Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài (lutraria philipp...

Tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài (lutraria philippinarum

.PDF
162
192
134

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.06/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM TU HÀI (LUTRARIA PHILIPPINARUM) (MÃ SỐ DỰ ÁN: KC06.DA16/06-10) Cơ quan chủ trì dự án: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 Chủ nhiệm dự án: Ths. Trần Thế Mưu 8606 Hà Nội - 2011 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.06/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM TU HÀI (LUTRARIA PHILIPPINARUM) (MÃ SỐ DỰ ÁN: KC06.DA16/06-10) Chủ nhiệm Dự án Cơ quan chủ trì Dự án (ký tên) (ký tên và đóng dấu) Ths. Trần Thế Mưu Ban chủ nhiệm chương trình Phó chủ nhiệm Bộ Khoa học và Công nghệ Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KT. Giám đốc, Phó Giám đốc TS. Phạm Hữu Giục TS. Nguyễn Thiện Thành Hà Nội - 2011 DANH SÁCH TÁC GIẢ THỰC HIỆN TT Chức danh khoa học, học vị, Tổ chức công tác họ và tên 1 Ths. Cao Trường Giang Viện NCNTTS 1 2 Ks. Nguyễn Văn Kính Viện NCNTTS 1 3 Ths. Bùi Khánh Tùng Viện NCNTTS 1 4 Ks. Phạm Văn Thìn Viện NCNTTS 1 5 Ks. Ngô Đình Phúc Viện NCNTTS 1 6 Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền Viện NCNTTS 1 7 Ths. Đỗ Xuân Hải Viện NCNTTS 1 8 Ks. Hà Văn Ninh 9 Nguyễn Hải Minh Trung tâm hỗ trợ phát triển thuỷ sản Vân Đồn - Quảng Ninh Xí nghiệp Hải Minh - Quảng Ninh i MỤC LỤC Chương I. MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung của Dự án ................................ 2 1.1.1. Tính cấp thiết của Dự án ..................................................................... 2 1.1.2. Mục tiêu của Dự án ............................................................................. 3 1.1.3. Nội dung của Dự án............................................................................. 3 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.................................................... 3 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 3 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................... 4 1.3. Xuất xứ của Dự án............................................................................. 9 1.4. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ, quy mô và trình độ công nghệ, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án. ............................................... 10 1.4.1. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ ......................................................... 10 1.4.2. Quy mô và trình độ công nghệ .......................................................... 10 1.4.3. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án ...................................... 10 Chương II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN 11 2.1. Mô tả sơ đồ quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) ............ 11 2.1.1. Công nghệ sản xuất giống Tu hài...................................................... 11 2.1.2. Nuôi thương phẩm Tu hài.................................................................. 11 2.2. Những vấn đề Dự án cần giải quyết về công nghệ ....................... 12 2.2.1. Hiện trạng của công nghệ hiện có .................................................... 13 2.2.2. Nội dung Dự án cần giải quyết để hoàn thiện công nghệ................. 13 2.2.3. Thử nghiệm hoàn thiện công nghệ mới ............................................. 14 2.3. Liệt kê, mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra (kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm) ........ 15 ii 2.3.1. Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ. ............................................... 15 2.3.2. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ KH – CN................................................. 20 2.4. Quá trình tổ chức sản xuất thử nghiệm. ....................................... 21 2.4.1. Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm........................................... 21 2.4.2. Địa điểm thực hiện Dự án (Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai Dự án). .................................................................................... 22 2.4.3. Trang thiết bị phục vụ Dự án sản xuất thử nghiệm........................... 22 2.4.4. Số cán bộ công nhân lành nghề tham gia thực hiện Dự án (tình hình tổ chức nhân lực; tình hình đào tạo phục vụ Dự án)...................................... 23 2.4.5. Tác động của Dự án đến môi trường ................................................ 23 Chương III. KẾT QUẢ................................................................................. 24 3.1. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ.................................... 24 3.1.1. Hoàn thiện về công nghệ sản xuất giống .......................................... 24 3.1.2. Hoàn thiện về công nghệ nuôi thương phẩm .................................... 35 3.2. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ KH - CN............................................... 57 3.2.1. Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật của Dự án..................... 57 3.2.2. Tập huấn cho các chủ hộ nuôi Tu hài ở Cát Bà và Vân Đồn ........... 57 3.2.3. Mở lớp hội thảo về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài sau khi kết thúc Dự án............................................................................... 58 3.3. Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm Tu hài........... 58 3.3.1. Kết quả triển khai sản xuất giống ..................................................... 59 3.3.2. Kết quả triển khai nuôi thương phẩm ............................................... 66 3.4. Các sản phẩm KH&CN chính của Dự án ..................................... 68 3.4.1. Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm công nghệ chính của Dự án ............................................................................ 68 3.4.2. Mức độ hoàn thiện công nghệ, dây truyền công nghệ. ..................... 69 3.4.3. Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ...................... 69 iii 3.4.4. Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường:............................... 69 3.4.5. Mức độ tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường. ................... 75 Chương IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 76 4.1. Kết luận ............................................................................................ 76 4.2. Kiến nghị .......................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ ......................... 79 PHỤ LỤC iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Từ đầy đủ - nghĩa của từ Mililít Miligam lít Kilôgam Milimét Centimet Đơn vị khuẩn lạc (Colony Fix Unit) Môi trường chọn lọc cho vi khuẩn Vibrio Phần trăm Phần ngàn Phần triệu Khoa học công nghệ Hécta Độ C Mét vuông Công thức 1, 2 Đối chứng Micromet Acide béo không no thiết yếu Acide béo không no mạch dài Tế bào Tỷ lệ sống v Chữ viết tắt ml mg l kg mm cm CFU TCBS % %o (ppt) ppm KH-CN ha 0 C m2 CT1, CT2 Đ/C µm EPA DHA tb TLS DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1: Nuôi vỗ Tu hài bố mẹ bằng bằng hai công thức thức ăn 25 Bảng 2: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu 2 26 trùng Tu hài từ ngày tuổi thứ 4 đến ngày tuổi thứ 12 Bảng 3: Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến tỷ lệ sống của ấu 28 3 trùng đến giống cấp 1. 4 Bảng 4: Mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ở các bể ương ấu trùng 29 Bảng 5: Ảnh hưởng của kích cỡ hạt cát đến tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài 30 5 từ giai đoạn Spat đến con giống cấp 1 6 Bảng 6: Mật độ cực đại của vi tảo thử nghiệm sau 14 ngày nuôi 31 7 Bảng 7: Vận chuyển Tu hài giống bằng phương pháp vận chuyển kín.. 34 8 Bảng 8: Kết quả vận chuyển hở Tu hài giống cấp 2 sau thời gian 3 giờ 35 Bảng 9: Hiệu quả kinh tế từ việc đầu tư thả nuôi đối với 1 vạn con giống 36 9 từ các hình thức nuôi khác nhau Bảng 10. Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu đến sinh trưởng và tỷ lệ 10 38 sống của Tu hài. Bảng 11. Ảnh hưởng của mật độ nuôi ở khay đặt bãi ảnh hưởng đến sinh 39 11 trưởng và tỷ lệ sống của Tu hài. Bảng12. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Tu 39 12 hài ở hình thức nuôi rải đáy. Bảng 13: Kết quả thí nghiệm cỡ giống thả ban đầu ảnh hưởng đến tỷ lệ 40 13 sống của Tu hài nuôi thương phẩm ở hình thức nuôi khay treo bè Bảng 14: Kết quả thí nghiệm cỡ giống thả ban đầu ảnh hưởng đến tỷ lệ 14 41 sống của Tu hài nuôi thương phẩm ở hình thức nuôi khay đặt bãi. 15 Bảng 15: Kết quả sinh trưởng của Tu hài nuôi tại Cát Bà – Hải Phòng 44 16 Bảng 16: Kết quả sinh trưởng của Tu hài nuôi tại Vân Đồn – Quảng Ninh 44 Bảng 17: Biến động của một số yếu tố môi trường nước trong năm 2009 17 46 tại Việt Hải - Cát Bà Bảng 18: Biến động của một số yếu tố môi trường nước trong năm 2009 47 18 tại Hang Hoi - Vân Đồn 19 Bảng 19. Tỷ lệ % trung bình các ngành tảo trong từng tháng 48 20 Bảng 20 . Mật độ tế bào TVPD qua 14 tháng nuôi 49 21 Bảng 21. Tăng trưởng trọng lượng tu hài sau 14 tháng nuôi thương phẩm 49 Bảng 22: Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bảo 52 22 quản Tu hài thương phẩm Bảng 23: Ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển Tu hài ở các hình thức vận 53 23 chuyển khác nhau 24 Bảng 24: Kết quả sản xuất giống Tu hài trong thời gian thực hiện Dự án 60 25 Bảng 25: Kết quả phân tích một số yếu tố môi trường trong bể ương 62 26 Bảng 26: Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm trên ấu trùng 62 Bảng 27: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của Tu hài nuôi thương phẩm sau 16 67 27 tháng ở các hình thức, địa điểm khác nhau 28 Bảng 28. Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai Dự án 71 29 Bảng 29: Tổng chi phí sản xuất 72 30 Bảng 30: Tổng doanh thu 73 31 Bảng 31: Hiệu quả kinh tế 73 vi DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH TT Tên đồ thị Trang 1 Hình 1. Đường cong sinh trưởng của một số đối tượng vi tảo nuôi sinh khối 31 2 Phụ lục ảnh 81 vii MỞ ĐẦU Tu hài (Lutraria philippinarum) là loài động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có phân bố tự nhiên tại vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Thịt Tu hài có thành phần dinh dưỡng cao và đã được xác định: hàm lượng đạm chiếm 11,63%, 0,42% đường và muối khoáng chiếm 1,22% và có khoảng 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại axit amin không thay thế (Phạm Thược, 2005). Hiện nay Tu hài đang là một đối tượng nuôi có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh do giá bán sản phẩm thương phẩm cao và ổn định từ 150 - 200.000 đồng/kg, chi phí nuôi Tu hài thấp hơn so với chi phí nuôi các đối tượng cá biển. Tu hài có tập tính sống vùi dưới đáy (đáy cát nhẹ, xốp), ăn lọc với thức ăn chủ yếu là các loài thực vật phù du, mùn bã hữu cơ,...Do vậy, phát triển nuôi Tu hài không những cung cấp sản phẩm có giá trị phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu mà còn có vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường, giữ cân bằng sinh thái trong vùng. Với ưu thế thuận lợi về điều kiện tự nhiên và có nhiều di sản thiên nhiên được thế giới công nhận (Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà), trong những năm tới việc phát triển nghề nuôi Tu hài trên quy mô lớn sẽ phù hợp với xu thế phát triển kinh tế biển, đảo đảm bảo an ninh xã hội và an ninh Quốc gia của khu vực Đông Bắc Biển Đông. Chính vì vậy, nghề nuôi Tu hài đã và đang thu hút sự đầu tư về tài chính, nhân lực, kỹ thuật của các doanh nghiệp, các chủ hộ nuôi trồng thuỷ sản trong vùng. Để đáp ứng được với sự quan tâm đầu tư đó, năm 2007 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm: "Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)" nhằm đẩy mạnh việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài trên quy mô lớn. 1 1.1. Tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung của Dự án 1.1.1. Tính cấp thiết của Dự án - Sau khi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống Tu hài (năm 2005) đã thúc đẩy nghề nuôi Tu hài ở hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh phát triển. Ban đầu từ một số mô hình sản xuất giống và nuôi Tu hài của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 chuyển giao cho địa phương, sau đó các mô hình này được nhân rộng và phát triển nhanh ra khắp toàn vùng Đông bắc. - Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thương phẩm Tu hài đã đòi hỏi một lượng lớn con giống phục vụ nhu cầu nuôi. Đây chính là cơ hội tốt để một số doanh nghiệp sản xuất giống chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1, năm 2007 có 11 đơn vị ở Hải Phòng và Quảng Ninh tham gia sản xuất giống Tu hài nhưng lượng con giống sản xuất ra chỉ đạt khoảng 4,0 triệu con giống Tu hài (cỡ giống 2 - 3cm/con). Trên thực tế, với lượng giống này là không đáp ứng đủ cho nhu cầu của người nuôi. Mặt khác, năng suất sản xuất giống của trại giống còn rất thấp, trung bình chỉ đạt dưới 40 vạn con giống/năm. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất và hiệu quả sản xuất giống thấp đó là do công nghệ sản xuất giống Tu hài chưa ổn định, nhiều khâu kỹ thuật trong quy trình chưa hoàn thiện. - Tại thời điểm đó chúng ta chưa có quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Tu hài, đề tài trước đó chỉ mới dự thảo các hình thức nuôi. Từ những lý do trên, việc triển khai thực hiện Dự án: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)" là cần thiết. 2 1.1.2. Mục tiêu của Dự án Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (trên quy mô lớn). 1.1.3. Nội dung của Dự án 1.1.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ - Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống Tu hài - Xây dựng và hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm Tu hài 1.1.3.2. Nội dung 2: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ KH – CN - Đào tạo trực tiếp các cán bộ kỹ thuật trong thời gian thực hiện Dự án - Đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho các chủ hộ nuôi 1.1.3.3. Nội dung 3: Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm Tu hài - Triển khai sản xuất giống với mục tiêu sản phẩm đặt ra 5 triệu giống - Triển khai nuôi thương phẩm với mục tiêu sản phẩm đặt ra là 10 tấn thương phẩm 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về phân loại Tu hài trên thế giới đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX và tập trung nghiên cứu theo hướng mô tả đặc điểm phân loại, kích thước, sinh thái, phân bố địa lý và giá trị sử dụng. Điển hình là nhóm tác giả Trương Tỷ và ctv (1960) nêu tên loài L. philippinarum Deshayes như sau: Vỏ lớn, dài hình bầu dục. Chiều dài vỏ gấp hai lần chiều rộng, đỉnh vỏ lồi cao ở cạnh lưng. Từ đỉnh vỏ tới mép trước vỏ hơi xiên và tới mép sau vỏ hơi lõm, không có gờ phóng xạ, đường sinh trưởng rõ thô không đều nhau. Mặt trong vỏ có màu trắng. Vỏ phải có 2 răng chủ dạng phiến, vỏ trái có 1 răng chủ chẻ đôi. Vết màng áo không rõ ràng, vịnh màng áo rất rộng, mở rộng hướng từ mép trước đến mép sau. Là loài sống ở vùng nước ấm, 3 phân bố ở Australia, Philippine và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ngoài tự nhiên Tu hài sống trong cát bùn ở vùng triều và ở vùng nước nông ven bờ. R. Tucker Abbott and S. Peter Dance (1983) đã giới thiệu bộ ảnh màu của trên 4200 loài động vật thân mềm trên thế giới. Trong đó có hình vẽ màu loài L. rhynchaena Jonas (1844), chúng phân bố ở vùng nước nông phía Tây và Nam Australia và coi tên loài L. philippinarum Reeve là sinonym (Phạm Thược, 2005). Ngoài ra các nghiên cứu khác về Tu hài rất ít được công bố. Theo thông tin từ khoa Sinh thái Trường Đại học Puget Sound (Mỹ), Tu hài (có tên tiếng Anh là Geoduck) sống tới 40 năm và nặng tới 9kg, trung bình từ 3 – 4kg và vùng Puget Sound có trữ lượng khoảng 109 triệu con Tu hài. Đây là vùng có trữ lượng Tu hài cao nhất của nước Mỹ và được coi là một loài đặc sản. Ở Mỹ người ta gọi loài này là “King Clam”, chúng ta còn gọi tên khác là “vòi voi”. Từ đây Tu hài được xuất sang Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông (Phạm Thược, 2008) và tại Việt Nam, chúng tôi được biết năm 2010 có một số thương gia đang làm thủ tục để nhập Tu hài ở Mỹ về làm đặc sản cung cấp cho một số nhà hàng. Nghiên cứu về sản xuất giống Tu hài: năm 1999 Viện Nghiên cứu Hải sản Sơn Đông (Trung Quốc) bắt đầu nghiên cứu và cho đẻ nhân tạo Tu hài nhập từ Mỹ. Đến năm 2001 Công ty Hải sản Diễm Đài Bách Lợi của Mỹ hợp tác với Trung Quốc đã sản xuất ra 3 triệu Tu hài giống. Hiện họ đang làm chủ công nghệ sản xuất giống đối tượng này (Phạm Thược, 2008). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam * Tình hình nghiên cứu chung - Về phân loại, phân bố, nguồn lợi Trong báo cáo điều tra động vật vùng triều của Tổng cục Thủy sản các năm 1966 – 1967, hai tác giả Trần Hữu Doanh và Nguyễn Như Tùng đã thống 4 kê có 133 loài động vật thân mềm. Trong đó có tên loài L. philippinarum Deshayes. Các kết quả khảo sát từ trước đến nay ở biển Việt Nam do các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học của Việt Nam cung cấp và các tài liệu đã công bố hiện có ở trong và ngoài nước về thành phần loài của động vật thân mềm ở vùng biển nước ta có 6 loài Tu hài, đó là: L. arcuata Deshayes in Reeve, 1854 L. australia Reeve, 1854 L. complanata (Gmelin, 1791) L. impar Deshayes in Reeve, 1854 L. maxima Deshayes in Reeve, 1844 L. rhynchaena Jonas, 1844 Trong các năm 1977 – 1979, Nguyễn Xuân Dục đã nghiên cứu khá chi tiết loài Tu hài ở vùng biển thuộc quần đảo Cát Bà – Hải Phòng về tình hình phân bố, đánh giá trữ lượng cùng với các đặc điểm sinh học, sinh thái, quan hệ với các điều kiện môi trường sống, sinh vật phù du và quan hệ với chất đáy. Mai Văn Minh (1978), đã tiến hành nghiên cứu thành phần sinh hóa của thịt Tu hài trên cơ sở mẫu vật thu được ở vùng biển Cát Bà. Năm 2004 – 2005: Trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ nguồn lợi thủy sinh và môi trường thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi Tu hài ở vùng biển Hải Phòng và Quảng Ninh”. Trong số các loài Tu hài nói trên, loài hiện đang có mặt tại vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh và vùng biển Nha trang là loài phổ biến nhất và có sản lượng nuôi cao nhất, đó là loài L. rhynchaena Jonas, 1844, và loài L. philippinarum Reeve là sinonym. Nghiên cứu mới nhất về Tu hài của Nguyễn Quang Hùng (2010) đã xác định “Tu hài hiện đang phân bố ở vịnh Nha Trang và Quảng Ninh đều chỉ là cùng một loài, tên khoa học Lutraria 5 rhynchaena Jonas,1844, chứ không phải là hai loài khác nhau: Lutraria rhynchaena Jonas, 1844 và Lutraria philippinarum Reeve, 1844 như một số tác giả khác trước đây đã công bố”. - Về sinh sản nhân tạo Đỗ Văn Minh và cộng sự (2001), bước đầu tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Tu hài ở vùng biển Cát Bà. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó Trần Thế Mưu và cộng sự (2003) đã thực hiện đề tài cấp Thành Phố Hải Phòng về “Nghiên cứu thăm dò sản xuất giống và thử nghiệm nuôi Tu hài từ nguồn giống nhân tạo” bước đầu đã sản xuất được 21,0 vạn con giống cấp 1 với tỷ lệ sống từ ấu trùng đến giống cấp 1 đạt từ 36,5%, và thử nghiệm nuôi thương phẩm ở hai hình thức, hình thức nuôi treo và hình thức nuôi rải đáy. Hà Đức Thắng và cộng sự (2005) đã thực hiện đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và thử nghiệm mô hình nuôi Tu hài thương phẩm”. Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống và tổng kết các hình thức nuôi thương phẩm Tu hài. Đây chính là công nghệ mà Dự án lựa chọn để triển khai thực hiện và hoàn thiện. * Đánh giá về quy trình công nghệ hiện có và những vấn đề Dự án cần giải quyết. Ngay sau khi có quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi Tu hài thương phẩm, chúng tôi đã chuyển giao công nghệ cho một số cơ sở sản xuất ở Hải Phòng và Quảng Ninh, kết quả chuyển giao đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng vào điều kiện sản xuất, chúng ta thấy tính ổn định của quy trình là chưa cao, nhiều đợt triển khai sản xuất đã thất bại. Yêu cầu của sản xuất đặt ra là chúng ta phải hoàn thiện các khâu kỹ thuật đã có trong quy trình, những khâu chưa có cần phải được nghiên cứu bổ 6 sung. Vì vậy, nội dung hoàn thiện công nghệ của Dự án này có nhiệm vụ tập trung giải quyết 2 vấn đề nêu trên. - Về sản xuất giống: Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết đó là: + Thứ nhất: Kỹ thuật nuôi vỗ Tu hài bố mẹ trong quy trình công nghệ chỉ phù hợp với những đàn Tu hài bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên đã thành thục sinh dục vào mùa sinh sản (có thể cho đẻ ngay mà không cần nuôi vỗ hoặc nuôi vỗ thời gian rất ngắn). Nhưng hiện nay đàn Tu hài bố mẹ được tuyển chọn chủ yếu dựa trên các đàn Tu hài nuôi thương phẩm, nếu áp dụng biện pháp nuôi vỗ của quy trình vào việc nuôi vỗ Tu hài bố mẹ hiện nay thì Tu hài không đẻ hoặc đẻ rất ít trứng do chưa đạt tới độ thành thục sinh dục. Do vậy chúng ta phải hoàn thiện biện pháp nuôi vỗ Tu hài bố mẹ. + Thứ hai: Kỹ thuật sử dụng thức ăn (tảo hiển vi) cho ấu trùng và con giống ở các giai đoạn khác nhau trong quy trình công nghệ đã được xác định dựa trên kích thước các loài tảo đối với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, giai đoạn đầu của ấu trùng, thức ăn là các loài tảo có kích thước nhỏ, giai đoạn tiếp theo dùng các loài tảo có kích thước lớn hơn. Cụ thể: Ấu trùng từ 1 - 5 ngày tuổi, cho ăn bằng tảo Nanochloropsis occulata. Ấu trùng từ 4 ngày tuổi trở đi, cho ăn tảo Isochrysis galbana, Chroomonas salina. Ấu trùng từ ngày thứ 12 trở đi, đặc biệt giai đoạn xuống đáy của ấu trùng Tu hài cho ăn thêm tảo Tetraselmis chui. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống, nhiều trường hợp do điều kiện thời tiết bất lợi (như mưa rào đột ngột trong mùa hè, gió mùa đông bắc trong mùa đông), loài tảo Isochrysis galbana và Chroomonas salina rất nhạy cảm với biến động môi trường, chúng bị tàn lụi đồng loạt, gây thiếu thức ăn trầm trọng cho ấu trùng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 12, hiện tại sản xuất chưa có giải pháp khắc phục. Chính vì vậy trong Dự án này chúng tôi nghiên cứu 7 thử nghiệm hỗn hợp tảo dị dưỡng Schizochytrium và tảo khô Spirulina dạng công nghiệp sẵn có trên thị trường nhằm thay thế tảo Isochrysis galbana, Chroomonas salina khi cần thiết. Vì vậy, việc xác định thành phần thức ăn thích hợp cho ấu trùng là một ưu tiên hoàn thiện. + Thứ ba: Quy trình công nghệ hiện có chưa đề cập đến kỹ thuật quản lý môi trường và bệnh trong bể ương ấu trùng. Nhiều đợt sản xuất thất bại do môi trường ương nuôi không thuận lợi hoặc dịch bệnh phát sinh, chưa có các biện pháp ngăn ngừa. Đây là lý do để Dự án hoàn thiện việc xác định một số yếu tố môi trường, bệnh liên quan đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái của ấu trùng. + Thứ tư: Trong quá trình sản xuất giống Tu hài chúng tôi nhận thấy khi ấu trùng Spat xuống đáy, tỷ lệ sống của ấu trùng khác nhau ở những chất đáy có kích cỡ hạt cát khác nhau. Trong quy trình công nghệ hiện có chưa đề cập vấn đề chất đáy đối với tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở giai đoạn sống đáy. Việc xác định điều kiện chất đáy phù hợp đối với ấu trùng Tu hài từ giai đoạn Spat đến con giống cấp 1 là một phần trong nội dung nghiên cứu. + Thứ năm: Tảo là thức ăn cần thiết và bắt buộc cho ấu trùng Tu hài, đặc biệt sinh khối của các loài tảo quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công của công nghệ sản xuất giống Tu hài. Công nghệ hiện có chỉ giới thiệu sơ bộ về cách lưu giữ giống và nuôi tảo thông thường ở điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi, nhưng khi nuôi sinh khối lớn phục vụ sản xuất thì không đảm bảo số lượng và chất lượng. Như vậy Dự án phải hoàn thiện công nghệ nuôi sinh khối tảo hiển vi (Chaetoceros, Chromonas, Isochrysis, Nannochloropsis và Tetraselmis chui) chất lượng cao làm thức ăn cho ấu trùng và con giống Tu hài. + Thứ sáu: Công nghệ hiện có đã chỉ ra phương pháp ương nuôi thành con giống Tu hài cấp 1, cấp 2 nhưng chưa đưa ra phương pháp thu hoạch và 8 vận chuyển con giống một cách cụ thể. Vì thế Dự án phải hoàn thiện phương pháp thu hoạch và vận chuyển con giống Tu hài từ nơi sản xuất đến nơi nuôi thương phẩm. - Về nuôi thương phẩm: Hiện tại chúng ta chưa có quy trình nuôi thương phẩm Tu hài. Các kết quả nghiên cứu thu được về nuôi thương phẩm mới chỉ ở mức thử nghiệm, thăm dò chưa hoàn thiện. Do vậy, Dự án phải xây dựng quy trình nuôi thương phẩm Tu hài trên qui mô lớn. Các nội dung đặt ra để nghiên cứu tiếp đó là: + Thứ nhất: Nghiên cứu lựa chọn hình thức nuôi phù hợp với điều kiện phát triển nuôi Tu hài trên quy mô lớn. + Thứ hai: Nghiên cứu và hoàn thiện mật độ và kích cỡ giống thả thích hợp. + Thứ ba: Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp quản lý, chăm sóc Tu hài trong điều kiện nuôi nhân tạo. + Thứ tư: Nghiên cứu tác động của một số yếu tố môi trường nuôi (thuỷ lý, thuỷ hoá) đến tỷ lệ sống của Tu hài + Thứ năm: Nghiên cứu biến động về số lượng và thành phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống của Tu hài. + Thứ sáu: Nghiên cứu các biện pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sống Tu hài thương phẩm đến nơi tiêu thụ đảm bảo giá trị và hiệu quả kinh tế. 1.3. Xuất xứ của Dự án - Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và thử nghiệm mô hình nuôi Tu hài (Lutraria philippinarum) thương phẩm” thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn DANIDA (Hợp phần SUMA) được Hội đồng cấp Bộ đánh giá nghiệm thu kết quả năm 2005. 9 1.4. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ, quy mô và trình độ công nghệ, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án. 1.4.1. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ - Ổn định công nghệ sản xuất giống đạt tỷ lệ sống từ ấu trùng lên giống cấp 2 đạt trên 10%. - Ổn định công nghệ nuôi thương phẩm đạt tỷ lệ sống trên 70%. 1.4.2. Quy mô và trình độ công nghệ - Quy mô sản xuất giống Tu hài ở mức trung bình 3 – 5 triệu con giống/năm, quy mô nuôi thương phẩm ở mức 10,0 tấn/trang trại nuôi/năm. - Trình độ công nghệ của Dự án đạt mức tiên tiến, có thể so sánh với những nước có trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan. 1.4.3. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án - Dự án do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 (sau đây gọi tắt là Viện 1) chủ trì thực hiện, là đơn vị nghiên cứu chuyên ngành, đã xây dựng và làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi Tu hài. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện 1 tại Cát Bà đồng bộ, hiện đại đủ điều kiện để triển khai Dự án. Các đơn vị phối hợp nằm trong vùng triển khai Dự án có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, đã có nhiều năm hợp tác triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu với Viện 1 nên Dự án có tính khả thi cao. - Tu hài là loài ăn lọc, sử dụng tảo và mùn bã hữu cơ làm thức ăn, nuôi Tu hài đơn giản và chi phí thấp, giá bán giống và thương phẩm cao. Vì vậy hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của Dự án được đánh giá rất cao và tác động của Dự án đến môi trường theo chiều hướng tích cực. 10 Chương II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN 2.1. Mô tả sơ đồ quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) 2.1.1. Công nghệ sản xuất giống Tu hài Sơ đồ trình tự công nghệ được Dự án áp dụng như sau: Lựa chọn, nuôi vỗ Tu hài bố mẹ Kích thích sinh sản, thu trứng, ương ấu trùng đỉnh vỏ thẳng Nuôi tảo hiển vi Ương ấu trùng đỉnh vỏ lồi Thu con giống cấp 1 (5mm) - Cấp khí - Cấp nước biển - Hệ thống chiếu sáng - Hệ thống nhà xưởng, mái che - Hệ thống làm mát, sưởi ấm. Ương con giống cấp 2 (15mm) 2.1.2. Nuôi thương phẩm Tu hài Trước khi Dự án triển khai, chưa có quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Tu hài mà chỉ có các hình thức nuôi thử nghiệm. Vì vậy, các hình thức nuôi được sử dụng để triển khai Dự án đó là: * Hình thức nuôi đáy - Nuôi đáy là phương pháp cấy giống trực tiếp xuống bãi cát có rào lưới che chắn. - Dùng lưới, cọc tre làm hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực bãi nuôi - Tu hài được cấy lên bãi qua việc đào lỗ, khoảng cách các lỗ là: 20cm. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan