Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ tphcm...

Tài liệu Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ tphcm

.PDF
74
276
69

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG ĐỊA ĐIỂM: KHU CÔNG NGHỆ CAO, QUẬN 9, TP.HCM ----Tháng ……./2018---- Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT PHẠM QUỐC VINH NGUYỄN BÌNH MINH ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 2 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 8 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN .................... 9 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 9 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 13 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 16 II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường ................................................................. 16 II.2 Quy mô sản xuất của dự án .................................................................. 20 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 21 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ............... 23 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 23 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24 II.1. Xử lý Vật liệu (Chế tạo màng lọc bằng kỹ thuật chiếu chùm ion gia tốc) ............................................................................................................... 24 II.2. Công nghệ lưu hoá các chất đàn hồi.................................................... 24 II.3. Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ.......................... 26 II.4. Xử lý Môi trường (Xử lý nguồn nước thải bằng bức xạ) .................... 28 II.5. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ................................. 29 ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 3 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ II.6. Khử trùng dụng cụ y tế ........................................................................ 31 II.7. Xử lý bức xạ thực phẩm ...................................................................... 34 CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 47 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ..................................................................................................................... 47 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 47 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 48 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 48 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG . 50 I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 50 I.1 Giới thiệu chung: ................................................................................... 50 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................... 50 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 51 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 51 II. Tác động của dự án tới môi trường. ....................................................... 52 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 52 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 53 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 55 II.4. Kết luận: ............................................................................................. 57 CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................. 58 I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 58 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 60 III. Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án. .................. 68 III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 68 III.2 Phương án vay. .................................................................................... 68 III.3 Các thông số tài chính của dự án. ....................................................... 69 ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 4 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72 I. Kết luận. ................................................................................................... 72 II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 72 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 74 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ........... 74 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ................................... 74 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ............. 74 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 74 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ...................................... 74 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ............ 74 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 74 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ....... 74 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 74 ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư - Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương - Mã số thuế: 0315183389 cấp ngày 24/7/2018, nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Và Đầu tư Tp.HCM ; Đại diện pháp luật: Ông Phạm Quốc Vinh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: 19M Đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án: Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Địa điểm xây dựng: Khu công nghệ cao, Quận 9, Tp.HCM Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 838.929.809.000 đồng (Tám trăm ba mươi tám tỷ, chín trăm hai mươi chín triệu tám trăm linh chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn huy động (tự có): 251.678.943.000 đồng. + Vốn vay: 601.553.366.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án Công nghệ bức xạ là quá trình xử lý bằng bức xạ liên quan tới các biến đổi hoá - lý, lý - sinh khi vật chất hấp thụ bức xạ năng lượng cao. Sự kiện xảy ra từ thời điểm khoảng 10-15 giây sau khi các hạt bức xạ đi qua vật chất, tạo ra các ion và các hạt ở trạng thái kích thích tới thời điểm các phản ứng hoá học đã hoàn thành. Nói chung các biến đổi hoá học kết thúc trong vòng vài mili giây hoặc vài phút. Những quá trình diễn ra trước và sau thời điểm 10-15 giây thường là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực hoá bức xạ và sinh học bức xạ. Từ nhiều năm nay, công nghệ bức xạ trở thành công cụ đổi mới trong công nghiệp, làm tăng hiệu quả công nghiệp, tăng năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Có thể nêu ra một số thành tựu điển hình của công nghệ bức xạ trong thời gian gần đây: ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ - Các máy gia tốc ion nặng (máy cấy ion) có thể tạo ra vi mạch với kích thước dưới 0,1 µm. Ở Nhật Bản hiện có tới 400 máy cấy ion làm việc trong lĩnh vực bán dẫn và vi điện tử. - 100% vật liệu vách ngăn trong các loại pin siêu nhỏ là vật liệu polyme xử lý bằng bức xạ. - Vật liệu sợi composit SiC là loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật hàng không và vũ trụ được xử lý bằng bức xạ, có thể chịu tới nhiệt độ 1800oC, trong khi xử lý bằng nhiệt chỉ chịu được nhiệt độ 1200oC. - Hàng năm kỹ thuật xử lý bề mặt trên toàn thế giới sử dụng 20 triệu tấn hóa chất, trong đó 40% lượng hoá chất này bay vào khí quyển gây ô nhiễm môi trường và tạo ra hiệu ứng nhà kính. Kỹ thuật xử lý bức xạ chỉ cho 1% lượng hóa chất bay vào môi trường. - 80% bao bì thực phẩm ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xử lý bề mặt bằng bức xạ. - 90% lượng SO2 và 85% lượng NOx là những chất độc từ khói công nghiệp có thể biến thành phân bón dùng trong nông nghiệp nếu xử lý bức xạ electron. Quá trình này cho phép giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính của Trái đất và các trận mưa axít. - Trong công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, 40% đến 50% sản phẩm được khử trùng bằng công nghệ bức xạ. Dự báo trong những năm tới tỷ lệ này có thể đạt tới 80%. - Trong thực phẩm, chiếu xạ được sử dụng để làm giảm hoặc loại bỏ các nguy cơ gây bệnh do thực phẩm sinh ra. Tùy thuộc vào liều lượng, một số hoặc tất cả các mầm bệnh sinh vật, vi sinh vật, vi khuẩn, virus có trong thực phẩm sẽ bị phá hủy hoặc trở nên không có khả năng sinh sản. Chiếu xạ cũng được sử dụng làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh việc làm giảm các tác nhân gây bệnh, thì chiếu xạ cũng tác động tới các tế bào, làm chậm tốc độ tác động của các enzym vốn được sản sinh ra trong quá trình tự nhiên và là tác nhân có thể làm thay đổi thực phẩm. Do đó làm chậm quá trình hư hỏng, chín hay mọc mầm của rau củ quả. - Có trên 40 nước với 120 chủng loại thực phẩm đã thương mại hoá thực phẩm chiếu xạ. Xử lý bức xạ từ nhiều năm nay trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu phát triển quan trọng được cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khuyến cáo và tài trợ. ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Với những ứng dụng điển hình, hiệu quả của Công nghệ bức xạ như trên, Dự án đầu tư máy chiếu xạ ILU 14 của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương (CT Ánh Dương) sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng triển khai vào các lĩnh vực tiềm năng như: công nghiệp, vật liệu, môi trường, dụng cụ y tế và thực phẩm. Vì vậy, Công Ty CP Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng “Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ” tại TP. HCM nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. IV. Các căn cứ pháp lý Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. V. Mục tiêu dự án - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiếu xạ vào các lĩnh vực vật liệu mới, xử lý môi trường, công nghiệp và các lĩnh vực tiềm năng khác. - Phối hợp với các nhà chuyên môn chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bức xạ đào tạo đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ của thành phố và khu vực. - Chiếu xạ các sản phẩm bao gồm thực phẩm, dụng cụ y tế, dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác có nhu cầu chiếu xạ thanh trùng và tiệt trùng. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân. - Góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương cũng như đất nước nói chung. ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay  Khí hậu thời tiết. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP. HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27 0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TP. HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.  Ðịa chất - đất đai. ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm tích: trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.  Nguồn nước và thủy văn. Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ởhệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm, Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm 2016 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với tháng 12/2016. Công Nghiệp Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục tăng trưởng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tháng 12 tăng 6,37% so với tháng trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,69%; hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,16%. Xây dựng Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16 tỷ đồng, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm 53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng chuyên dụng chiếm 18,28%. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2016, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng 11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ chuyên dụng tăng 10,55%. Trồng trọt Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với năm 2016. Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt 86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước. Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm 19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4%. Diện tích hoa, cây cảnh là 1.366,4 ha, tăng 9,2%. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng năm tăng so với năm trước. Chăn nuôi Theo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 1/10/2017, có 958 hộ chăn nuôi trâu với tổng đàn 5.377 con, tăng 7,6% so với thời điểm 1/10/2016; trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong kỳ đạt 583 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đàn bò có 7.810 hộ nuôi bò thịt và 5.798 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò 125 ngàn con, giảm 2,1%; trong đó, đàn bò thịt chiếm 32,5% tổng đàn, tăng 8,2% và đàn bò sữa chiếm 67,5%, giảm 6,4%. Chăn nuôi heo có 5.671 hộ với tổng đàn 302,8 ngàn con, tăng 7,6%. Gia cầm và chăn nuôi khác có 4.620 đơn vị nuôi gà với tổng đàn 424,6 ngàn con, tăng 1,6%; trong đó, đàn gà thịt chiếm 94,5% tổng đàn gà, tập trung tại hộ gia công cho công ty CP và trang trại gà An Phú - Củ Chi thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là 38.864 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 17,46%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15%. Tính đến nay, sản lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Thủy sản Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm ước đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8 tấn, tăng 4,32%. Trong đó: - Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1%. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%. - Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2%. Trong đó, sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản lượng thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%. Dân số Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2017 có 8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2016. Giải quyết việc làm: dự ước cả năm 2017, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế hoạch năm), tổ chức 80 phiên giao dịch việc làm. Bên cạnh giải quyết việc làm trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động là 14.212 người. II. Quy mô sản xuất của dự án II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường Hiện ở Việt Nam có 10 máy chiếu xạ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Danh sách được liệt kê ở bảng sau: Các thiết bị chiếu xạ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (04/2018) Tên công ty Trung tâm chiếu xạ Hà Nội Năm thành lập 1991 Trung tâm 3/1999 Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ Tên máy và hoạt độ ban đầu Mục đích ban đầu Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 107 kCi Bảo quản thực Nhà phẩm, ức chế nước nẩy mầm rau củ quả Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 400 kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt Sở hữu Nước sản xuất Vị trí đặt máy Liên xô Hà Nội Nhà Hungary nước 16 Tp. HCM Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Công ty TNHH Sơn Sơn 7/2004 Máy chiếu xạ 10/2006 nguồn tia X được chuyển đổi từ 2 máy gia tốc, 5 MeV-120 kW Thanh trùng thực phẩm và rau quả Tư nhân Hoa kỳ Tp. HCM Công ty cổ phần An Phú 5/2005 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 1MCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Đa sở hữu Hungary Bình Dương Tập đoàn Thái 3/2009 Sơn Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 800kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Tư Hungary nhân Cần Thơ Công ty cổ phần An Phú 9/2011 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 500kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Đa sở hữu Hungary Vĩnh Long Trung tâm 8/2012 Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ Máy chiếu xạ nguồn tia Electron 10MeV-15kW Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Nga Tp. HCM Tập đoàn Thái 8/2012 Sơn Máy chiếu xạ nguồn Cobalt60, 800kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Tư nhân Trung Quốc Cần Thơ Cơ sở chiếu xạ Đà Nẵng Dự kiến Máy chiếu xạ 9/2018 nguồn Cobalt60, 200kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Việt Nam Đà Nẵng Cơ sở chiếu xạ Đồng Nai Dự kiến Máy chiếu xạ 4/2019 nguồn Cobalt60, 300kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Việt Nam Đồng Nai 6/2006 Muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc,...nông sản tươi, thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm khô sẽ phải được chiếu xạ, tức là dùng tia năng lượng cao như tia gamma, electron hoặc tia X để chiếu vào trái cây, thực phẩm, các tia này sẽ tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ trong thực phẩm, cũng như làm bất hoạt các loại côn trùng gây hại có bên trong quả. Ngoài ra, các tia này còn làm chậm chín hoặc ức chế nẩy mầm để có thể vận chuyển trong thời gian dài trời đến Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc...đầu tư các nhà máy chiếu xạ rất nhiều nhằm chiếu xạ thanh trùng, tiệt trùng các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước với mục đích hạn chế vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm và kéo dài tuổi thọ nông sản bán ở siêu thị. Đa số các nước nhập khẩu bắt buộc sản phẩm phải chiếu xạ vì họ sợ vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm làm người tiêu dùng của họ nhiễm bệnh hoặc côn trùng có hại từ nông sản của nước trồng trọt gây hại cho ngành nông nghiệp của nước nhập khẩu. Hiện nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều loại trái cây rất được ưa chuộng như thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, vải ... Trong những năm gần đây nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand … đã áp dụng biện pháp chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với công tác xuất nhập khẩu trái cây tươi. Công nghệ chiếu xạ đã được Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và Tổ chức Nông Lương thế giới khẳng định hiệu quả trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh từ nguồn gốc thực phẩm. Hiện nay, chiếu xạ thực phẩm đã được ứng dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nhiều nước đã ứng dụng chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch thực vật hiệu quả đối với nông sản và rau quả tươi để phòng ngừa các côn trùng gây hại lây lan và phát tán theo con đường thương mại quốc tế. Mỹ là một trong những quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc ứng dụng chiếu xạ trong kiểm dịch thực vật. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn cho việc xử lý kiểm dịch thực vật cho tất cả các loại mặt hàng nông sản và trái cây tươi nhập khẩu vào Mỹ (Treatment Manual), trong đó biện pháp chiếu xạ được ứng dụng trên nhiều mặt hàng và xử lý được nhiều loại côn trùng gây hại có trong hàng nông sản. Ngoài ra, tổ chức Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC) đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp Kiểm dịch thực vật (ISPM) số 18: “Hướng dẫn cho việc sử dụng chiếu xạ như là biện pháp Kiểm dịch thực vật”. Tiêu chuẩn này sẽ giúp sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ trường khó tính sau khi được xử lý bức xạ tại các cơ sở chiếu xạ của Việt Nam. Tại Việt Nam, xử lý chiếu xạ đã và đang từng bước được sử dụng như một biện pháp xử lý kiểm dịch hiệu quả và xu thế đối với các nông sản xuất khẩu; đồng thời là biện pháp xử lý hiệu quả đối với thực phẩm đông lạnh hoặc khô thay dần các biện pháp xử lý bằng hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng và lạc hậu. Ngoài ra, công nghệ chiếu xạ cũng là biện pháp xử lý kinh tế và tiên tiến đối với các sản phẩm trong công nghiệp, vật liệu, y tế, mỹ phẩm, môi trường và lĩnh vực tiềm năng khác. Theo số liệu thống kê của Công ty An Phú trong năm 2016 có hơn 10.500 tấn hoa quả tươi được kiểm dịch bằng chiếu xạ để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, tăng gấp đôi so với năm 2015, trong đó, sản lượng thanh long sang Mỹ và xoài sang Hàn Quốc đều tăng trưởng trên 2 lần. Với số liệu từ Vinagamma hàng xử lý chiếu xạ năm 2016 đối với sản phẩm dụng cụ y tế là 3.401 m3 và thực phẩm các loại là 10.754 tấn, năm 2017 đối với sản phẩm dụng cụ y tế là 3.413 m3 và thực phẩm các loại là 14.068 tấn. Sản lượng chiếu xạ ở Vinagamma theo thống kê chỉ chiếm 1/3 hàng chiếu xạ ở khu vực miền Nam (gồm Công ty An Phú, Thái Sơn và Sơn Sơn). Vì vậy sản lượng chiếu xạ năm 2017 ở miền Nam vào khoảng 10.239 m3 và thực phẩm các loại là 42.204 tấn. Đánh giá nhu cầu thị trường thủy hải sản xuất khẩu năm 2018 (số liệu từ VASEP), sau khi tăng 17% trong quý I/2018 với gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý II tăng chậm lại với mức 5,7% đạt 2,2 tỷ USD. Nguyên nhân do xuất khẩu tôm giảm 5% vì giá tôm giảm, nguồn cung tăng. Bước sang tháng 7, với khoảng 793 triệu USD, xuất khẩu thủy sản có chiều hướng tăng mạnh hơn (tăng 7%) sau khi mức tăng trưởng chững lại còn 3% trong tháng 6. Kết quả xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 4,78 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm (triệu USD) Sản phẩm T1-7/2018 % tăng, giảm Tôm các loại 1.984,292 5,5 trong đó: - Tôm chân trắng 1,338,531 10,0 - Tôm sú 474,062 -4,0 ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19 Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Cá tra Cá ngừ trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 - Cá ngừ mã HS 03 Cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) Nhuyễn thể trong đó: - Mực và bạch tuộc - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1,200,195 359,335 167,599 19,5 11,0 17,0 191,736 6,2 765,031 9,0 415,480 359,829 5,0 8,0 55,503 -9,9 Cua, ghẹ và Giáp xác khác TỔNG CỘNG 56,855 4.781,187 2,0 8,5 Nếu ước tính trung bình khoảng 17 USD cho 1kg hàng thủy hải sản thì sản lượng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam khoảng 281.246 tấn trong 7 tháng đầu năm 2018. So sánh chỉ sản lượng thủy hải sản xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 với tổng sản lượng chiếu xạ năm 2017 (bao gồm gia vị, thức ăn gia súc v.v…) thì sản phẩm chiếu xạ chỉ chiếm 20-25% trong tổng số sản phẩm cần chiếu xạ để xuất khẩu. Điều này nói lên nhu cầu tiềm năng cho việc xử lý bằng chiếu xạ còn rất lớn; nói cách khác nhu cầu của thị trường còn rất lớn nên việc đầu tư cho dự án của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương là cần thiết, thiết thực và hiệu quả. II.2 Quy mô sản xuất của dự án Diện tích đất: Dự án được xây dựng trên diện tích đất 8,8 ha tại khu công nghệ cao, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung STT I 1 2 Xây dựng Khu chiếu xạ Kho khô ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt ĐVT m2 m2 Số lượng 88.000 5.000 15.000 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan