Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành...

Tài liệu Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố thanh hóa (qua nghiên cứu tại phường tân sơn, xã đông lĩnh, thành phố thanh hóa)

.PDF
98
595
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ DUYÊN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CON TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG TÂN SƠN, XÃ ĐÔNG LĨNH, THÀNH PHỐ THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ DUYÊN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐÔNG TRỢ GIÚP CON NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG TÂN SƠN, XÃ ĐÔNG LĨNH, THÀNH PHỐ THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Thị Kim Thanh HÀ NỘI – 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 9 2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................. 10 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................. 13 4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 13 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 13 6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .......................................... 14 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 14 8.Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 9.Khung lý thuyết ........................................................................................ 18 ..................................................................................................................... 19 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................... 20 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 20 1.1. Những khái niệm công cụ .................................................................. 20 1.1.1. Khái niệm vai trò xã hội .................................................................. 20 1.1.2. Khái niệm ngƣời cao tuổi ................................................................ 21 1.1.3. Khái niệm gia đình .......................................................................... 22 1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu .......................................... 24 1.2.1 Lý thuyết cấu trúc- chức năng ........................................................ 24 1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá ........................................................................ 26 1.2.3 Lý thuyết về vai trò.............................................................................. 27 1.2.4 Lý thuyết sự chọn lựa hợp lý của Coleman, Friedman và Hechter .. 29 1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP CON TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA CỦA NGƢỜI CAO TUỔI ........................... 38 4 2.1. Nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con trong gia đình ........... 38 2.2.Hoạt động trợ giúp con của ngƣời cao tuổi ......................................... 41 2.2.1 Hoạt động trợ giúp trực tiếp ............................................................... 41 2.2.2 Hoạt động trợ giúp gián tiếp............................................................... 45 2.2.3 Mức độ tham gia hoạt động trợ giúp .................................................. 48 CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CON CỦA NGƢỜI CAO TUỔI .............................................. 56 3. 1Các nhân tố tác động ............................................................................. 56 3.1.1 Cấu trúc gia đình ................................................................................ 56 3.1. 2 Những đặc điểm tâm sinh lý của NCT .............................................. 60 3.1.3 Những đặc điểm nhân khẩu xã hội của NCT .................................... 62 3.1. 4 Hoạt động của Hội NCT và các cơ quan đoàn thể ............................ 66 3.1.5 Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về NCT ...................................... 69 3.2 Hệ quả từ sự trợ giúp của Ngƣời cao tuổi............................................ 70 3.2.1 Đối với con cháu ................................................................................. 72 3.2.2 Đối với NCT ..................................................................................... 76 3.2.3 Đối với xã hội ..................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 86 1. Kết luận .............................................................................................. 86 2. Khuyến nghị ....................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 89 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ................................................................... 92 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................ 16 Bảng 2.1 : Sự tham gia trợ giúp công việc của người cao tuổi ................... 40 Bảng2.2 : Hình thức tham gia trợ giúp con cái của người cao tuổi ............ 42 Bảng 3.1: Hiện trạng sống của người cao tuổi ở Thành phố Thanh Hóa .... 57 Bảng 3.2: Những vấn đề người cao tuổi gặp phải khi tham gia trợ giúp con trong gia đình ............................................................................................ 60 Bảng 3.3: Lý do vì sao người cao tuổi không thường xuyên thăm hỏi, động viên con cháu trong gia đình ..................................................................... 61 Bảng 3.4: Sự tham gia giúp đỡ con cháu về mặt tinh thần của người cao tuổi .................................................................................................................. 72 Bảng 3.5 : Tình cảm của con cháu dành cho người cao tuổi ..................... 75 Bảng 3.6: Quyết định việc quan trọng các thành viên trong gia đình có hỏi ý kiến người cao tuổi .................................................................................... 76 Bảng 3.7: Sự hài lòng về công việc mà người cao tuổi tham gia trợ giúp cho con cháu .................................................................................................. 81 6 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 1.2: Tỷ lệ phân chia theo giới tính ................................................. 16 Biểu 1.3: Tỷ lệ phân chia theo trình độ học vấn .................................... 17 Biểu 1.4: Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi ................................................... 17 Biểu 2.1: Sự trợ giúp trực tiếp của người cao tuổi trong gia đình ........... 43 Biểu 2.2: Sự tham gia trợ giúp gián tiếp của người cao tuổi .................. 45 Biểu 2.3: Mức độ tham gia giáo dục đạo đức của người cao tuổi trong gia đình ........................................................................................................ 49 Biểu 2.4: Mức độ tham gia giáo dục tri thức của NCT ........................... 50 Biểu 2.5: Mức độ tham gia hoạt động trợ giúp trông nom, chăm sóc con cháu của NCT ....................................................................................... 52 Biểu 2.6: Sự tham gia định hướng làm kinh tế của người cao tuổi .......... 53 Biểu 2.7: Sự định hướng chọn bạn đời của người cao tuổi cho con cháu trong gia đình ........................................................................................ 54 Biểu 3.1: Tương quan giữa giới tính và hoạt động trợ giúp trực tiếp cho con của NCT .......................................................................................... 62 Biểu 3.2.: Tương quan giữa giới tính và hoạt động trợ giúp trực tiếp cho con của NCT ......................................................................................... 63 Biểu 3.3: Sự tôn trọng của người trẻ trong gia đình của người cao tuổi . 78 Biểu 3.4: Sự hài lòng trong mối quan hệ của người cao tuổi với gia đình79 Biểu 3.5: Mức độ hài lòng của người cao tuổi với cuộc sống ................. 80 7 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT NCT Người cao tuổi TP Thành phố 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến năm 2011, tỷ lệ NCT Việt Nam chiếm 9,9% dân số(Tổng cục thống kê (2012), Điều tra biến động dân số - kế hoach hóa gia đình 01/4/2012).. Điều này cho thấy Việt Nam đã bước vào giai đoạn “ già hóa dân số”- giai đoạn mà nhiều người cho rằng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của một Quốc gia. Tuy nhiên, với nét đặc thù riêng của Văn hóa Việt, NCT vẫn chiếm một vị trí và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cả gia đình và ngoài xã hội. Trong gia đình, họ là điểm tựa vững trãi, là “kho” kinh nghiệm sống quý báu và với bên ngoài xã hội, họ không chỉ là một lực lượng chính trị, xã hội ngày càng đông đảo tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong địa phương, mà còn là nguồn lực quý giá trong sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân dân tộc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc gia. Cũng như nhiều nơi khác trong cả nước, NCT Thành phố Thanh Hoá những năm qua là một trong những nhóm đi đầu của Đất nước trong việc huy động sự đoàn kết của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, hưởng ứng theo phong trào “Nêu gương sáng” xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện” và đặc biệt phong trào xây dựng “gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” giai đoạn 2007-2012. Nhiều người cao tuổi bên cạnh việc sẵn sàng nhận các nhiệm vụ của xã hội với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao khi bắt đầu được nghỉ hưu, làm việc liên tục không ngơi nghỉ, lăn lộn với phong trào, say mê với công việc bằng cả tấm lòng cho quê hương, đất nước thì họ cũng vẫn dành không ít thời gian để giúp đỡ cho con cái trong gia đình của chính mình. 9 Vậy với sự hạn chế của sức khỏe và độ tuổi, trong khi lại tham gia nhiều vào những hoạt động của xã hội, NCT đã có những trợ giúp gì cho con cái trong gia đình? Hoạt động trợ giúp nào được họ lựa chọn thường xuyên? Thời gian dành cho những hoạt động này ở họ là bao nhiêu? ... Việc nghiên cứu về vai trò của người cao tuổi trong hoạt động trợ giúp con cái là một vấn đề hết sức cấp thiết. Nó không chỉ cho chúng ta một cái nhìn về hoạt động trợ giúp của một nhóm xã hội – nhóm mà trong xã hội không ít người còn nghi ngờ về sự đóng góp của họ, thậm chí có người còn cho rằng đó chỉ là những người ăn theo, những người hay gây ra những khó chịu cho con cái... do sự khác biệt về hệ giá trị sống, mà còn hình thành nên một cái nhìn tổng quan, toàn diện về họ. Điều này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách khoa học và hợp lí dười góc độ xã hội học. Đây cũng chính là ý tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: “Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở Thành phố Thanh Hóa (Qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, Thành phố Thanh Hóa). 2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, những nghiên cứu xã hội học về NCT mới chỉ được bắt đầu vào những năm 1990 khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và khi tỷ lệ NCT trong dân số có xu hướng tăng nhanh. Các cuộc điều tra nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những nội dung như: quy mô dân số NCT; cơ cấu dân số NCT; về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT; chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trò của NCT. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách xã hội đối với NCT. Đáng chú ý là các công trình sau đây: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách xã hội với 10 người già ở Việt Nam (Vụ các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2000); Nghiên cứu điều tra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT Việt Nam (Hội NCT Việt Nam, 2005); Trong miền an sinh xã hội; Nghiên cứu về tuổi già Việt Nam (Bùi Thế Cường, 2005) Nghiên cứu một số đặc trưng kinh tế - xã hội và đánh giá thử nghiệm mô hình chăm sóc sức khoẻ nâng cao đời sống của NCT (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2005); Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ cao tuổi (Hội LHPN Việt Nam, 2005); Chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong sự nghiệp đổi mới (Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, 1999), NCT và những vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội (Bộ Lao động-TB và Xã hội, 1999) . Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với NCT (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2008-2009); Thực trạng đời sống của NCT các dân tộc bản địa Tây Nguyên (Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, 2006); Thực trạng đời sống của NCT từ 80 trở lên (Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, 2007); Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NCT Việt Nam (Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, 2008); Thực trạng NCT tham gia khôi phục và truyền nghề cho thế hệ trẻ Việt Nam (Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, 2010); Thực trạng NCT tham gia xóa đói, giảm nghèo (Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, 2011)… Cần phải khẳng định rằng, người cao tuổi là lớp người có nhiều công lao với xã hội, đất nước, gia đình và lớp con cháu. Người cao tuổi đã đóng góp phần lớp sức lực, trí tuệ của bản thân mình thông qua các hoạt động kinh tế, xã hội khi còn ở độ tuổi trẻ, khỏe. Đến khi bước vào độ tuổi được gọi là già, họ xứng đáng được xã hội tôn vinh, quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò tài năng, trí tuệ của người cao tuổi cần phải được xem xét và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, kinh tế, xã hội và nhân văn. Một số nghiên cứu về người cao tuổi như: 11 Nghiên cứu “ Thực trạng đời sống người cao tuổi từ 80 trở lên” của TS Nguyễn Thế Huệ (NXB văn hóa thông tin, 2010). Nghiên cứu là kết quả dự án nghiên cứu của Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam phối hợp với hội người cao tuổi Việt Nam tiến hành. Nội dung chính đề cập đến thực trạng đời sống người cao tuổi từ 80 trở lên như mức thu nhập, mức độ tham gia bảo hiểm, chế độ được hưởng,tiếp cận các dịch vụ xã hội, tài sản, hiểu biết về chính sách, chế độ của NCT, trợ giúp khi ốm đau… Qua nghiên cứu, có thể có một cách nhìn tổng thể về thực trạng đời sống của NCT từ 80 tuổi trở lên. Nghiên cứu“ Gia đình với người cao tuổi” do nhóm tác giả thuộc vụ gia đình – Bộ văn hóa , thể thao và du lịch xây dựng tài liệu giáo dục đời sống gia đình phần IV (NXB văn hóa thông tin,2010). Trong nghiên cứu có nhấn mạnh đến vai trò của người cao tuổi trong gia đình, trách nhiệm của người cao tuổi đối với con cháu. “Người cao tuổi có những ưu điểm mà người trẻ không thể có được đó là kinh nghiệm, trách nhiệm, tình thương vô bờ , luôn dành cho con cháu những phần tốt nhất, vì với họ con hay thì được nhờ, con dở thì đành chịu. Mặc dù, tuổi cao sức yếu nhưng nhiều cụ vẫn tham công tiếc việc, muốn đỡ đần con cháu những việc thường ngày. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn phải nhờ cậu vào sức lực, thậm chí kinh tế của cha mẹ cao tuổi. Thêm vào đó người cao tuổi có vai trò quan trọng trong điều hòa cuộc sống” Mỗi một nghiên cứu đều hướng đến người cao tuổi, đi sâu vào đời sống của họ, phân tích nhiều vấn đề. Tuy nhiên, về khía cạnh vai trò trợ giúp con cái của người cao tuổi thì cho đến nay, chưa ghi nhận thấy có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình. Chính ở điều này đề tài đã thể hiện những đóng góp mới qua nỗ lực tìm hiểu về vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp trong gia đình dưới góc độ xã hội học, vận dụng lý thuyết xã hội học vào 12 việc phân tích những hoạt động trợ giúp của người cao tuổi trong gia đình hiện nay. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3.1 Ý nghĩa lí luận. Đề tài nghiên cứu vận dụng một số lý thuyết, các khái niệm xã hội học nói chung và xã hội học gia đình nói riêng vào tìm hiểu, mô tả và phân tích vai trò của NCT đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình và qua đó đóng góp thêm những phát hiện có tính quy luật các khái niệm, quan điểm trong lý luận về vai trò… 3.2 Ý nghĩa thực tiễn. Đề tài nghiên cứu này có các ý nghĩa thực tiễn như sau: Giúp Hội người cao tuổi, tổ chức đoàn thể, nhà quản lý, hoạch định chính sách có một cách nhìn đầy đủ và toàn diện về những đóng góp của người cao tuổi cho dù hiện tại họ có những hạn chế về sức khỏe. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên quan tâm đến NCT, đến hoạt động của các thành viên trong gia đình. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con trong gia đình như thế nào? - NCT chủ yếu trợ giúp con cái trong gia đình những công việc gì? - Nhân tố nào là cơ bản quyết định đến việc có trợ giúp cho con cái của mình hay không ở người cao tuổi? 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục đích và nhiệm vụ: Thông quan thực trạng trợ giúp cho con của người cao tuổi trong gia đình để tìm hiểu nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con, vai trò của họ 13 trong những hoạt động này, các nhân tố cơ bản tác động đến sự tham gia hay không tham gia trợ giúp con. Từ đó đưa ra giải pháp có tính khả thi. 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Mô tả về nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con trong gia đình. - Làm rõ những công việc trợ giúp chính của NCT trong gia đình. - Phân tích các nhân tố cơ bản quyết định đến sự tham gia của người cao tuổi vào các hoạt động trợ giúp con trong gia đình. 6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình. 6.2 Khách thể nghiên cứu: Người cao tuổi trên địa bàn TP Thanh Hóa. Khách thể khảo sát: Người cao tuổi phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa. 6.3 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Tiến hành khảo sát tại TP Thanh Hóa. Chúng tôi lựa chọn 2 phường là phường Tân Sơn và xã Đông Lĩnh trực thuộc TP Thanh Hóa. + Phạm vi Thời gian: Tháng 10/2012 đến tháng 12/2012 Phạm vi nội dung nghiên cứu: Người cao tuổi khi tham gia trợ giúp cho con cái trong gia đình thường được thể hiện dưới nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp cũng như với những hoạt động khác nhau, vì thế, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu một số hoạt động trợ giúp thường xuyên và dành nhiều thời gian cho những hoạt động này ở họ như: trông nom chăm sóc con cháu, nội trợ, giáo dục giá trị đạo đức lối sống…. 7. Giả thuyết nghiên cứu 14 Đại đa số NCT đều có nhận thức đúng về vai trò của mình và xuất phát từ mong muốn giúp đỡ con cháu mà NCT tham gia trợ giúp con trong gia đình. NCT trợ giúp con trong nhiều công việc chủ yếu là trông nom, chăm sóc con cháu, nội trợ, giáo dục giá trị đạo đức lối sống. Có nhiều nhân tố tác động đến sự trợ giúp con trong gia đình của người cao tuổi. Nhưng nhân tố cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến sự trợ giúp con của NCT là gia đình 8.Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phƣơng pháp luận Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Áp dụng lý luận này vào đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn tìm hiểu, giải thích sự tác động của xã hội tới nhận thức và hành động trợ giúp con trong gia đình của người cao tuổi. Chủ nghĩa Mac- Lênin nêu rõ, mọi sự vật hiện tượng đều có tác động qua lại với nhau, chúng luôn biến đổi, vận động theo quy luật nhất định. , không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại độc lập mà chúng có một sự liên kết và ràng buộc lẫn nhau, cái này tác động hoặc chịu tác động của cái kia, ngoài ra chúng còn chuyển hoá lẫn nhau. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề xã hội yêu cầu mỗi chúng ta phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác, phải xem xét các mặt, các yếu tố của nó một cách toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem xét tất cả mọi mặt của sự vật, hiện tượng mà chỉ xem xét những mối liên hệ quan trọng nói lên bản chất sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Vận dùng nguyên lí này vào đề tài tác giả muốn tìm hiểu những hoạt động trợ giúp đặc biệt là trợ giúp trực tiếp và gián tiếp, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới nhận thức và hành động trợ giúp con trong gia đình của người 15 cao tuổi. Chủ nghĩa Mac – Lê Nin là cơ sở lý luận chính trong đề tài nghiên cứu này. 8.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin. 8.2.1 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở phiếu trưng cầu ý kiến đã được xây dựng từ trước với số lượng là 200 người cao tuổi của hai phường, xã của TP Thanh Hóa : Phường Tân Sơn và xã Đông Lĩnh. Trong đó, đã tính tới sự cân bằng giới tính và cân bằng giữa phường và xã trực thuộc Thành phố Thanh Hóa. Nội dung của khảo sát bao gồm thông tin về vai trò trợ giúp con của NCT, trợ giúp trực tiếp, trợ giúp gián tiếp, và một số thông tin cá nhân. Số phiếu thu về được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu khảo sát (Đơn vị:%) Số lƣợng Tỷ lệ(%) Giới tính 200 100 1.1 Nam 100 50 1.2 Nữ 100 50 STT 1 Tiêu chí (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Biểu 1.2: Tỷ lệ phân chia theo giới tính (Đơn vị:%) 50% 50% (Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra) 16 nam nữ Biểu 1.3: Tỷ lệ phân chia theo trình độ học vấn (Đơn vị:%) 45 42 40 35 không biết chữ 30 tiểu học 26,5 trung học 25 18 20 trung học phổ thông 17 14 15 đại học - cao đẳng 10 5 trung cấp đào tạo nghề 3,5 0 không biết tiểu học chữ trung học trung học trung cấp phổ thông đào tạo nghề đại học cao đẳng (Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra) Biểu 1.4: Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi (Đơn vị:%) 60 51 50 40,5 40 từ 60 -70 từ 70 - 79 30 trên 80 20 8,5 10 0 từ 60 -70 từ 70 - 79 trên 80 (Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra) 8.2.2 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Mục đích phỏng vấn sâu:Các mẫu phỏng vấn sâu được thiết kế để thu thập thông tinh định tính thực hiện mục tiêu của đề tài: Vai trò của người cao tuổi 17 đối với hoạt động trợ giúp con và các nhân tổ tác động tới hoạt động trợ giúp mà bảng hỏi chưa trả lời được. Đối tượng phỏng vấn: Người cao tuổi và thành viên gia đình có người cao tuổi. Nội dung phỏng vấn: Liên quan đến vai trò của người cao tuổi và các nhân tố tác động đến hoạt động trợ giúp con trong gia đình. Số lượng phỏng vấn: 10 phỏng vấn sâu 8.2.3 Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với phương pháp này tác giả có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua quá trình tri giác trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của người cao tuổi, những biểu hiện trong nhận thức cũng như thái độ của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình. 8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhằm bổ sung thông tin luận văn. Các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được thu thập và phân tích bao gồm: tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu, các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước… có nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu. 9.Khung lý thuyết 18 Điều kiện KT – VH - XH Chính sách, pháp luật người cao tuổi Các cơ quan,đoàn thể, cộng đồng, hội người cao tuổi Đặc điểm hộ gia đình (Văn hóa, cơ cấu, quy mô gia đình….) Nhận thức của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình Trợ giúp các hoạt động trong gia đình Trông nom, chăm sóc con cháu Giáo dục Không trợ giúp Định hướng việc làm 19 Định hướng lựa chọn bạn đời NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm vai trò xã hội Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng.Còn vai trò xã hội không có tính chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời. Những hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong cuộc sống. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ.Mỗi cá nhân có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội.Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định nên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình, ngoài xã hội…và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau.Không thể nói tới vị thế mà không nói tới vai trò và ngược lại.Vai trò và vị thế là hai mặt của một vấn đề. Vị thế của cá nhân được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Và vai trò của các nhân được xác định bằng cách trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì? Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào vai trò ấy).Một vị thế có thể có nhiều vai trò.Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò thì vị thế thường 20 ổn định hơn, ít biến đổi hơn, còn vai trò thì biến động hơn.Thông thường thì sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế.Vị thế biến đổi thì vai trò cũng biến đổi. Bản chất của thuyết này thể hiện ở chỗ: Khi thực hiện chức năng, hoạt động của mình, các cá nhân, nhóm xã hội đều phải tuân thủ, đáp ứng những đòi hỏi mà xã hội đặt ra. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “vai trò” theo quan niệm xã hội học nhằm tìm hiểu vai trò của người cao tuổi với tư cách là chuẩn mực, hành vi có kinh nghiệm từ nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong cuộc sống. 1.1.2. Khái niệm ngƣời cao tuổi Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000, hiện đã được thay thế bằng Luật Người cao tuổi (năm 2009) định nghĩa “người cao tuổi” là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Còn theo luật hiện hành, “người cao tuổi” là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Khi bàn đến khái niệm người cao tuổi, chúng ta vẫn thường nghĩ là những người có độ tuổi cao, có thể gọi cách khác là người già, song không thể đồng nhất khái niệm “người cao tuổi” với “người già”. Người cao tuổi chưa chắc đã già, đã yếu bởi có những người hơn 60 tuổi nhưng “vẫn khỏe như thanh niên”. Luật Người cao tuổi lấy mốc 60 tuổi nhằm giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi cho những người đã qua tuổi lao động mà thôi. Xét ở khía cạnh sinh học thì người già là những người đang ở giai đoạn lão hóa mạnh, khi cơ bắp, trí tuệ đã ở vào thời kỳ thấp nhất.Vì vậy, pháp luật hình sự quy định người già là người từ 70 tuổi trở lên nhằm tăng mức bảo vệ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu họ là chủ thể của tội phạm. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, những người có độ tuổi này không nhiều.Hiện nay, thế giới quy định người cao tuổi (NCT) là những người từ 60 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan