Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại tòa án nhân dân...

Tài liệu Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại tòa án nhân dân

.DOCX
13
274
112

Mô tả:

Tình hình tranh chấp lao động mang tính tập thể xảy ra ngày càng phổ biến; có lúc có nơi rất phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự tự anh toàn xã hội. Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (viết tắt là BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 và thay thế BLLĐ 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. So với Luật sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì BLLĐ 2012 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng; trong đó có các quy định về tranh chấp lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, với các nội dung cơ bản như: khái niệm tranh chấp lao động tập thể; phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp lao động tập thể tại Tòa án. 1. Nhận biết tranh chấp lao động tập thể 1.1. Định nghĩa tranh chấp lao động “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động” (Khoản 7 của Điều 3 BLLĐ 2012). 1.2. Phân loạitranh chấp lao động Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 1.3. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể - Chủ thể: là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. “Tập thể lao động”, theo khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động”. “Người sử dụng lao động”, theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, các nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là các nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. - Đối tượng (khách thể) trong tranh chấp lao động tập thể: là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động. - Nội dung của tranh chấp lao động tập thể: là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động. 2. Các loại tranh chấp lao động tập thể Tranh chấp lao động tập thể gồm: tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 2.1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về quyền Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác (Khoản 8 Điều 3 BLLĐ năm 2012). 2.2. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” (khoản 9 Điều 3 BLLĐ 2012). 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể 3.1. Cơ quan, Tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm

Tài liệu liên quan