Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉ...

Tài liệu Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh vĩnh phúc luận văn ths. công tác xã hội

.PDF
141
1487
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***************** LÊ THỊ NGỌC ÁNH BIỆN HỘ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***************** LÊ THỊ NGỌC ÁNH BIỆN HỘ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tố Nhƣ Hà Nội-2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tố Nhƣ đã tận tâm hƣớng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị, các đồng chí lãnh đạo địa phƣơng thuộc huyện Vĩnh Tƣờng, huyện Lập Thạch, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội; Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể học viên lớp Cao học Công tác xã hội và những ngƣời đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm cơ sở cho việc phân tích và đƣa ra kết quả nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chƣa sâu. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp quí báu của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Ngọc Ánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Ngọc Ánh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................................3 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................................7 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................7 6. Giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và khung phân tích…………………………... 8 6.1. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................8 6.2. Xác định các hệ biến số ........................................................................................8 6.3. Khung phân tích .................................................................................................10 7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 11 8. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u ...................................................................................... 11 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu ..........................................................................11 8.2. Phương pháp điều tra Xã hội học ......................................................................12 9. Kế t cấ u của luâ ̣n văn ............................................................................................ 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................15 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU .....................................15 1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội ..............................................................................15 1.1.2. Khái niệm biện hộ ...........................................................................................15 1.1.3. Khái niệm việc làm, nghề nghiệp ....................................................................18 1.1.4. Khái niệm Ma tuý ............................................................................................20 1.1.5. Khái niệm Nghiện ma túy ................................................................................22 1.1.6. Khái niệm Cai nghiện ma túy ..........................................................................23 1.1.7. Khái niệm người sau cai nghiện ma túy..........................................................25 1.1.8. Khái niệm cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng...........................................26 1.2. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .......................................27 1.2.1. Lý thuyết hệ thống ...........................................................................................27 1.2.2. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực ..........................................................................30 1.2.3. Lý thuyết xã hội hóa ........................................................................................31 1.2.4. Lý thuyết dán nhãn………………………………………………………………….34 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................38 1.3.1. Cách thức tiếp cận về tạo việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam ..........38 1.3.2. Chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy ...........40 1.3.3. Vài nét về thực trạng việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam 42 1.3.3.1. Chính sách tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy ................42 1.3.3.2. Công tác hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy ...............43 CHƢƠNG 2: BIỆN HỘ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝỞ VĨNH PHÚC HIỆN NAY ................................................. 49 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................49 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc...................................49 2.1.2. Vài nét về thực trạng việc làm cho người lao động và người sau cai nghiện ma túy ở tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................................51 2.1.3. Đặc điểm nhân khẩu học của người sau cai nghiện ma túy ...........................52 2.1.3.1. Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ đào tạo nghề của ngƣời sau cai nghiện ........................................................................................................52 2.1.3.2. Tình trạng hôn nhân và đặc điểm hộ gia đình của ngƣời sau cai nghiện ..............................................................................................................54 2.1.3.3. Mức sống và địa bàn cƣ trú của ngƣời sau cai nghiện .......................55 2.1.3.4. Quá trình nghiện ma túy và cai nghiện ma túy ..................................57 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC BIỆN HỘ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VĨNH PHÚC .................................................................60 2.2.1.Công tác trợ giúp đào tạo nghề .......................................................................60 2.2.2. Việc làm của người sau cai nghiện ma túy khi được biện hộ trợ giúp việc làm ...................................................................................................................................69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BIỆN HỘ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ ......................................................................................... 96 3.1. MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY ........................................................96 3.1.1. Yếu tố kinh tế ...................................................................................................96 3.1.2. Yếu tố về xã hội ...............................................................................................97 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH BIỆN HỘ TÌM VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ Ở VĨNH PHÚC ......................................................................................................98 3.2.1. Đào tạo nghề, chuyển nghề cho người sau cai nghiện ma túy .......................98 3.2.2. Trao việc và xếp việc cho người sau cai nghiện ma túy ...............................100 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI .............................................................................102 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương và doanh nghiệp ......................................102 3.3.2. Đối với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội ..............................................103 3.3.3. Đối vớiTrung tâm Giáo dục – Lao động xã hội ............................................104 3.3.4. Đối với gia đình, người thân, bạn bè ............................................................104 3.3.5. Đối với người sau cai nghiện ma túy ............................................................105 3.3.6. Đối với nhân viên công tác xã hội ................................................................106 KẾT LUẬN ............................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................113 PHỤ LỤC ...............................................................................................................116 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Viết tắt CTXH : Công tác xã hội CDTP : Chất dạng thuốc phiện LHQ : Liên hợp quốc NVXH : Nhân viên xã hội NNMT : Ngƣời nghiện ma túy NSCNMT : Ngƣời sau cai nghiện ma túy THNCĐ : Tái hòa nhập cộng đồng TNSCN : Thanh niên sau cai nghiện TNMT : Tệ nạn ma túy TNXH : Tệ nạn xã hội TVHN : Tƣ vấn hƣớng nghiệp XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tuổi của ngƣời sau cai nghiện ..................................................................53 Bảng 2.2: Trình độ đào tạo nghề trƣớc cai và sau khi THNCĐ................................61 Bảng 2.3: Loại nghề đƣợc đào tạo trƣớc cai và khi THNCĐ (tỷ lệ %) ....................62 Bảng 2.4: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp đƣợc đào tạo và mức sống trƣớc khi cai và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %)..........................................................................................63 Bảng 2.5: Mối tƣơng quan giữa nghề nghiệp hiện tại và mức sống hiện tại (tỷ lệ %) ...................................................................................................................................64 Bảng 2.6: Những lý do chƣa đƣợc đào tạo nghề của ngƣời nghiện ma túy (tỷ lệ %) ...................................................................................................................................66 Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ phù hợp của việc đào tạo nghề tại Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội (tỷ lệ %) ................................................................................68 Bảng 2.8: Tƣơng quan giữa hình thức hợp đồng lao động và thời gian THNCĐ (tỷ lệ %) ..........................................................................................................................70 Bảng 2.9: Việc làm trƣớc khi cai nghiện, sau khi THNCĐ và hiện nay của ngƣời sau cai nghiện ............................................................................................................72 Bảng 2.10: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp hiện tại và thời gian nghiện ma túy (tỷ lệ %) ..............................................................................................................................73 Bảng 2.11: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp hiện tại và thời gian tái hòa nhập cộng đồng (tỷ lệ %) ............................................................................................................74 Bảng 2.12: Tƣơng quan giữa thu nhập và mức sống trƣớc khi cai và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %) ......................................................................................................76 Bảng 2.13: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại sau khi THNCĐ (tỷ lệ %) .........78 Bảng 2.14: Khả năng biện hộ tìm kiếm/giúp đỡ việc làm cho NSCNMT của các chủ thể xã hội khi ngƣời nghiện ma túy THNCĐ (tỷ lệ %) .............................................80 Bảng 2.15: Lý do khi chƣa có đƣợc việc làm (tỷ lệ %) ............................................81 Bảng 2.16: Chủ thể quan tâm giúp đỡ việc làm sau khi THNCĐ (tỷ lệ %)………. 90 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của NSCNMT (tỷ lệ %) ...........................................53 Biểu đồ 2.2: Tình trạng hôn nhân trƣớc cai và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %) ...............54 Biểu đồ 2.3: Đặc điểm hộ gia đình trƣớc khi cai nghiện và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %) ..............................................................................................................................55 Biểu đồ 2.4: Mức sống trƣớc và sau khi tái hòa nhập của ngƣời sau cai nghiện (tỷ lệ %) ..............................................................................................................................56 Biểu đồ 2.5: Địa bàn cƣ trú trƣớc cai nghiện và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %) .............57 Biểu đồ 2.6: Số năm nghiện ma túy của ngƣời sau cai nghiện (tỷ lệ %) ..................58 Biểu đồ 2.7: Số lần cai nghiện ma túy (tỷ lệ %) .......................................................58 Biểu đồ 2.8: Thời gian THNCĐ từ lần cai nghiện cuối đến nay (tỷ lệ %) ...............59 Biểu đồ 2.9: Hình thức hợp đồng lao động trƣớc cai và sau THNCĐ(tỷ lệ %) ........69 Biểu đồ 2.10: Mức độ thu nhập trƣớc khi cai và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %)………75 Biểu đồ 2.11: Mức độ hài lòng với nghề nghiệp và việc làm hiện tại (tỷ lệ %) .......77 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam tệ nạn ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nƣớc. Với trên 204.377 ngƣời nghiện ma túy (tính đến tháng 9/2014) và số ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm qua, kể từ năm 1994 (55.445 ngƣời) đến nay [34]. Hơn thế nữa, tệ nạn ma túy đã làm cho Nhà nƣớc ta hàng năm phải dành một khoản ngân sách khổng lồ cho công tác phòng chống ma túy nhƣ: chi phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động; hoạt động kiểm soát ma túy; hoạt động hợp tác quốc tế; công tác tổ chức cai nghiện và chi phí giam giữ, cải tạo1. Chỉ nhìn vào những con số đó thôi, cũng có thể thấy rằng, tệ nạn ma túy chính là một mối hiểm họa lớn đối với toàn nhân loại. Mỗi quốc gia trên thế giới, không có một quốc gia nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn này, nó trở lên nhức nhối hơn khi tệ nạn này đang ngày càng gia tăng không ngừng về số lƣợng, diễn biến ngày càng phức tạp hơn và những kẻ bất lƣơng có những hành vi ngày càng xảo quyệt nhằm duy trì tệ nạn này trong xã hội. Sử dụng ma túy không chỉ làm tăng tỷ lệ chết trẻ và mất chức năng xã hội mà nó còn ảnh hƣởng đến chính bản thân ngƣời nghiện ma túy, nó làm xói mòn đi đạo đức con ngƣời…nguy cơ gia tăng phạm tội: giết ngƣời, cƣớp của, trộm cắp, vắt kiệt nguồn nhân lực, tài chính, hủy hoại con ngƣời. Nghiêm trọng hơn cả, ma túy chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Trƣớc tình hình ngày càng phức tạp của tệ nạn ma túy hiện nay, Nhà nƣớc ta đã ra nhiều chủ trƣơng và cùng những biện pháp quyết liệt nhằm 1 http://www.haiquanquangbinh.gov.vn/index.php/tin-hai-quan-quang-binh/505-ma-tuy-mi-him-hachung-cho-xa-h0i Page 1 chống lại vấn đề tội phạm ma túy, cùng với đó là có những biện pháp điều trị nghiện, giúp đỡ những ngƣời lâm vào con đƣờng nghiện ngập có thể thoát khỏi đƣợc ma túy và phục hồi sức khỏe. Một trong những chủ trƣơng hàng đầu hiện nay của Nhà nƣớc là tạo công ăn việc làm cho ngƣời sau khi cai nghiện, tạo cho họ có một sự tin tƣởng vào cuộc sống, giảm bớt thời gian nhàn rỗi nhằm đƣa họ trở lại với xã hội và đặc biệt hơn cả là nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tái nghiện. Song, kết quả đạt đƣợc lại chƣa thực sự khả quan. Vĩnh Phúc cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ, là tỉnh thuộc khu vực châu thổ sông Hồng, nằm liền kề với khu kinh tế trọng điểm của cả nƣớc đó là Thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, dân số trên 1 triệu ngƣời, gồm 9 đơn vị hành chính, với tổng số 112 xã, 25 phƣờng và thị trấn; có hệ thống giao thông đa dạng thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những đặc điểm nhƣ trên cũng làm cho Vĩnh Phúc trở thành địa bàn phức tạp về tình hình an ninh trật tự, có nhiều tác động xấu đến xã hội, trong đó có tình trạng lao động thiếu việc làm, đua đòi ăn chơi v.v...Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy. Theo số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2001-2013 công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt giữ 1.467 vụ với 3.052 đối tƣợng, thu giữ 06 bánh heroin, 497,4g ma túy tổng hợp, 2081,8 kg cần sa khô. Khởi tố điều tra 1.448 vụ, bắt 2.342 bị can; xử lý hành chính 714 đối tƣợng sử dụng trái phép chất ma túy. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, đã bắt, xử lý 168 vụ với 228 đối tƣợng ma túy, thu giữ 479,3182g ma túy các loại, cùng các tang vật, phƣơng tiện liên quan; trong đó, khởi tố 153 vụ, với 174 đối tƣợng. Lập hồ sơ, đƣa 56 đối tƣợng vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh. Tình hình tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, năm 2008 toàn tỉnh có 1.386 đối Page 2 tƣợng, trong 6 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 2.012 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, số ngƣời nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm 06 là 410 ngƣời, số ngƣời nghiện ma túy tại cộng đồng là 1.602 ngƣời [27]. Xuất phát từ những yếu tố trên, ta có thể thấy rằng, vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện đang là một nội dung vô cùng quan trọng và bức thiết trong xã hội hiện nay. Cũng chính điều này đã đặt ra một yêu cầu cho Nhà nƣớc ta, phải nhanh chóng đề ra những biện pháp mang tính hệ thống hơn, nhằm giảm thiểu tối đa sự gia tăng của tệ nạn xã hội và giúp ngƣời nghiện ma túy sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, có một cuộc sống ổn định và trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp nghiên cứu của mình để vận dụng vào công tác hỗ trợ ngƣời sau cai có việc làm ổn định, tái hoà nhập cộng đồng, giảm tái nghiện, tăng sức sản xuất và góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bằng các cách tiếp cận chuyên ngành khác nhau, một số nghiên cứu gần đây đã đi sâu khảo cứu về việc làm của NSCNMT trong thời gian qua. Đề tài cấp Bộ “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002) làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống ngƣời nghiện ma túy, ngƣời bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của ngƣời nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tƣợng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tƣợng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hƣớng Page 3 tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tƣợng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện. Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) (2004 - 2005) thực hiện đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài nghiên cứu nhằm đƣa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản lý và dạy nghề cho NSCNMT thuộc Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho NSCNMT ở TP HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài đƣợc thực hiện đã giải quyết đƣợc vấn đề giúp những ngƣời nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, ngƣời cai nghiện đƣợc phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là đƣợc học văn hóa, học nghề và từng bƣớc đƣa những NSCNMT có đủ điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn ngƣời từng bƣớc tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt đƣợc thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho NSCNMT là cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phƣờng, thị trấn và các đoàn thể, ban điều hành khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộng đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi trƣờng sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, khu phố, xóm ấp. Nguyễn Thị Lợi với đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” (năm 2008) đã chỉ ra rằng việc hỗ Page 4 trợ tạo việc làm cho những NSCNMT ở nƣớc ta là việc làm cơ bản, cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới chất lƣợng và hiệu quả công tác cai nghiện, phục hồi, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện và phòng chống các Tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, việc làm cho NSCNMT là vấn đề lớn, cần phải có những giải pháp đồng bộ có hiệu quả, thiết thực không chỉ là trách nhiệm của ngành lao động mà là của toàn xã hội. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại trung tâm lao động xã hội, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận NSCNMT sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những ngƣời nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng . Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục ngƣời nghiện ma túy và sau cai nghiện trên địa bàn TP HCM; các nội dung, phƣơng pháp để hoàn thiện tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá đƣợc các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục ngƣời nghiện ma túy và sau cai nghiện trên địa bàn TP HCM; đánh giá đƣợc thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý, giáo dục thanh niên sau cai (TNSCN) ở TP HCM và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp (TVHN) cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất đƣợc cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tƣ vấn hƣớng nghiệp cho TNSCN làm cơ quan đầu mối cho hoạt động TVHN cho TNSCN ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chƣơng trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi TNSCN ở cộng đồng. Từ cách tiếp cận tâm lý học, tác giả Hoàng Thị Hƣơng (2013) trong “Nhu cầu về việc làm của người sau cai nghiện ma túy” đã nhận định Page 5 rằng, sau khi đƣợc cai nghiện và trở về THNCĐ, đa số ngƣời nghiện ma túy đều có nhu cầu việc làm. Tuy nhiên, chất lƣợng việc làm của NSCNMT chƣa tốt là do chƣa thực sự đáp ứng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của họ. Nếu đƣợc giúp đỡ, hỗ trợ đúng nhu cầu về việc làm của NSCNMT thì công việc của họ sẽ thuận lợi hơn. Tóm lại, nhiều nhà khoa học với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu việc làm, đặc biệt là việc làm cho NSCNMT. Riêng vấn đề việc làm, đã đƣợc nhiều nhà khoa học tiếp cận trên các khía cạnh nhƣ tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học và xã hội học…Mỗi cách tiếp cận nghiên cứu đều góp phần làm rõ hơn những khía cạnh khác nhau của việc làm, đặc biệt là việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy. Những nghiên cứu trên đều đƣợc thực hiện trên quy mô lớn, tại các thành phố nhƣ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với những đặc thù riêng của các đô thị lớn, với cơ hội tiếp cận việc làm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có đề tài luận án, luận văn nào nghiên cứu sâu việc làm cho NSCNMT tại tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng tiếp cận của công tác xã hội; phân tích những lý do lựa chọn, những nhân tố tác động đến quá trình lựa chọn và tìm kiếm việc làm và có dự báo những xu hƣớng biến đổi trong thời gian tới đồng thời cung cấp các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm cho NSCNMT. Do đó, tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài về “ Biện hộ hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc”, trong đó sẽ đi sâu vào khía cạnh thực trạng việc làm của NSCNMT, vai trò biện hộ của các tác nhân nhƣ gia đình, cộng đồng và bản thân NSCNMT tác động đến khả năng tìm kiếm việc làm và đề xuất những giải pháp theo thực tế nghiên cứu. Page 6 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn với nội dung là đƣa ra cơ sở lý luận về vấn đề ma túy và việc làm và cơ sở thực tiễn về vấn đề việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. Đề tài sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về sự kì thị của cộng đồng ảnh hƣởng đến tài hòa nhập cộng đồng và khả năng biện hộ tìm kiếm việc làm của NSCNMT, làm rõ hơn tầm quan trọng trong việc quản lý và hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai nghiện và xin đề xuất một số những giải pháp nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ở nƣớc ta hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ở Vĩnh Phúc hiện nay nhƣ thế nào? 2. Những yếu tố thuận lợi và những rào cản nào tác động đến khả năng tìm việc làm và tái hòa nhập cộng đồng của NSCNMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay? 3. Những giải pháp biện hộ nào là hữu hiệu giúp ngƣời nghiện ma túy tìm đƣợc việc làm, tái hòa nhập cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc? Các câu hỏi nghiên cứu trên định hƣớng nghiên cứu cho đề tài, xác định chính xác đối tƣợng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ, khách thể nghiên cứu. Trên cơ sở này, luận văn sẽ góp phần đƣa ra những lý giải, đồng thời đề xuất một số giải pháp can thiệp biện hộ và khuyến nghị nhằm tạo việc làm, dạy nghề cho NSCNMT, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại cộng đồng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận về việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy, trọng tâm của đề tài là đƣa ra thực tiễn của việc hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai nghiện và biện hộ hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai nghiện tại tỉnh Page 7 Vĩnh Phúc. Đồng thời, nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ, tạo công ăn việc làm. b. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu về biện hộ hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 4-9/2014. - Về nội dung: tập trung nghiên cứu về tình hình nghiện ma túy hiện nay, số liệu ngƣời sau cai nghiện ma túy hiện nay đã có việc làm và nghiên cứu về việc các cơ quan quản lý trong công tác tạo công ăn việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. 6. Giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và khung phân tích 6.1. Giả thuyết nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu phần trên, giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra là:  Giả thuyết 1: Đa số ngƣời sau cai nghiện khó tìm đƣợc việc làm do những kỳ thị của cộng đồng.  Giả thuyết 2: Sự trợ giúp của gia đình và chính quyền đoàn thể xã hội ở địa phƣơng là yếu tố quan trọng, quyết định cách thức biện hộ trong tìm kiếm việc làm cho NSCNMT.  Giả thuyết 3: Đặc điểm cá nhân của ngƣời sau cai nghiện ảnh hƣởng đến khả năng tự biện hộ tìm kiếm việc làm của họ. 6.2. Xác định các hệ biến số Biến số độc lập:  Tuổi  Giới tính  Trình độ học vấn  Trình độ đào tạo nghề Page 8  Tình trạng hôn nhân  Gia đình (gia đình hạt nhân/gia đình nhiều thế hệ)  Mức sống gia đình, địa bàn sinh sống ở thành thị/ nông thôn  Năm tái hòa nhập cộng đồng, thời gian nghiện Biến số phụ thuộc:  Tỷ lệ ngƣời có việc làm, loại việc làm  Loại nghề, thu nhập của ngƣời sau cai Các yếu tố tác động đến việc làm của NSCNMT.  Mạng lƣới xã hội của ngƣời nghiện sau cai  Chính sách của nhà nƣớc về công tác quản lý ngƣời nghiện sau cai  Số ngƣời có việc làm do gia đình, Số ngƣời có việc làm do bản thân và bạn bè  Số ngƣời có việc làm do hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội; các Trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phƣơng; Tổ dân phố, doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ…). Page 9 6.3. Khung phân tích Biện hộ hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai Chính sách pháp luật của nhà nƣớc, vai trò của NVXH, trách nhiệm của cộng đồng trong việc tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện Đặc điểm cá nhân: - Tuổi - Giới - Trình độ học vấn - Trình độ đào tạo nghề - Loại nghề đƣợc đào tạo - Tình trạng hôn nhân - Số năm nghiện ma túy Đặc điểm gia đình: - Gia đình hạt nhân/gia đình nhiều thế hệ - Mức sống gia đình - Thành thị/ nông thôn - Thời gian tái hòa nhập * Việc làm: - Tỷ lệ ngƣời có việc làm - Loại việctáilàm: + Cốcộng định đồng - Năm hòa nhập + Tạm thời Công việc đã làm trƣớc đây - Loại nghề: + Nông nghiệp + Cán bộ viên chức + Công nhân/thợ cơ khí + Thủ công nghiệp + Lái xe + Mộc + Thợ nề + Kinh doanh/dịch vụ + Không có nghề (thất nghiệp, HSSV, nghỉ hƣu, mất sức lao động, lao động tự do…) - Những yếu tố tạo việc làm: Bản thân, gia đình, họ hàng, bạn bè, Cơ quan Đảng, Chính quyền, đoàn thể xã hội; doanh nghiệp; cộng đồng… Kết quả tạo đƣợc việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan