Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp cho những ph...

Tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã kim long, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
103
1070
153

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- HOÀNG THỊ HẰNG Vai trß cña nh©n viªn c«ng t¸c x· héi trong viÖc can thiÖp, trî gióp cho nh÷ng phô n÷ bÞ b¹o hµnh trong gia ®×nh ë x· Kim Long, huyÖn Tam D-¬ng, tØnh VÜnh Phóc Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Anh Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thị Vân Anh Cô giáo đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Cô mà tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Với tôi Cô chính là như một người Cô, người chị giúp đỡ tôi trên con đường học vấn và cuộc sống. Tiếp theo tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người khác mà tôi vô cùng biết ơn là những thầy cô trong khoa xã hội học, những người đã cung cấp nền tảng kiến thức và giúp tôi hoàn thành mọi thủ tục bảo vệ luận văn. Cán bộ và người dân xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra để thu thập thông tin cần thiết cho luận văn. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 Học viên Hoàng Thị Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. ...................................................................... 2 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 4 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 7. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 6 8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 6 9. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 10. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 10 1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ....................................................... 10 1.1.1 Lý thuyết xung đột ................................................................................. 10 1.1.2. Lý thuyết nữ quyền ............................................................................... 12 1.3. Các khái niệm ........................................................................................... 14 1.3.1. Khái niệm về phụ nữ ............................................................................. 14 1.3.2. Khái niệm gia đình ................................................................................ 15 1.3.3. Khái niệm bạo hành gia đình ................................................................ 18 1.3.4. Khái niệm phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ...................................... 21 1.3.5.Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội ........................................... 21 1.4. Một số văn bản pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình ................. 22 1.4.1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................ 22 1.4.2. Luật tố tụng hình sự: 19/2/2003/QH11 ................................................. 22 1.4.3. Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007 ................................... 22 1.5. Khái quát tình hình kinh tế xã hội xã kim Long - Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc. .............................................................................................. 23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH .............................................................................................................. 27 2.1. Thực trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long ......................... 27 2.1.1. Diễn biến về số lượng............................................................................ 27 2.1.2. Các hình thức và mức độ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. ....................................................................................................... 29 2.1.3. Bạo hành thể xác ................................................................................... 32 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị bạo hành ở xã Kim Long .................. 42 2.1.5. Hậu quả của phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long ......... 54 2.1.6. Những phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng bạo hành. ........................................................................................................ 57 Chƣơng 3: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ CAN THIỆP, TRỢ GIÚP CHO NHỮNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ KIM LONG .................................................... 60 3.1. Đánh giá về biện pháp đã thực hiện của cộng đồng trong việc can thiệp, giải quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. ...................... 60 3.1.1. Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề nữ bị bạo hành gia đình. . 60 3.1.2. Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. ................................................................................. 61 3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. .................................................... 63 3.2.1. Vai trò can thiệp .................................................................................... 63 3.2.2. Vai trò hòa giải ..................................................................................... 65 3.2.3. Vai trò Tư vấn. ...................................................................................... 67 3.2.4. Vai trò kết nối nguồn lực....................................................................... 69 3.2.5. Vai trò giáo dục ..................................................................................... 70 3.2.6. Vai trò vận động .................................................................................... 72 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò can thiệp trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. ............................................................................... 74 3.3.1. Nhân viên công tác xã hội làm công tác kiêm nhiệm ............................ 74 3.3.2. Năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ................................... 75 3.3.3. Sự hợp tác của người phụ nữ bị bạo hành ............................................ 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 78 1. Kết luận ....................................................................................................... 78 2. Khuyến nghị. ............................................................................................... 79 2.1. Bản thân nhân viên công tác xã hội ......................................................... 79 2.2.Về phía xã hội............................................................................................ 80 2.3. Về phía cá nhân người phụ nữ. ................................................................ 83 2.4. Về phía chính quyền ................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp CĐ, ĐH: Cao đẳng, Đại học KBC: Không biết chữ PVS: Phỏng vấn sâu NPV: Người phỏng vấn NTL: Người trả lời BH: Bạo hành BHGĐ: Bạo hành gia đình CTXH: Công tác xã hội NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 2.1. Thực trạng gia tăng số vụ phụ nữ bị bạo lực gia đình ..................... 27 Biểu 2.2. Nhận định của lãnh đạo địa phương về thực trạng phụ nữ biji bạo hành gia đình ................................................................................................... 29 Biểu 2.3. Những hành vi bạo hành thường xảy ra trong gia đình ................... 30 Biểu 2.4. Các hình thức phụ nữ bị bạo hành ................................................... 30 Biểu 2.5. Người gây ra bạo hành đối với phụ nữ ............................................ 31 Bảng 2.6: Phụ nữ bị bạo hành thể xác ( đơn vị tính %) .................................. 32 Biểu 2.7. Điều tra về độ tuổi bị bạo hành về thể xác ...................................... 33 Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa phụ nữ bị bạo hành và trình độ học vấn của người chồng ( đơn vị tính: %). .................................................................................. 35 Bảng 2.9: Tình trạng phụ nữ bị bạo lực tình dục (đơn vị tính %)................... 38 Bảng 2.10: Tình hình bạo lực về kinh tế đối với phụ nữ (đơn vị tính %)..... 40 Bảng2.11: Nguyên nhân mà những người phụ nữ bị bạo hành trong ............. 42 gia đình (đơn vị tính%) ................................................................................... 42 Bảng 2.12: Nhận thức, thái độ hành vi của người phụ nữ bị bạo hành .......... 45 gia đình (đơn vị tính%) ................................................................................... 45 Bảng 2.13: Mức độ hiểu biết, quan tâm về Luật phòng chống bạo hành gia đình (đơn vị tính%) ......................................................................................... 46 Biểu 2.8. Can thiệp của người dân về việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ..... 46 Bảng 2.15: Điều tra về nhận thức, thái độ và ứng xử của người dân về tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. (đơn vị tính %)............................... 48 Bảng 2.16: Phản ứng, thái độ của chính quyền địa phương về phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %)........................................................................................ 49 Bảng 2.17: Ý kiến của người dân và gia đình, của chính quyền địa phương về các giải pháp ngăn chặn hành vi bạo hành gia đình với phụ nữ ..................... 51 Bảng 2.18: Ảnh hưởng của phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %) .................... 55 Bảng 2.19: Cảm nhận của người phụ nữ khi bị chồng bạo hành .................... 56 Bảng 2.20: Nhận định của trẻ khi chứng kiến mẹ bị bạo hành ....................... 57 Bảng 2.21: Phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng ............ 58 bạo hành (đơn vị tính %) ................................................................................. 58 Bảng 3.1.Các biện pháp áp dụng phòng chống bạo hành gia đình ................. 61 Biểu 3.1. Điều tra về vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội ............ 63 Bảng 3.2. Các biện pháp sử dụng để hòa giải của nhân viên công tác xã hội (đơn vị tính %).................................................................................................. 66 Biểu 3.2. Điều tra về vai trò hòa giải của nhân viên công tác xã hội ............. 65 Bảng 3.3.Mức độ tư vấn tâm lý cho người phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %) ...... 68 Bảng 3.4. Tình hình kết nối nguồn lực trợ giúp cho người phụ nữ bị ............ 69 bạo hành (đơn vị tính %) ................................................................................. 69 Bảng 3.5. Hoạt động tuyên truyền, vận động phòng chống bạo hành ............ 70 (đơn vị tính %) ................................................................................................ 70 Biểu 3.6. Mức độ truyền thông phòng chống bạo hành gia đình .................... 71 Bảng 3.7. Đánh giá về vai trò vận động của nhân viên công tác xã hội ......... 73 (đơn vị tính %) ................................................................................................ 73 Bảng 3.8.Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên công tác xã hội...... 75 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vấn đề giới và bình đẳng giới là một trong những chủ đề đang được quan tâm. Trong đó phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, được đề cử vào trong các vị trí quan trọng trong xã hội. Người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng để tạo lập nên hạnh phúc gia đình, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhiều người phụ nữ chưa thực sự được bình đẳng, chưa thực sự được sống hạnh phúc bởi họ bị bạo lực trong gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam không phải là vấn đề mới nhưng chưa là vấn đề cũ ở nước ta. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là sự vi phạm quyền tự do và nhân phẩm của con người, vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Làm gì để ngăn chặn, để hạn chế tiến tới xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình? Làm sao để dưới những mái nhà không còn tiếng kêu khóc, van xin của những người phụ nữ bị lăng nhục, bị đoạ đày? Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể đã quan tâm, vào cuộc để giải quyết vấn đề này. Nhiều chính sách pháp luật, các chương trình hành động đã được ban hành, triển khai và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc thì vẫn còn những người phụ nữ vẫn phải cam chịu bạo hành bởi người chồng của mình. Vậy vấn đề đặt ra là Vấn đề đặt ra là Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành hay chưa ? Có thể có giải pháp nào hạn chế và trợ giúp cho những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở đây? Chính vì câu hỏi này nên trong quá trình học tập, nghiên 1 cứu thuộc chuyên ngành Công tác xã hội – Khoa Xã hội học, với mong muốn gớp thêm cách nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các mô hình trợ giúp nhằm hạn chế và góp phần xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Công tác xã hội. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trước đây hầu hết các Chính phủ coi bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề riêng tư (United Nation 1996) thì ngày nay nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác động trong khoảng 20 – 50 % số phụ nữ trên thế giới (WHO, 1998). Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng trong Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên Hợp Quốc. Từ ngày 4 – 6/ 12/2001 tại Phnômpênh đã diễn ra Hội nghị về luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu MêKông, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất một số vấn đề như:Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và Phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu. Ở nước ta, phụ nữ bị bạo hành đã tồn tại từ ngàn xưa nhưng ít khi được quan tâm. Hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội vấn đề này được quan tâm nhiều hơn và đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động xã hội với nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ bị bạo hành gia đình trên thế giới và ở Việt Nam. Đã có rất nhiều bài viết, các phóng sự được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều cuộc hội thảo khoa học các cấp đã được thực hiện với sự đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp - biện pháp khắc phục, hạn chế, giải quyết tình trạng phụ nữ bị bạo 2 hành trong gia đình như: đề tài nghiên cứu của TS. Lê Dân “Thực trạng và giải pháp giảm bạo hành gia đình đối với phụ nữ tại Thành Phố Đà Nẵng. Nội dung đề tài tiến phân tích thực trạng phụ nữ bị bạo hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, đề tài đã xem xét bạo lực theo các góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa bạo lực với tôn giáo, trình độ văn hoá và nghề nghiệp”. Năm 1997, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác tại 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình làm cơ sở để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cung cấp đầy đủ được một bức tranh toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới. Năm 1999, TS Lê Thị Phương mai đã nghiên cứu về “ Bạo lực và hậu quả đối với sức khỏe sinh sản: Hiện trạng của Việt Nam”. Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực. Trong báo cáo bao gồm các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và chủ yếu phỏng vấn phụ nữ đến tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy: Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội. “Bạo lực trên cơ sở giới- Trường hợp ở Việt Nam”, TS Vũ Mạnh Lợi, Ts Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc nghiên cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực chống lại phụ nữ ở các xã phường. Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS Lê Thị Quý. Tác giả Lê Thị Quý đã đưa ra bốn nguyên nhân của bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là nguyên nhân kinh tế, học vấn, thói quen văn hóa – xã hội và bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực. Đồng thời tác giả còn nêu rõ hậu quả của nạn bạo lực. 3 Công trình nghiên cứu của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội với đề tài “Thực trạng bạo hành trong gia đình ở xã Hương Lạc - Lạng Giang - Bắc Giang”. Đề tài nghiên cứu về thực trạng bạo hành trong gia đình từ đó ứng dụng công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành”; Luận văn Tiến sỹ của Nguyễn Thị Thọ “Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ đạo đức”; Báo gia đình và xã hội phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm tổ chức cuộc thi viết báo “Nói không với bạo lực gia đình”…Cũng đã có những chương trình, dự án và các mô hình, các câu lạc bộ phòng chống bạo hành gia đình áp dụng ở một số huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương và Thành Phố Vĩnh Yên của Vĩnh Phúc như: Dự án xây dựng năng lực cho cán bộ phòng chống bạo hành gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Cuộc tổng điều tra về tình hình bạo hành gia đình trên địa bàn toàn tỉnh năm 2009 của sở văn hóa thể thao du lịch và các hoạt động tuyên truyền luật phòng chống bạo hành gia đình và bình đẳng giới tại Vĩnh Phúc, Huyện Yên Lạc tổ chức tuyên truyền Luật Phòng chống bạo hành gia đình và ứng dụng các mô hình phòng chống bạo hành gia đình tại một số xã, Huyện Tam Dương cũng tổ chức và xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” nhằm phòng chống bạo hành gia đình.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long và vai trò can thiệp trợ giúpcủa nhân viên công tác xã hội. Bởi vậy, luận văn "Vai trò của nhân viên công của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” là đề tài mới, không trùng tên với các công trình đã công bố. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu làm phong phú thêm kho tàng lý luận về khái niệm, nhận thức, tư tưởng trong vấn đề bạo hành gia đình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Để từ đó hoàn thiện Luật phòng chống bạo hành gia đình. 4 Hơn nữa, nghiên cứu luận văn là cơ sở lý luận của công tác xã hội được phong phú hơn về cách giải quyết, hỗ trợ, vận động cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội trong việc đẩy lùi tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần nghiên cứu thực trạng, đồng thời phân tích tìm ra những nguyên nhân gây ra tình trạng phụ nữ bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long hiện nay. Khẳng định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình Thông qua nghiên cứu thực tiễn giúp cho nhân viên công tác xã hội có điều kiện để ứng dụng và nâng cao trình độ nghề nghiệp trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành gia đình. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. - Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ bị bạo hành thể chất, bạo hành tinh thần, bạo hành tình dục, bạo hành kinh tế trong gia đình tại xã Kim Long. Người gây ra bạo hành Gia đình người có phụ nữ bị bạo hành. Cán bộ chính quyền, đoàn thể, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Nhân viên công tác xã hội. 5. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013. - Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 5 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: + Nghiên cứu tình hình thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành gia đình. + Nghiên cứu thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đang xảy ra ở xã Kim Long, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc + Lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình + Đề xuất giải pháp nhằm can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu hệ thống lý luận nhằm can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành. + Khảo sát thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, đánh giá những biện pháp đã can thiệp, hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Kim Long + Nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. 7. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long là nguyên nhân nào? Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò của mình để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình chưa? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long đang ngày càng gia tăng, nhất là hình thức phụ nữ bị bạo hành về thể chất. - Nhận thức, và tư tưởng cổ hủ lạc hậu của những người đàn ông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. - Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long chưa thực hiện tốt các vai trò của mình trong can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. 6 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1 Phƣơng pháp luận Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu, từ các luận điểm nghiên cứu, phân tích cho đến chứng minh các khía cạnh khác nhau của đề tài. 9.2. Cơ sở dữ liệu Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của Báo cáo của Công an xã Kim Long về “ Số liệu thống kê các vụ bạo hành gia đình năm 2005 – 2008”, “ Tổng kết về tình hình phòng chống bạo hành gia đình ở xã Kim Long năm 2010 – 2012”. Trong luận văn sử dụng số liệu từ nguồn này và có những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn. Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn như sau: (Đơn vị tính %) Đặc điểm mẫu nghiên cứu Về giới tính ngƣời trả lời Về trình độ học vấn ngƣời trả lời Về độ tuổi ngƣời trả lời 7 Tỷ lệ Nam 38.2 Nữ 61.8 Tiểu học 13.8 THCS 54.2 THPT 25.7 TCCN 4.0 CĐ, ĐH 1.3 KBC 1.0 Dưới 30 tuổi 23.5 Từ 30 – 40 tuổi 17.2 Từ 41 – 45 tuổi 26.2 Từ 46 – 55 tuổi 33.1 9.3. Các phƣơng pháp khác 9.3.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Triết học, Tâm lý học, Công tác xã hội đồng thời nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Mục đích của phương pháp này là thu thập những vấn đề lý luận liên quan đến luận văn như: Bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ. Đây là cơ sở cho việc xây dựng phương pháp điều tra, phân tích về thực trạng và các hình thức phụ nữ bị bạo lực trong gia đình ở địa bàn xã Kim Long. - Báo cáo tóm tắt nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam - Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 Ngoài ra luận văn còn sử dụng phân tích tài liệu từ nguồn tài liệu thu thập được như internet, sách, báo, phim ảnh, băng hình…trên cơ sở đó phân tích và sàng lọc những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó kết hợp với việc tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình để tham khảo thêm về phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho luận văn nghiên cứu của mình. 9.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập những thông tin cụ thể, chính xác về thực trạng bạo lực đối với những người phụ nữ bị bạo hành, các nguyên nhân và các biện pháp đã can thiệp của chính quyền ở xã Kim Long. Tác giả tiến hành 10 phỏng vấn sâu trong đó 2 phỏng vấn của chính quyền và cán bộ Hội phụ nữ xã, 1 phỏng vấn sâu của nhân viên công tác xã hội, 7 phỏng vấn sâu người phụ nữ bị bạo hành. Thông qua phương pháp này giúp cho tác giả thu thập được tổng quát nhất, cụ thể nhất và chính xác nhất về tình trạng bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ ở đây đồng thời giúp tác giả biết 8 được ý kiến, thái độ, suy nghĩ của chính những người bị bạo hành về vấn nạn bạo lực trong gia đình tại địa phương. 9.3.3. Phƣơng pháp quan sát Quan sát hành vi, cử chỉ, ngoại hình, thái độ, dấu hiệu lo lắng, bất an, ngôn ngữ cơ thể…trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp quan sát với mục đich thông qua việc quan sát để thu thập thêm thông tin về bạo lực gia đình tại xã Kim Long, những biểu hiện cử chỉ và thái độ, sự phản ứng của những người phụ nữ bị bạo lực trong gia đình tại địa phương. 9.3.4.Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng. Và đây là phương pháp nghiên cứu chính để thu thập thông tin, dữ liệu của luận văn. 10. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, lụân văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3. Nhân viên Công tác xã hội thực hiện vai trò can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Lý thuyết xung đột * Nội dung lý thuyết xung đột Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết xung đột là K.Marx, một nhà tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, triết học và xã hội học. “Cho rằng xung đột xã hội không chỉ dừng trong lĩnh vực kinh tế mà còn thể hiện trong bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội” Như vậy, nội dung quan điểm tư tưởng này nhấn mạnh đến những yếu tố xung đột, cạnh tranh, sự biến đổi và áp bức trong xã hội. ( [15, tr 84] sách Xã hội học, dẫn theo John J. Macionis 1987) Lý thuyết xung đột tập trung vào những bất đồng không thể tránh khỏi giữa các bộ phận khác nhau của xã hội hoặc giữa các xã hội. Cho rằng sự khác nhau về mặt lợi ích giữa các nhóm xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Lý thuyết này xem xét sự xuất hiện xung đột xã hội như một sự phản kháng cần thiết để đạt được trạng thái cân bằng và sự phát triển nào đó. Mục đích của sự xung đột, tranh giành những lợi ích, quyền lực và kiểm soát xung đột là để có thể áp đặt sự thống trị của nhóm này đối với nhóm khác. Xung đột trong mọi xã hội và diễn ra tại mọi thời điểm đều hướng tới quá trình thay đổi. Các mâu thuẫn thường chuyển thành cuộc đấu tranh, đối đầu công khai giữa các bên, sự đối đầu đối với cường lực có thể mạnh hoặc yếu, phụ thuộc vào các nhân tố, điều kiện và khả năng giải quyết đồng thời nó phụ thuộc vào chủ thể đối đầu theo đuổi mục đích gì. [9, tr271 – 275] Trong một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam, Phạm Xuân Cần cho rằng: Xung đột là giai đoạn đỉnh điểm của mâu thuẫn và biểu hiện bằng hành vi đụng độ, xô xát. Thực tế xung đột xã hội không chỉ đơn thuần cho ta sờ thấy, nhìn thấy mà nó là cả quá trình từ sự khởi nguồn đến kết thúc và cả hậu xung 10 đột. Từ những bất đồng tư tưởng, ý niệm, giá trị, niềm tin, những bất đồng trong chia sẻ lợi ích nguồn lực từ đó là cả sự giằng co, tương tác theo chiều thời gian của sự vận động. Vì vậy, có những xung đột được kìm chế ở mức độ thấp bởi có sự tương tác tốt hay chính thể có sự điều chỉnh kịp thời, có những xung đột lại phát triển ở mức độ cao vì môi trường tương tác hạn chế.[8, tr.6] * Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xung đột Những người theo lý thuyết xung đột cho rằng tình yêu là một yếu tố quan trọng trong hôn nhân và gia đình hiện đại, những mâu thuẫn và xung đột cũng hết sức cơ bản. Cách tiếp cận của lý thuyết này không chỉ xung đột là tồi tệ mà coi như một bộ phận tự nhiên của đời sống gia đình Gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, lý tưởng giá trị sở thích và mục đích khác nhau. Mỗi người khong phải bao giờ cũng hài hòa với mọi người khác trong gia đình. Các gia đình thường có những mâu thuẫn, xung đột là do có bất đồng từ nhỏ đến lớn, họ chỉ khác nhau về tần suất, mức độ, tính chất biểu hiện và cách giải quyết xung đột. Yếu tố quyền lực là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Mọi người trong gia đình đều có quyền lực nhưng lại ở mức độ khác nhau, cá nhân nào, nhóm nào có nhiều quyền lực nhất thì thắng trong cuộc xung đột. Dưới góc độ của lý thuyết xung đột thì việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình là do sự xung đột về quyền lực, về quan điểm sống, về lối sống, về vị thế trong gia đình. Do những mâu thuẫn tồn tại trong một quá trình và do sự bất đồng về quan điểm sống của cá nhân giữa người vợ, người chồng trong một thời gian dài và thành thói quen nên nó trở nên căng thẳng giữa mối quan hệ vợ chông. Từ đó mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm, xung đột diễn ra khi cả hai bên không kìm nén được bản thân. theo giải thích của lý thuyết xung đột thì kẻ mạnh về quyền lực, quyền uy sẽ uy hiếp người yếu thế hơn. 11 1.1.2. Lý thuyết nữ quyền Đại diện cho lý thuyết nữ quyền phương tây đó là Hélène Cixous, Luce Irigaray, Julia Kristeva, Simone de Beavoir. Chủ nghĩa nữ quyền đang ngày càng khuếch trương ảnh hưởng với “những làn sóng” vỗ mạnh mẽ vào thành lũy của chế độ nam quyền để khẳng định địa vị và quyền lợi của người phụ nữ. Có thể nói rằng chủ nghĩa nữ quyền Pháp thường được ứng dụng trong nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền hiện đại bởi Pháp là một trong những chiếc nôi của chủ nghĩa nữ quyền, hay nói như Beavoir “ về mặt nữ quyền, Pháp đi trước các nước khác’’, chủ nghĩa nữ quyền Pháp đã đóng góp nhiều kiến giải đặc sắc về phụ nữ và lý thuyết nữ quyền, mặt khác chủ nghĩa nữ quyền Pháp là nhánh phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào nữ quyền Anh, Mỹ. 1 *Nội dung lý thuyết nữ quyền Khi xem xét về lịch sử, Simone de Beauvoir cho rằng dường như giới nữ đã được tự do hơn về mặt chính trị và tình dục tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ cho việc giải phóng hoàn toàn phụ nữ khỏi sự thống trị dai dẳng của đàn ông. Về cơ bản họ vẫn chịu thiệt thòi và bị kiềm tỏa trong các mối liên hệ phụ thuộc ấy. Beauvoir kết luận hầu hết các xã hội trong lịch sử phương Tây từ cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xem phụ nữ như là Tha nhân - khách thể và đàn ông như là Cái tôi – chủ thể. Beauvoir cũng cho rằng do lệ thuộc về kinh tế và chức năng sinh sản nên phụ nữ không thể phản đối uy quyền tuyệt đối của nam giới trong hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệ thuộc, thứ yếu và ký sinh, rằng sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo tưởng và chừng nào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình. Với những lập luận cho quan điểm của mình Beauvoir mong muốn người phụ nữ ngày càng trở nên giống đàn ông hơn, bà cũng khẳng định không tồn tại bất cứ bản chất tự nhiên và bất biến nào quy định người phụ nữ, rằng tất cả 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan