Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng dân chủ của hồ chí minh vào nâng cao chất lượng hoạt động của ...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng dân chủ của hồ chí minh vào nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh ninh bình hiện nay

.PDF
122
924
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***------------ NGUYỄN THU HIỀN \ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***------------ NGUYỄN THU HIỀN VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60.31.02.04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Thị Minh Oanh Hà Nội – 2014 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp "Vận dụng tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay "tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Khoa học Chính trị – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Minh Oanh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn! Ninh Bình, ngày 22 tháng 04 năm 2014 Học viên Nguyễn Thu Hiền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS, TS. Đoàn Thị Minh Oanh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Ninh Bình, ngày 22 tháng 04 năm 2014 Tác giả NGUYỄN THU HIỀN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TAND Tòa án nhân dân CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội VKSND Viện kiểm sát nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân UBHC Ủy ban hành chính UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG - BẢN ĐỒ Trang 2.1. Bản đồ hành chính Ninh Bình……………………………………… 37 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................. 5 5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu: ............................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn................................................................................................ 7 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH .................................................................................................................... 8 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ .................................................................... 8 1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ ...................................................... 8 1.1.2. Một số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh ........ 10 1.2. Quy định cơ bản về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh – thiết chế nhà nƣớc tại địa phƣơng. ....................................................................... 21 1.2.1. Quy định cơ bản về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dƣới ánh sáng tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh...................................... 21 1.2.2. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động của HĐND cấp tỉnh. ............................................................................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 35 Chƣơng 2...................................................................................................................... 36 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH .............. 36 HIỆN NAY– THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ......................................... 36 2.1. Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình từ 2004 đến 7/2013. ........................................................................................................................... 37 2.1.1. Tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ......................... 37 2.1.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình. ........................................................................................................................................ 54 2.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình từ 2004 đến 7/2013. ........................................................................................... 63 2.2.1. Ƣu điểm và những nguyên nhân .................................................................... 63 2.2.2. Hạn chế và những nguyên nhân..................................................................... 66 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 71 Chƣơng 3...................................................................................................................... 72 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY..................... 72 DƢỚI ÁNH SÁNG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH ............... 72 3.1. Quan điểm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay..................................................................................................... 72 3.1.1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phải bám sát yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN trong giai đoạn hiện nay. ....................................................................................................................... 72 3.1.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân. .............. 73 3.1.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phải đƣợc tiến hành có kế hoạch và thƣờng xuyên, liên tục. .............................. 74 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. ......................................................................... 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. ............................................. 75 3.2.2. Xây dựng đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phải chặt chẽ, đồng bộ ở tất cả các khâu từ xây dựng tiêu chuẩn, bầu chọn, đào tạo bồi dƣỡng và đảm bảo hợp lý trong cơ cấu .................................................................. 77 3.2.3. Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao văn hóa dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt luật về tổ chức và hoạt động của HĐND................. 83 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng và đảm bảo tính dân chủ trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh .................................................................................................... 84 3.2.5. Nâng cao chất lƣợng và các điều kiện để đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh................................................... 88 3.2.6. Đảm bảo chính sách đãi ngộ và tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa trang bị làm việc của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh .............................................................................................................. 90 3.2.7. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh . ............................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà tư tưởng, vừa là nhà thực hành dân chủ vĩ đại của thế kỷ XX. Người không chỉ đề xuất các quan điểm về dân chủ mà Người còn khai sinh, xây dựng nền dân chủ mới ở nước ta và là tấm gương mẫu mực về thực hiện dân chủ. Người khẳng định: dân chủ là bản chất của nước ta, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước phải lấy dân làm gốc, nhân dân làm chủ Nhà nước và nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Người nhấn mạnh: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương” [36, tr.591]. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và HĐND nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển HĐND. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và Ủy ban Hành chính (UBHC) (Số 63/SL ngày 22-111945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế HĐND đã không ngừng được hoàn thiện, đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bộ máy nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất ở cơ sở. Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND hiện nay do nhiều nguyên nhân vẫn còn những hạn chế nhất định, thực chất chưa tương xứng với vị trí, vai trò của HĐND trong hệ thống quyền lực nhà nước cũng như với nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Nhiều nơi hoạt động của HĐND chỉ mang tính hình 1 thức, thậm chí vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, cản trở quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. HĐND tỉnh Ninh Bình cùng với Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong những năm vừa qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với những chủ trương sát đúng, phù hợp cùng với sự nỗ lực của quân và nhân, các cấp các ngành vượt qua các thách thức khó khăn. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như nguyện vọng của nhân dân địa phương thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung và HĐND tỉnh Ninh Bình hiện nay là hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc nâng cao chấ t lượng thực hiê ̣n dân chủ trong hoạt động của HĐND các cấp càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình dân chủ hóa XHCN ở nước ta hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp từ khi ra đời cho đến nay. Tuy nhiên, trong những năm qua việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vận dụng vào tổ chức và hoạt động của HĐND ở nhiều địa phương, trong đó có Ninh Bình còn nhiều bất cập, hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Vận dụng tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về vấn đề dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hành dân chủ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước nói chung trên thực tế đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Luật học, Lý luận và lịch sử của nhà nước và pháp luật, Hành chính học, Chính trị học... cho nên có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này đã được công bố. Căn cứ vào nội dung có thể chia thành các nhóm sau: 2 Nhóm thứ nhất gồm các công trình nghiên cứu về dân chủ, thực hiện dân chủ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu nhƣ: - Nguyễn Đình Lộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1997. - Phạm Ngọc Anh, Ngô Vương Anh, Nguyễn Khánh Bật...; Phạm Văn Bính (chủ biên): Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, NXb. Chính trị Quốc gia, 2007. - Phạm Thành, Nguyễn Khắc Mai: Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, 1991. - Phạm Văn Bính: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam: Luận văn tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - Đặng Thị Nhiệt Thư : Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ Tạp chí Lịch sử Đảng , số 3/2005 - tr.40-43. - Lê Xuân Đình: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản, số 20/2004 – tr.34-38. - Đoàn Thị Minh Oanh: Kiểm soát quyền lực Nhà nước đảm bảo dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 12/2013. Trong các công trình trên, các tác giả đã phân tích rõ các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ như quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ, các quan điểm của Người về dân chủ trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, đánh giá được giá trị thực tiễn và lý luận của nó. Từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Song vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào hoạt động của HĐND thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Nhóm thứ hai bao gồm các công trình nghiên cứu về hoạt động của Hội đồng nhân dân và hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc bao gồm một số công trình nhƣ sau: 3 - Nguyễn Đăng Dung: Hội đồng Nhân dân trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, Nxb Pháp Lý, 1988. - Vũ Thị Loan: Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010. - Bùi Huyền Mai: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, 2004. - Vũ Mạnh Thông: Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998. - Nguyễn Thị Hồi: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay, tạp chí Luật học, số 1/2004. - Trương Đắc Linh: Tổ chức và hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003. - Đinh Ngọc Quang: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005 - Đinh Xuân Thảo: Tăng cường thực hành dân chủ trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tạp chí: Nghiên cứu Pháp luật, số 4/2010. - Nguyễn Quốc Tuấn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6/2002. Các công trình trên đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của HĐND về vai trò, vị trí, chức năng trong hệ thống chính trị nước ta. Trong đó có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức, hoạt động của HĐND cụ thể như: vấn đề bầu cử của HĐND, hoạt động các ban của HĐND, hoạt động giám sát của HĐND…Tuy nhiên chưa có đề tài đề cập đến việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. 4 Nhìn chung, các công trình trên đã phản ánh được nhiều khía cạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và về tổ chức và hoạt động cũng như vị trí và vai trò của HĐND trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các công trình góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận của Hồ Chí Minh về dân chủ, đề xuất hướng vận dụng tư tưởng trên vào việc xây dựng và phát huy dân chủ trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Song, chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận văn cố gắng đi sâu nghiên cứu vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào một địa phương cụ thể đó là nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình thời gian vừa qua để đề ra những giải pháp đảm bảo phát huy dân chủ cao độ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Khái quát hóa, phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ của Nhà nước thể hiện trong hoạt động của Hội đồng nhân dân. + Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình. + Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay trên cơ sở vận dụng một cách triệt để, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Luận văn nghiên cứu về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng ấy trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong các HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. Ở cấp này, hoạt động của HĐND được thể hiện một cách bao quát và đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Do đó, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh và khảo sát việc vận dụng tư tưởng đó trong hoạt động của HĐND tỉnh ở Ninh Bình qua nhiệm kỳ 2004-2011 và 2011-2016 (tính đến tháng 7 năm 2013). 5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước nói chung trong đó có Hội đồng nhân dân nói riêng và kế thừa các quan niệm của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài này. - Cơ sở thực tiễn: các số liệu được điều tra, khảo sát về hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay của các công trình khoa học đã công bố, trong các báo cáo của HĐND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình từ 2004 tính đến 7/2013, của tác giả trong quá trình nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và những phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, tổng kết thực tiễn… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Thông qua việc tìm hiểu thực tế những người trực tiếp hoạt động trong HĐND tỉnh Ninh Bình - đại diện cho tiếng nói, ý chí của nhân dân và từ phía 6 nhân dân đối với cơ quan đại diện cho họ, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trong hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình, luận văn xác định hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh, về quyền lực nhà nước và các cơ quan quyền lực nhà nước, về hệ thống chính trị cơ sở... ở các trường cao đẳng, đại học và các trường đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn: Phần mở đầu; nội dung; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm ba chương, sáu tiết. 7 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ 1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ Hồ Chí Minh không có tác phẩm chuyên khảo bàn sâu về dân chủ. Song theo thống kê trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập) thuật ngữ “dân chủ” được Người dùng trên 1600 lần1 với những ý nghĩa sâu xa khác nhau, tùy theo hướng tiếp cận và sự phát triển tư duy về dân chủ của Người. Vậy quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ như thế nào? Bằng cách hỏi và đáp là cách diễn đạt mà người dân ít học hoặc có học đều dễ nhớ, dễ hiểu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi trước hàng vạn quần chúng Hải Phòng: “Dân chủ là thế nào?” và Người tự trả lời: “Là dân làm chủ” [35 ,tr.375]. Rõ ràng theo văn cảnh Hồ Chí Minh nói thì dân chủ là dân làm chủ khi nhân dân Việt Nam đã là chủ đất nước của mình. Do vậy, dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Trong đó, dân làm chủ mới có giá trị thực tế, quyết định song chỉ khi vị trí là chủ của dân được xác định, thì vai trò làm chủ của dân mới được xác lập, tức là dân chủ qua các hoạt động thực tiễn. Trong thực tế không phải không có trường hợp dân là chủ đất nước, là chủ nhà nước nhưng không biết làm chủ, thậm chí không được làm chủ. Ngay ở nước Pháp, nước Mỹ những cái nôi của cách mạng dân chủ tư sản, nhưng Hồ Chí Minh vẫn phát hiện ra: “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mạng đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mạng lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức” [29, tr.274]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh quyết tâm đưa “nước ta phải đi đến dân chủ thực sự” [34, tr.25] nghĩa là “bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [30, tr.698] 1 Luận án tiến sĩ triết học :”Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh trong quá trình dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Phạm Văn Bính 8 “Làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [39, tr.223]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có người dân trừu tượng, bao giờ Người cũng nói đến người dân cụ thể, lịch sử. Tùy theo từng thời điểm lịch sử, gắn với hoàn cảnh cụ thể, Người dùng những cụm từ khác nhau để chỉ con người, người dân và xem xét nó trong những bình diện, những chiều khác nhau của mối quan hệ xã hội. Song, bao giờ Người cũng tâm niệm “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” [35, tr.276] Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân sâu sắc như vậy, nên mọi suy nghĩ, hành động của Người đều hướng về dân, đều nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. Người thường xuyên thực hiện và yêu cầu cán bộ, đảng viên cũng luôn thực hiện “việc gì có lợi cho dân, thì làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân cần hết sức tránh”, “phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết”, “phải gần dân, hiểu dân, học dân, thương yêu, kính trọng dân”, phải tin ở dân, tin ở sức mạnh của dân là vô địch. Đó là những điều căn bản nhất trong quan niệm về dân – chủ thể của dân chủ - theo Hồ Chí Minh. Cái đặc sắc, cái đã đưa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vượt lên trên tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân cùng thời, mang tầm thời đại chính là ở quan điểm dân vừa là chủ, dân vừa làm chủ. Với Hồ Chí Minh dân không chỉ là gốc mà Đảng và Nhà nước phải “lấy dân làm gốc”. Bởi vì, dân là gốc của nước đó là quy luật mang tính khách quan dù người dân có cầm quyền hay không. Do vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: “gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Phải chăm sóc cho cái gốc ấy bền vững. Để gốc dân vững Người yêu cầu phải chăm lo, ưu tiên cho các tầng lớp nhân dân lao động. Họ là số đông lực lượng, có khả năng và giữ vị trí chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 9 Do vậy, “mọi lợi ích là vì dân”, “giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân” [33, tr.175], để thu phục, tập hợp, đoàn kết dân. Bởi vì “trong thế giới – theo Hồ Chí Minh – không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [35, tr.276]. Có thể nói, quan điểm lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh từ ý thức đạo đức đã phát triển thành ý thức chính trị, thành nguyên tắc pháp trị. Đã là nguyên tắc pháp trị thì mọi thành viên xã hội, từ dân thường đến người cầm quyền, lãnh đạo phải tuân theo, phải lấy dân làm gốc. Nghĩa là phải “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”. Xét trên phương diện lợi ích thì dân làm gốc cũng thống nhất với dân làm chủ. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là một quan niệm hiện đại. Ngày nay, người ta cũng nói về dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lực được hiểu rộng rãi gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Hồ Chí Minh không nói dân chủ là dân nắm quyền mà nói dân làm chủ và lý giải nội dung làm chủ một cách toàn diện và sâu sắc: làm chủ nhà nước, làm chủ ruộng đồng, nhà máy xí nghiệp (tư liệu sản xuất)… đến làm chủ về văn hóa, tinh thần, nghĩa là dân chủ trong hiện thực cho mọi người và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.2. Một số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh Có thể khái quát nội dung cơ bản của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát trong 3 lĩnh vực chủ yếu: chính trị, kinh tế, văn hóa – tinh thần Dân chủ trong lĩnh vực chính trị Dân chủ trong lĩnh vực chính trị biểu hiện ở mức độ tham gia của nhân dân lao động vào hoạt động quản lý, vào đời sống chính trị - xã hội, vào các công việc của nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên phù hợp với mục tiêu, bản chất của thể chế, phù hợp với những quy định pháp luật. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị là một trong những nội dung quan 10 trọng trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, được Người đề cập qua nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, song đáng chú ý là tính chất của nhà nước, địa vị và vai trò của dân trong quản lý xã hội, quan hệ giữa dân và công chức nhà nước. Khẳng định địa vị của nhân dân và thể hiện nó trong thực tiễn là hòn đá thử về một nền dân chủ, một thiết chế dân chủ đích thực hay giả dối. Với Hồ Chí Minh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ” [34, tr.499]. Theo Người, địa vị là chủ được quyết định bởi mọi quyền hành và lực lượng là của dân, mọi công việc là do dân và do đó thành quả của nền dân chủ với địa vị cao nhất là nhân dân thì mọi lợi ích của dân chứ không phải một thiểu số nào. Vị thế chính trị của nhân dân – là chủ và với hành động của người làm chủ - không phải chỉ nêu trên những khẩu hiệu mà đã được Hồ Chí Minh thực hiện đầy đủ trong thực tiễn. Ngay từ năm 1941, khi xây dựng Chương trình của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã thiết kế chế độ dân chủ cộng hòa tương lai cho nước ta sau khi cuộc cách mạng do nhân dân thực hiện thắng lợi. Chương trình cách mạng nhằm thực hiện những mục tiêu dân chủ đã thức tỉnh vai trò làm chủ đất nước của mỗi người dân, làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng thời, quyền lực của nhân dân trong quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị cũng đã được khẳng định bằng Hiến pháp và pháp luật, nó mang tính pháp lý cao chứ không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân trong điều kiện hết sức khó khăn lúc đó. Ngay ở chương I, Điều 1 của Hiến pháp 1946, đã khẳng định một cách rõ ràng quyền lực của nhân dân: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp năm 1946 tuyên bố: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” (Điều 22), “giải quyết mọi 11 vấn đề chung cho toàn quốc” (Điều 23). Tuyên bố đó đã thể hiện rõ rệt vai trò chủ thể của nhân dân đối với chế độ. Đến Hiến pháp 1959, là người đứng đầu ban soạn thảo, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quan điểm quyền lực thuộc về nhân dân một cách cụ thể với những chế định đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân trong thực tiễn. Điều 4 Hiến pháp 1959 ghi rõ: Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân [54, tr.29]. Khẳng định vị trí là chủ và làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp và pháp luật là sự đảm bảo đầu tiên cho việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở nước ta – một nước chưa trải qua nền dân chủ tư sản, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, Hồ Chí Minh đã thiết lập trong thực tiễn nền dân chủ qua việc từng bước xây dựng hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, trong đó căn bản là thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân và vận hành nó trong thực tiễn. Theo Người, dân chủ trong chính trị là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có nhiệm vụ thực hiện và phát triển nền dân chủ, tạo ra những điều kiện đảm bảo quyền lực của nhân dân đối với cơ quan và cán bộ viên chức nhà nước, mặt khác nó có chức năng thực hiện chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Trên đại thể là xác định 3 mặt cơ bản của vấn đề nhà nước: Về tính chất nhà nước đó là của dân. Về tổ chức nhà nước đó do dân tổ chức ra. Về mục tiêu và phương thức hoạt động của nhà nước đó là vì dân. Điều này cũng đồng nghĩa với luận điểm “chính quyền dân chủ là chính quyền do người dân làm chủ” [33, tr.365] mà Người đã nhiều lần đưa ra để so sánh nhà nước dân chủ của ta với nhà nước dân chủ tư sản. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan