Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tƣ tƣởng hồ chí minh về cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp...

Tài liệu Vận dụng tƣ tƣởng hồ chí minh về cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh

.PDF
114
848
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- PHAN DUY VĨNH VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- PHAN DUY VĨNH VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TĨNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lại Quốc Khánh Hà Nội – 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi . Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên c ứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Phan Duy Vĩnh 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Kết cấu của luận văn CHƢƠNG 1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TĨNH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. Khái niệm 1.1.1. Cán bộ 1.1.2. Đội ngũ cán bộ 1.1.3. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh 1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội địa phương 1.2.2. Ưu điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh 1.2.3. Hạn chế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở Hà Tĩnh 1.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh 1.3.1. Năng lực lãnh đạo và trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang là vấn đề cần quan tâm. 1.3.2. Suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nguy cơ cận kề nhất làm mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước ở cơ sở. 1.3.3.Phương pháp và tác phong lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang là lực cản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh. 1.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thiếu một chiến lược tổng thể và lộ trình thực hiện 1.3.5. Chính sách cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng đang còn nhiều bất cập. 1.3.6. Đào tạo cán bộ và tạo nguồn cán bộ chủ chốt lâu dài đang là thách thức hiện nay ở cơ sở 4 Trang 1 1 3 5 5 6 6 6 7 7 7 8 9 12 12 16 21 26 26 27 29 30 32 33 CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ 2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn của người cán bộ 2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tài năng của người cán bộ 2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của người cán bộ cách mạng. 2.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề sử dụng cán bộ. 2.1.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh với chính sách động viên đãi ngộ cán bộ 2.1.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc huấn luyện, đào tạo cán bộ 2.1.7. Đổi mới cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh 2.2.1. Mục tiêu 2.2.2. Phương hướng 2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 2.3.1. Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 2.3.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 2.3.4. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy trình về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 2.3.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ đội ngũ cán chủ chốt cấp cơ sở 2.3.6. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn, nhất là đối với cán bộ chủ chốt 2.3.7. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu làm công tác tổ chức, cán bộ 5 37 37 37 44 46 57 61 62 67 68 68 70 72 72 78 81 83 87 89 91 2.3.8. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao phảm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác 2.3.9. Xây dựng phong cách, phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói đi đôi với làm, lý thuyết kết hợp với thực hành sáng tạo; dân chủ, gần dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 93 95 103 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Sau 27 năm thực hiện Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp Đổi mới của nước ta đang đứng trước những nguy cơ và thách thức mới không thể xem thường. Nhiệm vụ trong thời kỳ mới rất nặng nề, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Đổi mới đất nước. Trong đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là cầu nối trực tiếp nhất giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Là cấp lãnh đạo cuối cùng, trực tiếp đối mặt và giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở. Đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có đi vào cuộc sống của người dân hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò và năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Lênin từng nói: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [52, tr.473]. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người từng khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại cũng do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong”. Cán bộ là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, và vì thế công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây 1 dựng nhà nước. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, thực tế trên phạm vi cả nước và trong từng địa phương đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể, những đòi hỏi về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp cơ sở ngày càng trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Do những tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” [15, tr.1]. Mặt khác, một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp vẫn còn mắc bệnh độc đoán, chuyên quyền, thiếu khoa học, thiếu dân chủ; cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thì xa dân, cửa quyền, hách dịch vv..làm cho hoạt động của bộ máy công quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị kém hiệu quả, những “điểm nóng” ở cơ sở ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn, đặt ra những vấn đề lớn về công tác cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng, trong đó cấp cơ sở có vai trò cốt yếu. Do vậy, việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, từ đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, đồng thời vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để đề xuất với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh một số giải pháp chủ yếu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay, đây vừa là một yêu cầu rất quan trọng, đồng thời là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cấp bách của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ các cấp ở Hà Tĩnh hiện nay. Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Có những công trình đi vào nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, có những công trình chỉ đi vào nghiên cứu một hay một số nội dung trong công tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu của các tác giả được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài đăng trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, hội thảo khoa học. Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tôi kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình. Ví dụ như: * Công trình nghiên cứu tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ: - Đặng Xuân Kỳ (chủ nhiệm đề tài): Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chuyên đề khoa học cấp nhà nước KX 02. - Bùi Đình Phong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002. - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gồm hàng trăm bài nghiên cứu, đề cập nhiều khía cạnh trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh… - Luận văn thạc sỹ: Nguyễn Thị Lương Uyên: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. * Công trình nghiên cứu về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay. - Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên): Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 3 - Trần Huy Sáng (1999), Xây dựng đội ngũ CB, CC QLNN về kinh tế ở các huyện (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội), Luận án Tiến sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; - Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Xây dựng đội ngũ CB, CC của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 22; - Trương Thị Thông (chủ biên): Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện biên giới phía Bắc trong tình hình hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2001. Một số luận văn thạc sĩ và nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học theo chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ như: - Cầm Bá Tiến: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Hà Nội, 2000. - Lê Thị Thủy: Vấn đề cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông - Số tháng 3-2009. - Phạm Dũng: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở Tiền Giang, Tạp chí xây dựng Đảng - số 4 - 2008. - Phạm Xuân Cát: Hiệu quả và chất lượng lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố, Tạp chí xây dựng Đảng - số 7 - 2006. Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau, như vấn đề rèn luyện đạo đức, năng lực của cán bộ, một số nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, đổi mới phong cách cán bộ, vv.. song có thể nói chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc xây dựng đội 4 ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại tỉnh Hà Tĩnh một cách có hệ thống. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tôi mong muốn được góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vào thực tiễn Hà Tĩnh để nhận thức thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những quan điểm của Đảng, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua. - Vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian trước mắt và lâu dài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay và tầm nhìn đến 2020. 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý luận chính trị học mác-xít về cán bộ trong sự nghiệp cách mạng; - Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề khoa học có liên quan đến đề tài. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, hệ thống - cấu trúc, so sánh, thống kê, nghiên cứu văn bản v.v. trong nghiên cứu các vấn đề lý thuyết. - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tổng hợp của các cấp chính quyền, các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan trong nghiên cứu tình hình thực tế. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này từ nay đến năm 2020 theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm hai chương, năm tiết. 6 CHƢƠNG 1 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TĨNH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. Khái niệm công cụ 1.1.1. Cán bộ “Cán bộ” là khái niệm có nội hàm rộng, có nhiều cách tiếp cận theo phạm vi, đối tượng nghiên cứu và xung quanh khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến rất khác nhau. Khái niệm “cán bộ” xuất hiện khá sớm ở nước ta, có học giả cho rằng “cán bộ” là từ Hán Việt và xuất hiện trong các từ điển Việt Nam, như Từ điển Bách khoa toàn thư, Đại từ điển Tiếng Việt, v.v… Trong Từ điển Tiếng Việt, từ “cán bộ” được định nghĩa là: “Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ”. Cho đến nay, từ “cán bộ” tùy theo tổ chức (đảng, đoàn thể, hệ thống nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang…) đã được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm cán bộ ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người viết: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Nhiên cứu một số định nghĩa về cán bộ trong các cuốn từ điển và qua ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp chúng ta đi đến khẳng định: Cán bộ là người có chuyên môn nghiệp vụ nhất định, làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị; là người giữ chức vụ trong các tổ chức, cơ quan của hệ thống chính trị. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm 7 kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [57, tr.123].. 1.1.2. Đội ngũ cán bộ - Khái niệm “đội ngũ” được dùng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ y, bác sỹ, vv..Khái niệm đội ngũ xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều người tập hợp hành một lực lượng hoàn chỉnh. Như vậy đội ngũ có thể được hiểu là tập hợp một số người có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp. Các quan niệm về “đội ngũ” tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ: Đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả nhất định nào đó. Nội hàm “đội ngũ cán bộ” cũng bao hàm nhiều nội dung. Xét về mặt cấu trúc, có thể quan niệm đội ngũ cán bộ bao hàm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất, gồm những cán bộ được hình thành qua con đường đào tạo tại các trường; bộ phận thứ hai, gồm những cán bộ được hình thành qua con đường bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm. Xét về loại hình đội ngũ cán bộ, có thể phân thành các loại: - Cán bộ Đảng và đoàn thể; - Cán bộ Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp); - Cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế; 8 - Cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, xã hội và cán bộ quản lý thuộc các ngành này; - Cán bộ lực lượng vũ trang v.v… Trong xã hội có giai cấp, đội ngũ cán bộ được hình thành theo quan điểm, mục đích của giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, cán bộ phải là người chân thành, tận tuỵ, vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Cán bộ chủ chốt: Trong mỗi tổ chức đều có người lãnh đạo. Nhiều tổ chức có tập thể lãnh đạo. Trong tập thể lãnh đạo có người đứng đầu, đó là cán bộ chủ chốt. Như vậy, cán bộ chủ chốt là người đứng đầu quan trọng nhất, có tác dụng chi phối chủ yếu mọi hoạt động của một tổ chức. Khi xác định cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cần đặt cán bộ trong một tổ chức nhất định. Có thể có cán bộ ở tổ chức này, trong mối quan hệ này là cán bộ chủ chốt, nhưng trong mối quan hệ khác lại không phải là cán bộ chủ chốt. 1.1.3. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cấp cơ sở là cấp cuối cùng của hệ thống chính trị bốn cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), nó mang đầy đủ đặc trưng của bộ máy quyền lực chính trị trong hệ thống quyền lực chính trị. Như vậy, có thể hiểu hệ thống chính trị cơ sở cũng là một bộ phận cấu trúc thượng tầng của xã hội bao gồm: các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện quyền lực chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người lãnh đạo đứng đầu ở cấp xã, phường, thị trấn (hoặc tương đương), có vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt chi phối toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người có chức vụ trọng yếu ở cơ sở, thực hiện lãnh đạo, tổ chức, điều hành, triển khai các nhiệm vụ ở địa phương và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước tập thể, trước nhân dân và trước cấp trên của mình. Cụ thể: Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là 9 những cán bộ giữ chức vụ bao gồm các chức danh: Bí thư đảng uỷ, phó bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chính là những người giữ vai trò nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức cấp cơ sở, nó vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng vừa đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị của chính quyền, vừa đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở. Đặc điểm này đòi hỏi khi đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải gắn liền với việc không ngừng củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở thật sự vững mạnh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vị trí và vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, của chính quyền cấp trên vào điều kiện cụ thể ở cơ sở, xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, phương hướng và thực hiện các kế hoạch, các mục tiêu đã đặt ra, tổ chức vận động và động viên nhân dân thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có thật sự đi vào cuộc sống hay không, phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách ấy vào đời sống nhân dân và vận động nhân dân thực thi các chính sách của nhà nước một cách tích cực; họ cũng là lực lượng tổ chức và động viên nhân dân tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, chính đội ngũ cán bộ này nắm bắt tâm tư nguyện vọng, mong muốn của người dân, phản ánh với Đảng với Nhà nước. Chính vì đứng ở vị trí vừa trực tiếp lãnh đạo nhân dân, vừa là cầu nối với các cấp lãnh đạo cấp trên, cho nên yêu cầu đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải vừa nắm chắc về lý luận, chủ trương, 10 đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và quan trọng là vận dụng, điều hành nhân dân thực hiện tốt và hiệu quả đường lối chính sách đó. Nói một cách khác, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải giỏi cả lý luận và thực tiễn, cho nên yêu cầu đòi hỏi phải vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng” lại vừa “chuyên”, bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng, dám nghĩ, dám làm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và địa phương. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức nào có cán bộ chủ chốt giỏi thì tổ chức đó sẽ mạnh, nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác. Cùng một tổ chức, bộ máy tương tự, cùng một cơ chế, chính sách giống nhau, nhưng có địa phương kinh tế phát triển rất nhanh, mọi nhiệm vụ đều thực hiện hoàn thành xuất sắc, có địa phương về kinh tế xã hội thì trì trệ, mọi nhiệm vụ bê trễ. Điều đó nói lên vai trò quyết định của cán bộ chủ chốt. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn được thể hiện trong việc định hướng sự phát triển ở cơ sở theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là thực hiện tốt nguyên tắc phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người quy tụ truyền thống đoàn kết trong nhân dân, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, trong quá trình phát triển kinh tế, họ là những người vận động nhân dân thực hiện tốt truyền thống của dân tộc: xoá đói giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách. Đồng thời, trước những ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế thị trường, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người luôn giáo dục bà con cảnh giác với âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ địch. Họ là những người trực tiếp nắm bắt, quản lý dân số trên địa bàn cho nên có những đóng góp không nhỏ trong việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trên địa bàn cơ sở của mình. 11 Tóm lại, xét trên tất cả các phương diện, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vị trí và vai trò rất quan trọng trong tổng thể đội ngũ cán bộ, cần được đặc biệt quan tâm và có chính sách không ngừng xây dựng và phát triển. 1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh 1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội địa phương. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Diện tích đất tự nhiên 6055,74 km2, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của cả nước, có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh có 145 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, 137 km bờ biển với nhiều cảng biển, cửa sông và có 41 xã của 8 huyện nằm trong khu vực biên phòng. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh mở rộng bang giao với các tỉnh của nước bạn Lào và các nước khác trong khu vực, tăng cường sự hợp tác giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị góp phần phát triển tỉnh nhà. Dân số gần 1,3 triệu người, gần bằng 1,7% dân số cả nước. Trong đó, ở khu vực thành thị là 142.487 người; ở khu vực nông thôn là 1.146.571 người. Mức tăng dân số tự nhiên: Năm 2005 tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,96%, đến năm 2012 là 0,78%. Nguồn nhân lực: Số người trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2012 là 678.000, số người trong độ tuổi lao động thuộc các ngành nghề kinh tế là 589.000. Lao động bình quân trong khu vực nhà nước theo các ngành, nghề kinh tế 53.148 người, trong đó có 7200 người do Trung ương quản lý và 46000 người thuộc địa phương quản lý. Chủ yếu là dân tộc kinh, 12 dân tộc Lào có 163 người, dân tộc Chứt 269 người định cư chủ yếu ở xã Hương Liên huyện Hương Khê. Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà các kỳ Đại hội Đảng đã đề ra. Tốc độ tăng GDP khá cao, nông nghiệp phát triển vững chắc. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,6%, trong đó, công nghiệp xây dựng tăng 18%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1,50%, dịch vụ tăng 10,30%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Công nghiệp - xây dựng từ 25,56% (năm 2005) lên 32,4% (năm 2010); nông - lâm - ngư nghiệp từ 43,15% (năm 2005) xuống còn 35%; thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% (năm 2005) lên 34,6. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn, là những ngư trường lớn để khai thác hải sản. Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn/năm. Trữ lượng tôm vùng lộng khoảng 500- 600 tấn, trữ lượng mực vùng lộng 3.000- 3.500 tấn. Phương tiện khai thác hải sản chủ yếu, toàn tỉnh có 2270 tàu thuyền các loại. Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụm cảng Vũng Áng với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu và đặc biệt là để giúp nước bạn Lào xuất, nhập khẩu hàng hoá, mở rộng buôn bán với các nước. Cầu cảng số I thuộc Cảng Vũng Áng có công suất thiết kết lượng hàng thông qua 460.000 tấn/năm, hiện đã tiếp nhận tàu hàng rời 30.000 tấn và tàu chuyên dùng 45.000 tấn. Dự án đầu tư giai đoạn II của Cảng đang được triển khai, sẽ tăng công suất và đảm bảo điều kiện đồng bộ cho Cảng tiếp nhận được tàu 50.000 tấn. Ở huyện Nghi Xuân phía Bắc Hà Tĩnh có cảng Xuân Hải, đủ điều kiện tiếp nhận tàu 2.000 tấn. 13 Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản như: Mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; mỏ Titan phân bố dọc bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở Sơn Kim - Hương Sơn; mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân; nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ; than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế; nguyên liệu chịu lửa, gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh; nguyên liệu làm phân bón có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác; nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã tiến hành xây dựng các nhà máy thuỷ điện như Ngàn Trươi- Cẩm Trang và phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu. Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển. Từ Hà Tĩnh, du khách có thể đi thăm các khu du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hoá của Hà Tĩnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan