Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

.PDF
274
350
126

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BÁO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA Chủ nhiệm: PGS.TS Dương Đăng Huệ Phó CN: TS Nguyễn Viết Tý Thư ký: TS Trần Thị Thơ 7534 22/10/2009 HÀ NỘI - 2008 2 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ CỘNG TÁC VIÊN BAN CHỦ NHỊÊM 1. PGS.TS Dương Đăng Huệ, Chủ nhiệm đề tài 2. TS Nguyễn Viết Tý, Phó Chủ nhiệm 3. TS Trần Thị Thơ, Thư ký đề tài CỘNG TÁC VIÊN 1. PGS. TS Nguyễn Như Phát - Viện Nhà nước và Pháp luật 2. TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 3. TS Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học Luật Hà Nội 4. TS Phùng Trung Tập - Trường Đại học Luật Hà Nội 5. TS Phạm Công Lạc - Trường Đại học Luật Hà Nội 6. TS Nguyễn Huy Anh - Vụ III - Văn phòng Chính phủ 7. ThS Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp 8. ThS Nguyễn Chi Lan - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 9. Cử nhân Nguyễn Thị Mai - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 10. Cử nhân Cao Đăng Vinh - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 11. Cử nhân Nguyễn Thị Chính - Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp 3 MỤC LỤC A. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Tính cấp thiết của đề tài II. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu B. NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH 1. 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về sở hữu và pháp luật về sở hữu Bản chất, vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội Bản chất của sở hữu Các hình thức sở hữu và nguyên nhân của việc thay thế các hình thức sở hữu trong xã hội Vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội Pháp luật về sở hữu Sở hữu và quyền sở hữu Quyền sở hữu và các loại vật quyền khác Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ sở hữu ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương 2 Thùc tr¹ng ph¸p luËt vÒ së h÷u ë ViÖt Nam Vai trò chủ đạo của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong việc điều chỉnh pháp luật về sở hữu ở Việt Nam Bộ luật Dân sự năm 2005 - nguồn cơ bản của pháp luật về sở hữu ở Việt Nam Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 về sở hữu so với Bộ luật Dân sự năm 1995 Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các hình thức sở hữu ở Việt Nam Các hình thức sở hữu ở Việt Nam Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tư nhân Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Một số hạn chế của việc điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu ở Việt Nam Việc xác định hình thức sở hữu chưa hợp lý Tên gọi của hình thức sở hữu nhà nước chưa nhất quán Tên gọi của hình thức sở hữu tập thể chưa đúng với bản chất của nó 11 11 11 14 18 18 18 21 22 40 40 41 50 50 51 60 64 66 70 70 70 70 4 3.1.4. 3.1.5. Quyền sở hữu của người nước ngoài còn bị hạn chế Nội hàm một số khái niệm khoa học liên quan đến quyền sở hữu chưa được làm rõ 3.1.6. Cơ chế thực thi quyền sở hữu chưa được xác lập đầy đủ 3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về sở hữu 3.2.1. Không nên đề cao tính chất chính trị trong xây dựng pháp luật về sở hữu 3.2.2. Hoàn thiện chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự đi đôi với việc quan tâm hơn nữa việc hoàn thiện các luật chuyên ngành có liên quan đến sở hữu 3.2.3. Kết hợp việc hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu với việc hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền sở hữu 3.2.4. Bảo đảm sự không phân biệt đối xử giữa các hình thức sở hữu 3.3. Một số kiến nghị cụ thể 3.3.1. Cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để thay thế hình thức sở hữu toàn dân bằng hình thức sở hữu nhà nước 3.3.2. Cần làm rõ tiêu chí để xác định đúng các hình thức sở hữu đang tồn tại ở nước ta 3.3.3. Cần làm rõ ngoài quyền sở hữu còn có các loại vật quyền khác và mối quan hệ giữa quyền sở hữu với các loại vật quyền khác 3.3.4. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về các loại vật quyền khác 3.3.5. Sửa đổi cơ bản cơ chế đăng ký quyền sở hữu và các hình thức vật quyền khác 3.3.6. Cần đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện chức năng (quyền) đại diện chủ sở hữu Nhà nước theo hướng thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với công ty nhà nước 3.3.7. Cần tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp để thay thế chức năng đại diện chủ sở hữu của bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thời điểm thích hợp 3.3.8. Cần xem xét lại bản chất của sở hữu trong các hợp tác xã, nên coi đó là một dạng cụ thể của sở hữu pháp nhân 3.3.9. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của các xã viên đối với tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã 3.3.10. Làm rõ thực chất của sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân 3.3.11. Cần công nhận một cách có điều kiện quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo 70 71 71 72 72 73 73 74 74 74 75 75 76 76 77 77 78 78 79 79 81 5 DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò của sở hữu trong đời sống xã hội Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay Pháp luật về sở hữu ở Cộng hoà liên bang Nga và bài học kinh nghịêm đối với Việt Nam Một số vấn đề về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện Sở hữu chung trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước ở Việt Nam 7. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể ở Việt Nam 8. Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội 9. Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức ở Việt Nam: Bản chất, nội dung và kiến nghị hoàn thiện 10. Sở hữu theo pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thuộc địa khả năng vận dụng vào việc xây dựng pháp luật về sở hữu dưới chế độ XHCN 11. Sở hữu theo pháp luật của CHND Trung Hoa 6. ThS Nguyễn Văn Cương Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp PGS. TS Dương Đăng Huệ Vụ Pháp luật DS, KT Bộ Tư pháp PGS. TS Dương Đăng Huệ Vụ Pháp luật DS, KT Bộ Tư pháp TS Hoàng Thị Thuý Hằng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp TS Hoàng Thị Thuý Hằng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp Cử nhân Cao Đăng Vinh Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp TS Trần Thị Thơ - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp TS Phùng Trung Tập Trường Đại học Luật Hà Nội 84 98 103 114 130 135 150 172 Cử nhân Nguyễn Thị Mai Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp 185 TS Nguyễn Huy Anh Vụ III - Văn phòng Chính phủ 205 ThS Nguyễn Chi Lan Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp 12. Pháp luật về sở hữu ở Cộng hoà Cử nhân Nguyễn Thị Chính liên bang Đức Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp 222 255 6 A. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Lý do nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì một số lý do cơ bản sau đây: Thứ nhất, sở hữu và pháp luật về sở hữu là những vấn đề rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong khi đó, chúng lại rất ít được quan tâm nghiên cứu hiện nay ở nước ta Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào thì quan hệ kinh tế (quan hệ sản xuất) vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của các quan hệ xã hội còn lại khác. Theo quan niệm truyền thống thì, quan hệ kinh tế có ba bộ phận cơ bản, đó là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong các quan hệ kinh tế đó thì quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế khác là quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tóm lại, quan hệ sở hữu có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào. Cũng chính vì vậy mà vấn đề sở hữu luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp, bất cứ là Hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa hay Hiến pháp của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế (nhất là quan hệ trao đổi hàng hoá) phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các quan hệ kinh tế và kéo theo đó là sự trì trệ của các quan hệ xã hội khác. Điều này đã được thực tế chứng minh rất rõ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta chỉ công nhận hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể. Các quy định này về sở hữu đã phát huy hiệu quả nhất định trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, việc kéo dài quan điểm này về sở hữu sau khi chiến tranh kết thúc đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do tình trạng vô chủ trong khu vực kinh tế tập thể và khu vực kinh tế quốc doanh. Sự vô chủ này (mà lý do chủ yếu của nó là sự tách rời người lao động ra khỏi quyền sở hữu của họ đối với tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng để làm ra của cải vật chất cho xã hội) đã làm cho người lao động không quan tâm đến năng suất, không hăng hái nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không gắn bó với hợp tác xã, xí nghiệp nơi mình đang làm việc. Hậu quả là, sản xuất bị đình đốn, đời sống vật chất và tinh thần của đa số người lao động đã rơi vào tình cảnh khốn khó, nghèo nàn, lạc hậu, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong điều kiện đó, Chỉ thị số 100 (năm 1981) và Nghị quyết 10 (năm 1988) của Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động và đổi mới quản lý nông nghiệp đã phát huy tác dụng, biến Việt Nam từ một quốc gia thiếu ăn, đói kém triền miên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Tóm lại, sở hữu là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là đối với Việt Nam ta trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Tuy nhiên, phải nói rằng, sự quan tâm của Nhà nước, giới khoa học kinh tế và luật học đối với vấn đề này là hoàn toàn chưa thoả đáng. Từ khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, chúng ta đã làm được nhiều việc, 7 giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, xây dựng được nhiều đạo luật quan trọng để tạo môi trường pháp lý cho việc định hình và vận hành một cách trôi chảy nền kinh tế mới. Trong số các đạo luật quan trọng này, đáng lưu ý nhất là Luật Doanh nghiệp (năm 1999, 2005), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995, 2003), Luật Hợp tác xã (năm 1996, 2003), Luật Thương mại (năm 1997, 2005), Luật Các tổ chức tín dụng (năm 1997 và năm 2004), Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000), Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1993, 1998, 2001, 2003), Luật Xây dựng (năm 2003), Luật Phá sản (năm 1993, 2004), Luật Cạnh tranh (năm 2004)… Tuy nhiên, về vấn đề sở hữu thì hầu như chưa có một sự nghiên cứu nào đáng kể ngoài một số quy định rất cô đọng, ngắn gọn trong Hiến pháp (năm 1992) và Bộ luật Dân sự (năm 1995, 2005). Một sự ứng xử như vậy của Nhà nước, của các nhà khoa học là hoàn toàn chưa ngang tầm với vị trí và vai trò, ý nghĩa của vấn đề sở hữu và pháp luật về sở hữu. Vì vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc, đồng bộ, bài bản về vấn đề này là rất cần thiết ở nước ta hiện nay. Thứ hai, cần phải nghiên cứu vấn đề này để tạo cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vướng mắc, ách tắc liên quan đến sở hữu, quyền sở hữu do thực tiễn đặt ra hiện nay mà chưa có cơ sở khoa học để xử lý một cách thoả đánG Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã có một bước chuyển biến quan trọng: chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ hơn 20 năm qua, sự chuyển đổi này đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với sự chuyển biến theo hướng tích cực, thực tiễn quản lý kinh tế cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới, rất phức tạp. Nhiều vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra đã được giải quyết nhưng cũng không ít vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền sở hữu cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Ví dụ: - Thế nào là chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, loại sở hữu? căn cứ khoa học để phân biệt chúng với nhau là gì cho đến nay vẫn chưa được làm rõ; - Liệu có nên giữ khái niệm sở hữu toàn dân nữa hay không bên cạnh khái niệm sở hữu nhà nước? - Liệu có còn khái niệm sở hữu tập thể nữa hay không hay đó chỉ là một dạng của sở hữu pháp nhân? - Làm thế nào để doanh nghiệp nhà nước với tư cách là một pháp nhân có quyền chủ động hơn nữa trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được Nhà nước giao? - Quyền của doanh nghiệp nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao nên gọi là quyền gì (quyền sở hữu hay quyền quản lý nghiệp vụ hay quyền vận hành kinh tế như một số nước (Nga) đã gọi) và mối quan hệ giữa nó với quyền sở hữu của Nhà nước nên thiết lập lại như thế nào cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới? - Ngoài quyền sở hữu còn có những quyền tài sản nào được gọi là vật quyền? - Bản chất của quyền sử dụng đất là gì, nó có phải là một quyền sở hữu hạn chế hay không? v.v.... Tóm lại, trong vấn đề sở hữu và quyền sở hữu ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra không ít vấn đề về mặt lý luận mà sự chậm trễ trong việc xử lý chúng chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho các chủ thể kinh doanh và suy cho cùng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, pháp luật về quyền sở 8 hữu được quy định tại hai đạo luật là Hiến pháp và Bộ luật Dân sự (năm 1995, 2005) lại đang có nhiều điểm bất cập và bất hợp lý. Ra đời ngay sau khi tiến hành đổi mới, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ quy định 3 hình thức sở hữu ở nước ta là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể giữ vai trò chủ đạo (Điều 15). Chương IV Bộ luật Dân sự (năm 1995) và Chương X Bộ luật Dân sự (năm 2005) quy định về các hình thức sở hữu, bao gồm: Sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Những quy định này là quá đơn giản, có tính liệt kê, không mang tính khái quát, không giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể do thực tiễn vận hành của các quan hệ xã hội đặt ra, do đó, cần phải được nghiên cứu một cách bài bản để có phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước về sở hữu cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Thứ ba, phải nghiên cứu vấn đề này nhằm phục vụ đắc lực cho hoạt động xây dựng pháp luật của nước ta Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản bằng việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong các vấn đề được sửa đổi, bổ sung có vấn đề về hình thức sở hữu. Tuy nhiên, các quy định về sở hữu, nhất là quy định về các hình thức sở hữu vẫn còn chưa thực sự phù hợp với thực tế khách quan, chưa đảm bảo tính khoa học, do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Ví dụ: tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn dùng phương pháp liệt kê trong việc xác định các hình thức sở hữu (sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp). Ngoài ra, trong khi Hiến pháp năm 1992 vẫn giữ nguyên tên gọi là “sở hữu toàn dân” thì Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thay hình thức sở hữu này bằng một tên gọi khác là “sở hữu nhà nước”. Rõ ràng đã có sự “vi hiến” trong Bộ luật Dân sự này. Sắp tới, để phục vụ cho cải cách hành chính, cải cách tư pháp, chắc chắn Nhà nước ta sẽ phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Đây là một công việc lớn, hệ trọng vì sửa đổi Hiến pháp có nghĩa là phải động chạm đến một loạt vấn đề phức tạp, nền tảng, trong đó có vấn đề về sở hữu. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về sở hữu hiện nay sẽ góp phần quan trọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp - một hoạt động mang tính chất chính trị - pháp lý rất to lớn trong tương lai gần của Đảng và Nhà nước ta. Và đó cũng là một lý do khiến cho vịêc nghiên cứu Đề tài này trở nên bức xúc và bổ ích. Tóm lại, việc nghiên cứu một cách cơ bản đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” là một việc làm rất cần thiết, góp phần giúp Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập một cách hợp lý các hình thức sở hữu cơ bản ở Việt Nam, đặc biệt là trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Bộ luật Dân sự trong thời gian tới. 2. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết ba mục tiêu cơ bản sau đây: a) Nghiên cứu để phân biệt rõ các khái niệm, thuật ngữ như: chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, loại sở hữu vì những khái niệm này lâu nay được sử dụng một cách tuỳ tiện và không có cơ sở khoa học rõ ràng. 9 b) Tìm ra những khuyết nhược điểm trong chế độ pháp lý đối với từng loại hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu chung) để có hướng và biện pháp khắc phục phù hợp. c) Trên cơ sở tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về sở hữu ở Việt Nam và trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm của các nước, đề tài này sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, ổn định đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Việc hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta được nghiên cứu dựa trên những nền tảng lý luận cơ bản là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các hình thức sở hữu và quyền sở hữu đối với tài sản. Tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự là khái niệm rộng, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên Đề tài này chỉ nghiên cứu quyền sở hữu tài sản ở phạm vi hẹp, chủ yếu là các tài sản hữu hình, ở dạng hiện vật. Ngoài ra, Đề tài cũng chỉ nghiên cứu pháp luật liên quan đến các hình thức sở hữu chủ yếu mà không đi sâu nghiên cứu pháp luật về tất cả các hình thức sở hữu và các dạng cụ thể của mỗi hình thức sở hữu, ví dụ: không nghiên cứu một cách cụ thể hai loại sở hữu chung là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất hoặc trong hình thức sở hữu nhà nước đề tài cũng chưa có điều kiện nghiên cứu đến sở hữu của cấp chính quyền địa phương. 3. Khả năng ứng dụng của sản phẩm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có ích cho các đối tượng sau: - Sinh viên các khoa luật và trường đại học luật - Giảng viên các khoa luật và trường đại học luật - Các nghiên cứu sinh về pháp luật - Những tổ chức, cá nhân khác cần nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề sở hữu - Đặc biệt đề tài sẽ phục vụ đắc lực cho các cơ quan nhà nước (bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội) trong việc định hướng chính sách, hoàn thiện pháp luật về sở hữu như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã), Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự. 4. Các chuyên đề cụ thể Để đạt được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên đây, Ban chủ nhiệm đề tài đã ký 14 hợp đồng nghiên cứu độc lập với các cộng tác viên là các nhà khoa học, công chức lãnh đạo, giảng viên và các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm công tác am hiểu lĩnh vực về kinh tế, dân sự. Cụ thể như sau: 10 Chuyên đề 1: Sở hữu và pháp luật về sở hữu ở Cộng hoà liên bang Nga (PGS. TS Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 2: Quyền của công ty nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (TS Nguyễn Viết Tý - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 3: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể ở Việt Nam (TS Trần Thị Thơ - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 4: Hoàn thiện chế độ pháp lý về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 1995 (TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 5: Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức ở Việt Nam: Bản chất, nội dung và kiến nghị hoàn thiện (Cử nhân Nguyễn Thị Mai - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 6: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước ở Việt Nam (Cử nhân Cao Đăng Vinh - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 7: Sở hữu và pháp luật về sở hữu ở Cộng hoà liên bang Đức (Cử nhân Nguyễn Thị Chính - Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 8: Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò của sở hữu trong đời sống xã hội (ThS Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 9: Pháp luật về sở hữu chung ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (TS Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 10: Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (TS Phùng Trung Tập - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 11: Vấn đề sở hữu cá nhân theo pháp luật Việt Nam và phương hướng hoàn thiện (TS Phạm Công Lạc - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 12: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tư nhân ở Việt Nam (PGS. TS Nguyễn Như Phát - Viện Nhà nước và Pháp luật) Chuyên đề 13: Sở hữu theo pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thuộc địa - khả năng vận dụng vào việc xây dựng pháp luật về sở hữu dưới chế độ XHCN (TS Nguyễn Huy Anh - Vụ III - Văn phòng Chính phủ) Chuyên đề 14: Sở hữu theo pháp luật của CHND Trung Hoa (ThS Nguyễn Chi Lan Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) 5. Tiến độ thực hiện Đề tài bắt đầu được triển khai từ tháng 4/2005 và kết thúc vào cuối tháng 4/2006. Trong qúa trình thực hiện đề tài, đã có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ, trao đổi, thảo luận thường xuyên giữa Ban chủ nhịêm đề tài với các cộng tác viên của đề tài và Viện Khoa học pháp lý. Các chuyên dề nghiên cứu nhìn chung đều đáp ứng yêu cầu, một số chuyên đề có chất lượng cao. Các chuyên đề đều được Ban chủ nhiệm tổ chức đánh giá, nghịêm thu đúng quy định. Để hoàn thiện Báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu đề tài, Ban chủ nhịêm đã tổ chức xin ý kiến (bằng phiếu) của các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề còn có quan điểm khác nhau. Tháng 12/2007, Lãnh đạo Viện khoa học pháp lý đã lấy ý kiến nhận xét, phản biện của hai chuyên gia về Đề tài. Về cơ bản các chuyên gia đánh giá cao kết qủa nghiên cứu, nhất trí cho nghịêm thu chính thức Đề tài này. Nhóm nghiên cứu đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và hoàn chỉnh lại Báo cáo phúc trình. Đến nay, Đề tài đã được hoàn thành, Ban chủ nhiệm đề nghị Hội đồng khoa học, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp xem xét, nghiệm thu Đề tài theo quy định. 11 B. NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỞ HỮU VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU 1.1. Bản chất, vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội 1.1.1. Bản chất của sở hữu Sở hữu là phạm trù được quan tâm đặc biệt bởi các ngành khoa học xã hội, nhất là triết học, kinh tế học và luật học. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi các ngành khoa học đó đều có nghiên cứu về hành vi ứng xử của con người, trong khi đó, sở hữu về thực chất là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của cải vật chất trong xã hội. Tuy được quan tâm, nghiên cứu bởi các ngành khoa học đó, nhưng cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở các nước, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về sở hữu1. Bản thân các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, dù lúc sinh thời đã đưa ra lý luận của mình về sở hữu, nhất là vấn đề sở hữu tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa bao giờ đưa ra khái niệm về sở hữu2. Nội dung lý luận về sở hữu của Chủ nghĩa Mác - Lênin có thể tóm tắt ở những điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, sở hữu là vấn đề có tính chất lịch sử. Mỗi hình thức sở hữu (dù là sở hữu tư nhân hay sở hữu cộng đồng.v.v...) đều có vai trò lịch sử nhất định. Không có hình thức sở hữu nào tồn tại vĩnh viễn. Mọi hình thức sở hữu đều có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Thứ hai, quá trình thay thế lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên, theo hướng, sở hữu công cộng của bộ lạc bị thay thế bởi sở hữu tư nhân chiếm hữu nô lệ. Sở hữu tư nhân chiếm hữu nô lệ bị thay thế bởi sở hữu tư nhân phong kiến. Sở hữu tư nhân phong kiến bị thay thế bởi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thay thế bởi sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (sở hữu toàn dân). Thứ ba, vai trò lịch sử của mỗi hình thức sở hữu là vấn đề có tính khách quan, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Điều này có nghĩa là, không thể tùy tiện xóa bỏ một hình thức sở hữu nhất định theo ý chí chủ quan của Nhà nước hoặc giai cấp cầm quyền. Muốn xóa bỏ hình thức sở hữu nào đó, thì vấn đề là phải làm sao phát triển được lực lượng sản xuất để đến lúc trình độ của lực lượng sản xuất tự nó làm cho quan hệ sở hữu trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và từ đó đòi hỏi phải có hình thức sở hữu mới phù hợp hơn. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác - Lênin còn đề cập tới tính chất giai cấp của sở hữu. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xã hội có giai cấp, vấn đề sở hữu có ảnh hưởng quan trọng đối với việc khẳng định vị trí của giai cấp thống trị trong xã hội. Giai cấp nào sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp đó sẽ quyết định được vận mệnh của số đông người lao động3. Điều này có nghĩa rằng, vấn đề sở hữu không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề có ý nghĩa chính trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: giai cấp nắm 1 Xem: GS.TS. Phạm Văn Nghiên “Một số quan điểm về đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế” - NXB Chính trị Quốc gia 1993, tr. 89. Trong tác phẩm này, các tác giả nhận xét “sở hữu là một trong những khái niệm được định nghĩa một cách thiếu chặt chẽ, được hiểu một cách khác nhau tùy theo các giai đoạn của lịch sử loài người, cũng như ở các nền văn hóa và các thể chế chính trị-xã hội khác nhau”; Cũng xem: TS Nguyễn Văn Thức - Sở hữu - Lý luận và vận dụng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2004, trang 39; 2 Xem: TS Nguyễn Văn Thức, Sở hữu: Lý luận và vận dụng ở Việt Nam - NXB Khoa học xã hội 2004, trang 11. 3 Xem: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - ĐH Luật Hà Nội - NXB Công an Nhân dân 2002, trang 148-149. 12 tư liệu sản xuất trong tay sẽ là giai cấp quyết định chế độ xã hội, giữ quyền thống trị về chính trị và tư tưởng đối với xã hội4. “Sở hữu” theo nghĩa Hán Việt được ghép từ 2 chữ “sở” (của mình) và “hữu” (có) vì thế sở hữu được giải thích là “cái mình có”5. Theo cách hiểu thông thường này, “sở hữu” sẽ bị đồng nhất với “cái mình có” - tức là bị đồng nhất với chính “tài sản” - đối tượng của sở hữu. Cách giải thích về “sở hữu” này rõ ràng có lỗi về mặt lô-gíc, khó có thể được chấp nhận làm khái niệm khoa học. Cũng có quan điểm cho rằng “sở hữu” là “việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động của xã hội loài người”6. Theo cách hiểu này, sở hữu là hành vi tương tác của con người với những đối tượng nhất định (tài sản) vốn là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Dưới giác độ triết học và kinh tế học, khái niệm “sở hữu” thường bị đồng nhất với khái niệm “quan hệ sở hữu”. Cuốn Từ điển kinh tế do nhà xuất bản Sự thật ấn hành năm 1979 tại trang 381 có định nghĩa về sở hữu như sau: sở hữu là “quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất ấy”. Chia sẻ cách tiếp cận này, gần đây, một số học giả ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về sở hữu như TS. Nguyễn Văn Thức (2004)7, PGS. TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Hữu Đạt (2004)8 đã đưa ra định nghĩa về sở hữu như sau: Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm hữu của cải và thông qua quan hệ ấy con người thực hiện thỏa mãn các nhu cầu của mình. Dưới giác độ pháp lý, thuật ngữ “sở hữu” thường được sử dụng đồng nhất với khái niệm “quyền sở hữu”9 - một khái niệm pháp lý đã tồn tại từ thời La Mã cổ đại. Theo cách tiếp cận này, với các quốc gia thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa, “quyền sở hữu”thường được hiểu là tập hợp nhóm quyền đối với tài sản, cụ thể đó là tập hợp nhóm 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt10. Với các nước theo hệ thống luật án lệ (common law), định nghĩa về “quyền sở hữu” được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa về quyền sở hữu của luật gia William Blackstone - một luật gia nổi tiếng người Anh đưa ra từ cuối thế kỷ 1811. Theo định nghĩa này, “quyền sở hữu” (property) là “độc quyền chi phối tuyệt đối đối với một bộ phận của thế giới bên ngoài (một vật), và ngăn cản tất cả mọi người khác tiếp cận với vật ấy”12. Tuy khái niệm này mới hình dung tới quyền sở hữu đối với tài sản là vật hữu hình, chưa hình dung tới quyền sở hữu đối với các loại tài sản vô hình (trong đó có tài sản trí tuệ) mà thời luật gia Blackstone sống hầu như chưa đặt ra 4 Xem: giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - ĐH Luật Hà Nội - NXB Công an Nhân dân 2002, trang 148-149. Cũng xem: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh - NXBCTQG, 1999, tr. 440. 5 Xem: GS. Nguyễn Lân - Từ điển từ và ngữ Hán Việt - NXB Từ điển bách khoa 2002, trang 588-589. 6 Xem: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2002, trang 147. 7 Xem: TS Nguyễn Văn Thức, Sở hữu: Lý luận và vận dụng ở Việt Nam - NXB Khoa học xã hội 2004, trang 42. 8 Xem: PGS. TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay - NXB Chính trị quốc gia, H. 2004, trang 45. 9 Điều 544 Bộ luật dân sự Pháp quy định “sở hữu” là “quyền hưởng lợi và định đoạt những tài vật một cách tuyệt đối, miễn việc sử dụng không bị luật lệ cấm đoán” (Xem: LS. Triệu Quốc Mạnh, Pháp luật và dân luật đại cương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr. 245). Điều 206 BLDS Nhật Bản quy định “sở hữu” là “quyền sử dụng, thu lợi, định đoạt tài sản theo các giới hạn mà pháp luật quy định” nd (Xem: Hiroshi Oda, Japanese Law, 2 edition, Oxford, 1999, tr. 155). Ở các nước theo hệ thống luật án lệ (Common Law), sở hữu được hiểu là “tập hợp các quyền sử dụng và thụ hưởng một tài sản, bao gồm cả quyền chuyển nhượng tài sản đó cho người khác” (Từ điển Black’s Law Dictionary - xuất bản năm 1991, dẫn theo Luật sư Triệu Quốc Mạnh, sđd, tr. 246) . 10 Xem: TS. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh tế - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 145. 11 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/William_Blackstone. 12 Ownership: A case study in the representation of legal concepts – L. Thorne McCarty – GS ĐH Rugers, New Jersy (Hoa Kỳ), 2001, trang 2. 13 nhưng yếu tố “độc quyền chi phối” đối với tài sản rõ ràng là bộ phận cấu thành nên nội dung quyền sở hữu. Như vậy, theo cách quan niệm chung (dù là theo hệ thống common law hay hệ thống civil law) thì quyền sở hữu không phải là loại quyền không thể phân chia. Ngược lại, quyền sở hữu có thể chia thành những quyền năng thành phần. Chẳng hạn, quyền sở hữu có thể chia thành quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt (bao gồm quyền cho thuê, cho mượn, chuyển giao tài sản, quyền đòi lại tài sản .v.v...). Chính vì thế, không phải không có lý khi coi quyền sở hữu là một nhóm các quyền (a bundle of rights) của những chủ thể nhất định đối với tài sản13 như cách quan niệm của luật gia khá nổi tiếng người Mỹ từ năm 1913 - Wesley Hohfeld14. Ở đây cũng cần lưu ý về sự khác biệt giữa thuật ngữ “quyền sở hữu” với “chủ quyền” (sovereignty). Đây là 2 khái niệm khác nhau. Chủ sở hữu chỉ có quyền sở hữu đối với tài sản chứ không thể có chủ quyền với tài sản. Chủ quyền là loại quyền năng chính trị đặc biệt mà chỉ Nhà nước mới có thể có được. Chính vì thế, tuy không phải là chủ sở hữu tài sản, nhưng do có chủ quyền, Nhà nước có thể can thiệp vào quá trình thực thi quyền sở hữu của các chủ thể trong xã hội. Nhà nước có thể có những hành vi hạn chế quyền sở hữu của các chủ thể trong xã hội theo các trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong bối cảnh sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ngày càng lớn, quyền sở hữu của các thành viên trong xã hội (cá nhân, pháp nhân) ngày càng chịu nhiều ràng buộc từ phía Nhà nước, có luồng quan điểm cho rằng sở hữu cần được quan niệm không chỉ đơn thuần chỉ là một nhóm quyền mà phải bao gồm cả những nghĩa vụ đi kèm. Theo cách quan niệm ấy, sở hữu sẽ là một nhóm quyền và nghĩa vụ của một chủ thể đối với một tài sản (a bundle of rights and obligations)15. Khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 1995 của Việt Nam (và gần đây là Bộ luật Dân sự năm 2005), các nhà làm luật dường như cũng đã chia sẻ cách tiếp cận này16. Các quy định về sở hữu trong Bộ luật không chỉ có các quy định về các quyền của chủ sở hữu mà còn chứa đựng cả các quy định về hạn chế quyền sở hữu (tức là những nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải gánh chịu đi kèm với việc có quyền sở hữu). Bộ luật Dân sự năm 1995 và năm 2005 đã đưa ra những khái niệm pháp lý cơ bản liên quan đến “sở hữu” và “quyền sở hữu” trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định: “chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Điều 169 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định: “chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất cứ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của Xem: Property, trong từ điển Wikipedia http://en.wikipedia.org/wiki/Private_ownership. Xem: Wesley Hohfeld, “Some fundamental legal conceptions as applied in judicial reasoning” (Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong lập luận của tòa án”, 23 Yale Law Review 16. 15 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Property. Cũng xem: Ownership: A case study in the representation of legal concepts – L. Thorne McCarty – GS ĐH Rugers, New Jersy (Hoa Kỳ), 2001, trang 2. 16 Xem: PTS. Hoàng Thế Liên – Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1997, trang 85. 13 14 14 mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật”. Việc tồn tại quyền sở hữu chính là cơ sở pháp lý quan trọng để một chủ thể tiến hành các hành vi tương tác với tài sản mà các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng do được pháp luật bảo hộ. Quyền sở hữu chính là quyền tiếp cận với tài sản và có các hành vi khai thác, sử dụng, phát huy công dụng và cả bảo vệ tài sản. So sánh giữa chủ sở hữu với các chủ thể không phải là chủ sở hữu trong xã hội, chúng ta có thể coi rằng “quyền sở hữu” là độc quyền chi phối, khai thác, quyết định số phận của tài sản. Chỉ có chủ sở hữu mới có “độc quyền” này. Do đó, nhờ sự tồn tại của sở hữu, chủ sở hữu có ưu thế so với các chủ thể khác trong việc chi phối, khai thác, quyết định số phận của tài sản. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nói rằng, sự tồn tại của quan hệ sở hữu chính là sự thừa nhận của xã hội về phân tầng giữa các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận đối với các nguồn lực khan hiếm trong xã hội (tài sản và các sản phẩm có nguồn gốc từ tài sản). Sở hữu chung của toàn thể cộng đồng - sở hữu công cộng hoặc sở hữu toàn dân tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội được bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng, hưởng thành quả từ việc sử dụng, khai thác các nguồn lực trong xã hội (nhất là các tài sản). Trong khi đó, sự tồn tại của các hình thức sở hữu mà chủ thể sở hữu chỉ là hữu hạn, nhóm người hoặc từng cá nhân luôn là dấu hiệu thừa nhận tình trạng bất bình đẳng giữa các thành viên xã hội trong việc tiếp cận nguồn lực (tài sản trong xã hội). Do có sự tồn tại của quan hệ sở hữu kiểu này (đặc biệt là sở hữu tư nhân) mà xã hội đã bị phân tầng thành kẻ giàu, người nghèo - một cơ cấu xã hội ở chừng mực nhất định có tác dụng kích thích xã hội phát triển (dù chính điều đó cũng có thể tiềm ẩn nhiều điểm bất ổn). Như vậy, có thể đưa ra khái niệm sở hữu dưới giác độ pháp lý (tức là quyền sở hữu) như sau: (quyền) sở hữu là độc quyền chi phối đối với một tài sản nhất định và ngăn cản người khác xâm phạm độc quyền chi phối tài sản này - (quyền) sở hữu như vậy về bản chất là một đặc quyền, một độc quyền. 1.1.2. Các hình thức sở hữu và nguyên nhân của việc thay thế các hình thức sở hữu trong xã hội 1.1.2.1. Hình thức sở hữu Hình thức sở hữu là cách thức biểu hiện, là phương thức tồn tại của các quan hệ sở hữu. Trong lịch sử nhân loại, quan hệ sở hữu đã từng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã, sở hữu gia đình, sở hữu cá nhân, sở hữu chung, sở hữu tập thể, sở hữu công cộng .v.v... Xét về mặt lịch sử, hình thức sở hữu cá nhân đối với tài sản (coi mỗi cá nhân là chủ thể đích thực của các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật) chỉ thực sự xuất hiện cùng với quá trình giải phóng tư cách chủ thể của cá nhân khỏi các thiết chế liên quan (như bộ lạc, thị tộc, gia đình.v.v...). Về thực tiễn lịch sử, hình thức sở hữu cá nhân được hình thành và bộc lộ rõ nét cùng với phong trào Phục Hưng, Khai sáng và cách mạng tư sản từ khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XIX, cùng với các Bộ luật Dân sự nổi tiếng được ra đời trong đó phải kể đến Bộ luật Dân sự Napoleon, cá nhân con người mới được các bộ luật chính thức thừa nhận là chủ thể của các quan hệ sở hữu. Trước đó, cá nhân con người thường bị lẩn khuất trong các “thiết chế xã hội” như gia đình, cộng đồng, công xã.v.v... Hiện nay, giữa hai hình thức sở hữu có tính chất đối lập là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng thường tồn tại nhiều dạng hình thức sở hữu trung gian như sở hữu chung, sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước .v.v... 15 Nhìn chung, cách quan niệm về các loại hình thức sở hữu ở phương Tây và Việt Nam có nhiều rất khác biệt. Ở phương Tây, người ta quan niệm có ba dạng (hoặc ba hình thức) sở hữu cơ bản là sở hữu tư nhân (private property), sở hữu tập thể (collective property) hoặc đôi khi còn gọi là sở hữu cộng đồng (communcal ownership hoặc common property) và sở hữu công cộng (common property)17. Theo chế độ sở hữu công cộng thì tài sản thuộc loại hình sở hữu này sẽ thuộc về tất cả mọi người, mọi người đều có quyền tiếp cận (ví dụ đồng cỏ tự nhiên, công viên .v.v...). Theo chế độ sở hữu tập thể (hay sở hữu cộng đồng), tài sản thuộc về một cộng đồng người cụ thể và chỉ có cộng đồng người đó mới có quyền quyết định về cách sử dụng và định đoạt tài sản. Theo chế độ sở hữu tư nhân, tài sản thuộc về những cá nhân con người cụ thể hoặc một pháp nhân tư (công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn chẳng hạn) và các quyết định liên quan tới tài sản là thuộc về riêng cá nhân, pháp nhân đó18. Chính vì thế, sở hữu tư nhân đôi khi còn được gọi là “sở hữu riêng” (individual ownership)19. Ngoài ra còn có sở hữu chung trong trường hợp quyền sở hữu đối với một vật thuộc nhiều người (chủ thể). Có hai loại sở hữu chung: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Ở các nước tư bản phương Tây, không có quan niệm về sở hữu toàn dân theo kiểu như sở hữu toàn dân ở Việt Nam. Sở hữu công cộng ở phương Tây được hiểu là hình thức sở hữu mà tài sản có thể được mọi người dân tiếp cận tự do. Ở Việt Nam, tài sản thuộc sở hữu toàn dân nói chung là do Nhà nước quản lý hoặc do tổ chức được Nhà nước ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước). Ở các nước tư bản phương Tây cũng có khái niệm sở hữu nhà nước mà các học giả Việt Nam thường gọi là sở hữu tư bản nhà nước20. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp công (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ. Tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn thuế thu của dân, từ nguồn vay của dân (trái phiếu chính phủ) hoặc từ hoạt động của chính các doanh nghiệp nhà nước. Một số nhà nước phương Tây trong một thời gian dài sau thế chiến thứ hai đến trước khi kết thúc chiến tranh lạnh (1991) đã thành lập hàng loạt doanh nghiệp nhà nước nắm giữ độc quyền kinh doanh và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng như khai thác, điện, điện thoại.v.v... Tuy nhiên, sau những trục trặc xuất phát từ sự thiếu minh bạch về cơ chế khuyến khích lợi ích và phân chia trách nhiệm trong các doanh nghiệp nhà nước, nhiều quốc gia đã tiến hành phong trào tư nhân hóa (nhất là từ cuối thập niên 1970 đến nay) chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty do tư nhân nắm giữ và quản lý với hy vọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thực tế, hình thức sở hữu nhà nước ở các nước phương Tây vẫn tồn tại. Như vậy, có thể thấy, tiêu chí để phân định các hình thức sở hữu trong nhiều trường hợp không phải hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, các hình thức sở hữu khác nhau chủ yếu ở ba yếu tố chính: + Chủ thể của quyền sở hữu (chủ sở hữu là người mang quyền lực nhà nước hay không mang quyền lực nhà nước, số lượng chủ thể bao nhiêu .v.v...?). Xem: Mục “property” trong Từ điển triết học - Đại học Standford – Hoa Kỳ (http://plato.stanford.edu/entries/property/). Xem: Mục “property” trong Từ điển triết học - Đại học Standford – Hoa Kỳ (http://plato.stanford.edu/entries/property/). 19 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Property. 20 Xem: Nguyễn Đăng Dung, giáo trình Luật Hiến pháp của các nước tư bản, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, trang 17 18 78. 16 + Nội dung các quyền năng mà chủ sở hữu có thể có (chủ sở hữu có thể bị hạn chế quyền sở hữu của mình đến mức nào?). + Loại tài sản mà chủ sở hữu có thể có (đối với mỗi loại chủ sở hữu thì có thể sở hữu những loại tài sản nào?). Chẳng hạn, đối với sở hữu tư nhân, ở Việt Nam, pháp luật không công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Chính vì thế, đất đai chỉ có thể là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, không thể là tài sản mà các cá nhân, pháp nhân có thể sở hữu được. 1.1.2.2. Nguyên nhân của việc thay thế các hình thức sở hữu trong xã hội Áp dụng mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiều quốc gia phương Tây đã triệt để khai thác và áp dụng chế độ sở hữu tư nhân về tài sản. Sở hữu tư nhân được coi là một thành tố quan trọng của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vì sao sở hữu tư nhân nảy sinh, thay thế các hình thức sở hữu cộng đồng đã tồn tại trước đó thì chính các học giả phương Tây cũng còn tranh cãi. Phần dưới đây, chúng tôi xin trình bày những quan điểm cơ bản của nhà kinh tế học pháp luật Harold Demsetz - một trong những nhà lý luận hàng đầu về quyền sở hữu ở các nước tư bản phương Tây hiện nay. Trong tác phẩm “Toward a theory of property rights” (Tiến tới xây dựng một lý thuyết về quyền sở hữu) xuất bản trên tờ Tạp chí kinh tế Hoa Kỳ21 năm 1967, Harold Demsetz đã lần đầu tiên đưa ra một cách giải thích tương đối hệ thống về lý do quyền sở hữu tư nhân được nảy sinh để thay thế cho tình trạng vô chủ hoặc tình trạng sở hữu cộng đồng đối với một số tài sản nhất định. Tinh thần chung trong lý thuyết của Harold Demsetz về sở hữu là sở dĩ người ta trao quyền sở hữu tư nhân thay cho các hình thức sở hữu khác (nhất là sở hữu chung của một nhóm người, sở hữu chung của cộng đồng) là vì bị thúc đẩy bởi lý do “hiệu quả sử dụng nguồn lực” trong xã hội. Theo Harold Demsetz, trong xã hội dường như có một khuynh hướng rất tự nhiên là nhu cầu cải thiện tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực trong xã hội. Khi mà tình trạng vô chủ đối với một số tài sản dẫn tới hệ quả về sự khai thác quá mức tài sản, không lưu ý tới sự bồi bổ, phát triển tài sản, thì giải pháp đối phó với tình trạng này là trao cho các thành viên của cộng đồng quyền “sở hữu tư nhân”, nhằm tạo ra “tình trạng khan hiếm” về “quyền sở hữu” để tài sản của ai thì do người đó tự mình chiếm giữ, sử dụng và định đoạt. Bằng cách ấy, xã hội có thể tránh được tình trạng khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên và nhờ đó con người sẽ khai thác, sử dụng một cách hiệu quả hơn22. Như vậy, theo Horald Demsetz, sở hữu tư nhân được hình thành thay thế cho sở hữu công cộng, sở hữu tập thể là nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Nhờ việc biến tài sản thuộc sở hữu chung, sở hữu cộng đồng thành sở hữu tư nhân, các thành viên cộng đồng sẽ ý thức rõ hơn về tính khan hiếm nguồn lực trong xã hội và sử dụng tài sản một cách hiệu quả, có trách nhiệm hơn. Cũng nhờ đó, năng suất lao động, năng suất sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế được nâng lên. Có thể coi, giải pháp “tư nhân hóa” tài sản công cộng trong lý thuyết về sở Harold Demsetz, Toward a Theory of Property Rights, 57 Am. Econ. Rev. 347, 347 (1967). Xem thêm: Harold Demsetz, Toward a Theory of Property Rights II: The Competition Between Private and Collective Ownership, 31 J. Legal Stud. S653, S653 (2002). 22 Xem: Thomas W. Merrill, Introduction: The Demsetz thesis and the Evolution of property rights, the Journal of Legal Studies, June, 2002. 21 17 hữu của Harold Demsetz là cách thức làm cho mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thức rõ hơn về tính khan hiếm của các nguồn lực hữu ích trong xã hội. Việc công nhận sở hữu tư nhân, bảo vệ sở hữu tư nhân, bảo vệ khả năng chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân được coi là một trong những biện pháp khuyến khích “phúc lợi xã hội” (social welfare). Chí ít, việc công nhận sở hữu tư nhân với quy tắc cơ bản là người nào đầu tư vào tài sản thuộc sở hữu của mình thì người đó phải được hưởng thành quả của sự đầu tư ấy (hoa lợi, lợi tức từ tài sản) cũng góp phần thúc đẩy tính tích cực trong lao động, đầu tư của mỗi người. Điều này hết sức đơn giản bởi lẽ, nếu như người ta đầu tư vào một mảnh đất bằng cách trồng trọt trên đó mà người ta lại không được gặt hái thành quả trên đó, thì người ta sẽ không muốn làm23. Cũng nhờ quy tắc này, chủ sở hữu cũng có trách nhiệm với tài sản của mình hơn - họ sẽ lưu ý tới việc duy tu, bảo trì, bảo quản tài sản của mình (nhất là tài sản vốn) tốt hơn. Thiếu một hệ thống quy tắc tôn trọng quyền tư hữu - người ta sẽ có khuynh hướng đi lấy của người khác làm của mình và như vậy, xã hội luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn. Do đó, việc duy trì một hệ thống pháp luật bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản (quyền tài sản) góp phần chống tình trạng vô trật tự, vô chính phủ (tình trạng ăn cắp, ăn cướp) trong xã hội, chống các rủi ro mà mỗi cá nhân (nhất là cá nhân yếu thế) có thể gặp phải do tình trạng hỗn loạn. Với việc cho phép quyền chuyển nhượng tài sản tự do - một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu - tài sản trong xã hội sẽ được dịch chuyển (phân bổ) đến những nơi tài sản được trả giá cao nhất (thông thường đây cũng chính là nơi tài sản được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất). Cũng nhờ đó, khả năng tích tụ tài sản để hưởng lợi thế kinh tế theo quy mô (economy of scale), để hưởng lợi thế của việc chuyên môn hóa lao động (specialization of labor). Thực ra thì trước Harold Demsetz, các học giả nổi tiếng như Hobbes (1651), Blackstones (1765-1769) và Bentham (1830) đã từng biện minh cho sự cần thiết phải duy trì chế độ sở hữu tư nhân đối với tài sản từ giác độ nhấn mạnh tác dụng của nó đối với “động lực làm việc” và “không khuyến khích sự ăn cắp”24. Đến nay, lý thuyết về sở hữu của Horald Demsetz đã được ứng dụng để luận giải cho việc khắc phục tình trạng “vô chủ”, thiếu minh bạch về chế độ trách nhiệm bằng cách tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước ở các nước tư bản. Cũng nhờ ứng dụng lý thuyết về sở hữu của Harold Demsetz, trong việc bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia đã thay đổi quan niệm về môi trường sinh thái từ quan niệm trước đây coi môi trường sạch, môi trường trong lành là nguồn lực vô tận sang quan niệm “môi trường sạch, môi trường trong lành là thứ “tài nguyên khan hiếm” và cần “tư nhân hóa” loại tài sản, nguồn lực khan hiếm này bằng cách đưa ra hệ thống “quyền gây ô nhiễm” (hoặc quyền xả thải vào môi trường, quota phát thải) - thứ tài sản tư có thể chuyển nhượng để kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, lý thuyết về sở hữu của Harold Demsetz cũng gặp nhiều chỉ trích từ chính các học giả phương Tây. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một lý thuyết có nhiều điểm khiếm khuyết. Lý thuyết về sở hữu của Harold Demsetz đã không thể trả lời được câu hỏi làm cách nào mà người ta biến từ sở hữu chung sang sở hữu tư nhân (cách thức chuyển 23 24 Xem: Louis Kaplow & Steven Shavell: “Economic analysis of law” – Working Paper 6960 (February 1999), p. 14. Xem: Louis Kaplow & Steven Shavell: “Economic analysis of law” – Working Paper 6960 (February 1999), p. 14. 18 đổi chế độ sở hữu như thế nào là hợp lý và hiệu quả.v.v...) và liệu quá trình ngược lại (biến từ sở hữu tư thành sở hữu công) có phải luôn là bất hợp lý hay không25. 1.1.3. Vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội Quyền sở hữu là đặc quyền tiếp cận các nguồn lực trong xã hội. Chủ sở hữu là người có thể tiếp cận một cách đầy đủ nhất (khi so với các chủ thể khác trong xã hội) đối với các nguồn lực trong xã hội (các tài sản vật chất và tài sản trí tuệ). Nhưng chính việc tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, việc tồn tại quyền sở hữu (nhất là sở hữu tư nhân) đã góp phần phân định lượng quyền năng tiếp cận, quản lý các nguồn lực trong xã hội, là tiền đề phân chia giàu nghèo. Các quy định về sở hữu - có ảnh hưởng trực tiếp tới “động lực làm việc”, “động lực sáng tạo”, “động lực làm ăn, kinh doanh” của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Chẳng hạn, giả sử tồn tại quy tắc ứng xử của xã hội là “người nào có tài sản và có lao động làm tăng tài sản thì tài sản gia tăng sẽ thuộc về người khác” thì chắc chắn, người có tài sản cũng không có ý định lao động để làm gia tăng giá trị của tài sản. Điều này cho thấy, cơ cấu sở hữu trong xã hội có mối quan hệ với quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam đã từng có nhiều kinh nghiệm hay về vấn đề này: đó là những kinh nghiệm được trả học phí khá đắt trong giai đoạn tiền đổi mới (1975-1985). Mô tả dưới đây trong một cuốn sách của GS. Hoàng Chí Bảo về tình hình sản xuất nông nghiệp và kinh tế hợp tác trong giai đoạn đó là một minh chứng điển hình: “Người lao động có thái độ thờ ơ với công việc chung của hợp tác xã, ruộng đất, tài sản của hợp tác xã không được xã viên quan tâm, họ phải dồn vốn liếng và sức lao động vào mảnh đất 5% và tìm nguồn thu nhập để tồn tại. Quy mô hợp tác xã càng mở rộng thì lãng phí càng lớn, tình trạng vô chủ gia tăng đến mức nghiêm trọng tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm; tài sản, vốn quỹ thất thoát; diện tích đất hoang hóa ngày càng tăng và phổ biến ở nhiều hợp tác xã; sản xuất nông nghiệp sa sút liên tục và nghiêm trọng; mức thu nhập của xã viên giảm. Nhà nước phải đưa gạo về chi viện, cứu đói cho nông dân ngày càng nhiều. Trên thực tế, thu nhập từ kinh tế tập thể giảm đi rõ rệt, chỉ còn 30-40% tổng thu nhập của hộ xã viên, có nơi chỉ còn 16-20% so với thu nhập của hộ xã viên”26. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta đã và đang tìm cách giải quyết vấn đề sở hữu để tạo nên hệ thống quan hệ sở hữu phù hợp với những đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội, khắc phục chế độ công hữu hình thức nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội, phát huy các động lực phát triển, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, tính đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh cùng với sự đa dạng về các thành phần kinh tế đã được chấp nhận và đang phát huy mặt tích cực của nó đối với quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. 1.2. Pháp luật về sở hữu 1.2.1. Sở hữu và quyền sở hữu 1.2.1.1. Sở hữu Sở hữu là phạm trù kinh tế. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và Thomas W. Merrill, Introduction: The Demsetz thesis and the Evolution of property rights, the Journal of Legal Studies, June, 2002. 26 GS. TS. Hoàng Chí Bảo - Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay - NXB Lý luận chính trị 2005, trang 116. 25 19 quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu trả lời cho câu hỏi: tài sản, tư liệu sản xuất, thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Sở hữu có 3 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, sở hữu thể hiện quan hệ xã hội (quan hệ giữa người với người về vật); Thứ hai, quan hệ xã hội này mang tính khách quan, tức là quan hệ sở hữu tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người. Con người không tạo ra quan hệ sở hữu mà chỉ có thể tham gia vào quan hệ sở hữu và gây ảnh hưởng nhất định đến sự vận hành của nó theo hướng hoặc là làm cho quan hệ sở hữu hình thành, phát triển một cách nhanh chóng, thuận lợi hoặc là làm cho chúng đi theo chiều hướng ngược lại. Thứ ba, sở hữu là bộ phận cơ bản của quan hệ sản xuất, là nền tảng kinh tế của bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào. 1.2.1.2. Quyền sở hữu theo nghĩa khách quan - Pháp luật về sở hữu: Như trên đã trình bày, sở hữu là vấn đề rất quan trọng, có vai trò quyết định đến các vấn đề chính trị, kinh tế trong mọi chế độ xã hội, bất luận là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt và bằng nhiều công cụ, phương tiện để tác động vào các quan hệ sở hữu, làm cho các quan hệ xã hội này hình thành, phát triển theo ý chí của mình. Một trong những công cụ quan trọng đó là pháp luật. Bằng pháp luật, Nhà nước: - Tuyên bố về các hình thức sở hữu tồn tại trong xã hội (thường là thông qua Hiến pháp - đạo luật cơ bản của một quốc gia); - Quy định những quyền năng mà chủ sở hữu có được đối với tài sản của mình (nội dung quyền sở hữu); - Quy định các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu (chủ sở hữu được toàn quyền trong việc đối xử với tài sản của mình nhưng phải phù hợp với pháp luật và không vi phạm quyền lợi của người khác); - Quy định nghĩa vụ của những chủ thể khác không phải là sở hữu chủ không được xâm phạm quyền của sở hữu chủ; - Xác định các căn cứ làm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu; - Quy định cơ chế xác nhận, công khai hoá quyền sở hữu để mọi người biết (cơ chế đăng ký tài sản); - Quy định cơ chế (biện pháp, cách thức giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyền sở hữu của mình...). Kết quả của việc thực hiện các công việc nêu trên là sự hình thành một nhóm các quy định pháp luật về sở hữu, được gọi là pháp luật về sở hữu - một khái niệm thuộc thượng tầng kiến trúc, một phạm trù pháp lý. Như vậy, khi sở hữu với tư cách là một phạm trù kinh tế được pháp luật điều chỉnh thì xuất hiện quyền sở hữu với tư cách là một phạm trù pháp lý. Với tư cách là một phạm trù pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. 20 Với tính cách là một phạm trù pháp lý, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Đây là khái niệm quyền sở hữu theo nghĩa rộng, nghĩa khách quan. Còn theo nghĩa hẹp (nghĩa chủ quan) thì quyền sở hữu được hiểu là các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Ở Việt Nam, chế định về quyền sở hữu được quy định ở Phần thứ hai của Bộ luật Dân sự năm 2005. Trên cơ sở cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức kinh doanh đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, Bộ luật Dân sự đã quy định khá tập trung về vấn đề quyền sở hữu: từ những vấn đề có tính nguyên tắc đến các vấn đề cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền sở hữu của mình, tôn trọng quyền sở hữu của người khác; đồng thời là căn cứ để Toà án, các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, góp phần bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền của chủ sở hữu tài sản. 1.2.1.3. Quyền sở hữu theo nghĩa chủ quan - các quyền năng của chủ sở hữu Theo nghĩa chủ quan thì quyền sở hữu là quyền của chủ thể, quyền thuộc về một chủ thể nào đó liên quan đến việc đối xử với tài sản mà họ được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Với ý nghĩa như vậy, quyền sở hữu là một quyền công dân, quyền con người, được pháp luật tất cả các nhà nước văn minh thừa nhận và bảo vệ. Thông thường, Nhà nước công nhận cho chủ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Ví dụ, Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam quy định: Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. - Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 Bộ luật Dân sự năm 2005). Điểm cơ bản nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với quyền chiếm hữu là tính hợp pháp của việc chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể được coi là hợp pháp nếu nó được thực hiện trên cơ sở những căn cứ được quy định trong pháp luật hoặc những căn cứ khác không trái pháp luật. - Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2005). + Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 193 Bộ luật Dân sự năm 2005). + Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu: 1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức; 2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật. Trọng tâm của việc điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này là việc pháp luật phải quy định được những cơ chế, biện pháp, chế độ để kích thích các chủ sở hữu khai thác tài sản của mình một cách có hiệu quả. Sự khuyến khích này được thực hiện bằng hai cách:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan