Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hoạt động chức năng của vài hư từ có nguồn gốc từ tiếng hán trong tiếng...

Tài liệu Khảo sát hoạt động chức năng của vài hư từ có nguồn gốc từ tiếng hán trong tiếng việt hiện đại

.PDF
141
1479
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG TRUNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG HÁN TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ Mã số : 5.04.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG TRỌNG PHIẾN HÀ NỘI 2003 QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. CAL Chu Ân Lai 2. ĐTB Đặng Tiểu Bình 3. ĐH Đại học 4. ĐHQG Đại học quốc gia 5. ĐN Đằ Nẵng 6. ĐTH Đài truyềnhình 7. GD Giáo dục 8. HCM Hồ Chí Minh 9. HT Hư từ 10. KHXH Khoa học xã hội 11. MTĐ Mao Trạch Đông 12. NXB Nhà xuất bản 13. TCNN Tạp chí ngôn ngữ 14. TH Tiếng Hán 15. TP Thành phố 16. TT Tuyển tập 17. TN Thanh niên 18. TCTH Tạp chí truyền hình 19. THCN Trung học chuyên nghiệp 20. TĐ Từ điiển 21.TNCL Truyện ngắn chọn lọc 22. TTTN Tuyển tập truyện ngắn 23. TCKHXH Tạp chí khoa học xã hội 24. TV Tiếng Việt 25. TCVH Tạp chí văn học 26. TW Trung Ương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 1 3. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 5. Cái mới của đề tài ................................................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái quát chung về hư từ ...................................................................... 6 1.1. Hư từ trong tiếng Việt ....................................................................... 7 1.1.1. Chức năng ngữ pháp của hư từ ................................................. 9 1.1.2. Tác dụng của hư từ ................................................................ 10 1.2. Hư từ trong tiếng Hán .................................................................... 12 2. Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của tiếng Hán và tiếng Việt .................................................................................... 13 2.1. Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Hán ................................................................................................. 13 2.1.1. Phó từ trong tiếng Hán ........................................................... 14 2.1.2. Giới từ trong tiếng Hán .......................................................... 14 2.1.3. Liên từ trong tiếng Hán .......................................................... 15 2.2. Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Việt hiện đại .................................................................................... 15 2.2.1. Phó từ trong tiếng Việt ........................................................... 15 2.2.2. Giới từ trong tiếng Việt .......................................................... 16 2.2.3. Liên từ trong tiếng Việt...............................................................17 3. Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại ............................................... 17 3.1. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán ................................. 18 3.1.1. Cách đọc Hán Việt ................................................................. 21 3.1.2. Yếu tố gốc Hán ...................................................................... 21 3.2. Tiêu chí nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt nói chung và các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt nói riêng ............................................ 22 3.2.1. Tiêu chí nhận diện ................................................................. 22 3.2.2. Hư từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại ................................ 23 CHƯƠNG II: PHÓ TỪ GỐC HÁN 1. Giới thiệu diện mạo của phó từ gốc Hán ............................................. 24 2. Các kiểu phó từ gốc Hán ..................................................................... 27 2.1. Nhóm phó từ trình độ ................................................................ 28 2.2. Nhóm phó từ phạm vi ............................................................... 36 2.3. Nhóm phó từ thời gian .............................................................. 42 2.4. Nhóm phó từ biểu thị sự tiếp diễn, tần số, sự lặp lại .................... 44 2.5. Nhóm phó từ ngữ khí ................................................................ 45 2.6. Nhóm phó từ chỉ các ý nghĩa tình thái ........................................ 46 2.7. Nhóm phó từ khẳng định, phủ định ............................................ 49 3. Các biến thể của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt ............................... 52 4. Hoạt động của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt. Hướng phát triển .... 56 CHƯƠNG III: GIỚI TỪ GỐC HÁN 1. Giới thiệu diện mạo của giới từ gốc Hán ............................................. 67 2. Các kiểu giới từ gốc Hán ..................................................................... 68 2.1. Giới từ chỉ nơi chốn .................................................................. 69 2.2. Giới từ chỉ thời gian .................................................................. 70 2.3. Giới từ chỉ phạm vi ................................................................... 70 2.4. Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích ............................................ 71 2.5. Giới từ chỉ phương tiện, công cụ, chất liệu ................................. 73 2.6. Giới từ chỉ đối tượng ................................................................ 74 2.7. Giới từ chỉ sự quy chiếu ............................................................ 75 3. Các biến thể của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt ............................... 77 4. Hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt. Hướng phát triển .... 83 CHƯƠNG IV: LIÊN TỪ GỐC HÁN 1. Giới thiệu diện mạo của liên từ gốc Hán ............................................. 90 2. Các kiểu liên từ gốc Hán ..................................................................... 92 2.1. Liên từ biểu thị sự lựa chọn ....................................................... 92 2.2. Liên từ biểu thị quan hệ nhân quả .............................................. 93 2.3. Liên từ biểu thị quan hệ giả thiết ............................................... 94 2.4. Liên từ biểu thị quan hệ điều kiện .............................................. 96 2.5. Liên từ biểu thị quan hệ đối lập ................................................. 98 2.6. Liên từ biểu thị quan hệ song song ............................................ 99 2.7. Liên từ chỉ quan hệ liệt kê ....................................................... 100 3. Các biến thể của liên từ gốc Hán ....................................................... 101 4. Hoạt động của liên từ gốc Hán trong tiếng Việt. Hướng phát triển .. 104 KẾT LUẬN PHỤ LỤC ........................................................................................... 114 1. Phó từ gốc Hán .......................................................................... 114 2. Giới từ gốc Hán ......................................................................... 117 3. Liên từ gốc Hán ......................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 119 Phần tiếng Hán .............................................................................. 119 Phần tiếng Việt ............................................................................. 121 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo cách nhìn quen thuộc của ngữ pháp truyền thống, hƣ từ thƣờng đƣợc coi nhƣ một phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Tuy hƣ từ có số lƣợng rất ít so với thực từ, nhƣng có tần số xuất hiện lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động cú pháp nhƣ : Làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, biểu hiện một tình cảm hoặc một thái độ nào đó, và làm tác tử cho lập luận nào đó. Chính bởi lẽ đó, hƣ từ luôn giữ một vị trí xứng đáng trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Trong Tiếng Việt hiện đại, có khá nhiều hƣ từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Đã có không ít công trình đi sâu nghiên cứu hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại, nhƣng một công trình đi sâu nghiên cứu khảo sát hoạt động chức năng của các hƣ từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại thì chƣa có. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề rất lý thú và bổ ích. Bởi vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ “ khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại”, cụ thể là một số phó từ, giới từ, liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán chứ không khảo sát hoạt động chức năng của tất cả các hƣ từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2.1 Mục đích của đề tài Mục đích của chúng tôi là tiến hành nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số hƣ từ có nguồn gốc từ tiếng Hán thƣờng dùng trong 1 tiếng Việt nhằm tìm ra đƣợc những thay đổi ở các mức độ khác nhau của các hƣ từ này theo hƣớng Việt hoá. 2.2. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu khảo sát hoạt động chức năng của một số hƣ từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại còn giúp chúng ta tìm hiểu đƣợc xu hƣớng Việt hoá về ngữ pháp của tiếng Việt đối với ảnh hƣởng to lớn của tiếng Hán cũng nhƣ hiện tƣợng giao thoa giữa ngữ pháp của tiếng Hán với ngữ pháp của tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xứng đáng vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu cũng nhƣ thực tiễn phiên dịch hai ngôn ngữ Việt – Hán. 3. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng Đối tƣợng khảo sát của đề tài là: Hoạt động chức năng của 150 đơn vị gồm phó từ, giới từ, liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ 3.2.1. Nêu lên đƣợc những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. 3.2.2. Nêu lên đƣợc diện mạo, các kiểu, các biến thể, sự hoạt động và hƣớng phát triển của các phó từ, giới từ, liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại. 3.2.3. Rút ra những nhận xét về hƣ từ gốc Hán trong tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê phân loại Thống kê là phƣơng pháp “ tập hợp có hệ thống các hiện tƣợng riêng lẻ để phân loại, so sánh và nhận định tình hình chung” 1. Bởi vậy, nhiệm vụ đầu tiên chúng tôi đặt ra là thống kê phân loại số lƣợng phó từ, giới từ, liên từ 1 Từ điển tƣờng giải và liên tƣởng tiếng Việt. NXBVH – TT -1999 2 có nguồn gốc từ tiếng Hán trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán. Cơ sở dữ liệu của chúng tôi là bốn quyển từ điển. Thứ nhất là Từ điển hư từ tiếng Hán hiện đại của Nhà xuất bản Thƣơng vụ ấn thƣ quán. Thứ hai là Từ điển hư từ tiếng Hán cổ đại của Nhà xuất bản Thƣơng vụ ấn thƣ quán. Thứ ba là Từ điển giải thích hư từ tiếng Hán hiện đại của Nhà xuất bản Thƣơng vụ ấn thƣ quán. Thứ tƣ là Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê - Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1996. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu Đối chiếu là phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ để “ phát hiện ra những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng và hoạt động của các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu, đồng thời cũng chú ý cả cái khác nhau, xác định, nhận diện chúng...”1. Trong luận văn này, đơn vị ngôn ngữ đƣợc đem ra đối chiếu là phó từ , giới từ và liên từ. Mục đích của chúng tôi là sau khi so sánh đối chiếu theo gốc và theo nghĩa, đƣa ra đƣợc các biến thể của một số hƣ từ gốc Hán trong tiếng Việt. 5. Cái mới của đề tài Nhƣ trên đã trình bày, đã có rất nhiều các nhà ngôn ngữ học đi sâu nghiên cứu hƣ từ tiếng Việt. Còn hƣ từ gốc Hán thì chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Bởi vậy, “ khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” là đề tài mới. Bằng phƣơng pháp thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tôi đã khảo sát xem tiếng Việt đã tiếp nhận các hƣ từ gốc Hán này nhƣ thế nào? Sự hoạt động của các hƣ từ ấy vào tiếng Việt biến đổi ra sao? Mở rộng hay thu hẹp nghĩa? 6. Kết cấu của luận văn gồm: MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chƣơng I 1 Lê Quang Thiêm. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXBĐH & GDCN 3 Những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài 1. Khái quát chung về hư từ 1.1. Hư từ trong tiếng Việt 1.2. Hư từ trong tiếng Hán 2. Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của tiếng Hán và tiếng Việt 2.1. Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Hán 2.2. Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Việt 3. Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt 3.1. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán 3.2 . Tiêu chí nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt nói chung và các hư từ gốc Hán trong nói riêng Chƣơng II Phó từ gốc Hán 1. Giới thiệu diện mạo của phó từ gốc Hán 2. Các kiểu phó từ gốc Hán 3. Các biến thể của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại 4. Sự hoạt động của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại – Hướng phát triển Chƣơng III Giới từ gốc Hán 1. Giới thiệu diện mạo của giới từ gốc Hán 2. Các kiểu giới từ gốc Hán 3. Các biến thể của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại 4. Sự hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại – Hướng phát triển 4 Chƣơng IV Liên từ gốc Hán 1. Giới thiệu diện mạo của liên từ gốc Hán 2. Các kiểu liên từ gốc Hán 3. Các biến thể của liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại 4. Sự hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại – Hướng phát triển KẾT LUẬN 5 NỘI DUNG CHƢƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái quát chung về hư từ Hƣ từ, tiếng Hán hiện đại viết là “ àờ àỹ ”, đọc là xucí, có nghĩa là hƣ từ. Trong tiếng Việt, hƣ từ là thuật ngữ vay mƣợn từ tiếng Hán, cũng có ngƣời gọi theo kiểu Việt hoá là “ từ hƣ”. Đã có rất nhiều cách cắt nghĩa về hƣ từ nhƣ: Hƣ từ là những từ có ý nghĩa trừu tƣợng không thể đứng một mình để thành câu mà chỉ có giá trị phụ trợ1. Hƣ từ là những từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa cú pháp khác nhau giữa các thực từ2. Hƣ từ là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vị3. Hƣ từ là những từ dùng để biểu thị một số những quan hệ cú pháp nhất định4. Hƣ từ là những tiếng độc lập, hƣ, phần lớn là những yếu tố xƣa nay ta thƣờng quen gọi là hƣ từ ( hay từ công cụ)5. Hƣ từ là những từ nói chung không mang nghĩa thực tại, nó chỉ có vai trò biểu thị mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp trong đoản ngữ hoặc trong câu6. 1 Từ điển tiếng Hán h iện đại - 1997 Hoàng Phê. Từ điển t iếng Việt - 1996 3 Nguyễn Văn Tu. Khái luận ngôn ngữ học - 1960 4 Ngữ pháp tiếng Việt. NXB KHXH - 1983 5 Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB ĐH & THCN 6 Lã Thúc Tƣơng. Ngữ pháp nghiên cứu nhập môn - 1990 2 6 Hƣ từ là những từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, đƣợc dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ 1. Hƣ từ là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu, đồng thời không có chức năng gọi tên sự vật, thuộc tính của sự vật, nhƣng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó 2. Hƣ từ là từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ. Tuy vậy chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề. Hƣ từ vẫn biểu thị khái niệm, đó là khái niệm về sự tƣơng quan giữa các sự vật. Bởi vậy, hƣ từ là những từ quan hệ, tuy không làm thành phần của câu nhƣng rất cần thiết trong việc xây dựng câu3. 1.1. Hư từ trong Tiếng Việt Đã có khá nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề hƣ từ trong tiếng Việt. Song, có thể nói khi nghiên cứu tiếng Việt thì hầu hết các nhà ngữ pháp đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến vấn đề hƣ từ. ( Nhƣ: Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Trọng Kim...v...v...) Căn cứ để phân biệt thực từ với hƣ từ là: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực, có thể làm thành phần câu. Hƣ từ thì trái lại, nó không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng cũng không thể làm thành phần chính của câu. Ngoài ra ngƣời ta còn dựa vào căn cứ khác nữa để phân biệt nhƣ: Hƣ từ, thƣờng yếu về quan hệ ngữ âm, có thể biến đổi hoặc hỗn nhập vào những từ thực mà nó dựa vào. Các nhà nghiên cứu thuờng dựa vào cơ sở sau đây để phân định hƣ từ trong tiếng Việt. * Ý nghĩa ngữ pháp 1 Hoàng Phê. Từ điển t iếng Việt - 1992 Hồng Dân. Bƣớc đầu tìm hiểu về vấn đề hƣ từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 1 - 1970 3 Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ - Tập II - 1962 2 7 * Ý nghĩa từ vựng * Khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp * Ngữ âm Một trong những cơ sở đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập đến khi phân định thực từ, hƣ từ là cơ sở ngữ nghĩa. Hƣ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực hoặc ý nghĩa từ vựng mờ nhạt1. Nói cách khác, để nhận diện đƣợc hƣ từ, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vào các tiêu chí sau: * Các hƣ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà mang ý nghĩa về ngữ pháp, về tình thái. * Hƣ từ không thể đảm nhiệm thành phần chính trong những tổ hợp có quan hệ chính phụ, quan hệ chi phối. Nó không thể đảm nhiệm thành phần chính trong câu. * Hƣ từ không thể dùng độc lập để tạo câu hay để trả lời câu hỏi trừ một số hƣ từ ngoại lệ. * Hƣ từ bao gồm các tiểu loại nhƣ: phó từ (hay còn gọi là phụ từ), giới từ, liên từ (hay còn gọi là kết từ), trợ từ, từ tƣợng thanh, thán từ. Tuy nhiên, nhƣ phần mở đầu đã trình bày do khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phó từ, giới từ, liên từ. Khi phân định hay nhận diện hƣ từ, các nhà nghiên cứu thƣờng xem xét đối lập nó với thực từ để có cái nhìn khái quát hơn, rõ ràng hơn về hƣ từ cũng nhƣ ranh giới giữa hƣ từ và thực từ. Nhƣ chúng ta đã biết, theo truyền thống các nhà nghiên cứu ngữ pháp thƣờng dựa vào ý nghĩa từ vựng và khả năng hoạt động cú pháp cuả từ để chia hệ thống từ loại ra làm hai loại lớn. Đó là thực từ và hƣ từ. Vậy thực từ và hƣ từ đƣợc phân biệt nhờ những đặc điểm và tính chất nhƣ: 1 Nguyễn Anh Quế. Hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại. NXB KHXH - 1998 8 * Hai thực từ ghép với nhau tạo thành câu, nhƣng hai hƣ từ ghép với nhau thì không làm đƣợc việc đó. Ví dụ: Tôi học. Câu này đƣợc tạo thành bởi 2 thực từ “tôi” và “học”. Nhƣng không thể nói: Lập tức thường thường, bởi hai hƣ từ “lập tức” và “thường thường” ghép với nhau không có nghĩa. * Thực từ có thể làm đƣợc chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ( tiếng Hán gọi là tân ngữ) trong câu, còn hƣ từ thì không thể đảm nhiệm đƣợc các chức năng ngữ pháp ấy. * Phần lớn các thực từ đều có khả năng hoạt động độc lập tự do để tạo thành câu, còn hƣ từ thì hầu hết không có khả năng này, có nghĩa là hƣ từ không tự do, phải phụ thuộc vào cấu trúc câu. * Vị trí của các thực từ trong các kết cấu cú pháp không cố định, nói khác là khá linh hoạt tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng thành tố mà có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau, còn hƣ từ thì không nhƣ vậy mà phần lớn đều có vị trí cố định tuỳ theo kết cấu cú pháp. Từ đó, chúng ta có thể nói một cách khái quát là: Nói chung, thực từ mang ý nghĩa từ vựng, còn hƣ từ thì biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Điều đó có nghĩa là nói đến hƣ từ tức là nói đến những vấn đề của ngữ pháp. Tóm lại, hƣ từ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng trong tiếng Việt là: * Lớp từ có số lƣợng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa quan hệ chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tƣợng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh đối tƣợng đó. * Lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, hoặc dùng để liên kết từ trong câu1. 1.1.1. Chức năng ngữ pháp của hư từ 1 Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt. Tập 1 – 2000 9 Hƣ từ không biểu hiện ý nghĩa chân thực, phần lớn là những từ “hƣ”, từ “rỗng” ( àờ xu > hƣ ),nhƣng nó tiềm ẩn ngữ nghĩa cú pháp. Vị trí của hƣ từ trong cấu trúc phát ngôn rất quan trọng. Số lƣợng hƣ từ và các kết cấu hƣ từ tuy ít, có thể đếm đƣợc, nhƣng tần số xuất hiện lại rất lớn. Trong những ngữ cảnh nhất định, hƣ từ có khả năng chuyển tải một nội dung thông tin đầy đủ, thậm chí sự hiện diện của hƣ từ trong câu còn làm thay đổi hẳn sắc thái biểu cảm của câu. Nói cách khác, hƣ từ có chức năng tổ chức câu và còn mang nghĩa bổ sung cho câu. Chẳng hạn: Câu 1: Tôi yêu cô ấy. Câu này chỉ đơn thuần thông báo nội dung là tôi yêu cô ấy Câu 2: Tôi quyết yêu cô ấy. Khi thêm phó từ “quyết” vào câu thứ hai thì nó đã tăng thêm ý nghĩa cố gắng không dao động để hoàn thành hành vi động tác yêu. Bởi vậy, cách dùng hƣ từ và biết cách dùng đúng, thích hợp hƣ từ là điều rất quan trọng đối với văn hoá ngôn từ trong thông tin, giao tiếp. 1.1.2. Tác dụng của hư từ: Tác dụng của hƣ từ đƣợc thể hiện ở các điểm sau: 1.1.2.1. Nó gắn kết các thành tố để tạo thành câu với các quan hệ ngữ nghĩa ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa... Sự xuất hiện của hƣ từ “như” trong các phát ngôn trên đã có tác dụng biến các phát ngôn ấy thành kết cấu so sánh biểu cảm. Hƣ từ và các kết cấu hƣ từ là những thành viên không thể thiếu trong các kết cấu cú pháp phức tạp, nhiều tầng bậc. 1.1.2.2. Hư từ có tác dụng biến đổi ý nghĩa của các phát ngôn nếu thay thế các hư từ khác nhau. 10 Trong khẩu ngữ, ngữ điệu và sự ngừng ngắt của ngƣời biểu đạt có khả năng thay thế hƣ từ. Trong văn viết, sự hiện diện của hƣ từ làm câu nói chính xác, tăng thêm sắc thái biểu cảm. Những ký hiệu của văn tự sẽ hàm chứa những ẩn ý sâu xa của ngƣời viết. Trong tiếng Việt hiện đại, ngày càng có sự tiếp cận giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Có nhiều phát ngôn vắng hƣ từ liên kết văn bản, nhƣng theo logic, tâm lý ngƣời nghe, ngƣời đọc vẫn nhận rõ nội dung thông tin trong văn bản. Ví dụ: Ôi! Nguyễn Ái Quốc – Cái tên tha thiết Của đời ta, Người ở phương nào1. Trong phát ngôn trên, hƣ từ “của” mang ý nghĩa sở hữu, làm định ngữ cho nhóm danh ngữ “cái tên tha thiết” nằm ở đầu câu nhƣng đã có chức năng liên kết văn bản rất rõ ràng. 1.1.2.3.Hư từ có tác dụng tu từ rất lớn. Nó được thể hiện ở các khía cạnh sau: Một là : Linh hoạt trong cách nói tránh sự đơn điệu có thể dùng các hƣ từ đồng nghĩa. Cũng nhƣ thực từ, hƣ từ trong tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa. Tuy thuộc ngữ cảnh thái độ, mục đích nói năng có thể dùng các hƣ từ đồng nghĩa thay thế nhau: Ví dụ: Vì ốm nên tôi nghỉ. Vì ốm tôi đành nghỉ. Vì ốm tôi mới nghỉ. Hai là : Tăng thêm sức biểu đạt tƣ tƣởng và tình cảm, thái độ của ngƣời nói, ngƣời viết, đồng thời làm cho phát ngôn cân đối, chặt chẽ, thuyết phục. Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do. 1 Chúng tôi mƣợn ví dụ của giáo sƣ Hoàng Trọng Phiến. Từ điển giải thích hƣ từ tiếng Việt - 1991 11 Trong phát ngôn trên, Bác Hồ của chúng ta đã dùng rất hay, rất tuyệt hƣ từ “không có”, “hơn”, bởi vậy phát ngôn trở nên gãy gọn, hấp dẫn nhƣ một chân lý. Ba là : Hƣ từ có chức năng khu biệt các loại phong cách chức năng. Tính linh hoạt của hƣ từ trong phong cách khẩu ngữ là sự biểu hiện sinh động cảm xúc, thái độ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Trong phong cách báo chí, hƣ từ xác định tính chính xác các sự kiện, tình trạng, hành động. Trong phong cách chính luận, hƣ từ thể hiện tính chặt chẽ của lập luận, thuyết phục. Trong văn học nghệ thuật, hƣ từ tham gia biểu thị ý nghĩa thẩm mĩ, làm cho câu văn linh hoạt, uyển chuyển và mạch lạc. Về một khía cạnh nào đó, cách dùng hƣ từ thể hiện thái độ của ngƣời viết đối với hiện thực, nhân vật đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Từ cách trình bày trên, chúng tôi rút ra một nhận xét sau: Tiếng Việt hiện đại đang trên đà phát triển nhiều về mọi mặt. Việc hiện diện ngày càng nhiều các hƣ từ- phƣơng tiện biểu hiện ngữ pháp là đƣờng đi tất yếu của ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ của tƣ duy, phƣơng tiện truyền đạt thông tin. Vì vậy, rất nhiều kết cấu hƣ từ mới xuất hiện trên cơ sở các hƣ từ vốn có. Trong các phát ngôn, muốn diễn đạt đúng thì phải sử dụng đúng những hiểu biết về nguyên tắc ngữ pháp, các phƣơng tiện liên kết tổ chức câu. Hƣ từ và các kết cấu hƣ từ chính là những công cụ làm chức năng liên kết đó. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà Giáo sƣ – Tiến sĩ Hoàng Trọng Phiến đã nói rằng: Hư từ chẳng khác nào như các khớp xương của một cơ thể. Hƣ từ có vai trò nhƣ những chất kết dính liên kết các thành tố, các chi tiết của một toà kiến trúc nào đó. Toà kiến trúc ở đây là các khuôn phát ngôn – câu để chuyển đi nội dung thông tin giao tiếp 1. 1 Hoàng Trọng Phiến. Từ đ iển giải thích hƣ từ t iếng Việt - 1991 12 1.2. Hư từ trong tiếng Hán Theo từ điển tiếng Hán hiện đại, nhà xuất bản Thƣơng vụ năm 2002 : Hƣ từ là từ không thể độc lập tạo thành câu, ý nghĩa tƣơng đối trừu tƣợng, có tác dụng trong tổ chức câu. Hƣ từ trong tiếng Hán gồm 6 loại: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ và từ tƣợng thanh. Trong khi nghiên cứu hƣ từ tiếng Hán, Chu Đức Hi còn gọi thực từ là loại từ €ó âỳ “ mở”, còn hƣ từ là loại từ Ãử ³ơ “ đóng”. Vì theo ông, thực từ khó có thể kể hết ra đƣợc, còn đối với hƣ từ thì chúng ta hoàn toàn có thể làm đƣợc điều đấy1. Đó là ý kiến của nhà Hán học Trung Quốc Chu Đức Hi về số lƣợng hƣ từ. Cũng đã có rất nhiều các nhà Hán học đi sâu nghiên cứu hƣ từ tiếng Hán. Trong số ấy phải kể đến Mã Kiến Trung với cuốn sách ngữ pháp Mã Thị Văn Thông, Trƣơng Nghị Sinh với cuốn Hư từ tiếng Hán hiện đại, Vƣơng Khắc Trọng với Hư từ tiếng Hán cổ đại, Phòng Ngọc Thanh với cuốn Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thực dụng...v...v... Giống nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán cũng là loại hình ngôn ngữ đơn lập. Phƣơng thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu dựa vào việc sắp xếp thứ tự trƣớc sau của từ và việc sử dụng các hƣ từ làm công cụ. Bởi vậy, tiêu chí nhận diện, chức năng tác dụng của hƣ từ tiếng Hán cũng giống nhƣ tiếng Việt. Khi phân loại hƣ từ trong tiếng Hán, tuy có khá nhiều ý kiến về việc phân chia các tiểu loại hƣ từ, nhƣng phần đông các nhà nghiên cứu Hán học đều chia hƣ từ tiếng Hán ra làm 6 loại với những tên gọi cố định cho các tiểu loại hƣ từ đó là: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tƣợng thanh 2. Nếu đem so với tiếng Việt thì chúng ta thấy điều này hơi khác với tiếng Việt về cách gọi. Chẳng hạn: Phó từ , tiếng Việt còn gọi phụ từ; liên từ, tiếng Việt còn gọi là kết từ; Thán từ, tiếng Việt còn gọi là tình thái từ. 1 2 Chu Đức Hi. Ngữ pháp giảng nghĩa - 1997 Lã Thúc Tƣơng. Ngữ pháp nghiên cứu nhập môn - 1990 13 2. Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của tiếng Hán và tiếng Việt 2.1. Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Hán. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Hán hiện đại, từ loại là sự phân loại của từ về mặt ngữ pháp. Số lƣợng từ loại của các ngôn ngữ không giống nhau. Trong tiếng Hán hiện đại, từ loại đƣợc chia làm 12 loại là: Danh từ, động từ, hình dung từ, số từ, lƣợng từ, đại từ ( 6 loại này thuộc thực từ), phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tƣợng thanh ( 6 loại này thuộc hƣ từ) 1. 2.1.1. Phó từ trong tiếng Hán Phó từ là những từ tu sức hoặc hạn chế cho động từ, hình dung từ, biểu thị phạm vi, trình độ, không thể tu sức và hạn chế cho danh từ 2. Ví dụ: “Ơu” zhi > Chỉ, “ƢA” zài > Tái, “ÔÊ” bù > Bất...v...v... + Chỉ: ĐÚ Ơu ³ò €w ắầ º~ ằy ĂC Tôi chỉ thích học tiếng Hán. + Tái: ƣJ ÀA Àĩ Ơý ƠÍ ƢA êệ âw ĂĐ Ô@ ƣể ÔÔ °ờ Ăă êºƠò ³ừ ĂC Ông Hồ Cẩm Đào tái khẳng định lập trường “một Trung Quốc”. + Bất: ƣừ ắầ êº ĂĐ ÔÊ Ơi êắ Ăă ÔĐ ằĂ ¯u êº ôĩ Ãứ À´ ĂC Thuyết “Bất khả tri” trong triết học rất khó hiểu. 2.1.2. Giới từ trong tiếng Hán 1 2 Từ điển tiếng Hán h iện đại. Thƣơng vụ ấn thƣ quán - 2002 Từ điển tiếng Hán h iện đại. Thƣơng vụ ấn thƣ quán - 2002 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan