Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của pháp tại việt nam (1857 1914)...

Tài liệu Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của pháp tại việt nam (1857 1914)

.PDF
382
277
81

Mô tả:

“Truyền đạo Thiên Chúa... Điều đó có liên quan gì đến chính sách thuộc địa không? Chẳng ai trả lời rằng không, trừ khi có định kiến...”. Giám mục Guébriant, bề trên của Nha Thừa Sai Paris đã viết như vậy trong tạp chí Correspondant số 25/1/1931[2]. Ba mươi bảy năm sau, vào 1968, giữa chiến tranh nóng bỏng ở Việt Nam, một bức thư sau đây của các giáo chức ki-tô Pháp[3] được gởi đến các đồng nghiệp của họ tại Mỹ: “Phải thừa nhận rằng, vì chính sách mà các chính phủ nước họ đã áp dụng, các người ki-tô thường bị đồng hóa, trước mắt các dân tộc Á Phi, với đế quốc và thực dân, hôm qua cũng như hôm nay. Nhìn vấn đề như vậy thì đơn giản thái quá, và các giáo hội ki-tô còn phải tốn nhiều công sức lắm để tái lập sự thật. Nhưng, cho đến hôm nay, nhiều hình thức can thiệp khác của các quốc gia được xem là ki-tô lại dựng thêm nhiều cản trở mới cho việc du nhập của thánh kinh vào Á Phi. Việc ném bom ở miền Bắc Việt Nam không phải là hình thức can thiệp duy nhất, nhưng là hình thức lộ liễu nhất.” Hai giai đoạn lịch sử khác nhau, hai ngôn ngữ ki-tô khác nhau. Bề trên của Nha Thừa Sai Paris, hiện thân của tiếng nói lương tâm bình thản trong giai đoạn thuộc địa, nhấn mạnh dây liên hệ nối kết sự truyền giáo với chính sách thuộc địa, trong khi các giáo chức ki-tô Pháp, ấm ức trong mặc cảm lương tâm của thời hậu thuộc địa, muốn làm trong trắng Nhà thờ bằng cách đổ lỗi cho các quốc gia, kẻ duy nhất phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tôn giáo để phục vụ chính sách thuộc địa. Đâu là sự thật? Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấp nữa những sai lầm trong quá khứ - những sai lầm đến từ bên ngoài đã làm máu chảy giữa những người con của cùng dân tộc. Tôn giáo là thiêng liêng, và tự do tôn giáo là tự do căn bản của con người. Chính vì tôn trọng sự thiêng liêng đó mà mọi lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, hoặc để độc tôn, cần phải đề phòng triệt để. Việt Nam là trường hợp điển hình của lạm dụng, là ví dụ tiêu biểu của một mô hình thuộc địa lấy tôn giáo vừa làm phương tiện vừa làm cứu cánh cho thống trị. Bởi vậy, trước khi đi sâu vào lịch sử Việt Nam, tưởng cũng nên nhắc lại sơ lược mô hình đó trong bối cảnh chung của sự bành trướng thuộc địa Âu châu. Năm điểm sau đây được xem như nổi bật nhất: I. Trước hết, ai cũng thấy sự phát triển song song, trong lịch sử thuộc địa Âu châu, giữa hành động thuộc địa và hành động truyền giáo. Nói “song song” cũng không đúng hẳn, bởi vì, như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận xét hóm hỉnh, “đó là hai đường song song vượt qua khỏi mọi luật lệ của hình học để gặp nhau hoài”[4]. Nghĩa là, bất cứ ở đâu trong thế giới Á Phi, sự truyền giáo đều được phát triển nhờ xâm chiếm thuộc địa, chiếm đóng quân sự, cắt nhượng lãnh thổ, trấn áp chính trị. Như vậy, giáo xứ Alger đã được dựng lên ở Algérie. “Sự kiện lịch sử này thật đáng ghi nhớ, bởi vì giám mục xuất hiện lại, sau nhiều thế kỷ vắng bóng, trên đất Phi châu mà ngày xưa thánh Augustin và thánh Cyprien đã từng đặt gót”[5]. Như vậy, Trung Quốc đã bị bắt buộc mở ra cho ảnh hưởng của đạo Chúa dưới áp lực của Âu châu, nhất là của Pháp, hai lần can thiệp liên tiếp để ký hiệp ước 1858, từ đó Trung Quốc phải thừa nhận cho các thừa sai toàn quyền tự do truyền đạo. Cũng như vậy, giáo hoàng Pie X tạo mọi sự dễ dàng cho việc nước Ý chinh phục Tripolitaine, ở Libye, bởi vì đó cũng là chiến tranh chống ngoại đạo. Nhà viết sử Thiên Chúa giáo Paul Lesourd viết: “Biết bao nhiêu trường hợp đã cho thấy: các thừa sai không thể làm được gì vững chắc nếu không dựa vào sự ủng hộ thông minh của quốc gia thuộc địa, dù chỉ là để bảo vệ các tín đồ tân tòng chống lại kẻ thù của họ hay chống lại tà giáo như ở châu Úc”[6]. Vì lý do đó, Giáo hội Thiên Chúa công nhận rành mạch chính nguyên tắc của việc xâm chiếm thuộc địa[7]. Xâm chiếm thuộc địa là một “công trình giáo dục về kinh tế, xã hội, chính trị”, là “thực hiện chức năng đem lại văn minh do luật thiên nhiên ban cho các quốc gia tự do và có ý thức trách nhiệm”[8]. Hồng y Verdier nói rõ: xâm chiếm thuộc địa “nằm trong chương trình của Thượng Đế, như một hành động bác ái tập thể mà trong một thời điểm nào đó, một dân tộc thượng đẳng phải làm đối với các giống dân xấu số như một bổn phận phát sinh từ chính văn hóa thượng đẳng của dân tộc đó”[9]. Nói một cách khác, các nhà đạo đức Thiên Chúa giáo tìm cách biện minh cho một quyền thuộc địa ngay trong cả thời gian mà việc xâm chiếm thuộc địa bị chỉ trích toàn bộ[10]

Tài liệu liên quan