Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở ...

Tài liệu GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Hỗ trợ tải tài liệu zalo: 0587998338)

.DOC
144
158
137

Mô tả:

Lời cảm ơn! ===**=== Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau Đại học, Ban quản lý Kí túc xá, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích, dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên, các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường mầm non An Thịnh và trường mầm non Hoa Hồng, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày...tháng… năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................2 4. Giả thuyết khoa học....................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3 8. Cấu trúc luận văn........................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:..................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...................................................6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước....................................................9 1.2. Lý luận về tính tự tin và giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi.......11 1.2.1. Khái niệm về "Tính tự tin"...........................................................11 1.2.2. Những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ 4 -5 tuổi............................14 1.2.3. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non......................................................................................21 1.3. Hoạt động vui chơi với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi. 24 1.3.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo...........................................24 1.3.2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi...............................................................................32 1.4. Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi...............................36 1.4.1. Khái niệm "Biện pháp giáo dục tính tự tin"................................36 1.4.2.Vai trò của biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non............................................37 Tiểu kết chương 1..........................................................................................38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON..................................................................40 2.1. Thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi...............................................................................................................40 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.......................................................................40 2.1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................41 2.1.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................41 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................42 2.1.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động vui chơi.................................................................43 2.2. Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở trường MN..........................................53 2.2.1. Địa bàn nghiên cứu.......................................................................53 2.2.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................53 2.2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................53 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................53 2.2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.........56 Tiểu kết chương 2..........................................................................................60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................61 3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi............................................................61 3.1. 1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...............................................61 3.1.2. Một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi............................................................................64 3.2. Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi...................................................76 3.2.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................76 3.2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm.................................77 3.2.3. Nội dung thực nghiệm...................................................................77 3.2.4. Tổ chức thực nghiệm....................................................................77 3.2.5. Kết quả thực nghiệm.....................................................................78 Tiểu kết chương 3..........................................................................................98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM...................................................99 1. Kết luận......................................................................................................99 2. Kiến nghị sư phạm..................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................102 PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐC : Đối chứng ĐCTTN : Đối chứng trước thực nghiệm ĐCSTN : Đối chứng sau thực nghiệm ĐHSP : Đại học sư phạm ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội ĐTBC : Điểm trung bình chung HĐVC : Hoạt động vui chơi GV : Giáo Viên MG : Mẫu giáo MN : Mầm non MĐ : Mức độ TB : Trung bình TC : Tiêu chí TN : Thực nghiệm TNTTN : Thực nghiệm trước thực nghiệm TNSTN : Thực nghiệm sau thực nghiệm MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải vươn lên, tìm cách khẳng định mình. Muốn vậy trước hết phải tự tin. Tự tin rất quan trọng đối với mỗi con người, là tiền đề đầu tiên giúp ta chiến thắng mọi khó khăn đi đến thành công. Tính tự tin là phẩm chất nhân cách quan trọng có giá trị nhân văn được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Nó có ở mọi người, mọi lứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng. Tự tin là điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội. Một đứa trẻ tự tin được giáo dục tốt, sẽ là một công dân gương mẫu tính cực của xã hội sau này. Có thể nói tính tự tin càng phát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống. Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ: Cần phát triển một số nét giá trị, nét tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống chuẩn bị tốt cho việc học tập ở lớp 1 và bậc học sau này có kết quả... Chính vì vậy mà việc giáo dục tính tự tin cho trẻ ngay từ bậc học mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đang hình thành nhân cách, tính tự tin là một trong những phẩm chất nhân cách cần được quan tâm, hình thành ở trẻ ngay từ nhỏ, để chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông, đúng theo định hướng đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Có rất nhiều con đường để giáo dục tính tự tin cho trẻ nhưng với ưu thế là hoạt động chủ đạo của tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi giữ vai trò quan trọng trong sự 1 hình thành và phát triển tâm lý nhân cách trẻ đồng thời là phương tiện giáo dục thuận lợi và có hiệu quả để giáo dục tính tự tin cho trẻ. Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giáo dục tính tự tin cho trẻ chưa được quan tâm đầy đủ. Giáo viên chưa thực sự quan tâm tới phẩm chất này, nhiều giáo viên không chú ý giáo dục tính tự tin cho trẻ mà đôi khi còn gắt gỏng với trẻ không cho trẻ được tự tin bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình. Giáo viên thường áp đặt trẻ, trẻ không được chủ động trong khi tham gia trò chơi. Có lúc cô có những hành vi không tế nhị đối với trẻ làm cho trẻ nhút nhát thiếu tự tin không dám bộc lộ mình, thậm chí có trẻ không đủ can đảm để tiếp tục vui chơi nữa... Như vậy giáo viên đã vô tình làm trẻ nhút nhát, kém tự tin, từ đó trẻ không thích tham gia vào các trò chơi cũng như các hoạt động khác. Mong muốn hình thành và phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi, đề tài “Giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non” được chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Trên cở sở đó đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non. 2 4. Giả thuyết khoa học Có thể hình thành và phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non hiện nay còn hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi phù hợp thì sẽ giúp trẻ tự tin hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 5.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. 5.3. Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. - Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ trong hoạt động vui chơi ở một số lớp mẫu giáo. Quan sát hoạt động của giáo viên đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm tìm hiểu những biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ ở độ tuổi này. 3 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Trò chuyện, trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ đối với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket Dùng phiếu điều tra ý kiến của giáo viên ở các trường mầm non về sự hiểu biết về tính tự tin và thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm Kiểm chứng giả thuyết đặt ra và thử nghiệm các biện pháp đề xuất. + Thực nghiệm phát hiện: Dùng để phát hiện mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. + Thực nghiệm tác động: Dùng để tác động sư phạm nhằm giáo dục tính tự tin của trẻ được nghiên cứu. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả nghiên cứu thu được. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: 3 phần Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu Giả thuyết khoa học Nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu 4 Cấu trúc của đề tài Phần nội dung có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. - Chương 2: Thực trạng về biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non thuộc tỉnh Yên Bái. - Chương 3: Một số biện pháp giáo dục tính tự tin trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và thực nghiệm sư phạm Phần kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Tính tự tin có vai trò rất quan trọng đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Giáo dục tính tự tin cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng bởi vì ở lứa tuổi này, sự tăng trưởng và phát triển tâm lý, sinh lý đều diễn ra với một tốc độ lớn. Chính vì vậy, tính tự tin là vấn đề đã được quan tâm từ lâu và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có ngành tâm lý học và giáo dục học. Trong lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng, có tính chất quyết định của tính tự tin đối với cuộc sống xã hội và hình thành nhân cách con người. 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Vào những năm thế kỷ XX, nhà tâm thần học người Nam Phi Joseph Wolpe là người sử dụng từ “ tự tin” đầu tiên. Việc nghiên cứu tính tự tin được bắt nguồn từ lý thuyết tâm lý hành vi do Ivan Paplov và Joseph Wolpe đã sáng lập bao gồm: Quan sát, cách ly, phân tích và phân loại hành vi tự tin. Hành vi tự tin không phải là phát minh của con người mà là một phần vốn có trong hành vi của loài người. Trong nghiên cứu của mình “ Tự tin là điều kiện để phát triển nhân cách”. Nhà tâm lý học Nga T.P.Xkripkina đã cho thấy trong hàng loạt vấn đề nghiên cứu nhân cách của các nhà tâm lý học nga, vấn đề tự tin rất ít được đề cập đến. Nghiên cứu sự tự tin là rất quan trọng để hiểu rõ cơ chế hình thành một nhân cách sáng tạo, chủ động, độc lập. Nhà tâm lý học duy tâm người Mỹ R.U.Emerson trong tác phẩm “Niềm tin vào bản thân” đã cho rằng có hai nỗi sợ hai chi phối sự tự tin, nỗi 6 sợ hãi phải đối mặt với ý kiến của đa số (chính vì vậy con người thường có hành động không chân thực, dối trá) và nỗi sợ phải đối mặt với chính mình. Đã có các nhà tâm lý học nghiên cứu cảm giác tự tin, nói: “ Nhu cầu quan trọng nhất của con người là tính tự tin”. Trong khi nghiên cứu về cảm giác tự tin họ nói: “ Tự tin quá cũng không cần thiết, bởi vì đó không phải là một đặc điểm tích cực, nó có thể dẫn đến thô bạo. Người có tính tự tin cực đoan thường rơi vào cảnh “ Không biết làm ra vẻ biết”, rất tự đắc. Hành vi đó trong giao tiếp xã hội, rất dễ tạo ra xung đột với người khác. Do đó họ cho rằng “ Một người giàu tính tự tin phải là người chân thành, thẳng thắn, thực sự cầu thị, vừa cố gắng phát triển sở trường của mình, khiêm tốn mà không tự ti, tự tin mà không ngông cuồng”. [51] Bower nói “ Thiếu tự tin là nguyên nhân của mọi thất bại". Ông đã đề cao vai trò của tự tin trong cuộc sống. Thật vậy, trong thực tế không ít người cảm thấy số phận của mình long đong lận đận, cứ loay hoay mãi mà vẫn thất bại trong cuộc sống và trong công việc. Bời vì họ thường hay dựa dẫm vào người khác, họ không biết mình có những khả năng gì, do đó họ không biết đánh giá bản thân mình. Người thiếu tự tin vì thế trong chừng mực nào đó không thành đạt trong cuộc sống. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng tìm hiểu, khám phá nó để củng cố tự tin của mình để sống tích cực hơn. Như vậy, Bower đã đề cao vai trò tính tự tin đối với quá trình phát triển đời người. Ông đã phát triển lý thuyết giáo dục tính tự tin lên một nấc thang mới cao hơn. Theo Rudaki: “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần phong độ, khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết sử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh gọn”. [26, tr 107] Nghiên cứu về tính tự tin của trẻ, nhà tâm lý học nổi tiếng người Canada Jan Dargatz cho rằng: Bí quyết quan trọng nhất trong việc nuôi dạy trẻ là làm cho trẻ có được tính tự tin. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sau này sẽ đi 7 bằng chính đôi chân, nghị lực và trí tuệ của nó. Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rất nhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi trẻ tự tin sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội thành đạt trong cuộc sống. Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Richard woolfson cũng chỉ rõ: Tạo cho trẻ sự tự tin là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu trẻ cảm thấy tự tin chúng sẽ có can đảm khám phá mọi thế giới xung quanh dù chỉ một lần. Đây là một điều đáng quan tâm khi trẻ lên 4 - 5 tuổi, trẻ có những trải nghiệm mới về vui chơi và học tập. Trẻ cần có sự tự tin để ứng phó giải quyết những trải nghiệm đó. Do vậy tự tin rất quan trọng cho con người nói chung và đặc biệt cho trẻ nói riêng. Nhà tâm lý học Gael Lindefield trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin” đã quả quyết rằng: “Mỗi người trong chúng ta khi sinh ra dù ít, dù nhiều đều có sẵn trong người một cái hộp nhỏ đựng những nguyên liệu cơ bản để tác thành lên sự tự tin sau này và mỗi người chúng ta đều có được những tiềm năng riêng để xây dựng sự tự tin trên những nền tảng đó”. Và qua những quan sát cơ bản Gael Lindefield hoàn toàn quả quyết, khẳng định về tính tự tin là: “ Khi chúng ta sinh ra đời, điều quan trọng không phải là ta là ai, làm nghề gì mà chính là cách chúng ta sẽ được nuôi nấng dạy bảo và động viên làm công việc gì”. [08] Theo Gael Lindefield thì tính tự tin ở trẻ có thể phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, thể chất, sức khỏe, tinh thần và đặc biệt là còn phụ thuộc vào yếu tố giáo dục. Các tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis (người Mỹ) tác giả cuốn "Help your child succeed in school" khi nghiên cứu về tự tin của trẻ cho rằng " tạo dựng sự trân trọng chính mình là thành quả lâu dài, nhưng nền tảng cho sự trân trọng chính mình lại ở thời thiếu niên. Từ những thành quả ban đầu này khi cha mẹ, thầy cô và bạn bè cho trẻ thấy được lòng khát vọng của mình bao nhiêu thì trẻ sẽ bắt đầu bước đường tiến tới sự thành công của mình bấy nhiêu. Cảm giác thành công của bản thân dần dần 8 tăng lên, đủ để cho trẻ cảm nhận những lý do hướng về phía trước. Đó là điều chúng ta muốn nói đối với người học tự tin. Một đứa học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá cao bản thân, gia đình và những người xung quanh quan tâm chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời cần phát triển".[50] Tác giả Emmanuelle Rigon khi nghiên cứu về tính tự tin của trẻ đã đề ra những biện pháp khác nhau giúp trẻ tự tin là: [7] - Cần phải nhận ra nhu cầu cơ bản ở trẻ. - Đưa ra nhiều giả thiết, trẻ có thể lựa chọn trong đó một giả thiết thích hợp nhất. Như thế trẻ sẽ thấy mình có giá trị vì bố mẹ cho mình quyền lựa chọn - Phát triển khả năng tự chủ, trong đó tạo niềm tin và phát huy năng lực của trẻ. Cần đề cao những thành công của trẻ, coi đó là bước tiến bộ quan trọng của trẻ. - Ảnh hưởng của những người xung quanh, đặc biệt là cô giáo trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ. - Vấn đề thành tích, trẻ nhận ra rằng thành công là tiêu chí đánh giá giá trị của trẻ. Như vậy, điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu tính tự tin của các nhà tâm lý giáo dục học nước ngoài cho thấy: Vấn đề tính tự tin và giáo dục tính tự tin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quan điểm của mình. những công trình nghiên cứu trên đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của tính tự tin đối với con người. Do vậy cần phải giáo dục tính tự tin cho con người nói chung và trẻ em nói riêng. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề về tính tự tin cũng được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm nghiên cứu 9 Tính tự tin là cơ sở tâm lý của sự phát triển và thành công của đời người, lại là chất xúc tác của năng lực và ý chí. Với số đông người, trí lực bình thường cộng thêm tính tự tin cao là có thể đạt được thành công. Đinh Trí Viễn – Đông Phương Tri cho rằng: Tự tin chính là một chiếc quyền trượng, một khi bạn có sự tự tin thì cách nhìn cuộc sống và nhìn vào chính bản thân bạn cũng sẽ thay đổi, khí chất sẽ càng ưu tú hơn, bạn sẽ càng lạc quan hơn. [44] Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo do Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu: “Một người khi không tin tưởng vào chính bản thân mình thì sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái và hạnh phúc, Anh ta không tập trung vào công việc, lúc nào cũng dao động, lo lắng, bồn chồn”[41]. Như vậy, tính tự tin có tính định hướng cho cuộc đời của mỗi người. Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong phần kĩ năng thể hiện và nuôi dưỡng sự tự tin, có viết: "Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên bẩm mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện thường xuyên...Sẽ không thừa nếu chúng ta rèn luyện sự tự tin từ rất sớm. Mạnh dạn phát triển trước công chúng, mạnh dạn thể hiện chính mình, mạnh mẽ bày tỏ chính kiến. Những hành động này sẽ không thể được thực hiện một cách dễ dàng ngay từ đầu khi mình vốn dĩ chưa tự tin để bộc lộ. Tuy vậy sẽ có thể chấp nhận bạn còn nhiều hạn chế trong một khoảng thời gian nào đó, sẽ có thể chấp nhận những sai sót nhất định của bạn trong lần đầu tiên nhưng đó chính là những bước đệm để bạn có thể nuôi dưỡng sự tự tin của bạn lớn dần" [30, tr 28]. Tác giả Hà Sơn trong cuốn " Hình thành lòng tự tin cho trẻ" và cuốn" Khai phá tiềm năng nâng cao khả năng can đảm cho trẻ" có viết: "Khi không có lòng tin, mọi việc chúng ta đều không thể làm được. Một người đạt được thành công to lớn trước tiên là bởi vì người đó có lòng tin. Cho nên tự tin là sức mạnh thần kỳ, chúng biến cái không thể thành cái có thể, biến cái có thể trở thành hiện thực. Ngược lại không có lòng tin sẽ làm cho điều có thể biến 10 thành không thể, làm cho không thể khó trở thành tuyệt vọng". " Sự tự tin của con cái không phải là thứ thiên bẩm, mầm nó phải được nuôi dưỡng và bù đắp trong thực tiễn cuộc sống và trong học tập". [27, tr 141], [28, tr 51, 52] Trong luận án tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền nêu rõ niềm tin vào bản thân (tính tự tin). “Trong cơ chế thể hiện của tính tự lực, có sự tham gia của cảm xúc, sự tự tin. Khi trẻ thiếu lòng tin vào bản thân, trẻ không thể hoạt động tự lực. Sự thành công tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc, vui sướng tin yêu bản thân - cội nguồn của sự phát triển tính tự lực. Nếu gặp thất bại nhiều trẻ dễ chán, mất lòng tin vào bản thân. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ hoạt động, giáo viên phải tạo cho trẻ cảm xúc tích cực về bản thân, làm nền cho quá trình phát triển trí lực”. [18] Ngô Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn "Những kiến thức ban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non" phần dạy trẻ lòng tự tin có viết: "Ai cũng muốn con mình tự tin khi trưởng thành. Điều này hoàn toàn có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ. Các nhà tâm lý học cũng đã phân loại tự tin ở trẻ để có biện pháp hỗ trợ sau này: Tự tin thân thể, tự tin trí óc, tự tin cảm xúc và tự tin giao tiếp xã hội" [16, tr 137] tác giả cũng đã đưa ra các biện pháp để dạy trẻ lòng tự tin. Như vậy, các nhà tâm lý-giáo dục học ở Việt Nam từ trước đến nay đã nghiên cứu bản chất, biểu hiện và biện pháp để giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Họ khẳng định vị trí quan trọng của tính tự tin trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Do đó cần phải có những biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ tuổi mầm non. 1.2. Lý luận về tính tự tin và giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi 1.2.1. Khái niệm về "Tính tự tin" Theo đại từ điển Tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ văn học Việt Nam – Nguyễn Như Ý chủ biên, tính tự tin được định nghĩa là: Tin vào bản thân mình: một người tự tin nói một cách tự tin [47] 11 Theo tác giả Gael Lindefield, do Ngọc Quang dịch và phân tích: "Người tự tin là người cảm thấy hài lòng về mình" [8] Aldrele nói: "Tự tin ở đây chính là tin vào bản thân mình hoặc coi trọng bản thân mình"[52] Theo Rudaki “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần, phong độ, khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách quyết đoán nhanh gọn. [26, tr 104] Trí Đức viết “Tính tự tin là biết tin tưởng vào khả năng phẩm chất của mình, tin tưởng vào khả năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp của mình có thể đạt được qua rèn luyện trong học tập và lao động. Tự tin phải đi đôi với nỗ lực, bền bỉ và kiên trì phấn đấu… Tự tin là dám chịu trách nhiệm về việc mình làm và chủ động tìm cách khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn". [6, tr 5-12] Nguyễn Ánh Tuyết có viết: Tính tự tin khác với tự cao, tự đại, đánh giá quá cao sự thực, năng lực và phẩm chất của mình luôn luôn cho mình là tài giỏi hơn người và coi thường mọi người. [35] Ngô Công Hoàn cũng cho rằng tự tin là một trong những phẩm chất nhân cách. Tự tin là tin vào mình và tin vào người. Đúng hẹn đứng giờ đúng việc. [14] Trong luận án Tiến sĩ, Nguyễn Thanh Huyền với đề tài “Các biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non” có viết: “Tự tin là một phẩm chất của thế giới quan. Tự tin thể hiện cao đối với bản thân trong quá trình hành động”. “Niềm tin vào bản thân là một phẩm chất của thế giới quan, là sự kết tinh những hiểu biết và tình cảm của bản thân đối với mình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào năng lực của mình khi hành động. Niềm tin tạo cho trẻ nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm của bản thân, tạo cho trẻ tính kiên định khi hành 12 động…Sự tự tin quyết định tính nguyên tắc và tính kiên định trong suốt quá trình hành động" [18, tr 38] Các tác giả Nga như: T.P. Xkripkina, X.L.Rubinxtein, B.X.Bratus... chỉ ra rằng, sự tin tưởng tuyệt đối vào chính mình hay vào thế giới là không thể có. Sự tuyệt đối tin vào chính mình chỉ dẫn đến sự tù hãm, mụ mẫm nhân cách và cuối cùng là hủy diệt chính mình. Ngược lại, sự tuyệt đối hóa việc không tin vào bản thân dẫn đến sự chối bỏ tính cá nhân của mình, bởi vì một người không tin vào chính mình luôn tìm kiếm những điểm tựa bên ngoài chứ không phải ở bản thân mình, vì vậy họ dễ trở thành phụ thuộc và không tự thân vận động được, luôn tìm kiếm sự khẳng định giá trị của chính mình từ bên ngoài và kết quả là họ trở thành đối tượng bị điều kiển bởi những người khác. Họ đánh mất thế chủ động sáng tạo của mình, nếu không có niềm tin vào chính mình con người không thể có cá tính sáng tạo bởi con người sẽ không hình thành được mối quan hệ giá trị với chính mình. Sự tự tin còn được coi như khả năng của con người đi ra khỏi “ giới hạn của bản thân”. Tác giả Kiều tố Uyên cho rằng: Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn ) [53] Trong luận văn thạc sĩ Phạm Thị Huyên với đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc" có viết: " Tự tin là sự kết tinh những hiểu biết và tình cảm của bản thân đối với mình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào năng lực của mình khi hành động. Niềm tin tạo cho trẻ nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm của bản thân, tạo cho trẻ tính kiên định khi hành động, giúp trẻ có nhu cầu trạng thái hành động dựa trên năng lực của bản thân, tin tưởng yêu quý, trân trọng 13 mình. Sự tự tin quyết định tính nguyên tắc và tính kiên định trong suốt quá trình lao động. Tự tin thể hiện ở yêu cầu cao đối với bản thân trong quá trình hành động". [17, tr 15,16] Như vậy, thuật ngữ " tự tin" được các tác giả sử dụng không hoàn toàn giống nhau, song nội hàm khái niệm "tự tin" thì khá thống nhất. Tự tin là tin vào bản thân mình, nhận thức rõ được bản thân. Từ những nghiên cứu ở trên và đặc biệt là theo quan niệm của Trí Đức, trong đề tài này khái niệm "Tính tự tin" được hiểu như sau: Tính tự tin là một phẩm chất nhân cách, là khả năng tin vào bản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó. Về bản chất tính tự tin được hình thành trên cơ sở cá nhân có nhu cầu, khả năng và mong muốn tin tưởng vào sức lực của bản thân để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, tự tìm kiếm cách thức riêng để giải quyết các nhiệm vụ đó. Tính tự tin cũng như bất cứ phẩm chất nhân cách nào khác của nhân cách toàn vẹn, đều được hình thành, phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt động của con người, trong sinh hoạt cũng như trong giao tiếp của con người với con người và thế giới xung quanh. 1.2.2. Những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ 4 -5 tuổi 1.2.2.1. Những biểu hiện của tính tự tin Theo Gael Lindefield, trong mỗi con người có hai loại tự tin biểu hiện như sau: [27] - Loại ẩn bên trong người chúng ta (tự tin nội tâm) đem lại cho ta cảm giác hoàn toàn yên tâm về mình. - Loại biểu hiện ra bên ngoài giúp ta đi đứng, ứng xử với mọi người để họ thấy rằng ta hoàn toàn vững tâm, quả quyết hơn về bản thân. Khi phân tích hai loại tự tin này ta thấy: 14  Tự tin bên trong Có 4 dấu hiệu làm tiêu chuẩn chính để đánh giá một người có được sự tự tin bên trong:  Luôn tự hào về bản thân và không ích kỷ Người tự tin luôn yêu bản thân, họ luôn tự hào về ưu điểm của mình và cố gắng làm ưu diểm đó tốt hơn lên. Họ không khoe khoang đề cao mình một cách lộ liễu mà họ rất kín đáo, hơn nữa họ không cần che đậy tính ích kỷ của bản thân. Người xung quanh dễ nhận ra họ, luôn yêu mến con người họ vì lẽ lối sống và cách đối xử luôn được chính họ nuôi dưỡng.  Biết rõ khả năng của bản thân Người tự tin luôn biết mình có thể làm được gì, họ không phải lúc nào cũng nhìn lại những cảm xúc, những suy nghĩ và những hành vi của mình hay luôn cố tìm hiểu người khác xem họ đánh giá mình như thế nào.  Luôn biết những mục tiêu cụ thể Người tự tin luôn có những mục tiêu cụ thể cho việc mình làm. Họ thấy rõ được lý do tại sao lại hành động như vậy. Họ như nhìn thấy được kết quả mà họ hằng mong đợi. Có thói quen đặt cho bản thân những mục tiêu hợp với khả năng của mình. Không phải luôn dựa vào người khác để buộc bản thân mình phải làm việc, học hành.  Tư tưởng lạc quan Sống gần người tự tin thật là thú vị, một trong những ly do như vậy là họ luôn có những thói quen nhìn cuộc đời rất lạc quan, họ sẽ luôn tìm kiếm, hy vọng vào những điều tốt đẹp và những kết quả tốt đẹp đến với họ. Khi có được sức mạnh này sẽ có vài biểu hiện như sau: -Khi trưởng thành hy vọng cuộc đời sẽ tốt đẹp - Luôn nhìn thấy điều tốt ở người khác, trừ một vài trường hợp cá biệt. - Luôn tin rằng hầu hết mọi rắc rối đều có cách giải quyết. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan