Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố h...

Tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế hiện nay

.PDF
129
632
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ NỮ HẢI YẾN VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ KIM LAN HÀ NỘI - 2014 Lời Cảm Ơn ộ “ ờ ò ủ đì ở à ụ ữ đố à ố ệ ớ ế í ự à ệ đả ỉ ả ừ ê ê ú ậ à ự ẩ ế ệ ă ” đã à à ướ ê ê ô ị ô Đạ ạ á ì ũ ọ ọ ể Đồ à ườ â ă ữ à ố ù ô đ đì á ì á â à ự ệ à ư ì ậ ự đó ă ô ó ề ố à ộ đã ă ậ ê ả ọ à ị ụ ữ ế ỉ ệ ừ ợ ê ô ứ ơ ạ ườ ậ è đồ ệ ọ ọ Đạ ệ à ă à ờ ú đỡ ô ó ạ á ê ì ườ ì ạ đề à ố ắ ế ê ậ đượ à ọ ữ à à ớ ú đỡ ô ố í ạ đị ê ọ ủ ã ộ ô độ à ý á ơ đế ạ đã ù đã ấ ạ Đạ á ọ ô ũ ẫ ắ ã ộ ứ ú ậ ô à â ướ ú đỡ à ạ đ ề ô ế à ò ã ộ à ử ờ ả ậ ặ ô ệ ì á ì ố ầ ố à ỉ ả á ĩ ế đã ì ơ à ờ â ệ đề à ề đạ để ô ó ơ ự ả ỗ à ủ ả ườ đã ậ ố ự ử ờ ỏ ủ ì ữ ý ầ độ ă ế ó ấ ô á à ọ ỉ á ạ đồ ệ à độ ả để ậ ă đượ ơ ô â à ả ơ ế á ă ọ ê õ ữ ả ế à MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................................1 2. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................................................4 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................................5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 12 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 12 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 13 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 16 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 18 1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................................................. 18 1.1.1. Vai trò xã hội ....................................................................................................................... 18 1.1.2. Vai trò giới ........................................................................................................................... 19 1.1.3. Gia đình ............................................................................................................................... 20 1.1.4. Thực phẩm .......................................................................................................................... 20 1.1.5. An tòan thực phẩm ............................................................................................................. 21 1.1.6. An toàn thực phẩm gia đình .............................................................................................. 21 1.2. Các lý thuyết có liên quan .......................................................................................................... 22 1.2.1. Lý thuyết vai trò .................................................................................................................. 22 1.2.2. Lý thuyết cấu trúc-chức năng ............................................................................................. 23 1.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................................................... 24 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................................................... 25 1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 25 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HUẾ ................................. 29 2.1. Vai trò của phụ nữ trong lựa chọn thực phẩm an toàn ............................................................ 29 2.1.1. Tần suất và thời gian mua thực phẩm ............................................................................... 30 2.1.2. Lựa chọn địa điểm mua thực phẩm ................................................................................... 32 2.1.3. Tìm hiểu thông tin về thực phẩm ....................................................................................... 36 2.1.4. Lựa chọn các chủng loại thực phẩm .................................................................................. 38 2.2. Vai trò của phụ nữ trong chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn....................................... 47 2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong chế biến thực phẩm an toàn ..................................................... 47 2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong bảo quản thực phẩm an toàn ................................................... 55 2.3. Vai trò của phụ nữ đối với việc chia sẻ những thông tin, kiến thức về an toàn thực phẩm cho các thành viên trong gia đình ............................................................................................................ 60 2.4. Những khó khăn phụ nữ gặp phải trong quá trình thực hiện vai trò đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình............................................................................................................................. 64 CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HUẾ71 3.1. Ảnh hƣởng của trình độ học vấn đến vai trò đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình của phụ nữ ...................................................................................................................................................... 71 3.3. Ảnh hưởng của truyền thông đến vai trò đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình của phụ nữ 86 3.4. Ảnh hưởng của công tác quản lý đến vai trò đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình của phụ nữ ...................................................................................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 94 1. Kết luận ......................................................................................................................................... 94 2. Khuyến nghị................................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101 PHỤ LỤC................................................................................................................ 106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm CĐ : Cao đẳng PVS : Phỏng vấn sâ THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu .................................................................................................. 15 Bảng 2.1: Giá cả một số loại thực phẩm tại chợ và siêu thị ở thành phố Huế.............. 44 Bảng 2.2: Những việc phụ nữ thƣờng làm khi chế biến thực phẩm ............................ 49 Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa hành vi chế biến thực phẩm với địa bàn cƣ trú (%) ......... 53 Bảng 2.4: Hành vi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh của phụ nữ............................... 56 Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa mức độ an tâm về chất lƣợng thực phẩm với tần suất chia sẻ các thông tin về an toàn thực phẩm cho các thành viên trong gia đình ................... 61 Bảng 2.6: Sự hỗ trợ cho công việc nội trợ của các thành viên trong gia đình (%) ....... 69 Bảng 3.1: Tƣơng quan giữa mức độ quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm với trình độ học vấn (%) .......................................................................................................... 72 Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa việc lựa chọn địa đểm mua thực phẩm với trình độ học vấn (%) ............................................................................................................................ 73 Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa hành vi chế biến thực phẩm an toàn và trình độ học vấn (%) ............................................................................................................................ 75 Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa hành vi bảo quản thực phẩm an toàn và trình độ học vấn (%) ............................................................................................................................ 76 Bảng 3.5: Mối tƣơng quan tần suất chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm và trình độ học vấn (%) ............................................................................................................... 78 Bảng 3.6: Tƣơng quan giữa địa điểm mua thực phẩm và thu nhập ............................. 80 Bảng 3.7: Tƣơng quan giữa tiêu chí ƣu tiên khi lựa chọn thực phẩm và thu nhập ....... 81 Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa thiết bị hỗ trợ cho việc nội trợ và thu nhập (%) .............. 82 Bảng: 3.9: Tƣơng quan giữa thu nhập và hành vi chế biến thực phẩm an toàn (%) ..... 83 Bảng 3.10: Tƣơng quan giữa hành vi bảo quản thực phẩm an toàn và thu nhập (%) ... 84 Bảng 3.11. Thực trạng hoạt động thông tin truyền thông trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 ................................................................................................. 88 Bảng 3.12: Các hình thức truyền thông về an toàn thực phẩm phân theo địa bàn cƣ trú .............................................................................................................................. 90 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Mức độ an tâm về chất lƣợng thực phẩm trên thị trƣờng ...................... 29 Biểu đồ 2.2: Tần suất mua thực phẩm cho gia đình của phụ nữ trong tuần ............... 31 Biểu đồ 2.3: Thời gian trung bình mỗi lần mua thực phẩm cho gia đình của phụ nữ 31 Biểu đồ 2.4: Địa điểm mua thực phẩm của phụ nữ ................................................... 32 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ phụ nữ quan tâm đến sản phẩm có bao bì ..................................... 36 Biểu đồ 2.6: Mức độ quan tâm của phụ nữ đối với các loại thông tin trên bao bì sản phẩm ......................................................................................................................... 37 Biểu đồ 2.7: Tiêu chí ƣu tiên khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình của phụ nữ........ 42 Biểu đồ 2.8: Mức chi tiêu cho mua thực phẩm của các gia đình (đồng/ngƣời/ngày) . 43 Biểu đồ 2.9: Tƣơng quan giữa địa bàn cƣ trú với tiêu chí ƣu tiên khi mua TP .......... 45 Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng túi nilông để bảo quản thực phẩm ............................ 58 Biểu đồ 2.11: Tần suất chia sẻ các thông tin về an toàn thực phẩm cho các thành viên trong gia đình .................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.12: Những thông tin về ATTP phụ nữ thƣờng chia sẻ cho các thành viên trong gia đình ............................................................................................................ 62 Biểu đồ 2.13. Những khó khăn phụ nữ gặp phải trong quá trình thực hiện vai trò đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình .......................................................................... 65 Biểu đồ 3.1: Trình độ học vấn và sự quan tâm đến sản phẩm có bao bì .................... 74 Biểu đồ 3.2: Những nguồn cung cấp thông tin về ATTP cho phụ nữ ........................ 87 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang rất đƣợc quan tâm trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế, đƣợc tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con ngƣời. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lƣợng, cung cấp các chất dinh dƣỡng cần thiết để con ngƣời sống và phát triển. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con ngƣời, chất lƣợng cuộc sống và chất lƣợng giống nòi. Thế nhƣng, thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu nhƣ không bảo đảm đƣợc vệ sinh và an toàn. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi ngƣời, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ của quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, hơn 1/3 dân số các nƣớc phát triển bị ảnh hƣởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Vệ sinh ATTP đã đƣợc đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhƣng tình hình gần nhƣ không đƣợc cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nƣớc sạch ngày càng hiếm. Khi ngƣời dân không có đủ miếng ăn thì việc kiểm tra chất lƣợng những gì mà họ ăn đã trở thành điều khá xa vời. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết mỗi tháng Liên hiệp quốc nhận đƣợc khoảng 200 báo cáo từ 193 quốc gia về các trƣờng hợp thực phẩm bị nhiễm độc. Bà nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi xin khẳng định, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề chung của cả nhân loại chứ không riêng một nước nào” [42]. Ở nƣớc ta, chất lƣợng vệ sinh ATTP hiện nay rất đáng lo ngại, điều này đã đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Thực phẩm có chứa chất độc hoặc đƣợc sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng còn lƣu hành rất nhiều trên thị trƣờng. 1 Cùng với tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm đang tăng cao thì các bệnh truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang có nhiều diễn biến phức tạp về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hƣởng. Hằng năm, ở nƣớc ta có từ 250 đến 500 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 7.000 nạn nhân và hơn 100 ca tử vong mỗi năm. Chỉ tính đến 10/06/2014, toàn quốc ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 2084 ngƣời mắc, 1528 ngƣời đi viện và 24 ca tử vong [37]. Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ ung thƣ của Việt Nam cũng đƣợc đánh giá là cao nhất thế giới. Cả nƣớc hiện có từ 240.000-250.000 ngƣời mắc bệnh ung thƣ, mỗi năm có thêm khoảng 150.000 ngƣời mới mắc ung thƣ và số tử vong do ung thƣ hằng năm lên đến 82.000 trƣờng hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới (tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thƣ chung toàn thế giới là 59,7%). Theo báo cáo của viện Nghiên cứu phòng chống ung thƣ Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thƣ là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày khiến cho Việt Nam là nƣớc có bệnh nhân ung thƣ nhiều nhất trên thế giới [33]. An toàn thực phẩm là mối quan tâm của toàn xã hội, tuy nhiên để góp phần làm giảm nguy cơ mất vệ sinh ATTP, ngay từ chính mỗi gia đình phải làm tốt công việc này. Bởi gia đình đƣợc xem là trung tâm của mối quan hệ ba cực: cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Thực tế, gia đình đƣợc coi là “xương sống của xã hội” vì gia đình đã đảm nhận những chức năng không thể thiếu đƣợc trong sự vận động và phát triển của xã hội. Đời sống của mỗi cá nhân luôn đƣợc bắt đầu trƣớc hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trƣờng đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, nếu mỗi gia đình làm tốt vai trò đảm bảo vệ sinh ATTP thì không những bảo vệ sức khoẻ cho mỗi thành viên mà còn góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cả cộng đồng và xã hội. Nếu gia đình đƣợc coi là tế bào của xã hội thì ngƣời phụ nữ đƣợc coi là hạt nhân của tế bào này. Ngƣời phụ nữ ngày nay, vừa đảm nhiệm trọng trách xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò “xây tổ ấm”. Trong gia đình, phụ nữ là ngƣời vợ, ngƣời mẹ chăm lo sức khỏe của các thành viên, giữ gìn hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu về giới trong nhiều năm qua đã chỉ ra rằng: phần lớn công việc nội trợ là do phụ nữ đảm nhiệm - một công việc có liên quan trực tiếp, thƣờng xuyên đến vấn đề ATTP gia đình. 2 Nhận thức đƣợc điều đó, năm 2008, Ban Chấp hành Trung ƣơng hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động cuộc vận động “Phụ nữ cả nước thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”. Ngày 25/6/2011, tại Hà Nội, Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức Hội thảo với nội dung “Vai trò của phụ nữ với việc đảm bảo ATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”. Tại hội thảo, Phó chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Doan cũng đã nhấn mạnh “Chiếm 50% dân số, ngày nay phụ nữ đã và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy, từ Hội thảo này, các cơ quan chuyên môn cần có một nghiên cứu tổng thể về vấn đề vệ sinh ATTP, đặc biệt hướng tới đối tượng trọng tâm là phụ nữ để đưa ra những khuyến nghị đúng hướng và chính xác; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề vệ sinh ATTP” [38]. Một thời là kinh đô của Việt Nam, Huế không chỉ là thành phố du lịch mà còn là nơi lƣu giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Một trong những đặc trƣng nổi bật của Huế là văn hoá ẩm thực. Những giá trị ấy trƣớc hết đƣợc gìn giữ, bảo tồn ở trong các gia đình nhờ bàn tay khéo léo và tình yêu thƣơng của những ngƣời phụ nữ. Đã từ lâu, phụ nữ Huế không chỉ biết đến với sự nề nếp gia phong, dịu dàng e ấp mà còn nổi tiếng với sự đảm đang trong việc nội trợ, nấu nƣớng. Chính điều đó đã góp phần không nhỏ tạo nên sự cố kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình bên mâm cơm đầy ắm hƣơng vị của cố đô. Cùng với sự phát triển của xã hội, lối sống công nghiệp và văn hóa ngoại lai ngày càng xâm nhập sâu vào đời sống và văn hóa của ngƣời Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng. Mặt trái của chúng đã có nhiều tác động tiêu cực đến các giá trị truyền thống, trong đó có những bữa cơm gia đình. Cuộc sống bận rộn, nhu cầu công việc đòi hỏi, nhiều ngƣời phải làm việc thêm giờ, quá giờ, thậm chí phải công tác xa nhà nhiều ngày nên không ít gia đình chọn nhà hàng, quán ăn làm chính, thay cho những bữa ăn tự nấu. Bên cạnh đó, thị trƣờng thực phẩm thiếu sự kiểm soát, tình hình vi phạm vệ sinh ATTP diễn biến phức tạp là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhiều loại bệnh tật và ảnh hƣởng xấu đến bầu không khí thân thiện, gắn kết trong gia đình. Và đó cũng là những nguy cơ làm rạn nứt hạnh phúc gia đình. 3 Trong bối cảnh đó, để có thể “giữ lửa” cho bữa cơm gia đình, ngƣời phụ nữ có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Không những thế, họ còn là một trong những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới sức khoẻ của mỗi thành viên, chất lƣợng cuộc sống và sự phát triển giống nòi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy, số lƣợng những công trình nghiên cứu về vấn đề ATTP gia đình còn ít, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo ATTP gia đình ở thành phố Huế hầu nhƣ chƣa có đề tài nào. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần xây dựng cách nhìn nhận đúng về vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ trong công việc nội trợ lao động tái sản xuất; đồng thời qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của họ trong việc đảm bảo ATTP cho gia đình, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua việc vận dụng một số lý thuyết xã hội học nhƣ: lý thuyết vai trò, lý thuyết cấu trúc-chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để phân tích vai trò của phụ nữ trong đảm bảo ATTP gia đình và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò đó. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc coi nhƣ là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ hơn cho những lý thuyết đó. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm góp phần cung cấp thông tin cho các nhà khoa học, các cán bộ địa phƣơng về thực trạng đảm bảo ATTP trong các gia đình hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu này còn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của phụ nữ trong việc đảm bảo ATTP cho gia đình. Ngoài ra, đề tài có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành xã hội học, cũng nhƣ những ngƣời quan tâm đến vấn đề này. 4 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng và thời gian qua đã đƣợc quan tâm nghiên cứu ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. 3.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Qua tìm hiểu cho thấy, thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về ATTP và ATTP gia đình. Tuy nhiên, trong luận văn này, chỉ xin trình bày một số công trình nghiên cứu trong phạm vi những nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận đƣợc. Với tiêu đề “Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và an toàn thực phẩm” (2002), hai tác giả Maizun Mohd Zain và Nyi Nyi Naing đã tiến hành nghiên cứu thăm dò nhằm tìm hiểu sự chi phối ảnh hƣởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua TP và an toàn thực phẩm ở 430 ngƣời chế biến thực phẩm sinh sống ở Kota Bharu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ngƣời chế biến thực phẩm chƣa tham gia lớp tập huấn vệ sinh ATTP chiếm 27.2% và 61.9% có khám sức khoẻ định kỳ, gần một nửa (48.4%) chƣa có kiến thức tốt và có sự khác biệt không đáng kể về thái độ và thực hành giữa những ngƣời tham gia và không tham gia lớp tập huấn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, chúng ta cần phải có những can thiệp cộng đồng cho ngƣời chế biến thực phẩm nhằm cải thện kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, quá trình này sẽ giúp làm giảm sự lan truyền các bênh tật trên thế giới, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo [30]. Trong đề tài “Nghiên cứu nhận thức và thực hành an toàn thực phẩm trong các hộ gia đình ở Trinidad” (2005), tác giả Deryck Damian Pattron đã tiến hành tìm hiểu 350 hộ gia đình sống tại Trinidad – phía Đông Ấn Độ nhằm đánh giá nhận thức đúng về thực hành ATTP. Cuộc khảo sát cho thấy có 95% hộ gia đình chƣa biết cách chế biến, vận chuyển, tồn trữ và bảo quản thực phẩm an toàn. Nghiên cứu cũng cho thấy có 98% hộ không rửa tay trƣớc khi chế biến thực phẩm và trƣớc khi ăn. Chỉ có 45% bếp nấu ăn đƣợc vệ sinh sạch sẽ. Các loại dụng cụ chế biến nhƣ: thớt, dao, kéo...không đƣợc vệ sinh sạch sẽ giữa các lần sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau chiếm 57%. Khảo sát cho thấy 335 hộ gia đình có bao gói các loại thực phẩm nhƣ thịt 5 tƣơi, cá, gia súc và đặt chúng phía trên các loại thực phẩm khác làm cho quá trình nhiễm khuẩn chéo dễ xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện ATTP của các hộ gia đình chƣa đạt theo các tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con ngƣời. Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ gia đình, hạn chế ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho ngƣời dân thì việc mở các lớp giáo dục cộng đồng là rất cần thiết. [28] Nghiên cứu “Phân tích những yếu tố tác động đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm ở khu đô thị của thành phố Varanasi” (2010) của Shuchi Rai Bhatt và cộng sự đã tiến hàng khảo sát trên 300 ngƣời nội trợ với bảng câu hỏi thiết kế sẵn về thói quen mua hàng và nhận thức của họ trong việc thực hiện vệ sinh ATTP ở Varanasi. Kết quả cho thấy, thói quen mua thực phẩm và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của những ngƣời nội trợ sống tại khu đô thị ở Varanasi không liên quan đến độ tuổi. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về học vấn của hai giới tính trong việc kiểm tra khi nhập hàng; tuổi và kiến thức không có mối liên quan với nhau nhƣng học vấn lại có mối quan hệ với việc thực hành tốt. Điều này có thể do nhiều nhân tố; thu nhập, nhận thức và hiểu biết kém về sức khoẻ con ngƣời. Vì vậy, hiện nay có nhiều tổ chức và hoạt động của chính phủ đang cố gắng tuyên truyền dƣới nhiều hình thức: ti vi và radio nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân nhƣng cho đến nay có nhiều ngƣời vẫn chƣa có thói quen tốt trong việc mua thực phẩm, thực hành an toàn và chọn nguồn nƣớc sạch [31]. Các tác giả Sandra Buchler, Kiah Smith, Geoffrey Lawrence thuộc Đại học Queensland, Australia cũng đã có bài viết “Rủi ro thực phẩm, cũ và mới: Những đặc trưng nhân khẩu học và nhận thức về các chất phụ gia thực phẩm, quy định và sự nhiễm bẩn ở Australia” (2010) đăng trên tạp chí của Hội Xã hội học Australia. Bài viết này dựa trên những số liệu từ một cuộc điều tra quốc gia tại Australia nhằm đánh giá xem liệu nhận thức ngƣời tiêu dùng đối với những loại rủi ro thực phẩm có khác nhau tùy theo những nhân tố nhân khẩu học hay không. Nghiên cứu này có 2 trọng tâm chính: Những ngƣời quan tâm đến những rủi ro thực phẩm mới và những ngƣời quan tâm đến những rủi ro thực phẩm truyền thống. Đầu tiên, là điều tra thái độ và sự quan tâm đối với chất phụ gia thực phẩm và quy định về thực phẩm, đƣợc đặc trƣng bởi những rủi ro mới liên quan 6 tới hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất phụ gia, cũng nhƣ công nghiệp bảo vệ và những vấn đề của quy định đối với những nhân tố hiện đại này. Thứ hai, xem xét những loại rủi ro mang tính truyền thống hơn, liên quan tới sự nhiễm bẩn thực phẩm, nhƣ sự hƣ hỏng và quá hạn sử dụng. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những ngƣời có thu nhập dƣới 25.000 đô la mỗi năm, những ngƣời chƣa hoàn thành trung học phổ thông và những ngƣời theo đạo có xu hƣớng quan tâm nhiều hơn đến những loại rủi ro mang tính truyền thống. Ngƣợc lại, phụ nữ, những ngƣời có học thức cao và những ngƣời già có xu hƣớng quan tâm nhiều hơn đến những rủi ro mang tính hiện đại. Bài báo này ủng hộ những nghiên cứu trƣớc đó và đã chỉ ra rằng, các nhóm khác nhau trong xã hội hiểu và có phản ứng khác nhau đối với an toàn rủi ro thực phẩm [29]. 3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở nƣớc ta, trong những năm qua, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm gia đình nói riêng cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến một số những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Đề tài “Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Đắc Lắc 5 năm (1998-2002)” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên đã phân tích kiến thức, thái độ thực hành về vệ sinh ATTP của ngƣời tiêu dùng ở Đắc Lắc 5 năm (19982002)[6]. Kết quả cho thấy, đối với những ngƣời đã từng nghe các thông tin về vệ sinh ATTP thì truyền hình là kênh đƣợc nhiều ngƣời xem nhất, 91,3% ngƣời tiêu dùng biết đƣợc thế nào là vệ sinh ATTP và 90.5% biết đƣợc thế nào là ngộ độc thực phẩm; có 96,3% nhận các thông tin về vệ sinh ATTP từ vài tuần đến vài tháng Trong nghiên cứu “Kiến thức, thực hành về vệ sinh ATTP của người nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội (2006), tác giả Cao Thị Hoa và cộng sự đã tiến hành khảo sát 132 ngƣời/132 hộ gia đình ở phƣờng Thanh Lƣơng, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội [3]. Kết quả cho thấy: mức độ thực hành vệ sinh ATTP của ngƣời nội trợ chƣa đi đôi với phần kiến thức đã đạt; mức độ kiến thức tốt đạt 76,5%, trong khi đó thực hành đạt yêu cầu chỉ có 65,1%. Những vấn đề thiếu sót và không chú ý, trong việc thực hành lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm của ngƣời nội trợ là: 26,5% không thƣờng xuyên mua thực 7 phẩm tại nơi có địa chỉ tin cậy; 25% không thƣờng xuyên rửa tay trƣớc khi chế biến thực phẩm; 29,5% không thƣờng xuyên che đậy thực phẩm sau khi nấu chín; 12,2% không thƣờng xuyên sử dụng 2 thớt riêng biệt để chế biến thực phẩm. Từ đó nghiên cứu cũng đƣa ra một số khuyến nghị, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các chiến lựơc truyền thông nhắm nâng cao kiến thức và thực hành đúng vệ sinh ATTP cho cộng đồng nói chung và những ngƣời nội trợ nói riêng. Với đề tài “ Kiến thức - Thái độ - Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre-Tỉnh Bến Tre năm 2007”, hai tác giả Lý Thành Minh, Cao Thanh Diễm Thuý đã tiến hành nghiên cứu trên 266 ngƣời bán, ngƣời tiêu dùng thức ăn đƣờng phố [13]. Kết quả cho thấy: tình hình vệ sinh ATTP của các cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố chƣa đƣợc kiểm soát tốt, có nhiều ngƣời bán thức ăn đƣờng phố chƣa đƣợc khám sức khoẻ định kỳ và tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP, tình hình vệ sinh cơ sở kém cần đƣợc ngƣời kinh doanh và cơ quan chức năng quan tâm hơn. Ý thức vệ sinh cá nhân của ngƣời bán thấp. Ngƣời tiêu dùng thức ăn đƣờng phố ở thị xã Bến Tre có ý thức khá tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy vậy vẫn có 96,2 % sử dụng thức ăn đƣờng phố. Từ đó, nhóm tác giả đã đƣa ra kiến nghị: cần tăng cƣờng công tác quản lý có phân cấp hành chính nhất là tuyến xã phƣờng để thúc đẩy ngƣời bán thức ăn đƣờng phố đi khám sức khoẻ định kỳ, học tập kiến thức vệ sinh ATTP để từ đó họ có ý thức giữ vệ sinh cá nhân cũng nhƣ vệ sinh cơ sở tốt hơn. Tăng cƣờng công tác truyền thông giáo dục để nâng cao ý thức cả cộng đồng, để ngƣời tiêu dùng cƣơng quyết hơn không sử dụng những thức ăn đƣờng phố kém vệ sinh, gớp phần phần thúc đẩy ngƣời bán ý thức giữ vệ sinh tốt hơn. Bên cạnh đó, cần thành lập mô hình tập trung cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố vào các khu vực ăn uống đã đƣợc một số nơi trong nƣớc thực hiện, điều này giúp công tác quản lý đƣợc thuận lợi hơn. Nhằm góp phần cải thiện tình hình và để nâng cao hiệu quả việc quản lý vệ sinh ATTP tại địa phƣơng, Lê Minh Uy và cộng sự đã tiến hành đề tài “Hiệu quả thay đổi về kiến thức thực hành của người tiêu dùng và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành thị An Giang năm 2007” [24]. Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh ATTP của ngƣời tiêu dùng tại An giang năm 2007; Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh ATTP của ngƣời quản lý 8 phƣờng xã tại An giang năm 2007. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp trên nhóm ngƣời tiêu dùng (nội trợ) từ 18 tuổi trở lên cƣ trú tại An Giang và các cán bộ chủ chốt quản lý vệ sinh ATTP phƣờng xã tại 30 cụm điều tra, tổng số mẫu điều tra là 598 ngƣời. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ ngƣời tiêu dùng có kiến thức toàn diện về vệ sinh ATTP chiếm tỷ lệ thấp. Ngƣời tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phƣơng tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn, ngƣời tiêu dùng vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và ngƣời bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp, sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều. 2 tiêu chí cải thiện là: Lựa chọn nơi bán và Ngƣời bán hàng đạt vệ sinh ATTP; còn lại 2 tiêu chí: phƣơng tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn tăng không đáng kể. Cán bộ quản lý vệ sinh ATTP đã đƣợc đào tạo bài bản không nhiều. Điều đó làm cho công tác tổ chức quản lý vệ sinh ATTP gặp nhiều khó khăn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đƣa ra một số kiến nghị nhƣ: Cần phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh ATTP cho ngƣời tiêu dùng và tiến hành tập huấn nâng cao trình độ quản lý vệ sinh ATTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở. Với luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh An Giang năm 2009”, tác giả Từ Quốc Tuấn đã tiến hành khảo sát trên 721 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 725 ngƣời tiêu dùng [23]. Kết quả cho thấy: đối với ngƣời kinh doanh thực phẩm, tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh ATTP là 67,3%, thái độ đúng là 62,3%, thực hành đúng là 31,3%. Giữa kiến thức và thực hành của ngƣời kinh doanh thực phẩm có các mối liên quan với việc tham dự các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP, nơi sinh sống. Ngƣời kinh doanh có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP, sống ở thành thị sẽ có kiến thức, thực hành tốt hơn. Riêng thái độ của ngƣời kinh doanh chỉ có mối liên quan đến nơi sính sống. Đối với ngƣời tiêu dùng: tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh ATTP là 31,4%, thái độ đúng là 65,9%, thực hành đúng là 37,4%. Kiến thức của ngƣời tiêu dùng có mối liên quan đến tuổi, nơi sinh sống, học vấn. Ngƣời tiêu dùng tuổi 18-40 tuổi, học vấn cao sẽ có kiến thức tốt hơn. Thái độ và thực hành của ngƣời tiêu dùng có mối liên quan đến nghề nghiệp, học vấn, thu nhập và tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP. Ngƣời tiêu dùng có nghề nghiệp là công nhân viên chức, buôn bán; học vấn cao; thu nhập ổn định và có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP sẽ có thái độ tốt hơn. 9 Bài viết “An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối” (2011) của tác giả Phạm Thiên Hƣơng dựa trên một nghiên cứu thuộc dự án hợp tác VECO-IPSARD đã đƣa ra một số các tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam hiện nay, phân tích các văn bản chính sách liên quan, và tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại một số chợ đầu mối lớn chuyên cung cấp thực phẩm ở Hà Nội, quá trình vận chuyển, phân phối, bảo quản và ý thức cộng động về vấn đề vệ sinh ATTP [7]. Từ đó tác giả đã đƣa ra kết luận: vệ sinh ATTP trong cả nƣớc nói chung và tại các chợ đầu mối Hà Nội nói riêng đang gây nhiều lo lắng cho ngƣời tiêu dùng. Trên thực tế, nhiều sự kiện nhƣ việc cố tình sử dụng những hoá chất cấm dùng trong bảo quản rau quả, thực phẩm, trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lƣợng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trƣờng, hoặc do sử dụng chất bảo quản tùy tiện của ngƣời buôn bán...đang gây ảnh hƣởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại một số bếp ăn, nhà hàng…đã làm bùng lên sự lo âu không ngớt của ngƣời dân. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đƣa ra một số giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng nhƣ: từ góc độ ngƣời tiêu dùng, từ phía nhà cung cấp thực phẩm, từ phía quản lý nhà nƣớc. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa” (2012) của Bác sĩ-Thạc sỹ Lê Tấn Phùng đã tiến hành khảo sát thực trạng vệ sinh ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh giá năng lực quản lý vệ sinh ATTP trên toàn tỉnh. Bằng việc kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm cho nghiên cứu định lƣợng để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp cần thiết đảm bảo vệ sinh ATTP; Sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm để khảo sát các đối tƣợng về kiến thức, thái độ và thực hành trong lĩnh vực vệ sinh ATTP. Đồng thời tiến hành xét nghiệm hóa, lý và vi sinh các mẫu thực phẩm phổ biến (thịt, cá, rau, quả). Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình vẫn có một số hạn chế nhất định. Các cơ sở nhà hàng ăn uống, thức ăn đƣờng phố chƣa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh do Bộ Y tế quy định. Tình trạng ô nhiễm thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất. Các tác giả nhận định tốt về năng lực quản lý vệ sinh 10 ATTP tại địa phƣơng, nhƣng nhấn mạnh sự cần thiết ban hành các văn bản quản lý nhằm tránh sự lạc hậu so với luật vệ sinh ATTP, tránh chồng chéo, và tăng cƣờng sự phối hợp. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị đã đƣợc đƣa ra nhằm bảo đảm vệ sinh ATTP tại tỉnh Khánh Hòa [14]. Đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012” do tác giả Trƣơng Văn Dũng tiến hành đã đặt ra 2 mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012; Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của của ngƣời tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012 [1]. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu ngang trên mẫu gồm 700 ngƣời tiêu dùng thực phẩm từ 18 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, kết quả cho thấy: Về thực trạng, kiến thức, thực hành của ngƣời tiêu dùng thực phẩm: Tỷ lệ ngƣời có kiến thức đúng 90,14%; tỷ lệ ngƣời có thái độ đúng 84,14% , tỷ lệ ngƣời có thực hành đúng 89,14%; Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi: có mối liên quan giữa kiến thức đúng với các yếu tố độ tuổi, học vấn, thời gian tham gia nội trợ, thu nhập kinh tế; Có mối liên quan giữa độ tuổi và thực hành đúng với các yếu tố học vấn, nghề nghiệp, thời gian nội trợ, thu nhập kinh tế và nhà ở. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra kết luận đó là tỷ lệ ngƣời tiêu dùng trong huyện có kiến thức, thái độ và thực hành khá tốt về vệ sinh ATTP. Cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền trực tiếp và tập trung vào nhóm những ngƣời tiêu dùng dƣới 30 tuổi, những ngƣời có học vấn thấp, những ngƣời là nông dân làm ruộng, những ngƣời có kinh tế không ổn định, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Nhƣ vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nƣớc ta. Các công trình này hầu hết đều đƣợc tiếp cận dƣới góc độ của y học, trong đó, các tác giả đã tập trung tìm hiểu thái độ, nhận thức, hành vi về vấn đề vệ sinh ATTP của ngƣời buôn bán, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng thực phẩm ở một số địa phƣơng, từ đó, đƣa các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của mọi ngƣời trong việc sử dụng thực phẩm an toàn. Còn những nghiên cứu đƣợc tiếp cận dƣới góc độ xã hội học về vệ sinh ATTP còn rất hạn chế và đặc biệt là vấn đề vai trò của phụ nữ trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP cho gia đình thì vẫn chƣa có một nghiên cứu nào. 11 Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài nhằm góp phần làm rõ thêm cho những nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong đảm bảo vệ sinh ATTP gia đình trên cả nƣớc nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình trong bối cảnh hiện nay, đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò này. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp cho ngƣời phụ nữ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, góp phần chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu vai trò của ngƣời phụ nữ đối với việc đảm bảo ATTP cho gia đình, từ: lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, chia sẻ những thông tin về ATTP đến những khó khăn và cách khắc phục các khó khăn để đảm bảo cho gia đình có những bữa an vệ sinh và an toàn. Ngoài ra, việc thực hiện vai trò này còn đƣợc tìm hiểu qua đánh giá của những ngƣời thân là nam giới trong gia đình. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình: đặc điểm nhân khẩu-xã hội và một số yêú tố kinh tế-xã hội. Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc bảo đảm ATTP cho gia đình. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. 5.2. Khách thể nghiên cứu Phụ nữ đã có gia đình, là nội trợ chính đang sống tại phƣờng Vĩnh Ninh và phƣờng Phú Hậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan