Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vài nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại hà nội ...

Tài liệu Vài nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại hà nội

.PDF
102
524
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC NGUYỄN HỒNG HÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT TRONG GIA ĐÌNH VỢ CHỒNG TRẺ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Xã Hội Học Mã số: 5.01.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2003 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC NGUYỄN HỒNG HÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT TRONG GIA ĐÌNH VỢ CHỒNG TRẺ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Hào Quang Hà Nội - 2003 Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài 3 2 – Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 3- Đối tượng, khách thể nghiên cứu 5 4- Giả thuyết nghiên cứu 5- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 5 6- Khung lý thuyết PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 8 Chƣơng I – Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 1- Cơ sở lý luận 9 9 - Lý thuyết - Khái niệm công cụ 9 12 2- Cơ sở thực tiễn 2.1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu 21 21 2.2 Sơ lược địa bàn nghiên cứu 23 II- Chƣơng 2: Một số nguyên nhân và các dạng xung đột A- Thực trạng xung đột trong gia đình trẻ 1- Hình thức xung đột 26 26 2- Các nguyên nhân dẫn tới xung đột 3- Tần số xung đột 26 27 4- Các giai đoạt xuất hiện xung đột trong đời sống vợ chồng trẻ 28 B- Một số nguyên nhân I- Xung đột về quan điểm sống II-Xung đột về ứng xử 28 55 III-Xung đột về kinh tế IV- Xung đột do không hòa hợp về đời sống tình dục 57 81 Kết luận và Kiến nghị 87 Danh mục tài liệu tham khảo 92 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình có một vị trí vô cùng quan trọng. Đối với người Việt Nam, gia đình mang một giá trị cao cả, thiêng liêng. Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của nền kinh tế – xã hội. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thử thách mới khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không tương xứng với sự phát triển văn hoá - xã hội đã làm khủng hoảng nhiều hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ đặc biệt ở khu vực thành phố hiện nay đang có xu thế tăng lên, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Theo số liệu thống kê ngành toà án (1993), tỷ lệ ly hôn ở thành phố là 3.33% ; tỷ lệ ly thân ở thành phố là 1,77% [7, tr.14]. Báo An ninh thủ đô số 379 ra ngày 16 –2-2002 đã thống kê từ tháng 1 đến tháng 10-2001, các toà án quận, huyện trên 61 tỉnh thành trong cả nước đã thụ lý 35.326 vụ án về hôn nhân và gia đình. Trong số đó có đến 21.013 vụ do các nguyên nhân về xung đột trong gia đình, 2092 vụ do nguyên nhân ngoại tình, 8628 vụ ly hôn vì những nguyên nhân khác. Như vậy, xung đột trong gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Vậy nguồn gốc của các xung đột trong gia đình như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến xung đột trong gia đình? Các cặp vợ chồng giải quyết xung đột như thế nào? Nhân tố nào tác động đến cách giải quyết đó? Nghiên cứu nguồn gốc của xung đột gia đình cũng như cách giải quyết xung đột sẽ giúp chúng ta hiểu được độ bền vững của hôn nhân cũng như các nhân tố tác động tới độ bền vững này. - Dưới góc độ Xã hội học, gia đình được coi là một nhóm nhỏ, do vậy sự tương hợp giữa các thành viên trong nhóm là rất cần thiết cho sự tồn tại của nhóm một cách bình thường. Sự tương hợp này sẽ tạo ra sự cố kết bên trong nhóm và sự bền vững của nhóm. Sự khác biệt quá lớn về động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị … giữa các thành viên trong nhóm sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Gia đình tồn tại và phát triển trên cơ sở các hoạt động chung, các xung đột kéo dài giữa vợ và chồng sẽ 2 ảnh hưởng đến các hoạt động chung và sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của hôn nhân. Vì thế, Nghiên cứu nguyên nhân xung đột trong gia đình đang trởthành một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Về mặt lý luận, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học về gia đình lý giải các nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ, góp phần làm phong phú thêm các lý thuyết về gia đình. Góp phần vào nghiên cứu lý luận, củng cố và bổ sung tri thức cho xã hội học gia đình. Về mặt thực tiễn, những kết quả điều tra thực tế của đề tài góp phần bổ sung tư liệu thực tế, làm tài liệu tham khảo và cơ sở cho các nghiên cứu khác…. Vì thế tìm hiểu các nguyên nhân xung đột trong gia đình, tìm biện pháp giải quyết các xung đột đang là một vấn đề đáng quan tâm. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với những lý do sau: a- Những xung đột gia đình làm cho tỷ lệ ly hôn cao. b- Tầm quan trọng của sự ổn định gia đình trong sự phát triển xã hội nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng. c- Những biến đổi kinh tế – xã hội kéo theo sự thay đổi trong gia đình, lý giải những nguyên nhân xung đột trong quan hệ giữa vợ và chồng dưới góc độ lý luận và thực tiễn đang trở nên rất cần thiết. d- Nghiên cứu nguyên nhân xung đột để tìm hiểu các loại xung đột, các hình thức và sự phát triển xung đột trong giai đoạn hiện nay. 2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Thông qua tác động của các yếu tố Kinh tế, văn hóa chính trị, xã hội để tìm hiểu nguyên nhân xung đột trong gia đình của các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng xung đột trong các cặp vợ chồng trẻ hiện nay - Phân tích các nguyên nhân xung đột trong gia đình dưới các góc độ quan điểm sống, cách ứng xử, đời sống kinh tế của gia đình, sự hoà hợp trong quan hệ tình dục. - Xem xét tác động của các yếu tố kinh tế, văn hoá, chính trị,… tới xung đột và cách thức giải quyết xung đột trong gia đình. 3 3- Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ ở Hà Nội. - Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng tuổi từ 18-30. - Phạm vi khảo sát: phường Nghĩa tân – Quận Cầu Giấy và phường Cửa Đông – Quận Hoàn Kiếm 4- Giả thuyết nghiên cứu - Trong nền kinh tế thị trường sự biến đổi các yếu tố kinh tế xã hội làm tăng các xung đột trong gia đình trẻ. - Những xung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự khác biệt về quan điểm sống của hai vợ chồng. - Mối quan hệ giữa vợ chồng với các thành viên khác trong gia đình, họ hàng là một trong những lý do dẫn đến xung đột giữa hai vợ chồng. - Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến sự ổn định trong gia đình. - Các cặp vợ chồng có sự khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi có cách xử lý xung đột khác nhau. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1- Phương pháp luận Mác-xít Phương pháp luận Mác xít chỉ rõ: “Những nguyên lý cơ bản của lý luận Mác – Lê nin về xã hội là nguyên lý duy vật, nguyên lý phát triển, nguyên lý tính hệ thống, nguyên lý tính phản ánh …” [15, tr.13]. Sử dụng hệ thống quan điểm trên để nghiên cứu nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ: - Theo quan điểm lịch sử: - Không tách gia đình với hoàn cảnh kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước trong các giai đoạn lịch sử cũng như hiện nay. - Theo quan điểm hệ thống: Gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu nguyên nhân 4 xung đột trong gia đình cần phải đặt trong mối tương quan, tác động qua lại qua các yếu tố như: Văn hoá, Chính trị, Kinh tế …. - Theo quan điểm phát triển: Gia đình luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Theo đó hàng loạt các cơ cấu, chức năng của gia đình cũng như vị thế vai trò của các thành viên trong gia đình cũng không ngừng vận động và biến đổi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 - Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích cơ bản của phương pháp này là dựa trên cơ sở tổng quan của các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài. Tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau: Những hồ sơ, văn bản, các tài liệu lưu trữ, các nguồn sách báo, tạp chí trong và ngoài nước nhằm bổ sung những tư liệu cho việc điều tra. 5.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp cơ bản, chủ yếu sử dụng để thu thập thông tin về nhận thức, hành vi của những vợ hoặc chồng có độ tuổi từ 18-30. Bảng hỏi được thiết kế để hỏi chung cho tất cả các đối tượng điều tra trong mẫu chọn. - Nội dung bảng hỏi chia thành các nhóm thông tin chính như sau: + Các thông tin về bản thân người được hỏi (Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp …) + Các thông tin về quan điểm lối sống (về các vấn đề sinh con; Sử dụng tiền; về vấn đề tình dục …) + Các thông tin về kinh tế (mức thu nhập; người đóng góp ngân sách, người quản lý tiền ..) + Thông tin về quan hệ họ hàng bên nội, bên ngoại, quan hệ bạn bè … + Các thông tin về xung đột trong gia đình (hình thức, mức độ, thời gian diễn ra , hình thức giải quyết xung đột …) Cách thức chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm trên cơ sở đó có khung mẫu gồm hai cụm là phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy và 5 phường Cửa Đông – quận Hoàn Kiếm. Sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu là 300, tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có được cơ cấu mẫu như sau: 300 người Tầng 1: Khu vực 150 người ở Cửa Đông 150 người ở Nghĩa Tân Tầng 2: Giới tính 72 Nam 78 Nữ 72 Nam 78 Nữ Sau khi hoàn thành quá trình khảo sát thực địa, các thông tin định lượng được kiểm tra, mã hoá và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 12.0. Các bảng tần suất (Frequencies) và các bảng tương quan (Crosstabulation) giữa các biến số được sử dụng như là sản phẩm chính trong báo cáo nghiên cứu. Những thông tin định tính được lựa chọn, khái quát hoá, trích dẫn nhằm phục vụ theo từng chủ đề của luận văn. 5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu: Bổ sung các dữ liệu định tính, nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu và góp phần lý giải những kết quả định lượng thu được. Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nhằm phát hiện vấn đề và xây dung bảng hỏi định lượng. Giai đoạn 2: sau khi thu thập và phân tích sơ bộ thông tin thu được, tiến hành phỏng vấn sâu để lý giải những kết quả định lượng. Đối tượng phỏng vấn sâu: - 5 nam, 5 nữ cưới năm 2000-2002, tuổi 20-30. Sử dụng chương trình xử lý định tính NVivo để phân tích kết quả nghiên cứu định tính. Nội dung phỏng vấn gồm các thông tin sau: + Các thông tin về bản thân người được hỏi (Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp …) + Các thông tin về quan điểm sống (về các vấn đề sinh con; Sử dụng tiền; về vấn đề tình dục …) 6 + Các thông tin về kinh tế (mức thu nhập; người đóng góp ngân sách, người quản lý tiền ..) + Thông tin về quan hệ họ hàng bên nội, bên ngoại, quan hệ bạn bè. 6 – Khung lý thuyết - Nghiên cứu này xác định biến độc lập là: điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị – xã hội, văn hoá - xã hội; các đặc điểm riêng của vợ, chồng và biến phụ thuộc là những xung đột trong gia đình các cặp vợ chồng trẻ. Sự tác động của các biến này thông qua các biến trung gian là nhận thức của vợ chồng trẻ. - Mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện qua khung lý thuyết sau: -Kinh tế - Học vấn - Nghề nghiệp -Văn hoá - Thành phần XH -Xã hội - Thu nhập - Chính trị Nhận thức của vợ chồng trẻ Hành vi lệch chuẩn Hành vi hợp chuẩn Xung đột gia đình 7 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I- Cơ sở lý luận: 1- Lý thuyết: - Lý thuyết xung đột: Các nhà lý thuyết xung đột cũng đặt trọng tâm nghiên cứu về cấu trúc và thể chế xã hội. Những quan điểm của họ về vấn đề này lại đối lập với các nhà chức năng luận. Chẳng hạn, nếu như các nhà chức năng luận xem xã hội là một trạng thái tĩnh hoặc có quan điểm xem xã hội là trạng thái chuyển động thăng bằng, thì các nhà xung đột lại cho rằng xã hội trong mọi thời điểm đều hướng tới quá trình biến đổi. Các nhà xung đột nhìn nhận thấy sự bất đồng và xung đột ở bất kỳ một thời điểm nào trong hệ thống xã hội thì các nhà chức năng lại đề cao tính trật tự của xã hội. Xu hướng của các nhà chức năng coi xã hội được duy trì và liên kết nhờ các giá trị và nền tảng đạo đức chung, còn các nhà xung đột luôn chỉ ra tính trật tự của xã hội là sự áp bức của một số người có vị trí ở trên cùng. Hay nói cách khác, các nhà chức năng nhấn mạnh tới vai trò của giá trị trong sự cố kết xã hội thì các nhà xung đột lại nhấn mạnh vai trò của quyền lực trong việc duy trì trật tự xã hội. Khái quát về lý thuyết xung đột theo xã hội học. Có thể tóm tắt các luận điểm của lý thuyết này được phổ biến rộng rãi như sau: Các chức năng và các hành động xã hội góp phần vào sự phát triển của tập đoàn và của xã hội, chúng hoà hợp với nhau, hoặc một cách tự phát, hoặc do ý chí của quyền lực xã hội. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng xung đột với nhau. Thậm chí người ta có thể nói rằng , nếu hiểu xung đột theo nghĩa rộng nhất của nó, thì xung đột là một trong những mặt thường xuyên của cuộc sống con người. Nó tồn tại ở tất cả các trình độ trong gia đình, tập đoàn (tộc người, tầng lớp, giai cấp), xã hội - chính trị, cộng đồng thế giới. - Sự xung đột qui định cả một loạt những hành động đặc thù nhằm giải quyết nó, và đi từ sự thảo luận để sửa lại sự vật cho đúng và tìm kiếm một miếng đất thoả hiệp cho cuộc đấu tranh và cho chiến tranh. Sự giải 8 quyết nó đem lại những kết quả khác nhau, trong đấy, có khả năng lập một hay nhiều tập đoàn có thể biến mất. Nhưng nó luôn luôn dẫn đến một sự phân phối lại, ít nhiều quan trọng các vai trò xã hội, xuất phát từ đấy mà tạo nên một sự thống nhất mới. Người ta phân biệt hai kiểu xung đột lớn: những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của tập đoàn và những xung đột xét cho cùng chỉ là biểu hiện sức sống của tập đoàn đó. Tuy nhiên, một sự tích luỹ quá lớn những xung đột nhỏ có thể đưa đến một sự thay đổi về chất, được thể hiện thành một cuộc xung đột lớn và không sao có thể hàn gắn được. Tiêu chuẩn nặng hay nhẹ của một cuộc xung đột chính yếu không gây nên sự đoạn tuyệt của những mối liên hệ xã hội, mà chỉ xác nhận sự đoạn tuyệt ấy. Sự đoạn tuyệt đã có trong thực tế và tập đoàn chỉ tiếp tục sống về bên ngoài. - Nguồn gốc của những xung đột thật khác nhau, tuỳ theo sự khác nhau của bản thân những cuộc xung đột. Nhưng mọi cuộc xung đột đều được giải thích bởi sự kiện là những hành động xã hội và mục đích mà chúng tìm kiếm tất yếu sẽ gặp nhau, đúng như là tự do của mỗi người gặp gỡ tự do của người khác. Việc gặp gỡ này là một sự hạn chế lẫn nhau. Nếu nó được thừa nhận và chấp nhận ngay tức khắc, thì tình hình xung đột không nảy sinh. Trong trường hợp ngược lại, sự xung đột không thể tránh khỏi. Tóm lại, nguồn gốc của những sự xung đột là ở trong vô số những quyền lợi xã hội đặc thù. Nếu nhiều cuộc xung đột không nảy sinh, đó là vì xã hội, bằng các quyền lực và các luật lệ của nó, đã qui định từ trước những giới hạn mà mọi người đều biết và được chấp nhận như qui luật của trò chơi. Một số những xung đột rất hiện thực và được thể hiện thành một cuộc thử sức mạnh, cũng diễn ra trong khuôn khổ của xã hội, điều này cũng duy trì chúng trong một giới hạn nào đó. Người ta cũng nhận thấy rằng những cuộc thử sức (và cả chiến tranh nữa) đều không xoá bỏ sự thảo luận, bàn bạc: các bên hữu quan của xung đột vẫn tiếp tục, nếu không phải là điều đình thì ít ra cũng là thảo luận, và thường là thảo luận kín. - Người ta muốn coi ganh đua như là một xung đột. Thực tế, nó là hình thức bình thường của những cuộc xung đột bình thường của một xã hội. Đôi khi, người ta đề nghị những người ganh đua hãy tỏ ra "hiếu chiến". Và giống như những cuộc xung đột nghiêm trọng hơn, việc ganh đua, dẫn 9 đến sự loại bỏ một đối thủ. Thêm nữa, ganh đua và xung đột không phải là vô chính phủ; chúng cũng có qui tắc mà trong cả hai trường hợp, đôi khi cũng bị vi phạm. Cuối cùng, việc loại bỏ đối phương không bao giờ là vĩnh viễn. Trong một cuộc ganh đua, đối thủ này trỗi dậy, thay đổi và tiếp tục cuộc đấu tranh lại tiếp tục. Trong một cuộc xung đột xã hội,, đối thủ thua không bao giờ thừa nhận hoàn toàn sự thất bại của họ. Vì thế, thường thường những sự xung đột lại là nguồn gốc đẻ ra những sự xung đột. - Sự xung đột có thể là ở bên trong tập đoàn hoặc giữa tập đoàn này với một tập đoàn khác. Trong trường hợp sau, sự đe doạ xung đột, là một yếu tố làm cho tập đoàn có liên quan cấu kết lại với nhau, và chính quyền có thể viện ra sự đe doạ ấy, dù nó là hoang đường, vì mục đích đoàn kết nói trên. Thực vậy, trước sự đe doạ này, các quyền lợi đang xung đột hoặc ganh đua với nhau có thể dễ dàng tự hạn chế lại để đương đầu với tình hình: sự tồn tại của tập đoàn, là một điều kiện cơ bản cho sự sống còn của họ. Nhận xét này, dẫn đến một nhận định quan trọng. Các xã hội năng động và đang phát triển được đặc trưng bởi một tinh thần đấu tranh rất rõ rệt trong nội bộ của nó cũng như đối với bên ngoài. Một xã hội mất tinh thần ấy, một xã hội không biết đến sự xung đột căng thẳng, hoặc che giấu chúng và không dám đương đầu với chúng, sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê. Đó là một trong những chân lý lớn mà chủ nghĩa Mác đã làm sáng tỏ, đó là chân lý cho rằng xung đột, đấu tranh là những yếu tố bên trong của sự phát triển xã hội… Thực vậy, những sự va chạm về quyền lợi luôn luôn đặt thành vấn đề, những vấn đề công lý: con người và các xã hội xung đột với nhau vì công lý và xung quanh công lý. Và những vấn đề công lý này còn bắt nguồn từ sự kiện là những quan niệm về công lý là khác nhau, chúng tiến triển, chúng chú ý đến những hoàn cảnh và đến sự đổi mới của hoàn cảnh đó. Trên cơ sở lý thuyết xung đột, đề tài đã tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố hành động xã hội tới sự hình thành và phát triển các dạng xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ. 10 2. Khái niệm: 2.1 Khái niệm chung về xung đột: Thuật ngữ xung đột được hiểu như là sự va chạm, sự đụng độ, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động qua lại liên nhân cách của các cá thể hay của các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt. Xung đột xã hội là những tranh chấp giữa hai hoặc nhiều cá nhân hay nhóm. Nguyên nhân mâu thuẫn có thể là những vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, xung đột về vật chất, về các giá trị và cá phương châm sống, về quyền lực, về những khác biệt địa vị – vai trò của cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá nhân. Như vậy, xung đột bao trùm lên tất cả mọi phạm vi hoạt động sống của con người, toàn bộ mọi quan hệ xã hội, sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội.[24, tr.252] Tuy nhiên, sự tương tác xung đột tạo ra sự đối đầu giữa các bên, tức là hành động nhằm chống đối nhau. Cơ sở của xung đột là những mâu thuẫn chủ quan - khách quan, xung đột xã hội đó là sự đối đầu công khai, là mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều hơn nữa chủ thể và người tham gia vào tương tác xã hội mà nguyên nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích và giá trị. - Các chủ thể tham gia vào xung đột: Người tham gia xung đột có thể tự giác và không hoàn toàn ý thức được mục đích và nhiệm vụ đối kháng tham gia vào xung đột và cũng có thể ngẫu nhiên hoặc bất chấp ý chí và bị cuốn hút vào xung đột. Vì vậy, chủ thể xung đột khi tham gia đối đầu tự giác theo đuổi và bảo vệ mục đích và lợi ích của mình. Khách thể của xung đột Một trong những yếu tố nhất định phải có của xung đột là khách thể, mà có nó mới hình thành xung đột. Khách thể, đó là nguyên nhân, động cơ, động lực cụ thể của xung đột. Tất cả mọi khách thể được phân ra ba dạng cơ bản: 1. Các khách thể mà chúng không thể phân thành các phần và không hợp sức cùng ai chế ngự chúng. 2. Các khách thể mà chúng có thể 11 phân theo những tỷ lệ thức khác nhau giữa những người tham gia xung đột…3. Các khách thể mà cả hai người tham gia xung đột có thể hợp sức chế ngự chúng, đây là tình thế "xung đột ảo" Các hình thức xung đột. Trong giới nghiên cứu xã hội học, không quan điểm thống nhất về vấn đề phân loại xung đột xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của V.I Szepaskij [24, tr.252], được nhiều nhất các nhà lý thuyết xã hội quan tâm, vì ông đề xuất việc định ra cơ sở để phân loại. Chẳng hạn, nếu lấy đặc thù của các bên làm cơ sở thì có thể tách ra xung đột cá nhân, xung đột giữa cá nhân và tập đoàn, xung đột bên trong tập đoàn, xung đột giữa các cộng đồng xã hội nhỏ và lớn, xung đột giữa các sắc tộc và giữa các quốc gia. Nếu lấy các phạm vi đời sống xã hội, mà trong đó bộc lộ xung đột làm cơ sở để phân loại thì có thể nói về xung đột chính trị, kinh tế, hệ tư tưởng, xã hội, pháp lý, đời sống gia đình, văn hoá xã hội .v.v… Tuỳ thuộc vào nguyên nhân xung đột, các nhà lý thuyết xã hội học tách ra ba cụm xung đột xã hội: 1. Xung đột về việc phân chia quyền lực và vị trí quyền lực hiện có trong thứ bậc các cấu trúc quyền lực và quản lý. 2. Xung đột về vật chất. 3. Xung đột về các giá trị, các phương châm sống cơ bản. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XUNG ĐỘT. Trong xung đột xã hội thường phân ra bốn giai đoạn phát triển: giai đoạn tiền xung đột, giai đoạn phát triển xung đột, giai đoạn giải quyết xung đột và giai đoạn hậu xung đột. Giai đoạn tiền xung đột Đi trước xung đột là tình thế tiền xung đột. Đây là bước gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa các chủ thể tiềm tàng của xung đột xuất phát từ những mâu thuẫn được khẳng định. Nhưng các mâu thuẫn như đã nói ở trên, không phải bao giờ cũng kéo theo xung đột. Chỉ những mâu thuẫn nào được các chủ thể tiềm tàng của xung đột nhận thức là những mặt đối lập xung khắc nhau về lợi ích, mục đích, giá trị v.v…, mới dẫn tới chỗ căng thẳng xã hội gay gắt và xung đột. 12 Căng thẳng xã hội không phải bao giờ cũng là điều báo trước xung đột. Đây là hiện tượng xã hội phức tạp mà nguyên nhân phát sinh có thể hết sức khác nhau. Chúng ta sẽ điểm tên một số nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng xã hội: - "Những tổn thương" thực sự về lợi ích, nhu cầu và giá trị của mọi người. - Nhận thức không đúng về những thay đổi đang xảy ra trong xã hội hoặc trong một số cộng đồng xã hội. - Thông tin sai hoặc bị bóp méo về các sự kiện, biến số này hay khác (thực hoặc ảo…). Căng thẳng xã hội thực chất là trạng thái tinh thần của mọi người và đến trước khi bắt đầu xung đột. Căng thẳng xã hội, biểu hiện tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là những tình cảm tập đoàn. Vậy mức độ nhất định trong căng thẳng xã hội đang vận hành tối ưu là điều hoàn toàn tự nhiên, như thế là phản ứng tự vệ và thích ứng của một cơ thể xã hội. Tuy nhiên vượt qua mức căng thẳng xã hội "nhất định" có thể dẫn tới xung đột. Trong đời sống hiện thực, các nguyên nhân phát sinh căng thẳng xã hội có thể nguyên nhân này "chồng lên" nguyên nhân kia, hoặc nguyên nhân này bị thay thế bằng nguyên nhân kia. Ví dụ, thái độ tiêu cực đối với thị trường ở một số bộ phận công dân Nga, trước hết là do những khó khăn kinh tế nhưng thường thường nó được bộc lộ ra như thế là định hướng giá trị. Và ngược lại, các định hướng giá trị thông thường được biện giải bằng các nguyên nhân kinh tế. Thái độ "không vừa lòng" cũng là một trong số những khái niệm then chốt trong xung đột xã hội. Sự tích luỹ thái độ không vừa lòng về sự thể hoặc tiến trình phát triển các sự kiện hiện có sẽ dẫn tới chỗ gia tăng căng thẳng xã hội. Lúc này xảy ra sự chuyển hoá thái độ không vừa lòng từ chủ quan - khách quan sang chủ quan - chủ quan. Thực chất sự "chuyển hoá" này là ở chỗ chủ thể tiềm tàng của xung đột do bất mãn với sự thể tồn tại một cách khách quan nên phơi bày ra (nhân cách hoá) những người khởi xướng thực và dự định của thái độ không vừa lòng, đồng thời xảy ra việc 13 chủ thể (các chủ thể) của xung đột nhận thức được là không giải quyết tình thế xung đột đã hình thành bằng các phương pháp tương tác thông thường. Giai đoạn tiền xung đột có thể ước định phân chia thành ba kỳ phát triển mà tiêu biểu với chúng có các đặc điểm dưới đây trong mối quan hệ qua lại giữa các bên:  Phát sinh mâu thuẫn về khách thể tranh chấp nào đó; gia tăng thái độ không tin cậy và căng thẳng xã hội; đưa ra các yêu sách đơn phương hoặc cho nhau; giảm tiếp xúc và sự tích tụ sự oán giận.  Cố gắng chứng minh tính đúng đắn trong những yêu sách của mình và buộc tội đối thủ không muốn giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng những biện pháp "công bằng"; thu mình trong những khuôn mẫu của riêng mình; xuất hiện thái độ định kiến và hằn học trong tình cảm;  Phá bỏ các cơ cấu tương tác; chuyển từ những lời buộc tội lẫn nhau sang đe doạ; tăng cường gây sự; tạo ra hình ảnh "kẻ thù" và chuẩn bị tranh chấp. Như vậy, tình thế xung đột dần dần chuyển thành xung đột công khai. Nhưng tự bản thân tình thế xung đột có thể tồn tại một thời gian dài vì không chuyển thành xung đột. Để xung đột trở thành thực tế cần đến sự phức tạp, rắc rối. Rắc rối là cái cơ bên ngoài để khởi sự cuộc đụng độ trực tiếp giữa các bên. Chẳng hạn, vụ giết thái tử của vua Áo - Hung Franc Ferdinand và vợ ông ta do nhóm khủng bố Bsnigia thực hiện ngày 28 tháng 6 năm 1914 ở thành phố Saraevo, trở thành cái bên ngoài để bắt đầu thế chiến I. Mặc dù khách quan mà nói tình trạng căng thẳng giữa khối Đồng minh và khối quân sự Đức đã có từ nhiều năm. Rắc rối có thể xảy ra ngẫu nhiên và cũng có thể gây nên bởi chủ thể (các chủ thể) xung đột. Rắc rối còn có thể là kết quả của tiến trình phát triển tự nhiên của các sự kiện. Thông thường, "thế lực thứ ba" nào đó theo đuổi lợi ích của mình trong cuộc xung đột do "người khác" tạo ra làm công việc chuẩn bị và khiêu khích rắc rối. 14 Các tác giả cuốn sách "Hãy chú ý: xung đột!", F.M.Borodkin và N.M.Korjak phân ra bốn kiểu tình thế xung đột và bốn kiểu rắc rối theo đặc tính phát sinh của chúng: - Khách quan có mục đích (ví dụ, áp dụng các hình thức dạy và học mới, do đó phát sinh sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu giảng dạy và thay thế đội ngũ giảng viên); - Khách quan phi mục đích (tiến trình phát triển tự nhiên của nền sản xuất đưa tới mâu thuẫn với các tổ chức lao động hiện có); - Chủ quan có mục đích (người ta đến với xung đột nhằm giải quyết những vấn đề của mình); - Lợi ích chủ quan phi mục đích của hai hay vài bên (bất ngờ bị đụng độ), có một phiếu đi an dưỡng nhưng lại có một số người muốn đi9. Rắc rối đánh dấu xung đột chuyển hoá sang phẩm chất mới. Ở tình thế này, có thể có bản dị bản chính hành vi của các bên xung đột.  Các bên (hay một bên) gắng sức dàn xếp những mâu thuẫn nảy sinh và tìm ra sự nhượng bộ;  Một trong số các bên làm ra vẻ "chẳng có gì ghê gớm cả" (để tránh xung đột);  Rắc rối trở thành tín hiệu khởi sự cho cuộc đối đầu công khai. Việc lựa chọn dị bản này hay khác, phần nhiều phụ thuộc vào chủ trương xung đột (các mục tiêu, hi vọng, định hướng tình cảm) của các bên. Giai đoạn phát triển xung đột. Bước khởi sự cuộc đối đầu công khai giữa các bên là kết quả của hành vi xung đột được hiểu là những hành động nhằm vào bên đối địch nhằm định đoạt, kìm chế khách thể tranh chấp hoặc buộc người phản thiện từ bỏ các mục tiêu của mình hoặc thay đổi chúng. Các nhà lý thuyết về xung đột phân ra một số hình thức hành vi xung đột: - Hành vi xung đột chủ động (thách thức); - Hành vi xung đột bị động (đáp trả thách thức); - Hành vi xung đột nhượng bộ. 15 Tuỳ thuộc vào chủ trương xung đột và hình thức hành vi xung đột của các bên, xung đột sẽ có lôgíc phát triển riêng của nó. Xung đột bị mở rộng, có xu thế tạo nên những lý do bổ sung để xung đột trầm trọng thêm và gia tăng. Mỗi "nạn nhân" mới đều trở thành "lời biện hộ" cho cuộc xung đột leo thang. "Và nếu như xung đột chẳng bị cái gì ngăn trở, thì nó dường như bắt đầu tự dung dưỡng mình, để ra ngày các lý do mới để tiếp tục phát triển. Vì thế, ở chừng mực nhất định, mỗi cuộc xung đột đều có đặc trưng độc nhất vô nhị. Có thể tách ra ba giai đoạn cơ bản trong bước phát triển xung đột ở giai đoạn thứ hai của nó: 1. Xung đột chuyển từ trạng thái tĩnh tại sang đối đầu công khai giữa các bên. Cuộc tranh chấp nổ ra đến lúc này mới chủ dùng đến các nguồn lực hạn chế và mang tính chất cục bộ. Đây là sự thử sức đầu tiên, ở kỳ này vẫn còn nhiều khả năng thực thế đẻ chấm dứt cuộc tranh chấp công khai và giải quyết xung đột bằng các biện pháp khác. 2. Tiếp tục leo thang đối đầu. Để đạt được các mục tiêu của mình và phong toả hành động của đối thủ, các bên sử dụng tất cả nguồn lực ngày càng mới. Hầu như mọi khả năng tìm ra sự nhượng bộ đều bị bỏ lỡ. Xung đột trở lên ngày càng không thể kiểm soát và không thể dự đoán. 3. Xung đột đạt tới đỉnh điểm và mang hình thức chiến tranh tổng lực, áp dụng tất cả mọi lực lượng và phương tiện có thể có. Ở kỳ này, các bên xung đột dường như quên đi các nguyên nhân và mục đích thực của xung đột. Gây tổn thất tối đa cho đối thủ đã trở thành mục tiêu chủ yếu. Đề tài này dựa vào dạng xung đột thứ 3 “ Xung đột về các giá trị, các phương châm sống cơ bản.” để tìm hiểu về các dạng nguyên nhân dẫn tới các quá trình xung đột trong đời sống vợ chồng trẻ. Trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét các dạng xung đột biểu hiện dưới các hình thức : (Tranh luận, mắng chửi, chiến tranh lạnh, đánh đập, bỏ nhà đi, cấm đoán làm một việc gì đó và doạ ly hôn) 2.2 Gia đình – Gia đình trẻ: Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và không ngừng biến đổi cùng với những bước tiến của nền văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã trải qua nhiều dạng gia đình khác nhau. Ph.Ăng-ghen đã khái quát lại rằng “Có 3 hình thức hôn nhân chính, tương ứng về đại thể với 3 giai đoạn phát triển chính 16 của nhân loại. Ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ hôn nhân một vợ một chồng” Có thể nói, hình thức gia đình biến thiên theo lịch sử và khác nhau ở các xã hội khác nhau. Thế nhưng trong nhiều năm, các nhà xã hội học đã sử dụng định nghĩa hạn chế của George Murdock về gia đình như là một chuẩn mực. Murdock định nghĩa gia đình là “một nhóm xã hội được xác định bởi một nơi trú ngụ chung, sự cộng tác và tái sản xuất về kinh tế (bao gồm): những người trưởng thành của cả hai giới, trong đó có ít nhất là hai người duy trì mối quan hệ tình dục được xã hội công nhận, và một hoặc nhiều đứa trẻ, là con đẻ hay con nuôi, của những người trưởng thành có quan hệ như vợ chồng với nhau” [6, tr.35-37] - Trong nghiên cứu này, điều chúng tôi đặc biệt quan tâm ở đây là gia đình với tư cách là một nhóm xã hội, với các mối quan hệ bên trong của nó, sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thoả mãn những nhu cầu riêng tư của họ. Trên cơ sở tiếp cận gia đình như một nhóm xã hội, việc nghiên cứu gia đình trẻ như là một phân khúc của chu kỳ đời sống gia đình. Hình (1) Theo Hình (1) thì gia đình trẻ nằm ở các giai đoạn 1 và 2. M.C Matxcôpski định nghĩa gia đình trẻ là gia đình mà cả hai vợ chồng ở tuổi thanh niên, mới kết hôn lần đầu. Gia đình được coi là gia đình trẻ nếu nó đảm bảo những tiêu chí sau: - Cả hai vợ chồng chưa quá 30 tuổi. - Vợ chồng đã có 1-2 con hoặc chưa có con. - Thời gian chung sống chưa quá 5 năm. Khái niệm gia đình trẻ phản ánh những đặc trưng xã hội như tuổi trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong đời sống gia đình. 17 HÌNH 1: CHU KỲ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH [19, Tr.55] Các giai Chưa có con, đoạn của chu kỳ gia trước khi làm cha mẹ Giai đoạn sinh sản đình I II Kết hôn 0 Giai đoạn xã hội hoá Sinh con thứ nhất 1,2 làm bà III Sinh con tiếp theo 7 Làm ông 1 trong những đứa con kết hôn sinh cháu thứ nhất 25 IV Tan rã gia đình (chết một hoặc cả hai vợ 40 chồng) Thời gian hôn nhân - Cơ cấu gia đình: Cơ cấu là các yếu tố và các mối quan hệ gắn bó với nhau hợp thành hệ thống. Gia đình là một tiểu hệ thống, vì vậy gia đình cũng có cơ cấu của nó. Cơ cấu gia đình gồm 4 loại đáng chú ý nhất đó là : Cơ cấu tổ chức, cơ cấu quyền uy, cơ cấu giao tiếp, cơ cấu vai trò. - Cơ cấu tổ chức: Cho biết kiểu gia đình được hình thành (gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng…), số lượng các thành viên, tình trạng hôn nhân, các thế hệ cùng chung sống. - Cơ cấu quyền uy: Cho biết người quyền lực quyết định trong gia đình thuộc về thành viên nào. Từ đó thấy được gia đình gia trưởng hay gia đình dân chủ. - Cơ cấu giao tiếp: Cơ cấu giao tiếp phản ánh trình độ văn hoá và mức độ giao tiếp của các thành viên gia đình; phản ánh trình độ văn hoá và mức độ giao tiếp của các thành viên và sự bền vững của hôn nhân gia đình. - Cơ cấu vai trò: phản ánh vị thế và quan hệ tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Các yếu tố pháp lý qui định liên quan đến gia đình được xã hội thừa nhận. Cơ cấu vai trò thể hiện ở vai trò của các thành viên trong gia đình và xã hội. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan