Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng việt (trên c...

Tài liệu Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng việt (trên cơ sở cuốn từ điển tiếng việt do hoàng phê chủ biên)

.PDF
101
1961
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP Hà Nội – 2009 MỤC LỤC Danh mục bảng biểu .................................................................................... 3 Mở đầu .......................................................................................................... 4 Chương 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài ................................. 9 1.1. Khái niệm tình thái ................................................................................. 9 1.2. Các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái ............................................. 13 1.3. Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái ............................................. 21 1.4. Các phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái trong khuôn khổ đề tài luận văn ....................................................................................................... 22 1.5. Một vài vấn đề từ điển học có liên quan đến đề tài ................................ 23 Chương 2. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các vị từ tình thái tính trong Từ điển tiếng Việt ........................................................................ 26 2.1. Khái niệm vị từ tình thái tính ................................................................. 26 2.2. Phân loại vị từ tình thái tính .................................................................. 27 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của vị từ tình thái tính ........................................... 29 2.4. Tiểu kết chương hai ............................................................................... 36 Chương 3. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các phó từ chỉ thời, thể trong Từ điển tiếng Việt ................................................................ 40 3.1.Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 40 3.2.Phân tích ngữ nghĩa của các phó từ chỉ thời – thể – tình thái và so sánh với lời giải thích chúng trong TĐTV ............................................................. 43 3.3.Tiểu kết chương ba ................................................................................. 50 Chương 4. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa các trợ từ tình thái trong sự so sánh với lời giải thích nghĩa của Từ điển tiếng Việt...................................... 54 4.1.Khái niệm trợ từ ..................................................................................... 54 4.2.Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các trợ từ tiếng Việt ......................... 56 4.3. Tiểu kết chương bốn .............................................................................. 63 1 Chương 5. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các từ chêm xen tình thái trong Từ điển tiếng Việt ................................................................. 66 5.1.Khái niệm từ chêm xen tình thái trong tiếng Việt .................................... 66 5.2.Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa các từ chêm xen tình thái ........................ 68 5.3.Tiểu kết chương năm .............................................................................. 74 Kết luận....................................................................................................... 77 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 83 Phụ lục ........................................................................................................ 87 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ∞ ∞ --- ∞ ∞ Trang Bảng 2.1 ................................................................................................... 38 Bảng 2.2 ................................................................................................... 39 Bảng 3.1 ................................................................................................... 51 Bảng 4.1 ................................................................................................... 58 Bảng 4.2. .................................................................................................. 59 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn với đề tài “Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng Việt”(trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) có nhiệm vụ khảo sát và miêu tả một loại nghĩa phi miêu tả hay nghĩa tình thái của một số phương tiện từ vựng tiếng Việt biểu thị nội dung ý nghĩa này. Loại nghĩa gần như không được đề cập hay chỉ được đề cập rất ít trong các từ điển giải thích tiếng Việt. Từ kết quả của luận văn, chúng tôi đề xuất những bổ sung cần thiết cho cách giải thích liên quan đến loại nghĩa này trong các mục từ của từ điển. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đề tài này là vì nhiều lý do: 1.1. Tính thời sự Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ học đã mở rộng đối tượng nghiên cứu của mình, không chỉ nghiên cứu ngôn ngữ trong cấu trúc tĩnh tại mà là ngôn ngữ trong hoạt động với tư cách là công cụ tương tác liên nhân. Trong đó, tình thái nổi lên như một trong những trọng tâm nghiên cứu. Khái niệm ngữ nghĩa cũng vì thế mà thay đổi, không chỉ bó hẹp ở nghĩa miêu tả mà còn cả nghĩa phi miêu tả (nghĩa tình thái, nghĩa đánh giá); không chỉ quan tâm đến hiển ngôn mà cố gắng làm sáng tỏ những cơ chế nảy sinh, tiêu chí phân loại và đặc điểm của hàm ý (thông tin ngầm ẩn) với các kiểu hàm ý khác nhau;… Trong các từ điển giải thích, nghĩa của từ đặc biệt là nghĩa phi miêu tả chưa được quan tâm đúng mức. Loại nghĩa này gần như không được đề cập đến trong từ điển giải thích. Vì thế việc bổ sung những nét nghĩa đánh giá vào lời giải thích của các mục từ thật sự cần thiết để phù hợp với sự phát triển không ngừng về đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như việc làm sáng tỏ các nét nghĩa khác nhau cùng tồn tại trong một đơn vị từ vựng. 4 1.2. Tính lý luận Với sự mở rộng đối tượng nghiên cứu như vậy, các xu hướng ngữ pháp hình thức bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc giải thích bản chất nghĩa và chức năng của các sự kiện ngôn ngữ. Ngữ pháp chức năng ra đời, một xu hướng nghiên cứu thiên về ngữ pháp – ngữ nghĩa đã khắc phục những hạn chế này. Có điều, ngữ pháp chức năng không phải là một sự xuất hiện đột ngột mà mà kết quả của một sự phát triển lâu dài. Có thể thấy tinh thần của ngữ pháp chức năng trong nhiều nghiên cứu và đường hướng phản ánh vai trò của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người qua các nghiên cứu về tình thái của Jespersen, von Wright, Bally, Dik,…Ở Việt Nam, những nghiên cứu của Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Hiệp,... đã cho chúng ta có một cách hiểu nhất định về khái niệm phức tạp này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mô tả, phân tích các phương tiện biểu thị tình thái cũng chưa thật sự có nhiều, đặc biệt trong những lĩnh vực có liên quan đến chiều kích nghĩa tình thái trong các mục từ của từ điển giải thích tiếng Việt. Xem xét các vấn đề nghiên cứu về từ điển học chúng tôi cũng thấy một hiện trạng như vậy. Cuốn Một số vấn đề từ điển học [43] tập hợp một số bài viết của các tác giả khác nhau đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về nghiên cứu từ điển học cũng như một số vấn đề của cuốn Từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên). Tuy nhiên, việc giải thích nghĩa phi miêu tả đang thiếu vắng ở khá nhiều mục từ thì cũng chưa được quan tâm đúng mức với tầm quan trọng của chúng. 1.3. Tính thực tiễn Ở bất kỳ ngôn ngữ nào việc biên soạn các từ điển giải thích từ cũng rất quan trọng. Không chỉ thế việc thường xuyên phải chỉnh sửa chúng cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ và ngôn ngữ học cũng được đặt ra. Vì vậy, 5 việc bổ sung và đi đến hoàn chỉnh sự giải thích nghĩa đánh giá ở nhiều mục từ trong từ điển giải thích là rất quan trọng. Những nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa lớn đối với việc dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ, nhất là vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận văn sẽ là những cứ liệu đáng tin cậy phục vụ cho việc dạy tiếng, phát triển những kỹ năng tri nhận và từ đó có cách lựa chọn để sử dụng đúng đắn, phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp thực tế. Từ đây, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thiết thực đối việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là một số phương tiện từ vựng chủ yếu và quan trọng, thể hiện nội dung ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như: - Vị từ tình thái tính - Phó từ chỉ thời – thể - Trợ từ - Từ chêm xen Luận văn tiến hành phân tích, miêu tả và chỉ ra những nét nghĩa tình thái mà chúng biểu thị. Tiến hành thu thập tư liệu ở các mục từ thuộc các lớp phương tiện từ vựng trên trong Từ điển giải thích tiếng Việt, cụ thể là ở Từ điển tiếng Việt (TĐTV) do Hoàng Phê chủ biên (xuất bản năm 2002) và hoạt động của các từ này trong giao tiếp. Từ đó có sự so sánh giữa những nét nghĩa đánh giá đã miêu tả với lời giải thích những đơn vị từ vựng này trong TĐTV để rút ra những kết luận khoa học cần thiết và đề xuất bổ sung cách giải thích loại nghĩa này trong lời giải thích của một số mục từ. 6 3. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm đạt được những mục tiêu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Mục tiêu chính của đề tài là bổ sung và hoàn chỉnh cách hiểu về nghĩa của từ nhất là về nghĩa phi miêu tả. Về mặt lý thuyết, bằng việc áp dụng những lý thuyết ngữ nghĩa hiện đại để xem xét nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, trong đó có từ với tư cách đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có thể hoạt động độc lập, luận văn hướng đến việc làm sáng tỏ những loại nghĩa khác nhau cùng tồn tại trong một đơn vị. Từ đó góp phần xây dựng một khung miêu tả ngữ nghĩa có hiệu lực trong việc miêu tả ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. Khác với các công trình đi trước, luận văn này đi sâu vào nghĩa phi miêu tả cụ thể là nghĩa biểu lộ. Loại nghĩa này còn gọi là nghĩa tình thái hay nghĩa đánh giá. Theo quan sát của chúng tôi, loại nghĩa gần như không được đề cập hay chỉ được đề cập rất ít trong các từ điển giải thích tiếng Việt. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng để có được một tổng quan lý thuyết về nghĩa, đặc biệt là nghĩa phi miêu tả của từ. Từ đó, góp phần củng cố, phát triển tính đúng đắn của ngữ pháp chức năng. Luận văn cũng hướng đến xác lập một nguồn tư liệu phong phú, sinh động về tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp thực tế ở nhiều môi trường khác nhau, có thể sử dụng trong nghiên cứu ngữ pháp của lời nói, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học sau: - Phương pháp thống kê: thu thập các đơn vị từ vựng là đối tượng nghiên cứu của luận văn. 7 - Phương pháp miêu tả: kết quả của các phương pháp quan sát thực nghiệm, thống kê sẽ được miêu tả cụ thể để từ đó rút ra các kết luận cụ thể. - Phương pháp diễn dịch: xuất phát từ lý thuyết tình thái để soi đường cho vấn đề lý luận về một số phương tiện tình thái là đối tượng của luận văn; chúng tôi sẽ xuất phát từ những cơ sở lý thuyết liên quan đến vị từ tình thái tính, phó từ chỉ thời – thể, trợ từ và từ chêm xen cũng như vai trò biểu thị nội dung nghĩa tình thái của chúng để chỉ ra các sắc thái nghĩa đánh giá cần được thể hiện trong từ điển. - Phương pháp quy nạp: từ những quan sát tư liệu mà đề xuất, lý giải vấn đề. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp của ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp ngữ nghĩa như: cải biến, thay thế, tỉnh lược, so sánh, phân tích ngữ cảnh,… 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm có 99 trang, trong đó phần chính văn là 82 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm năm chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các vị từ tình thái tính trong Từ điển tiếng Việt Chương 3: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các phó từ chỉ thời, thể trong Từ điển tiếng Việt Chương 4: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa các trợ từ tình thái trong sự so sánh với lời giải thích nghĩa của Từ điển tiếng Việt Chương 5: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các từ chêm xen tình thái trong Từ điển tiếng Việt 8 Chương 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 1.1. Khái niệm tình thái Trong những năm gần đây, ngôn ngữ học mở rộng đối tượng nghiên cứu không chỉ quan tâm đến mô hình ngôn ngữ học tĩnh tại mà cả ngôn ngữ trong hoạt động với tư cách là công cụ giao tiếp liên nhân hay quan tâm đến sự kiện lời nói. Vì thế vai trò của chủ thể giao tiếp, tính chủ quan được chú trọng hơn, trong đó có vấn đề tình thái. Tình thái là khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học mà đặc trưng chung nhất là phản ánh những mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế và những quan điểm, thái độ đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu xét trong mối quan hệ với người nghe, hoàn cảnh giao tiếp. Như thế, nói một cách giản dị, các đặc trưng của tình thái xoay quanh mối quan hệ giữa người nói, nội dung miêu tả trong phát ngôn và thực tế. Tình thái cũng là khái niệm phức tạp của ngôn ngữ học với rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Do vậy, việc đi từ những đối lập cơ bản nhất sẽ cho ta hiểu được bản chất của tình thái. 1.1.1. Tình thái trong logic truyền thống (tình thái khách quan) đối lập với tình thái trong ngôn ngữ (tình thái chủ quan) Tình thái trong logic học được gọi là tình thái khách quan vì nó quan tâm đến tính đúng/sai hay thực cách của mệnh đề được biểu thị trong câu nói. Khi đưa tình thái vào câu nói, với tư cách là thành tố định tính cho mệnh đề, các nhà logic học phân loại phán đoán dựa trên các tiêu chí về tính khả năng, tính tất yếu và tính hiện thực. Theo đó, cũng có ba loại phán đoán: phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng, tức đối tượng mang đặc trưng đó ít nhất trong một thế giới khả 9 hữu; phán đoán tất yếu phản ánh đặc trưng được gán cho đối tượng ở mọi điều kiện, tức đối tượng mang đặc trưng đó trong mọi thế giới khả hữu; phán đoán hiện thực xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của đặc trưng được gán cho đối tượng. Như vậy, tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan bản thể, được coi như là một đặc trưng nội tại của cấu trúc chủ từ - vị từ logic và chỉ nhằm phục vụ cho việc phân loại phán đoán. Nó loại trừ vai trò của người nói với mọi nhân tố chủ quan như ý chí, sự đánh giá, mức độ cam kết, thái độ hay lập trường của người nói. Đối lập với tình thái khách quan trong logic là tình thái chủ quan trong ngôn ngữ, kiểu tình thái nhấn mạnh đến vai trò của người nói. Về cơ bản đều dựa trên những phạm trù của tình thái khách quan là tính khả năng, tính tất yếu và tính hiện thực; nhưng ở đây người nói hoặc đưa ra những bằng chứng, suy luận làm cơ sở cho một cam kết nào đó đối với hiện thực được nói đến trong câu (khía cạnh nhận thức) hoặc thể hiện thái độ đối với hành động được đề cập trong câu (khía cạnh đạo nghĩa). Người nói thể hiện những đánh giá và cam kết tình thái của mình theo một thang độ rất rộng. Vì thế phổ nội dung tình thái chủ quan cũng rộng hơn rất nhiều so với phổ nội dung của tình thái khách quan. Ví dụ: (1) Có lẽ nó sẽ đến. (2) Thế nào nó cũng đến. (3) Chắc gì nó đã đến. Nếu tình thái khách quan trong logic chỉ quan tâm đến tính chân trị (đúng/sai), khả năng xảy ra của hiện thực được nói đến trong câu: Nó đến; thì nội dung của tình thái chủ quan rộng hơn nhiều và có thể tạo lập hàng loạt câu 10 tùy theo đánh giá của người nói. Ở câu (1), người nói phán đoán không chắc chắn về sự tình Nó đến; còn ở (2) là cam kết chắc chắn điều Nó đến sẽ xảy ra; đến (3) cũng là sự phỏng đoán về sự việc nhưng thiên về ý sự việc đó sẽ không xảy ra, khả năng Nó sẽ không đến nhiều hơn. 1.1.2. Tình thái đối lập với ngôn liệu (nội dung mệnh đề) Đây được coi là đối lập then chốt trong nghiên cứu tình thái và được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rộng rãi. Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm tàng, còn tình thái là phần định tính cho thông tin miêu tả ấy. Tình thái tham gia vào quá trình thực tại hóa, nhờ đó nội dung sự tình còn ở dạng tiềm tàng có thể trở thành phát ngôn hiện thực. Nó cho biết sự tình trong phát ngôn chỉ là khả năng hay đã là hiện thực, là khẳng định hay phủ định, cho biết mức độ cam kết hay thái độ đánh giá của người nói đối với hành động nêu ra trong câu. Ví dụ, với cùng nội dung Tuấn đỗ đại học – đồng nhất về ngôn liệu, người ta có thể thể hiện nhiều nội dung tình thái khác nhau: (4) Tuấn đã đỗ Đại học. (5) Gì thì gì, Tuấn cũng đỗ đại học. (6) Tuấn làm sao mà đỗ đại học được. (7) Tuấn đỗ đại học à? … Vậy tình thái là “quan điểm hoặc thái độ của người nói đối với mệnh đề mà câu nói biểu thị hoặc cái tình huống mà mệnh đề miêu tả” Trong ngôn ngữ học, người đầu tiên đề xuất ra sự phân biệt này là Ch.Bally với hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa là modus (tình thái) và dictum (ngôn liệu). Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện nội dung sự tình ở dạng tiềm năng. Nó gắn với chức năng kinh nghiệm, chức năng miêu tả của ngôn ngữ. Còn modus thì gắn với bình diện chủ quan, thể hiện những nhân tố như ý chí, thái độ, đánh giá của người nói đối với điều được nói ra, xét trong 11 các chiều kích quan hệ với thực tế, quan hệ với người đối thoại và hoàn cảnh giao tiếp. Sự phân biệt này còn thấy ở nhiều tác giả khác như Fillmore, Bally, Lyons, Palmer, Hare, Lewis…Trong đó, cách sử dụng thuật ngữ đối lập tình thái và nội dung mệnh đề có lẽ là cách dùng phổ biến nhất hiện nay. Hiểu theo nghĩa hẹp, tình thái chỉ xoay quanh các tham số về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực, trên cơ sở nhận thức hay đạo nghĩa, và tất cả được hiểu theo góc độ khách quan (tình thái trong logic) hay chủ quan (tình thái trong ngôn ngữ). [23; tr.91] Hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm tình thái sẽ bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Một số kiểu ý nghĩa cơ bản: - Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời…) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại. - Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo về mức độ quan trọng, về độ tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực (không mong muốn), bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng, tính hiện thực… - Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình. - Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái) - Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. 12 Cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng nhất như vậy được Bybee diễn đạt là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề” [dẫn theo 13; tr. 22] . Nói cách khác, phạm trù tình thái bao gồm tất cả những phương diện nội dung gắn với thực tại câu, biến các nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn trong giao tiếp. Trong giới nghiên cứu Việt ngữ học, chủ trương quan niệm như thế có các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp…; đặc biệt là Cao Xuân Hạo. 1.2. Các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái Với một khái niệm phức tạp như tình thái, việc phân loại các kiểu tính tình thái cũng không hề đơn giản. Các nhà nghiên cứu từ trước đến nay đã cố gắng sắp xếp các kiểu tính tình thái vào một số phạm trù. Nhưng phần lớn là phân loại trong khuôn khổ một nhóm ý nghĩa tình thái chứ không phải là bao quát toàn bộ các ý nghĩa tình thái hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó. Những năm gần đây cách phân chia ý nghĩa tình thái thành ba phạm trù: tình thái khách quan, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa khá phổ biến, được nhiều tác giả đồng tình. - Tình thái khách quan trong logic quan tâm đến tính chân thực, tất yếu hay ngẫu nhiên của mệnh đề. - Tình thái nhận thức chỉ ra tình trạng hiểu biết của người nói, bao gồm cả sự xác nhận của người nói đối với điều được nói ra. - Tình thái đạo nghĩa liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Tuy nhiên, cách phân chia này thực ra chỉ nhằm vào một số kiểu ý nghĩa tình thái mà thôi. Một số đối lập chung, chủ yếu về tình thái trong ngôn ngữ có sức bao quát hơn đó là đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo 13 nghĩa; đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản; đối lập giữa tình thái mục đích phát ngôn với tình thái lời phát ngôn. 1.2.1. Đối lập giữa tình thái nhận thức (Epistemic Modality) và tình thái đạo nghĩa (Deontic Modality) Tình thái nhận thức liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng và mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Trường hợp không đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp người nói xác nhận hoàn toàn tính chân thật của điều được nói ra. Ngược lại, trường hợp đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp người nói thể hiện những cam kết thấp hơn. Ví dụ, trở lại xét những câu tiếng Việt sau: (8) Nó đến. (9) Thế nào nó cũng đến. (10) Có lẽ nó đến. Trường hợp không đánh dấu là “Nó đến”, còn hai trường hợp có đánh dấu là “Thế nào nó cũng đến” và “Có lẽ nó đến”. Khi xét về mức độ xác thực của người nói, ta có thể xếp thang độ sau: Nó đến > Thế nào nó cũng đến > Có lẽ nó đến Tình thái nhận thức về bản chất thuộc tình thái chủ quan vì tất cả cơ sở bằng chứng và lý luận mà người nói đưa ra đều nhằm chỉ ra mức độ cam kết của người nói. Mức độ cam kết của người nói biến thiên theo loại bằng chứng và cơ sở suy luận mà người nói có được. Chẳng hạn, theo Givón thì thang độ tin cậy của các loại bằng chứng như sau:  Về ngôi: người nói > người nghe > người thứ ba  Về giác quan: thị giác > thính giác > những giác quan khác > cảm giác  Về tính trực tiếp: giác quan > suy đoán  Về độ cận kề: gần > xa (Givón) ; [dẫn theo 23; tr.16] 14 Như vậy, có thể kết luận rằng tình thái nhận thức thể hiện cái vị thế hiểu biết của cá nhân người nói đối với tính chân thực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suy luận nào đó. - Tình thái đạo nghĩa là loại tình thái liên quan đến yếu tố ý chí của người nói, liên quan đến hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do người nói hay chủ thể hành động thực hiện. Tuy nhiên hai loại tình thái này đều có hai đặc điểm chung đó là tính chủ quan và tính không thực hữu.  Tính chủ quan: Nếu ở tình thái nhận thức thể hiện ở những bằng chứng cơ sở lý luận mang tính cá nhân của người nói để thể hiện sự cam kết có tính chân thực của điều được nói ra thì ở tình thái đạo nghĩa thể hiện thái độ, ý chí và mong muốn của người nói đối với hành động. Theo đó, nó được chia làm 4 tiểu loại: bắt buộc, cấm đoán, được phép và miễn trừ.  Tính không thực hữu: Ở tình thái nhận thức, tính không thực hữu thể hiện sự cam kết có mức độ của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Tức người nói không đảm bảo hoàn toàn tính chân thực của nó. Còn ở tình thái đạo nghĩa, nó thể hiện ở hành động tương lai mà người nói muốn người nghe thực hiện hay tự mình thực hiện. Ví dụ: (11) Nó có thể làm việc vào ngày nghỉ. Vị từ tình thái “có thể” dẫn đến hai cách hiểu. Theo tình thái nhận thức, phát ngôn này được khúc giải: Tôi cho rằng nó làm việc cả vào ngày nghỉ, dựa trên những bằng chứng và suy luận của cá nhân tôi (như: nó không đi chơi vào ngày nghỉ mà thường đến cơ quan). Còn theo tình thái đạo nghĩa là: Tôi đồng ý, cho phép nó được làm việc vào những ngày nghỉ, vì lý do yêu cầu của công việc hay thu nhập của nó chẳng hạn. 15 Vậy sự phân biệt tình thái nhận thức và đạo nghĩa trong phạm vi tình thái chủ quan về thực chất xoay quanh ba tham số về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực. Chúng tôi đồng ý với cách phân biệt bao quát của tác giả Nguyễn Văn Hiệp khi đã sơ đồ hóa sự phân biệt này dựa trên ba tham số như trên, cụ thể là: Tình thái Khả năng Nhận thức Hiện thực Tất yếu Đạo nghĩa Pht Hiện thực Nhận thức Pht Hiện thực Pht Đạo nghĩa Hiện thực Pht (Viết tắt: Pht – Phi hiện thực) 1.2.2. Đối lập giữa tình thái nhận thức (Epistemic Modality) và tình thái căn bản (Root Modality) Phạm trù tình thái còn cần bao quát loại ý nghĩa tình thái của sự tình cần truyền đạt, thể hiện như những thuộc tính của sự tình khách quan. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu nêu ra một đối lập khác: đối lập giữa tình thái căn bản (Root Modality) và tình thái nhận thức (Epistemic Modality) Tình thái căn bản được định nghĩa như là tình thái của hành động được chia làm hai loại: tình thái đạo nghĩa và tình thái trạng huống. Trong khi tình thái đạo nghĩa thuộc phương diện đạo đức, thể hiện ý chí, mong muốn chủ quan của người nói đối với hành động thì tình thái trạng huống lại mang tính khách quan. Nó liên quan đến các yếu tố cảnh huống có tính vật lý bên ngoài, không có sự can thiệp của nhân tố ý chí hay mong muốn của người nói. 16 Ví dụ: (12) Nó phải dậy sớm còn chị có thể ngủ muộn hơn. Câu này thuộc loại tình thái đạo nghĩa bắt buộc và miễn trừ. Người nói thể hiện mong muốn đối với việc thực hiện hành động: yêu cầu Nó phải đi ngủ sớm và cho rằng người nghe – chị được phép ngủ dậy muộn. (13) Trước nó ôn thi nên phải dậy sớm. Giờ đã thi xong rồi nó không phải dậy sớm nữa. Theo tình thái trạng huống, việc nó phải dậy sớm không phải do ai quyết định, yêu cầu mà do hoàn cảnh Nó ôn thi và việc Nó không phải dậy sớm cũng do trạng huống thi xong rồi quy định. Sự phân biệt giữa tình thái căn bản và tình thái nhận thức có nhiều ưu điểm hơn so với sự phân biệt tình thái đạo nghĩa và tình thái nhận thức. Sở dĩ như vậy vì nó bao quát nhiều loại ý nghĩa tình thái khác nhau như loại tình thái liên quan đến năng lực của chủ thể, ước muốn của chủ thể, điều kiện bên ngoài cho phép chủ thể thực hiện hành động. Hơn nữa, cho phép chúng ta lý giải một số vấn đề thuộc giao diện giữa cú pháp và ngữ nghĩa, cụ thể ở bình diện tạo sinh câu nói. Đặc biệt quan trọng khi thực hiện việc dán nhãn cho các thành tố cấu trúc của câu tiếng Việt. Sự phân biệt này cho phép đặt ra giả thuyết về sự tiến hóa tình thái. Đã có những nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ lịch sử giữa hai loại tình thái này, đó là ý nghĩa thuộc tình thái nhận thức được phái sinh từ những ý nghĩa thuộc tình thái căn bản như những nghiên cứu của Bybee (1994), Stephany (1998) [dẫn theo 23; tr.116] 1.2.3. Đối lập giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói Tình thái hướng tác thể biểu thị những điều kiện bên trong và bên ngoài của tác thể đối với việc thực hiện hành động được nói đến trong câu. Theo 17 nghiên cứu của Bybee, loại tình thái này được xem xét theo những nội dung sau: sự bắt buộc, sự cần thiết, năng lực và mong muốn. - Tình thái hướng người nói được thấy trong những câu áp đặt, đề nghị một hành động hoặc một cách ứng xử nào đó, đặc biệt thường thấy trong những phát ngôn thuộc nhóm “khuyến lệnh”. Những nội dung của tình thái hướng người nói (cầu khiến, cấm đoán, mong đợi,…) được xử lý trong tình thái của mục đích phát ngôn. 1.2.4. Đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn - Tình thái của mục đích phát ngôn: xem xét nội dung tình thái thuộc phạm vi dụng học, đưa mục đích phát ngôn vào định nghĩa về tình thái. - Tình thái của lời phát ngôn: nếu tình thái mục đích phát ngôn thuộc phạm vi dụng học thì tình thái lời phát ngôn thuộc bình diện nghĩa học. Nó liên quan đến thái độ của người nói đối với điều được nói ra trong câu cũng như quan hệ giữa chủ thể và vị thể của mệnh đề được biểu đạt. Có thể chia nội dung tình thái này thành: tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân (xét trong câu tường thuật). Tình thái của câu thể hiện mức độ cam kết và thái độ của người nói đối với điều được nói ra. Còn tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân thể hiện những dạng thức tồn tại của hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ,...mà vị ngữ biểu đạt. Tác giả Cao Xuân Hạo là người đầu tiên chủ trương đưa ra sự phân biệt giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn theo tinh thần như thế. Sau đó Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp (2003) cũng đi theo chủ trương đó nhưng có những đề xuất và điều chỉnh nhất định. 1.2.5. Những đối lập mang tính lập trường, thuộc chủ quan của người nói 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan