách, tạp chí trên đã góp phần cơ bản về lý luận cho việc thực hiện chế độ ưu đãi cho người có công. Đặt nền móng rất quan trọng cho việc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và với đối tượng thương binh, bệnh binh nói riêng. Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” hoàn toàn không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng như trong khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá công tác ưu đãi thương binh, bệnh binh thông qua việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện nay; từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thực thi chính sách một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của huyện Thanh Trì. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện, hướng họ đến một cuộc sống an toàn, tốt đẹp hơn 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng thêm cơ sở thực tiễn cho việc ban hành chính sách đãi ngộ đối với đối tượng thương binh, bệnh binh nói riêng và người có công nói chung. 16 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đối với Nhà nước: kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về các đối tượng người có công được hưởng ưu đãi trong xã hội. Đặc biệt là đối tượng thương binh, bệnh binh. Đối với địa phương: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình thực tế của thương binh, bệnh binh, góp phần giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội, an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành công tác xã hội nói chung. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác của bản thân. 4. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Thanh Trì như thế nào? Đánh giá sự hài lòng của thương binh, bệnh binh với việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì? Biện pháp nào có thể nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện nay? 5. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh của huyện Thanh Trì để đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã 17 hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích tổ ng quan và làm rõ hơn cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xã hội đối với thương binh, bệnh binh (những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế) trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện nay. Đề xuất những biện pháp để triển khai thực hiện hiệu quả hơn ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh trong những năm tiếp theo. 6. Giả thuyết nghiên cứu Về cơ bản chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, đầy đủ. Thương binh, bệnh binh chưa hoàn toàn hài lòng với những gì được thụ hưởng từ hoạt động thực hiện chính sách tại địa phương. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Thanh Trì. 7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các chính sách, biện pháp thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh sống trên địa bàn huyện Thanh Trì. Khách thể nghiên cứu: Là các chính sách tổ chức thực hiện ưu đãi đối với người có công ở huyện Thanh Trì. Thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Thanh Trì; các báo cáo, số liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì về thực hiện ưu đãi với thương binh, bệnh binh. 8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Phân tích tài liệu Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một số tài liệu như: các báo cáo thực trạng và kiến nghị liên quan 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan