Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bản năng sống và bản năng chết trong ''bến không chồng'' của dương hướng...

Tài liệu Bản năng sống và bản năng chết trong ''bến không chồng'' của dương hướng

.PDF
101
352
143

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN BẢN NĂNG SỐNG VÀ BẢN NĂNG CHẾT TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận Văn học Sơn La, tháng 6 năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN BẢN NĂNG SỐNG VÀ BẢN NĂNG CHẾT TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận Văn học Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dung Nam, nữ: Nữ Lớp: K55 ĐHSP Ngữ văn Khoa: Ngữ văn Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm Ngữ văn Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Dung Người hướng dẫn: ThS. Vũ Minh Đức Sơn La, tháng 6 năm 2017 Dân tộc: Kinh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người thân trong gia đình. Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ sự thán phục, tới thầy giáo Thạc sĩ Vũ Minh Đức, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chi tiết trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Thầy đã gợi mở cho chúng tôi những vấn đề nghiên cứu rất lí thú, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu, những gì thầy chỉ dạy là cơ sở vững chắc quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo trường Đại học Tây Bắc, quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp K55 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan tới đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ – gia đình thân yêu – luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho sự lựa chọn của tôi. Tác giả đề tài Nguyễn Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................10 6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................11 7. Kết cấu đề tài ..............................................................................................................11 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN NĂNG ....................................12 1.1. Vô thức và bản năng ................................................................................................12 1.1.1. Vô thức – Unscious ..............................................................................................12 1.1.2. Bản năng – Instinct ...............................................................................................21 1.2. Các dạng bản năng cơ bản .......................................................................................24 1.2.1. Bản năng sống – Instinct of life/ Eros ..................................................................27 1.2.2. Bản năng chết – Instinct of death/ Thanatos ........................................................29 1.2.3. Bản năng tính dục – Sexual instinct .....................................................................34 CHƢƠNG 2: BẢN NĂNG SỐNG TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG ......................39 2.1. Niềm tin trong bão giông như bản năng hướng sống..............................................39 2.2. Tình yêu – khởi nguồn, duy trì và kết nối sự sống .................................................41 2.2.1. Tình yêu – khởi nguồn và duy trì sự sống............................................................41 2.2.2. Tình yêu – hàn gắn nỗi đau và xóa bỏ hận thù ....................................................46 2.3. Tính dục và cuộc bứt phá về phía trước ..................................................................48 2.3.1. Tình dục – hành trình kiếm tìm bản ngã ..............................................................49 2.3.2. Giấc mơ – kẻ lột mặt nạ và lời thú tội chân thành ...............................................53 2.3.3. Nước – những ánh xạ của dục năng .....................................................................59 CHƢƠNG 3: BẢN NĂNG CHẾT TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG ......................65 3.1. Chiến tranh và lưỡi hái tử thần ................................................................................65 3.1.1. Máu và nước mắt ..................................................................................................66 3.1.2. Vết thương và những chấn thương tinh thần........................................................70 3.2. Hận thù và cấm kị ....................................................................................................73 3.2.1. Hận thù như bản năng xâm hại và tự hủy ............................................................73 3.2.2. Cấm kị và những lớp mặt nạ nhân cách ...............................................................76 3.3. Thế giới âm tính như dấu hiệu của sự chết .............................................................82 3.3.1. Người đàn ông “khiếm khuyết”............................................................................82 3.3.2. Người đàn bà chờ và những dồn nén ...................................................................85 3.3.3. “Bến Không chồng” – biểu tượng chết ................................................................88 KẾT LUẬN ....................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................94 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phân tâm học là một trường phái tâm lí học khách quan đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo trong đời sống tâm lí người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn ý thức. Phân tâm học là bộ môn giúp con người hiểu mình hơn, lột mặt nạ nhân cách con người với những đòi hỏi, ham muốn khát khao rất thành thực của đời sống bản năng, giúp con người được sống thành thực nhất, trọn vẹn nhất, người nhất. Vận dụng kiến thức Phân tâm học vào văn học, từ quá trình sáng tác của người nghệ sĩ cho đến nội dung tác phẩm đều có thể tìm ra lời đáp dựa trên góc nhìn phân tâm. Hoạt động sáng tác của nhà văn không chỉ bị chi phối bởi ý thức mà đó còn là hoạt động bị chi phối bởi vô thức (vô thức cá nhân và vô thức tập thể). Trong vô thức thì nhân tố quan trọng nhất được xem là hạt nhân tạo ra mọi tác phẩm chính là dục tính, Freud tin sự thăng hoa của dục năng chưa được thỏa mãn đã tạo ra mọi tác phẩm nghệ thuật và văn học. Nói cách khác, theo ông nghệ sĩ giải tỏa tính dục ấu thơ của họ bằng cách biến nó thành hình thức phi bản năng. Chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới thực sự thỏa mãn những ham muốn, giải tỏa ẩn ức cũng như nhờ ảo ảnh nghệ thuật mà hiện thực được nhìn qua lớp màn hư ảo hơn. Chính vì vậy khi vận dụng lí thuyết Phân tâm học vào làm đề tài này sẽ giúp tôi có được cách nhìn thấu đáo hơn về một số vấn đề liên quan đến vô thức và bản năng. 1.2. Văn học sau 1975 đã có nhiều đổi mới trên nhiều phương diện, từ nội dung, đề tài đến cách thức thể hiện. Đặc biệt, từ sau năm 1986 đã có nhiều biến đổi cả về đề tài, nội dung và cách xây dựng hình tượng các nhân vật. Văn học giai đoạn này cũng đi sâu hơn vào đời sống vô thức, bản năng của con người, nhìn nhận cuộc sống dựa trên phần chân thực chứ không nhìn từ góc độ lí tưởng hóa như trước: “Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: Ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát” [16;16], con người với những khát khao, ham muốn đời thường nhất, bản năng nhất đã được khắc họa rất đậm nét. Tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói 1 chung giai đoạn này bắt đầu quan tâm đến con người bản năng, con người tâm linh “thâm nhập được cả vào cõi mờ xa của ý thức, vùng chập chờn giữa ý thức và vô thức, vùng bí ẩn của tâm linh. Quan niệm về tính phức tạp, bí ẩn của con người đã dẫn dắt văn học đi tìm “những con người khác nhau” bên trong một con người” [1;70]. Không chỉ vậy, vấn đề về tính dục cũng được các tác giả quan tâm và chú ý khai thác và thể hiện trong giai đoạn này. Viết về vấn đề tính dục, các nhà văn đã chuyển tải được nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, đó là hiện thực sâu thẳm bên trong con người, những khao khát rất người hay là những biểu hiện lệch lạc, sa đọa về lối sống đạo đức trong xã hội, tính dục được soi chiếu cả ở mặt tốt và mặt xấu, hiển hiện ở bản năng sống và đồng thời cũng hướng về bản năng chết. 1.3. Ở đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam thời kì này (chiến tranh và nông thôn Việt Nam), Dương Hướng đã làm mới đề tài bằng tư duy “nhận thức lại”. Chiều kích phản ánh hiện thực cuộc sống được mở rộng sang vùng vô thức và tâm linh để góp phần cung cấp cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn hơn không chỉ hiện thực khách quan mà con cả những gì điều khuất lấp trong vùng tối của vô thức con người. Con người trong Bến không chồng vừa là “nạn nhân”, vừa là “tội nhân”, vừa đáng thương lại vừa đáng trách khi phải bước vào một hoàn cảnh, một thời kì mới mà những tư tưởng, nền nếp tâm lí hủ lậu, những định kiến, nền nông nghiệp lạc hậu manh mún, tâm lí làng xã lưu cữu ngàn đời vẫn ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người. Nhưng trong một khoảnh khắc nào đó ta vẫn thấy họ vượt qua những rào cản ấy để “sống cho mình và vì mình”. Đó là khi con người ta sống theo ham muốn và dục vọng cá nhân – là lúc con người ta được sống người nhất, trọn vẹn nhất. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Bản năng sống và bản năng chết trong Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng” với mong muốn đem đến một cách đọc và lí giải khác về cuốn tiểu thuyết này dưới ánh lăng kính phê bình phân tâm học. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Sau khi chiến tranh kết thúc, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) trên tinh thần dân chủ với khẩu hiệu: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật...” đã tạo cho người nghệ sĩ có được một tâm thế thoải mái, nhẹ nhõm, “tự cởi trói” cho mình tháo bỏ được những rào cản trong ngòi bút. Hay nói cách khác, đổi mới văn học (1986) như một luồng gió mới làm dịu mát cánh đồng văn học sau nhiều năm bị không 2 khí ngột ngạt của chiến tranh làm khô cằn. Với sự đổi mới này, văn chương không còn lệ thuộc vào chính trị, tư tưởng nhà văn không còn bị ràng buộc là điều kiện thuận lợi để nhiều nhà văn đua nhau tỏa sáng báo hiệu bắt đầu một mùa bội thu. Cũng như nhiều nhà văn khoác áo lính trở về từ chiến trường, từng nếm trải những tháng ngày hào hùng mà vô cùng khốc liệt của dân tộc, cuộc đời trận mạc đã đem lại cho Dương Hướng những “vỉa tầng màu mỡ, vốn sống, vốn kinh nghiệm” để rồi khi hòa bình lập lại, trở về với cuộc sống đời thường nhưng hiện thực chiến tranh vẫn vẹn nguyên trong kí ức, trở đi trở lại và là nỗi ám ảnh, thôi thúc ông viết nên “những trang viết cuộc đời”. Dương Hướng cũng như nhiều nhà văn khoác áo lính khác rất “nhạy cảm và tự thấy việc xác định cái cần và cái nên phản ánh như là một nhu cầu của bản thân nghệ thuật” [5]. Dương Hướng là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau năm năm đổi mới, tác phẩm khẳng định và đưa tên tuổi của nhà văn lên một vị trí cao trong nền văn học đổi mới. Đánh giá về thành công này của cuốn tiểu thuyết, Phong Lê từng viết: “Trong bộ ba được Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991, Bến không chồng không có cái sắc sảo, riết róng của Mảnh đất lắm người nhiều ma; không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh của Nỗi buồn chiến tranh... Nhưng bù lại, và để đứng được với thời gian, Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển: Mộc mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ – một ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên, và với ưu thế đó, Bến không chồng là tác phẩm khẳng định được ngay vị trí của nó trong lòng độc giả mà không hề gây tranh cãi” [13;5]. Không thuộc đội ngũ các nhà văn “tiền trạm” xuất hiện từ đầu những năm 80 như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn... Dương Hướng bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), và chỉ hai năm sau với Bến không chồng (1990) nhận giải thưởng Hội Nhà văn (1991), Dương Hướng bỗng trở thành một “tên tuổi” và quan trọng hơn, trở thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Tiểu thuyết Bến không chồng từ khi ra đời cho tới nay đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Đã có nhiều bài báo, tham luận, báo cáo, 3 chuyên luận, đề tài, khóa luận viết về Bến không chồng với những sự khám phá về đặc sắc nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm này. Để có cài nhìn hoàn chỉnh về lịch sử nghiên cứu Bến không chồng, chúng tôi đi vào tổng thuật những tài liệu nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. Trước hết, trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, các tác giả đã khẳng định sự đóng góp của Bến không chồng trước hết ở sự đổi mới đề tài: “Với tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng thuộc số người soi được một cái nhìn mới vào một đề tài vốn đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam sau 1945 là nông thôn và chiến tranh. Nông thôn trong và sau 30 năm chiến tranh, qua chân dung người lính và người phụ nữ. Những người lính từ chống Pháp như Vạn, và thời chống Mĩ như Nghĩa, với hi sinh ở chiến trường và vẫn tiếp tục những hy sinh khi trở về hậu phương. Thế nhưng nói hậu phương là nói đến nhân vật trung tâm là người phụ nữ; bởi mọi gánh nặng ở hậu phương đều dồn lên vai người phụ nữ. Những cái “Bến không chồng” trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời dài khi lớp lớp đàn ông – thanh niên đều ra trận” [23]. Nhân vật người phụ nữ trong Bến không chồng là hiện thân của đau thương, mất mát, hi sinh trong “mặt trận không tiếng súng”. Mặt trận này cũng khốc liệt không kém so với tuyến lửa, những nhân vật nữ ấy phải đối diện với nỗi cô đơn, với những hoài niệm của một thời đã xa, mỗi người một nỗi khổ, một nỗi đau, không ai giống ai... Vết thương mà những người lính phải gánh chịu khi trở về hậu phương không chỉ là những vết thương nơi thể xác mà đó còn là những vết thương trong tâm hồn. Những mặc cảm, những ẩn ức về cuộc chiến ác liệt họ từng trải qua mãi là những nỗi ám ảnh không thể xóa đi trong tâm thức, chúng luôn hiển hiện và đeo bám. Có thể nói, Dương Hướng đã không né tránh những mảng xám của đời sống, nhà văn nhìn thẳng vào hiện thực để thấy những nỗi đau khổ mà con người gánh chịu do bom đạn chiến tranh gây nên, và dù có chiến thắng thì còn lại sau tất cả vẫn là những nỗi đau, những vết thương luôn rỉ máu. Trần Thị Phương Thảo trong luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Dương Hướng từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời cũng đã chỉ ra những phát hiện mới của Dương Hướng trong đề tài nông thôn Việt Nam với sự phản ánh chân thực số phận con người. Dương Hướng tập trung bút lực của mình để phản ánh hiện thực đời sống nơi hậu phương mà tâm điểm là người phụ nữ cùng những người lính khiếm khuyết bị chiến tranh trả về: “Trong số các nhân vật không nhiều của Bến không chồng, một tiểu 4 thuyết cỡ vừa, chưa đầy 300 trang, người đọc khó quên chân dung nhân vật trung tâm là Hạnh. Dương Hướng đã rất tâm huyết khi tạo dựng nên hình tượng một người phụ nữ có thể nói là “vượt trội” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời đại dài chiến trận, thường ở họ chỉ mang khuôn mặt “ba đảm đang” gieo niềm tin cho người lính ở chiến trường. Trong thế giới của những nhân vật nữ, có thể coi Hạnh là kiểu nhân vật “nổi loạn” được Dương Hướng xây dựng rất thành công. Đó là kiểu nổi loạn của bản năng, của ham muốn được sống cho mình, sống vì mình và dám vượt rào để đạt được niềm ham muốn ấy” [27]. Vấn đề này sẽ được chúng tôi kế thừa và luận bàn thấu đáo hơn ở chương 2 của đề tài (Bản năng sống trong Bến không chồng của Dương Hướng) khi xem xét hành động nổi loạn của nhân vật như sự giải phóng của bản năng tính dục vốn bị kìm nén. Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về Bến không chồng: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn” [27]. Đó là tiếng kêu thể hiện bi kịch của những người lính trở về từ bom đạn chiến trường. Họ không chỉ mang “vết dập xóa trên thân thể” mà “trong cả tâm hồn”, trở về với cuộc sống đời thường. Cùng quan điểm như vậy, Hiền Hương viết trên báo Dân trí, ngày 29/07/2012 cũng đưa ra nhận định: “Bến không chồng – bức tranh thê lương thời hậu chiến, từ tiểu thuyết của Dương Hướng những Nguyễn Vạn, Nghĩa, Thành... đã bước lên màn ảnh với đủ cơ cực, đắng cay của số phận người lính bước ra từ cuộc chiến. Họ cô độc trên chính mảnh đất, với chính những con người mà họ đã từng đổ máu để bảo vệ” [12]. Đây sẽ là những luận điểm quan trọng giúp chúng tôi có thêm cơ sở phân tích, lí giải về “vết thương và những chấn thương tinh thần” của những người lính sau khi trở về từ chiến tranh – một mảng khuất mờ chưa từng được đề cập đến trong văn học giai đoạn trước. Họ trở nên lạc lõng, xa lạ với mọi thứ xung quanh khi mà những tư tưởng, lối sống trên chiến trường đã ăn sâu vào máu họ thì giờ đây việc thay đổi và thích nghi với cuộc sống mới dường như là một điều quá khó. Đồng thời cũng là tiền đề quan trọng được triển khai trong “người đàn bà chờ đợi và những dồn nén” – những người mẹ, người vợ, người yêu của những người lính luôn phải sống trong đau khổ, chờ mong cùng những khát khao bản năng luôn rực cháy. Với họ, cuộc sống chưa bao giờ là trọn vẹn, đủ đầy mà luôn có sóng gió, bão giông ẩn sau cái lớp vỏ tưởng như yên ả: “Hậu phương”. Hiện lên trong tác phẩm là những số phận bất hạnh luôn phải gánh chịu những khổ đau, những mất mát, những dồn nén, ẩn 5 ức tụ lại thành những chấn thương tâm lí, vết thương vô hình nhưng lại có sức mạnh tàn phá ghê gớm đối với cuộc sống con người. Nguyễn Duy Liễm khẳng định những đổi mới cách tân ở tiểu thuyết Bến không chồng “là một nhát gạch chéo vào cái lối mòn rỗng tuếch mà nhàm nhẵn ấy – cái mà bấy lâu chúng ta những người cầm bút buộc phải tuân thủ để rồi anh cho ra cái giá trị về tầm cao tư tưởng của Bến không chồng và nó sừng sững tới nay! Đọc lại Bến không chồng vẫn làm ta lặng đi ngồi suy ngẫm về sự “xé rào” táo tợn của anh” [15]. Nguyễn Duy Liễm đã coi Bến không chồng là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi của văn học với những nhát cuốc sâu, tìm tòi khám phá và cùng với những trải nghiệm mà đúc rút ra những ý niệm sâu xa về số phận của cá nhân mỗi con người trong cuộc đời. Con người ta luôn phải đấu tranh, giằng xé giữa con người bản năng và con người lí trí, có khi con người lí trí giành phần hơn kiểm soát ta theo những chuẩn mực, gò bó của đạo đức, luân lí xã hội... Nhưng cũng có lúc con người bản năng vùng dậy đòi tiếng nói cho riêng mình, thỏa mãn những ham muốn, những nhu cầu thành thực nhất của con người. Trong tiểu thuyết Bến không chồng, ngoài việc phân tách chỉnh thể cuộc sống con người ra thành hai phần đại diện cho bản năng sống và bản năng chết trong mỗi con người, Dương Hướng còn đề cập đến một vấn đề mới mẻ nữa đó là bản năng tính dục, những khát khao, ham muốn của dục vọng cũng được thể hiện khá chân thực trong tác phẩm. Có thể nói, cùng với sự “xé rào” của nhân vật là sự “xé rào” của chính tác giả về những vấn đề được đề cập tới trong tác phẩm. Nguyễn Thị Xuân Dung trong Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996 cũng chỉ ra những đổi mới, cách tân trong Bến không chồng trên phương diện thể hiện những nhu cầu thuộc về bản năng con người: “Chiến tranh tàn phá về vật chất, gây nên những mất mát đau thương trên thân thể, trong tâm hồn, nhưng trước hết và trên hết, nó đã làm ức chế, tước đoạt những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con người... Nguyễn Vạn, con người muốn làm mực thước, làm thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng và đã hi sinh một đời cho ảo tưởng đó trong cuộc sống khắc kỉ đến ngốc nghếch, cũng không thể thoát khỏi sức cuốn mạnh mẽ của bản năng: Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người không biết mình đang mơ hay đang tỉnh men rượu vẫn nung nấu trái tim làm Nguyễn Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lần này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào ngực mụ Hơn. 6 Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình. Mưa gió vẫn ràn rạt ngoài cửa... Phần người, phần bản năng đã chiến thắng phần thánh nhân của Vạn – con người ta không thể mãi mãi ép xác theo lí tưởng và ảo tưởng của mình. Phút giây bản năng trỗi dậy là khi Nguyễn Vạn sống bằng dục vọng, sống cho dục vọng nhưng không phải là lúc Nguyễn Vạn bị trụy lạc mà đó chính là thời khắc anh được làm người – một con người đúng nghĩa” [4]. Nguyễn Thị Xuân Dung nhìn nhận vấn đề bản năng trong tính hai mặt của nó, trong ý nghĩa tích cực của bản năng, nó giúp cho con người được sống một cách người nhất. Bản năng tính dục có vai trò quan trọng trong việc cởi bỏ “mặt nạ nhân cách” của Nguyễn Vạn, để nhân vật hiện lên một cách trần trụi và chân thật. Trong luận văn Thạc sĩ Đặc điểm của tiểu thuyết Dương Hướng, Đặng Thị Tuyết đề cập đến bi kịch cá nhân trong đó có bi kịch của những người phụ nữ trong Bến không chồng. Nỗi khổ của người phụ nữ là do chiến tranh, móng vuốt của nó len lỏi mọi ngóc ngách ở cuộc đời này. Qua từng số phận nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm, nhà văn còn cho người đọc thấy được cuộc sống tẻ nhạt, quặn thắt với những ẩn ức, ham muốn và dồn nén của bao thế hệ trong quãng thời gian dài chiến tranh xảy ra, chiến tranh gây nên bao nỗi bất hạnh cho những người lính trực tiếp tham gia chiến đấu ngoài chiến trường và cho cả những người ở hậu phương: “Số phận của họ – những người phụ nữ trên trang viết của Dương Hướng bị đè nặng bởi nỗi đau. Có nỗi đau do ngoại cảnh đưa đến. Có nỗi đau xuất phát từ chính tâm hồn quá nhạy cảm và sự nhẫn nhịn của họ. Nhưng người phụ nữ trong con mắt nhà văn dù chịu thiệt thòi đến thế nào, dù gánh những bi kịch nặng nề, họ vẫn luôn đẹp về cả hình thể lẫn tâm hồn, cái đẹp như thách thức tất cả, và cũng cô đơn xiết bao ở cuộc đời nhiều đen bạc vô thường” [35]. Bi kịch thời hậu chiến trong Bến không chồng được thể hiện đậm nét qua cuộc đời và số phận người anh hùng Điện Biên – Nguyễn Vạn: “Vạn đã, đang và sẽ sống với những chuẩn mực cứng nhắc mà Vạn cho rằng cuộc đời Vạn, tuổi trẻ của Vạn đã hi sinnh, cống hiến vì nó... Nhưng đau đớn là ở chỗ trong Vạn phần con người bản năng vẫn không chịu ngủ yên. Nó vẫn sống, vẫn thức dậy và nó làm cho Vạn khổ sở. Vạn luôn bị vật lộn, giằng co giữa lí trí và tình cảm, giữa lí tưởng và bản năng, giữa hành động và suy nghĩ, giữa ý thức giai cấp và tình người... Luôn kiểm soát mình, tự trói mình, Vạn không thể tránh khỏi bi kịch, tự đưa đầu vào bi kịch, suốt đời bi 7 kịch” [35]. Nguyễn Vạn cũng như những người lính thời hậu chiến bị cầm tù bởi quá khứ khủng khiếp, có khi đánh mất cảm giác về hiện tại, không thể hòa nhập với cuộc sống bình yên thời hậu chiến. Họ tổn thương, giằng xé trong những khát vọng tìm kiếm tình yêu, tình dục. Khám phá phần vô thức, bản năng trong hình tượng người anh hùng là cách nhìn đầy táo bạo của Dương Hướng góp phần thực hóa và người hóa người anh hùng sử thi trong thời đại mới. Trong nội dung Nhân vật bị chấn thương bởi những áp đặt của cộng đồng và sự ấu trĩ của lịch sử, Nguyễn Thị Hải Phương viết: “Bi kịch của Nguyễn Vạn (Bến không chồng – Dương Hướng) là bi kịch của mâu thuẫn giữa một bên là niềm tin thiêng liêng vào những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, muốn xây dựng một con người thánh nhân chỉ sống với lí tưởng với một bên là những khát vọng bản năng đời của con người bình thường. Nguyễn Vạn sống và hành xử như một người hi sinh mình vì cộng đồng; vì nghĩa lớn. Anh cố gắng ép xác để lẩn tránh cái bản ngã tự nhiên của con người mà Vạn coi là “yếu hèn”, là đi ngược lại với “ý Đảng, lòng dân”. Vạn không dám bước qua lời nguyền của dòng họ và dư luận để được sống thật tình cảm của mình. Để bảo vệ hình ảnh tuyệt đối trong sáng của người lính cụ Hồ, Vạn đã không dám đến với Nhân, người đàn bà họ Vũ có chồng hi sinh ngoài mặt trận, dù cả hai người thực sự có tình cảm với nhau. Ngay cả khát khao dục cảm với mụ Hơn hàng xóm, Vạn cũng nghiêm khắc răn đe mình phải kiềm chế: “Không! Không bao giờ lại xảy ra điều khủng khiếp ấy. Trên đời này còn bao nhiêu chuyện ràng buộc: Danh dự uy tín”. Sự khước từ những tình cảm tự nhiên, chính đáng để sống cho trọn vẹn với lí tưởng khiến Vạn càng thấm thía nỗi đau khổ của sự cô đơn. Và trong con người anh ta cũng đã dấy lên một sự ân hận, một nỗi nuối tiếc vì lối sống “quên thân vì cộng đồng” của mình...Vạn đã để cho con người cá nhân của mình thực sự chiến thắng con người cộng đồng con người bản năng chiến thắng con người lí trí đó là sống hết mình với Hạnh. Thế nhưng sau giây phút sống thật với lòng mình đó, Vạn lại trở về con người cố hữu của mình. Vạn vẫn không thể đủ dũng cảm để bước qua những thành kiến của cộng đồng để giữ lấy hạnh phúc riêng tư. Vạn phải tự giải thoát bằng cái chết [25;150-151]. Phần người, phần bản năng mới chính là phần cuộc sống đích thực mà con người ta cần hướng tới để được sống một cách vẹn tròn nhất. Thế nhưng, nhân vật trong Bến không chồng, không phải ai cũng nhận ra được điều đó, và nếu có nhận ra thì cũng không dám, không đủ dũng cảm đấu tranh với dư luận xã hội, với những thành kiến, chuẩn mực 8 đạo đức để được sống là chính mình, sống cuộc sống người nhất. Đề tài nghiên cứu khoa học Khuynh hướng phi sử thi trong Bến không chồng của Dương Hướng của Giàng Thị Pàng, Bùi Bá Tiến, Hoàng Thị Loan, Hà Thị Kim Nhẫn, khi tìm hiểu “Diễn ngôn tính dục” như một phương thức phi sử thi được triển khai trong Bến không chồng: “Con người bao giờ cũng muốn phóng khoáng, tự thỏa mãn nhưng ít khi dám nhìn thẳng vào bản thân và đối diện với chính mình. Họ ngượng ngập tìm cách che giấu dục vọng, kìm nén nó để vững tin bước qua ranh giới của luân lí xã hội. Nhưng chính lúc gạt bỏ luân lí để sống cho bản năng, cho dục vọng của mình, con người mới thực sự là con người theo đúng nghĩa. Và trong tác phẩm Bến không chồng là sự ngưng tụ, kết đọng đến mức dày đặc của diễn ngôn tính dục” [24;88]. Trong bối cảnh thời hậu chiến, nếu lời nguyền, thù hận, những người đàn bà không chồng và những người đàn ông khiếm khuyết là những biểu hiện của bản năng chết, thì tình yêu, dục vọng là những hạt mầm sinh sôi sự sống. Dục vọng, bản năng hiện lên trong tác phẩm không phải với ánh nhìn chê trách, lên án mà là sự cảm thông sâu sắc, trân trọng với những khát khao thành thực muốn được sống là mình, sống với cuộc sống giản dị, hồn nhiên nhất của đời sống con người trong mỗi nhân vật. Luận điểm này sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở mục 2.3. Tính dục và cuộc bứt phá về phía trước trong chương 2. Những khát khao bản năng mà đặc biệt là những khát khao tình dục đóng vai trò là chất sống quan trọng bậc nhất, đẩy lùi những mầm mống của cái chết trong dòng sống của con người. Nhìn chung, những ý kiến những nhận định về tiểu thuyết Bến không chồng nói riêng, tiểu thuyết Dương Hướng nói chung đã khẳng định những cách tân của tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến bước đầu nhận định về những vấn đề có liên quan ít nhiều tới vấn đề bản năng, song còn chưa cụ thể hoặc nhìn nhận vấn đề trong đối sánh với luân lí truyền thống. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ kế thừa những ý kiến, nhận định nêu trên và xoáy sâu hơn ở vấn đề BẢN NĂNG trong Bến không chồng từ những ứng dụng của phê bình phân tâm học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bản năng sống và bản năng chết trong tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng Phạm vi nghiên cứu: Bản năng sống và bản năng chết trong Bến không chồng 9 của Dương Hướng. Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, xuất bản năm 2015, nhà xuất bản Trẻ. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài vận dụng và triển khai những vấn đề lí thuyết của phân tâm học vào phân tích, lí giải Bến không chồng của Dương Hướng để thấy được quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực và con người, và những đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết thuyết của tác giả thông qua một trong những tiểu thuyết đã tạo nên tiếng vang trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài cho phép xác định một số biểu hiện cụ thể của bản năng trong tác phẩm văn học, đồng thời hình thành phương pháp tiếp cận những tác phẩm của các tác giả khác từ những gợi mở của lí thuyết phân tâm học. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề của phân tâm học, đặc biệt là xác định nội hàm khái niệm và đặc điểm của bản năng, bản năng sống, bản năng chết. Trên cơ sở của những dấu hiệu bản năng sống và bản năng chết nói chung, chúng tôi tiến hành khảo sát để chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hai dạng bản năng này trong Bến không chồng và chỉ ra ý nghĩa của chúng trong bức tranh đời sống cũng như thế giới tâm hồn con người. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phê bình phân tâm học là chủ đạo. Phương pháp này trước hết được thực hiện thông qua tiến trình khảo sát văn bản để khám phá và xác định yếu tố vô thức ở trong tác phẩm thông qua nhân vật, ngôn ngữ, chi tiết, hình ảnh, biểu tượng nổi lên như những ám ảnh. Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tâm nhân vật bằng cách xem mỗi nhân vật như một “ca bệnh” tâm lí thực sự và soi chiếu những yếu tố vô thức trên phông nền của khoa học tâm lí, văn hóa truyền thống, vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (collective unconscious). Cùng với một số thao tác cơ bản của nghiên cứu văn học như thống kê, phân tích, tổng hợp, bình giảng, so sánh, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử, cụ thể: Phương pháp này xác định cách thức nghiên cứu 10 của đề tài, luôn đặt tiểu thuyết trong các mối quan hệ ngoại tại, bối cảnh lịch sử xã hội đương thời. Phương pháp thi pháp học: Nội dung ý nghĩa tác phẩm được thể hiện thông qua các hình thức nghệ thuật mang nghĩa. Chúng tôi tiếp cận tiểu thuyết Bến không chồng dựa trên các dấu hiệu hình thức độc đáo, từ đó khám phá ý nghĩa bên trong, tư tưởng tác phẩm ẩn bên trong mỗi hình thức. Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Thế giới hình tượng trong tác phẩm cũng như hệ thống nhân vật trong tác phẩm là một chỉnh thể được cấu nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, lựa chọn phương pháp hệ thống cấu trúc, người viết mong muốn chỉ ra các phương diện đặc điểm nội dung cũng như thủ pháp nghệ thuật miêu tả mỗi nhân vật cũng như hệ thống nhân vật. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài đóng góp thêm một cách nhìn trong nghiên cứu văn học, góc nhìn về bản năng sống và bản năng chết của con người. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ và sơ khai trong lí luận và phê bình nghiên cứu. Qua việc khảo sát những biểu hiện cụ thể của bản năng trong tác phẩm và lí giải chúng, kết hợp với kiến thức lí luận về tác phẩm văn học từ đó góp phần bổ sung vào hệ thống nghiên cứu về bản năng cũng như những đóng góp của Dương Hướng trong sự nghệp đổi mới văn học. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới tiểu thuyết thuyết Dương Hướng nói riêng và phê bình phân tâm học nói chung. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài được triển khai trong ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về bản năng Chương 2: Bản năng sống trong Bến không chồng Chương 3: Bản năng chết trong Bến không chồng 11 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN NĂNG 1.1. Vô thức và bản năng Phân tâm học (psychology) là tập hợp những lí thuyết và phương pháp tâm lí học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Về sau, thuyết tâm lí học này đã được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau, phần lớn nhờ công của một số học trò của Freud như Alfred Ader (với tâm lí học cá nhân), Carl Gustav Jung (với tâm lí học phân tích), Anna Freud, Wilhelm Reich…, và sau nữa là những đóng góp từ các nhà phân tâm mới như Erich Fromm, Karen Horney, Harry Stack Sullivan, Jacques Lacan… 1.1.1. Vô thức - Unscious Với tư cách người sáng lập ra phân tâm học, Sigmund Freud được mệnh danh là “Newton của tâm hồn”. Bản thân ông cũng muốn sánh mình với Copernic và Darwin, khi cho rằng trong lịch sử phát triển của khoa học có ba đòn đánh làm tổn thương đến uy danh của con người. Thứ nhất là đòn vũ trụ học (coup cosmologique) phát hiện ra thái dương hệ, làm cho con người mất đi cái ảo tưởng là trung tâm của vũ trụ. Thứ hai là đòn sinh vật học (coup biologique), tiến hóa luận của Darwin, làm cho con người mất đi cái ảo tưởng là mình hoàn toàn khác với thú vật. Và thứ 3 là đòn tâm lí học (coup psychologique) của chính Freud, khi ông nói rằng: “Cái tôi không phải là người chủ trong nhà của mình”. Có thể nói, phân tâm học của Sigmund Freud với việc phát hiện ra “tâm thần bộ” (appareil spycgique) đã vạch ra ranh giới giữa tâm lí học hiện đại và tâm lí học cổ điển. Trong Lí luận và phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Phương Lựu đã chỉ ra những điểm khác nhau của các học thuyết tâm lí học: Tâm lí học cấu tạo của Wilhelm Wande chỉ nghiên cứu nội dung tâm lí mà con người ý thức được; Tâm lí học cơ năng của William James cũng vậy, chẳng qua là miêu tả và giải thích trạng thái động của ý thức đó; còn Tâm lí học hành vi của John Broadus Watson cũng chỉ là nghiên cứu ý thức đó được nảy sinh trong mối tương tác giữa con người và ngoại giới như thế nào. Mặc dù có những đóng góp nông sâu khác nhau, nhưng các trường phái tâm lí nói trên đều nghiên cứu những hoạt động ý thức rõ ràng. Riêng Sigmund Freud nghiền ngẫm vấn đề với một 12 tầm nhìn hoàn toàn khác, Freud cho rằng: “Quá trình tâm lí chủ yếu là thuộc về tiềm thức, còn như quá trình tâm lí của ý thức chẳng qua chỉ là một động tác bộ phận được tách ra từ toàn bộ tâm linh. Chúng ta cần nhớ rằng trước nay người ta thường cho tâm lí là ý thức, ý thức dường như là đặc trưng của đời sống tâm lí, và tâm lí học được xem là khoa học nghiên cứu nội dung của ý thức. Cách nhìn này quá rõ ràng đến nỗi bất kì một sự phản đối nào cũng bị xem là gây rối. Nhưng mà, trái lại, phân tâm học không thể không đề kháng thành kiến này, không thể không phủ nhận lối nói tâm lí là ý thức. Phân tâm học cho rằng tâm linh có bao hàm tác dụng của tình cảm, tư tưởng, dục vọng..., mà tư tưởng và dục vọng đều có thể là tiềm thức” [18; 265-266]. Ngay khi bắt tay vào nghiên cứu, Sigmund Freud đã nêu ra kết cấu 3 tầng của hoạt động tâm lí con người bao gồm: ý thức, tiềm thức/ tiền ý thức, vô thức. Ý thức (conscious) được ví như phần nổi của tảng băng chìm, phần nhô lên một cách rõ ràng mà mỗi cá nhân đều tự thấy được, đối diện với thế giới bên ngoài, hoàn thiện tác dụng của những khí quan, phục tùng nguyên tắc hiện thực. Nó có nhiệm vụ bài trừ những bản năng và dục vọng thú tính có tính chất tiên thiên ra khỏi ý thức. Giữa hệ thống ý thức và vô thức luôn luôn có trạng thái xung đột sâu sắc. “Ý thức là thế giới tinh thần của con người, có tác dụng chi phối hoạt động của con người” [19;109], là “bộ phận chia tách và động tác bên ngoài của toàn bộ tâm linh hoặc vô thức” [19;114], là “quan hệ với thế giới bằng tri thức về các quy luật khách quan của nó” [17;772]. Ý thức được xem là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất, nói đến ý thức tức là nói đến sự định hướng của trung ương đầu não con người. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tâm lí Đức đã liên tưởng ý thức con người với cái đèn pha chiếu lên sân khấu, vùng sáng hẹp được chiếu từ đèn pha chiếu sáng những gì cần chiếu sáng trên sân khấu được ví như vùng ý thức của con người. Điều đó có nghĩa ý thức là trạng thái tâm lí của con người được điều khiển, chi phối một cách có chủ đích. Con người là động vật bậc cao nên luôn sống và hành động theo sự điều khiển của ý thức. Ý thức luôn là trạng thái tinh thần mà con người hướng đến, thể hiện phần lí trí của con người... Đặt trong mối quan hệ với văn minh thì ý thức là sự biểu hiện cao nhất của văn minh loài người. Để duy trì được lịch sử văn minh nhân loại đòi hỏi mỗi con người trong xã hội cần tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đã đặt ra và xem nó như là kim chỉ nam trong cuộc sống, là ranh giới giữa rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ trong mỗi con người. Freud cho rằng ý thức là dòng chảy của vô thức, và vô 13 thức là nguồn của ý thức. Điều này có nghĩa giữa vô thức và ý thức có mối liên hệ với nhau. Nếu vô thức là sự buông mình trong khoái lạc thì ý thức là rào cản sự thỏa mãn với nhiều trăn trở, hoài nghi đầy dằn vặt. Nếu vô thức vượt qua mọi giới hạn trật tự của thời gian thì ý thức bao giờ cũng phản ánh thế giới theo lề lối thời gian nhất định. Nếu vô thức chạy theo bản năng, tách rời hiện thực thì ý thức luôn bám chặt vào hiện thực khách quan như một điểm tựa vững chắc. Chính sự mâu thuẫn về hoạt động của trạng thái tinh thần mà giữa vô thức và ý thức luôn có sự xung đột nhau. Ý thức sẽ cản trở, ngăn chặn hoạt động của vô thức và vô thức sẽ cố tình phá tan những trật tự của ý thức. Điều này được các nhà văn thể hiện rõ trong sự giằng xé nội tâm của các nhân vật: Giang Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu), Andrey Sokolov trong Số phận một con người (Mikhail Sholokhov)... Trở về với những vết thương sau chiến tranh, Andrey Sokolov nhận nuôi bé Vania – một chú bé mồ côi, bụi đời, bản thân anh ta nghĩ rằng phải giấu đi những nỗi đau trong cuộc đời mình để có thể tiếp tục sống qua những ngày bão giông, anh ta phải trở thành kẻ mạnh để che chở cho hạt cát bé nhỏ Vania – một cậu bé đáng thương và cũng có số phận như anh. Những suy nghĩ cao cả ấy chính là sự ý thức về trách nhiệm, ý thức về cuộc sống trong Andrey Sokolov. Nhưng khi anh ta ngủ thì anh đã khóc, lúc này sự hoạt động của ý thức đã yếu dần đi và vô thức đã trỗi dậy qua sự kiểm soát của ý thức. Sự xuất hiện của những giọt nước mắt chính là hiện thân cho những nỗi đau ẩn chứa bùng phát khi mà ý thức không còn kiểm soát nổi vô thức. Anh nhớ về người vợ và những đứa con đã chết trong chiến tranh, nhớ về những mất mát, đau thương mà anh đã phải trải qua, phải gánh chịu. Anh quằn quại, đau đớn và ám ảnh trong vô thức một cách tội nghiệp. Chính sự kìm nén, chế ngự của ý thức đối với vô thức và sự cản trở, phá tan của vô thức đối với ý thức đã tạo ra những ẩn ức trong đời sống tinh thần mỗi con người, và những ẩn ức này nằm sâu trong tầng tiềm thức của của bộ máy cấu trúc tâm lí người. Tiềm thức (tiền ý thức, hạ ý thức) (pre-conscious): Nó được cấu thành bởi những kinh nghiệm được hồi tưởng, làm thành bộ phận trung gian mang tính chất cảnh giới giữa hệ thống ý thức và vô thức, trong đó cất giấu lương tâm và lí tưởng cá nhân được cấu thành bởi những chuẩn tắc, quy phạm và quan niệm về giá trị, về xã hội, luân lí và tôn giáo... Đó là hạt nhân, đóng vai “người kiểm tra” trong hệ thống tiềm thức, có nhiệm vụ ngăn cản không cho những bản năng mạnh mẽ xâm nhập vào ý thức. Tiềm thức là “lĩnh vực quá độ giữa vô thức và ý thức”, “là những tài liệu tâm lí hiện thời ý 14 thức chưa đến nhưng có thể nhớ lại, nó có tính chất động thái”, “là hiện tượng tâm lí tiếp cận với ý thức, nó có thể nhanh chóng tiến vào lĩnh vực ý thức, lại có thể nhanh chóng trở về vị trí bản thân mình, cho nên không mang thuộc tính về chất, chỉ mang thuộc tính về lượng” [19;117]. Tiềm thức là quá trình chuyển từ ý thức sang vô thức. Ở đó có những vấn đề con người đã ý thức nhưng về sau lại dần dần chuyển về vô thức lúc nào không hay biết. Ví như mặc cảm Oedipe xuất hiện ở thời ấu thơ: Trong vô thức, những đứa bé trai coi mẹ là đối tượng yêu thương, là vật sở hữu của chúng, còn thấy nơi người cha là kẻ quấy rối, là đối thủ thù địch với chúng. Ngược lại, những đứa bé gái thấy nơi người cha là đối tượng để yêu thương, là vật sở hữu của chúng và coi người mẹ như đối thủ cạnh tranh, là thù địch với chúng... Sau này, khi những đứa trẻ trưởng thành, tất cả những biểu hiện này đã bị vùng ý thức do những ý niệm về đạo đức, pháp luật, tôn giáo... chi phối, kiểm duyệt nên nó đã bị đẩy vào vô thức và chôn giấu trong đó. Tiềm thức có thể xem là sự giao thoa, là ranh giới giữa ý thức và vô thức. Không chỉ vậy, tiềm thức còn được hiểu là “đặc trưng của quá trình tâm lí tích cực, những quá trình này, trong một lúc nào đó không phải là trung tâm hoạt động có ý nghĩa của ý thức” [21;163]. Điều này có nghĩa là trong một khoảnh khắc nào đó, có những điều con người ta không ý thức nghĩ đến nhưng điều đó đã tồn tại, đã được biết, được nhớ lại cùng những dòng liên tưởng trong suy nghĩ mỗi người. Có thể, điều đó trước đây đã được ý thức nhưng dần dần lâu ngày nó đã chuyển dần vào tiềm thức, như là vô thức. Về vấn đề này, Freud đã đưa ra một ca bệnh: Một nữ gia sư đầy nhân cách luôn ý thức về gia cảnh của mình (quý tộc phá sản), cô luôn sợ người ta coi thường mình, cô làm gia sư cho một gia đình nọ và rất được nhà chủ yêu quý. Nhưng một hôm cô tình cờ thấy cốc nước chủ nhà chuẩn bị cho cô đã bị con chó liếm. Vì thế cô ta không thể uống nước mặc dù cổ khát khô, mỗi khi cầm lấy cốc nước thì cô lại thấy buồn nôn kinh khủng. Chính cô cũng không hiểu vì sao lại như vậy... Lí giải về điều này, Freud cho rằng chính mặc cảm sợ bị người ta coi thường đã gây nên hiện tượng ấy của cô gia sư, nhưng cô không ý thức được về mặc cảm ấy do nó ẩn sâu trong vô thức và chính hình ảnh con chó liếm vào cốc nước của cô đã làm mặc cảm sợ bị coi thường trong cô trỗi dậy cùng những dòng liên tưởng trong suy nghĩ của cô. Vô thức (unconscious) là kho tàng của dục vọng và bản năng sinh vật. Những bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lí mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc, và ra sức xâm tràn vào cõi ý thức để được thỏa mãn. Freud 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan