Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đề cương ôn tập môn tư pháp quốc tế ( bán trắc nghiệm có đáp áp chi tiết + tình ...

Tài liệu đề cương ôn tập môn tư pháp quốc tế ( bán trắc nghiệm có đáp áp chi tiết + tình huống)

.DOC
9
1887
62

Mô tả:

ÔN TẬP BÀI HỢP ĐỒNG TRONG TPQT M quốc tịch nước A; N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa các nước A, B và C không có ĐƯQT. I. Nhận định đúng-sai và giải thích ngắn(giả sử trong trường hợp M ký hợp đồng với N): 1. Khi pháp luật về hợp đồng của nước A và B khác nhau về nội dung cụ thể thì phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật. 2. Xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng phát sinh chỉ khi các bên trong quan hệ hợp đồng ký kết hợp đồng ở nước ngoài. 3. Sự tồn tại của những quy phạm điều chỉnh trực tiếp các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng trong ĐƯQT giữa 2 nước A và B (nếu có) làm mất đi hiện tượng xung đột trong lĩnh vực này. 4. Khi có xung đột pháp luật về hợp đồng, cần phải áp dụng tất cả các hệ thuộc để giải quyết. 5. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. 6. Nếu luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa M và N là văn bản pháp luật của nước A thì quan hệ này không thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT. II. Bài tập: A. Giả sử A là Việt Nam. 1. M đi du lịch tại nước B và đã đến tham quan 1 phòng trưng bày tranh tại nước B. Tại đây, M đã ký hợp đồng mua tranh của N. Theo hợp đồng, đây là tranh bản gốc của một họa sĩ có tên tuổi mang quốc tịch nước B. Tuy nhiên khi M trở về Việt Nam đem tranh tham dự một cuộc triển lãm tại Viêt Nam thì bức tranh này đã được xác định là tranh bản sao. M kiện ra trước TAVN với yêu cầu TAVN tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo anh (chị), TAVN sẽ áp dụng luật nước nào để xác định năng lực hành vi ký kết hợp đồng của N? Ø Giả sử N có quốc tịch nước B và nước D thì TAVN thì TAVN sẽ áp dụng PL nước nào để xác định năng lực hành vi của N? Giải thích? Ø Anh (chị) hãy đặt giả thiết để TAVN áp dụng luật nước D được trong việc xác định năng lực hành vi của N. 2. N mang tranh sang tham dự vào một cuộc triển lãm quốc tế tại Việt Nam. Tại đây, M và N đã ký và thực hiện hợp đồng mua bán tranh (theo lời N là bản gốc). Thực tế, đây chỉ là tranh bản sao. M kiện ra trước TAVN với yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Anh (chị) hãy xác định luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc xác định năng lực hành vi ký kết hợp đồng của N? B. Giả sử A là VIệt Nam. Anh (chị) hãy xác định hệ thống pháp luật nào được TAVN áp dụng để xác định tư cách chủ thể ký hợp đồng của K: 1. Trường hợp K ký với M tại C về việc tổ chức triển lãm các mẫu áo dài của M tại nước C. C. Chính phủ nước A ký hợp đồng thu mua nông sản với K. Anh (chị) hãy tư vấn về địa vị pháp lý của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng này. D. Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và TAVN giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng: 1. Giả sử TAVN đã áp dụng những quy định tại mục 2-chương II-luật Thương mại VN năm 2005(Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa) và việc áp dụng luật của TA là chính xác. Anh (chị) hãy chứng minh và giải thích. 2. Giả sử TAVN đã áp dụng những quy định trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan và việc áp dụng luật của TAVN là không chính xác. Anh (chị) hãy chứng minh và giải thích. 3. Anh(chị) hãy đặt giả thiết để Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được áp dụng trong việc xác định nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên. 4. Anh(chị) hãy đặt giả thiết để Tập quán về giao nhận hàng hóa quốc tế INC được áp dụng trong việc xác định nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên. 5. Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích: 5.1. Khi quy phạm xung đột trong Bộ luật dân sự Việt Nam quy định áp dụng pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực hợp đồng thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. 5.2. Theo PLVN, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luậtcủa nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. 5.3. Theo PLVN, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài đuợc quyền chọn pháp luật để điều chỉnh mọi vấn đề có xung đột PL trong hợp đồng (tư cách chủ thể ký hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng,…) Bài 1 QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Lưu ý: - Quyền sở hữu có yếu tố NN là một lĩnh vực của TPQT-> tiếp cận lĩnh vực QSH có YTNN phải trên cơ sở những kiến thức nền về TPQT( thuộc phần chung-HP1), đó là những vấn đề liên quan đến: Đối tượng điều chỉnh; Phương pháp điều chỉnh; Xung đột PL; Các hệ thuộc giải quyết XĐPL; Nguồn. - QSH trong TPQT có những đặc thù, xuất phát từ bản chất của những vấn đề phát sinh từ quan hệ QSH có YTNN cần giải quyết; - Phạm vi nghiên cứu bài; - VBPL: o Các hiệp định trong tương trợ TP giữa VN và một số nước: Nga; Hungary; Bungary; Balan; Sec-Slovakia; Lào; Mông cổ; Ucraina; Belarutxia; o Bộ luật dân sự năm 2005 (Phần thứ bảy; Chế định Tài sản và quyền sở hữu); o Nghị định số 138/CP của Chính phủ ngày 15/11/2006 hướng dẫn thi hành các quyết định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có YTNN; o Luật đất đai năm 2003; o Nghị định số 181/CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai; o Luật nhà ở năm 2005 o Nghị định số 90/CP của Chính phủ ngày 6/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; o Luật đầu tư năm 2005; 1. Khái niệm quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế; xung đột PL về quyền sở hữu: 1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trong TPQT: - Ý nghĩa - CSPL 1.2 Xung đột PL về quyền sở hữu: - Khái niệm - Các vấn đề cụ thể có xung đột 2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu: 2.1 Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu 2.2 Luật nơi có tài sản là hệ thống PL trọng tâm trong việc giải quyết XĐPL về QSH 2.2.1 Quy định điều kiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt QSH, nội dung QSH 2.2.2 Đa số các nước áp dụng giải quyết xung đột về định danh tài sản 2.3 Xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển 2.4 Các trường hợp ngoại lệ 3. Quyền sở hữu của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam và của công dân VN ở nước ngoài ÔN TẬP Nhận định đúng sai và giải thích tại sao 1. Quyền sở hữu có YTNN là QSH có các bên trong quan hệ sở hữu mang quốc tịch khác nhau 2. Xung đột PL về QSH phát sinh khi có quan hệ sở hữu có YTNN cần điều chỉnh 3. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết XĐPL về QSH 4. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết XĐPL về QSH CÂU HỎI THẢO LUẬN I. Câu hỏi trắc nghiệm Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn. 1. Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được xác định theo Điều 758BLDS 2005 2. Quan hệ hôn nhân và gia đình được coi là có yếu tố nước ngoài khi và chỉ khi có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 3. Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2000 không điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một trong các bên định cư ở nước ngoài 4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện kết hôn của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam 5. Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn đối với người nước ngoài có hai quốc tịch trở lên luôn là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời cư trú vào thời điểm kết hôn 6. Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn đối với người nước ngoài không quốc tịch chỉ là pháp luật của nước mà người đó cư trú vào thời điểm kết hôn 7. Theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước, điều kiện kết hôn giữa công dân của các nước ký kết với nhau chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. 8. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn tại Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn. 9. Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì Tòa án luôn áp dụng pháp luật Việt Nam. II. Câu hỏi lý thuyết 1. Phân tích căn cứ xác định yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Phân tích ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. 3. Giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khác gì so với giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình không có yếu tố nước ngoài? 4. Về mặt lý luận, những vấn đề nào phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cần phải giải quyết? đánh giá pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã giải quyết như thế nào về những vấn đề đó? Những vấn đề trên được đề cập như thế nào trong Hiệp Định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga? 5. Liên quan đến luật áp dụng, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga có quy định gì khác không so với quy định của luật trong nước (về điều kiện kết hôn, nghi thức kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha, mẹ, con, nuôi con nuôi…). III. Bài tập tình huống A là nam công dân Việt Nam, B là nữ mang quốc tịch Nga. Năm 2002, A sang làm việc tại Nga. Sau một thời gian, A kết hôn với B và cả hai cư trú tại Nga. Năm 2005, hai vợ chồng chuyển về Việt Nam cư trú ổn định tại TP.HCM, không có con chung. Đầu năm 2007, A và B cùng ký vào đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết cho ly hôn. 1.1 Tòa án xác định hôn nhân có hợp pháp không để làm căn cứ giải quyết ly hôn. Xác định luật được TAVN áp dụng cho các vấn đề về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn giữa A và B trong các trường hợp: 1.1.1 A và B kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự VN tại Nga 1.1.2 A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nga 1.1.3 A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nga, B có quốc tịch Nga và Pháp 1.2 Luật áp dụng để xác định điều kiện ly hôn của A và B CÂU HỎI THẢO LUẬN QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ IV. Câu hỏi lý thuyết 1. Phân tích ý nghĩa của viê ̣c xác định có hay không có yếu tố nước ngoài trong các quan hê ̣ sở hữu và thừa kế? 2. Nêu quy định của các Hiê ̣p định tương trợ tư pháp giữa Viê ̣t Nam với các nước về giải quyết xung đô ̣t pháp luâ ̣t về thừa kế theo di chúc. So sánh với quy định của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam. 3. Nêu quy định của các Hiê ̣p định tương trợ tư pháp giữa Viê ̣t Nam với các nước về giải quyết xung đô ̣t pháp luâ ̣t về thừa kế theo pháp luâ ̣t. So sánh với quy định của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam V. Câu hỏi trắc nghiệm Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn. 1. Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là quyền sở hữu có các bên trong quan hệ sở hữu mang quốc tịch khác nhau 2. xung đột về quyền sở hữu phát sinh khi có quan hệ sở hữu có YTNN cần điều chỉnh 3. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu 4. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu 5. Tư pháp quốc tế và luâ ̣t dân sự có cùng nô ̣i dung nghiên cứu về chế định thừa kế. 6. Theo pháp luật Việt Nam, thừa kế có yếu tố nước ngoài là thừa kế có liên quan đến di sản để lại ở nước ngoài 7. Theo PLVN, giải quyết thừa kế theo pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là phụ thuộc vào tính chất của loại di sản là động sản hay bất động sản 8. Cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài tại VN chỉ nằm tại phần thứ VII BLDS 2005 9. Người nước ngoài được quyền thừa kế tại VN như công dân VN trong mọi trường hợp 10. Các quy phạm pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 không thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. 11. Theo quy định của Pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam, quan hê ̣ thừa kế có yếu tố nước ngoài luôn được giải quyết theo pháp luâ ̣t của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch 12. Tất cả quan hê ̣ thừa kế có yếu tố nước ngoài liên quan đến di sản là bất đô ̣ng sản đều phải được giải quyết theo pháp luâ ̣t của nước nơi có bất đô ̣ng sản đó. 13. Theo quy định của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam, di sản không người thừa kế là đô ̣ng sản được giải quyết theo pháp luâ ̣t của nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết. VI. Bài tập tình huống Ông N quốc tịch Mỹ, có con ngoài giá thú với bà M quốc tịch VN, đứa trẻ mang quốc tịch VN. Ông N bị chết trong một vụ tai nạn máy bay, di sản để lại gồm: Sân gôn và một số khách sạn tại Lâm Đồng(VN); các khoản vốn góp trong các tập đoàn thương mại của Mỹ và Anh, Úc, Nhật Bản cùng nhiều bất động sản tại Mỹ và 15 quốc gia ngoài Mỹ. Trong bản di chúc được lập tại Mỹ, ông N đã tuyên bố truất quyền thừa kế của những đứa con ngoài giá thú (nếu có), truất quyền thừa kế của cha, mẹ ruột và anh chị em ruột, tặng một phần di sản cho một bệnh viện từ thiện ở Mỹ. Bằng các kiến thức liên quan đến thừa kế trong TPQT, anh(chị) hãy: 1. Xác định yếu tố nước ngoài được thể hiện như thế nào trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của VN xem xét vấn đề thừa kế của đứa trẻ VN đối với di sản của ông N. 2. Giả sử toàn án VN giải quyết vụ việc, những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. 2.1 Luật áp dụng để phân chia di sản của ông N chỉ là pháp luật của Mỹ. 2.2 Luật áp dụng để phân chia di sản của ông N chỉ là pháp luật của nước nơi có di sản. 2.3 Chế định thừa kế trong bộ luật dân sự VN có thể được áp dụng trong việc giải quyết vụ thừa kế trên. 3. Giả sử toàn án VN giải quyết và ông N không truất quyền thừa kế của con ngoài giá thú thì có ảnh hưởng gì không đến quyền thừa kế của đứa trẻ mang quốc tịch VN. 4. Giả sử ông N không để lại di chúc và toàn án VN xem xét vụ việc anh (chị) hãy chỉ ra căn cứ pháp lí để toàn án VN thụ lý và giải quyết vụ việc. Thông tin về luâ ̣t My: - Là nước áp dụng nguyên tắc: chia di sản thành đô ̣ng sản và bất đô ̣ng sản để giải quyết. Với đô ̣ng sản áp dụng luâ ̣t nơi thường trú chung cuối cùng của người để lại di sản để giải quyết các vấn đề thừa kế theo luâ ̣t và thừa kế theo di chúc, với bất đô ̣ng sản áp dụng luâ ̣t nơi có vâ ̣t để giải quyết các vấn đề thừa kế theo luâ ̣t và thừa kế theo di chúc. - Pháp luâ ̣t mô ̣t số bang của Mỹ cho phép mô ̣t người có quyền truất quyền thừa kế của bất kỳ ai mà không cần phải giải thích lý do.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan