Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi việt nam hiện đại...

Tài liệu Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi việt nam hiện đại

.PDF
91
2255
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN KHẢO SÁT NGÔN NGỮ TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI- 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN KHẢO SÁT NGÔN NGỮ TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Trọng Phiến HÀ NỘI- 2010 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...........4 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….........5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….........5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………........5 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...........6 6. Bố cục của luận văn………………………………………………...........6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm thơ…………………………………………………….........7 1.2. Khái niệm thơ tự do……………………………………………..........12 1.3. Khái niệm thơ văn xuôi…………………………………………........15 1.3.1. Quan điểm xác định thơ văn xuôi dựa vào tiêu chí hình thức…………………………………………………………………..........16 1.3.2. Quan điểm xác định thơ văn xuôi xét trên phương diện ngôn ngữ…………………………………………………………………...........16 1.3.3. Quan điểm đồng nhất thơ văn xuôi với văn xuôi có chất thơ……………………………………………………………………........17 1.4. Sơ lược sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi…………..........19 1.4.1. Trên thế giới…………………………………………………..........19 1.4.2. Ở Việt Nam…………………………………………………….......22 1.5. Phân biệt thơ văn xuôi và một số thể loại lân cận………………........25 1.5.1. Thơ văn xuôi và văn xuôi……………………………………..........25 1.5.2. Thơ văn xuôi và thơ tự do…………………………………….........28 * Tiểu kết chương 1…………………………………………………........30 5 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1. Giới thiệu “Tuyển tập Thơ văn xuôi- Việt Nam và nước ngoài”………………………………………………………………..........32 2.2. Đặc điểm cơ bản trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại…... …..........32 2.2.1. Cấu trúc thơ tự do, hình thức thơ mới mẻ…………………….........32 2.2.2. Hình ảnh, ngôn từ ấn tượng, mới lạ trong bức tranh thơ hiện đại……………………………………………………………………........39 2.2.3. Cảm xúc thơ dạt dào, chất triết lý thâm thúy…………………........43 * Tiểu kết chương 2…………………………………………………........50 Chương 3: ĐẶC TRƯNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 3.1. Đặc trưng về nhịp điệu………………………………………...........51 3.1.1. Nhịp điệu thơ là gì?...........................................................................51 3.1.2. Tiêu chí nhận diện và phân loại nhịp điệu…………………….........52 3.1.3. Khảo sát các kiểu nhịp điệu trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại…………………………………………………………………............56 3.1.3.1. Nhịp điệu đối xứng…………………………………………........56 3.1.3.1.1. Định nghĩa………………………………………………...........56 3.1.3.1.2. Kết quả khảo sát…………………………………………..........56 3.1.3.1.3. Đặc điểm……………………………………………...…...........58 3.1.3.2. Nhịp điệu trùng điệp………………………………………..........59 3.1.3.2.1. Định nghĩa……………………………………...………............59 3.1.3.2.2. Kết quả khảo sát…………………………………………..........60 3.1.3.2.3. Đặc điểm…………………………...……………………...........61 3.1.3.3 Nhịp điệu tự do……………………………………………...........63 3.1.3.3.1. Định nghĩa…………………...……………………………........63 3.1.3.3.2. Kết quả khảo sát…………………………………………..........63 3.1.3.3.3. Đặc điểm…………………………………...……………...........65 6 3.2. Đặc trưng về cú pháp………………………………………….........66 3.2.1. Vài nét về các biện pháp tu từ cú pháp tiếng Việt…………….........66 3.2.2. Khảo sát các biện pháp tu từ cú pháp cơ bản trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại……………………………………………………...............68 3.2.2.1. Sóng đôi.........................................................................................68 3.2.2.1.1. Định nghĩa………………………………...………………........68 3.2.2.1.2. Kết quả khảo sát..........................................................................69 3.2.2.1.3. Đặc điểm......................................................................................70 3.2.2.2. Lặp đầu..........................................................................................71 3.2.2.2.1. Định nghĩa...................................................................................71 3.2.2.2.2. Kết quả khảo sát..........................................................................72 3.2.2.2.3. Đặc điểm......................................................................................74 3.2.2.3. Câu hỏi tu từ..................................................................................75 3.2.2.3.1. Định nghĩa...................................................................................75 3.2.2.3.2. Kết quả khảo sát..........................................................................75 3.2.2.3.3. Đặc điểm......................................................................................77 * Tiểu kết chương 3.....................................................................................78 KẾT LUẬN………………………………………...……………….........79 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................83 7 KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT T : Thanh trắc B : Thanh bằng / : Ngừng ngắn // : Ngừng vừa /// : Ngừng dài tr. : Trang Nxb : Nhà xuất bản 4 Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> AnyBizSoft PDF Merger  Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhà thơ Ấn Độ Rabin Dranat Tagor (1861- 1942) trong suốt cuộc đời làm thơ của mình đã chiêm nghiệm: “Thơ đâu phải viết ra chỉ để cắt nghĩa một điều gì đó. Khi tình cảm tự tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”. Cái hình thức ấy không thể có trước mà phải do nội dung, do tình cảm quyết định. “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì được hoàn thiện từ bên trong”. Nhịp bên trong của thơ chính là nhịp của tâm hồn, cảm xúc, tự nó sẽ quy định hình thức thơ. Theo đó, người ta phân ra ba hình thức thơ cơ bản: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi. Bước sang thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam đã chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của đời sống thể loại văn học nước nhà. Nhiều thể loại văn học cũ được cách tân, nhiều thể loại mới ra đời từ cuộc sống lao động sáng tạo sôi động của các văn nghệ sĩ. Trên địa hạt thơ ca, sự xuất hiện của cái tôi trữ tình cá nhân đã đưa đến những kiểu nhà thơ mới, thi pháp mới. Thơ cũ với những niêm luật khắt khe không còn phù hợp nữa nên tất yếu có sự thay đổi. Nói như Lưu Trọng Lư: “Hình thức thơ phải mới, mới luôn, cho phù hợp với tâm hồn của ta, tâm hồn phiền phức của ta trong khi tiếp xúc với hoàn cảnh mới, lại càng thêm phiền phức”. Dấu hiệu đầu tiên của sự đổi mới là việc “bùng nổ” về thể loại thơ. Và, thơ văn xuôi ra đời cũng là do nhu cầu tự thân của thời đại, để phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của con người hiện đại. Thơ văn xuôi, như chính tên gọi của nó, có thể hiểu một cách chung nhất là thơ viết bằng văn xuôi. Là một thể tài mới, thơ văn xuôi vẫn đang trong quá trình sinh thành và vận động. Tuy chiếm số lượng không lớn nhưng nó đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong tiến trình thơ hiện đại. Nó cũng là mảnh đất “màu mỡ” cho các nhà nghiên cứu tìm tòi, khai phá. Do đó, xét cả về phương diện sáng tác cũng như nghiên cứu, đã và sẽ còn nhiều cách làm thơ và nhiều ý kiến khác nhau bàn về thể thơ này. 8 Với khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ cố gắng bước đầu tìm hiểu và soi sáng khái niệm thơ văn xuôi, những đặc trưng nổi bật của thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại dựa trên những thành tựu Ngôn ngữ học. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại”, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và nhận diện thơ văn xuôi- một thể thơ mới đang phát triển mạnh mẽ, đánh dấu những biến đổi về mặt hình thức của ngôn ngữ thơ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và đặc trưng về nhịp điệu, cú pháp trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp hữu ích đối với việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Ngữ văn- Phong cách học trong trường phổ thông cũng như bậc Đại học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và khảo sát trên nguồn ngữ liệu là Tuyển tập thơ văn xuôi- Việt Nam và nước ngoài: với tổng số 160 bài thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, bao gồm 23 bài trước Cách mạng tháng 8- 1945 và 137 bài sau Cách mạng tháng 8- 1945 đến nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa lý thuyết về thơ văn xuôi: khái niệm thơ văn xuôi, phân biệt thơ văn xuôi với một số thể loại lân cận, sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi. 4.2. Vạch rõ những đặc điểm cơ bản trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại về nội dung và hình thức. 4.3. Khảo sát những đặc trưng sử dụng ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại: đặc trưng về nhịp điệu, đặc trưng về cú pháp. 9 Từ đó đưa ra cái nhìn khái quát nhất về thơ văn xuôi Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ tốt cho đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp mô tả: mô tả cấu trúc khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ; phép đối thanh điệu bằng- trắc, phép lặp… - Phương pháp phân tích: phân tích đặc trưng của thể loại thơ văn xuôi về nhịp điệu, cú pháp, ngôn từ… - Phương pháp thống kê phân loại: thông kê số lượng bài thơ, tần số xuất hiện, tính tỉ lệ %; phân loại theo các kiểu cấu trúc văn bản, các kiểu mô hình nhịp điệu, biện pháp tu từ... - Phương pháp so sánh: so sánh thơ văn xuôi các giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 và sau Cách mạng tháng 8, so sánh với các thể thơ truyền thống để làm nổi bật sự cách tân về hình thức và nội dung thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm cơ bản trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại Chương 3: Đặc trưng sử dụng ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm thơ Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Ở nhiều dân tộc, trong một thời gian dài, các tác phẩm văn học đều được viết bằng thơ, vì thế, trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc, nói đến thơ là nói đến văn học. Từ điển Thuật ngữ Văn học đã định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ những sáng tác văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu. Lý tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại. Chất thơ là điều kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì nhất định không thể có thơ hay. Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, có thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào phương thức phản ánh có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình. Dựa vào thể luật có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét về mặt gieo vần, có thể chia ra thơ có vần và thơ không vần. Ngoài ra, người ta còn phân loại thơ theo nội dung như thơ tình yêu, thơ chính trị, thơ triết lý…” [18, tr. 309] Như vậy, thơ, thơ ca hay thi ca là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm giác âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong 11 cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322 TCN). Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như: Sấm bên đông, động bên tây; ăn trông nồi, ngồi trông hướng… vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí. Thông qua sự giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến thơ lục bát, song thất lục bát…; các thể loại thơ Đường như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú… rồi đến thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất là các thể thơ Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở thành một loại hình văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục chính tắc. Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn là một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ. 12 Một số đặc điểm về hình thức của thơ ca: - Luật thơ: Toàn bộ những qui tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ như phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần, bằng trắc… - Vần: Một phương diện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ. Trong thơ, vần thể hiện ba chức năng: tách biệt các dòng thơ và tạo sự liên kết giữa chúng: tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ; tạo tâm thế “ chờ đợi vần” đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần. Trong thơ Việt có hai cách gieo vần: Gieo vần ở giữa câu (Yêu vận hay vần lưng): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Ví dụ: Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) Gieo vần ở cuối câu (Cước vận hay vần chân): Các chữ ở cuối câu vần với nhau. Ví dụ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng ( Xuân Diệu- Đây mùa thu tới) - Điệu: hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính. Âm hưởng của vần: Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. Ví dụ: Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài 13 Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi. Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy. Ví dụ: Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi. Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-). Ví dụ: Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--) Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--) Từ (chữ) trong thơ văn: giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, phù hợp với tình cảm người viết muốn truyền đạt, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như rì rào, vi vút, ầm ầm, lanh canh… Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hay việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra được phương pháp thể hiện tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý. - Nhịp điệu: Một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hay luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hoặc quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ. 14 Ở cấp độ tổ chức văn bản, đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ với độ dài của nó gồm số tiếng và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối khác nhau… - Tứ thơ: là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình. - Tính hội họa trong thơ: hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, phải có “cảm hứng". Những hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, sắc màu… Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, và họ rời xa cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta thường có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người trên cung trăng. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, chiêm ngưỡng, cảm giác chúng…gây nên sự đam mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không chỉ quan sát và diễn tả, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ sộ, gớm ghiếc… Mỗi hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của 15 thi sĩ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Do ảnh hưởng quan niệm hội họa của thời đại, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu thơ khác của Bà Huyện Thanh Quan: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Hay bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 1.2. Khái niệm thơ tự do Xét theo tiêu chí luật lệ, Từ điển Thuật ngữ văn học chia thơ thành hai thể loại lớn là thơ cách luật và thơ tự do. Thơ cách luật Việt Nam hình thành và phát triển trong nền văn học trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Đạm: “Thơ cách luật bao gồm tất cả những bài thơ làm theo những thể thức ổn định, cố định về mặt thi pháp” [29, tr. 19]. Ông cho rằng thơ cách luật Việt Nam có hai nguồn: nguồn thơ cổ điển Trung Quốc (thất ngôn bát cú đường luật, ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt…) và nguồn thơ dân gian Việt Nam (lục bát, song thất,…). Đối lập với thơ cách luật là thơ tự do. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, chữ, niêm đối… Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp 16 song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do. Ví dụ: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi… Đặc điểm chú ý của thơ tự do thường là phá khổkhông theo khổ 4 dòng, 6 dòng đều đặn ngay ngắn. Đặc điểm thứ hai là có thể mở rộng câu thơ, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng, gồm nhiều dòng trong, có thể sắp xếp thành “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu ở trong câu, có thể xen kẽ câu ngắn dài thoải mái. Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Trên thế giới, U. Uýt- man, P. Nê- ru- đa, N. Ghi- den… là những nhà thơ nổi tiếng về thơ tự do” [18, tr. 318]. Lối thơ này đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Phục Hưng, như trong các tác phẩm của William Shakespeare. Có quan điểm cho rằng thơ tự do đặt tầm quan trọng về cách đọc thơ, hay sự bố trí theo chiều dọc của tờ giấy hơn, và nhịp điệu của thị giác mới là phần quan trọng. “Đến thời Phục hưng, thơ không vần tiếng Anh với kỹ thuật vắt dòng, phá bỏ cách đọc ngừng lại ở cuối dòng. Đọc từ dòng trên vắt xuống dòng dưới theo cú pháp văn phạm, rõ chữ, và câu liền mạch. Sau này, vào đầu thế kỷ 20, thơ tự do cũng theo cách đọc như thế. Nhưng giữa thơ không vần và thơ tự do vẫn có sự khác biệt khi đọc. Với loại thơ tự do dùng kỹ thuật dòng gãy, trình bày dòng ngắn dài, để tạo nhịp điệu thị giác trên mặt giấy, khi đọc lên, không đọc theo dòng mà theo câu, mục đích chỉ để nghe rõ âm thanh của từng chữ. Nhịp điệu thị giác mới là phần quan trọng, qua đó, người đọc lần theo tiến trình phân tích để tìm ra ý nghĩa bài thơ. Như vậy, để hiểu một cách toàn vẹn bài thơ loại này, người đọc phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, âm thanh của chữ, nhịp điệu của câu dòng và ý nghĩa trong tiến trình phân 17 tích. Với loại thơ trình diễn, gần với sự ứng tác thì người nghe dễ bị lôi cuốn bởi khả năng trình diễn và cách đọc của người đọc thơ. Như vậy cách đọc của thơ tự do không thể hiểu theo nghĩa của thơ truyền thống, nhịp điệu thị giác và cách trình diễn quan trọng hơn phần âm thanh của tiếng nói”. [36] Thơ tự do ở Việt Nam thực sự được biết đến từ phong trào thơ Mới 1932- 1945. “Một đóng góp lớn lao nhất, một thành tựu vĩ đại không thể chối cãi được là phong trào thơ Mới chỉ trong một thời gian rất ngắn đã thử nghiệm thành công hàng loạt thể thơ, từ thể 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 tiếng đến thơ tự do (hỗn hợp thể), đến cả thơ văn xuôi, tức là tất cả các thể thơ có thể có đối với loại hình ngôn ngữ đơn tiết đa thanh của tiếng Việt” [ 43, tr. 42]. Chữ tự do ở đây có thể hiểu là sự thoát thân khỏi sự kiềm chế của các luật thơ. Nhà thơ muốn chạy theo cảm hứng, theo tình cảm, lấy chữ để biểu tả nội tâm thay vì để cho con chữ, để cho những luật lệ bắt người ta bị kìm kẹp, bị gò bó. Phan Khôi viết trong Phụ nữ Tân Văn - số 132: “… lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan mở ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư thì cụ Tiên Điền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại nói không được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói không được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ thật là dễ ức”. Hay như bài thơ của Lưu Trọng Lư sau này đưa vào tập Tiếng thu đổi tên là Xuân về: “Năm vừa rồi Chàng cùng tôi Nơi vùng giác mộ Trong gian nhà cỏ Tôi quay tơ 18 Chàng ngâm thơ Vườn sau oanh giục giã Nhìn ra hoa đua nở Dừng tay tôi kêu chàng... Này, này! Bạn! Xuân sang Chàng nhìn xuân mặt hớn hở Tôi nhìn chàng, lòng vồn vã... Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai Lá cành: rụng Ba gian: trống Xuân đi Chàng cũng đi Năm nay xuân còn trở lại Người xưa không thấy tới Xuân về”. Thơ tự do ngày càng phát triển và trở thành khuynh hướng phổ biến của thơ ca Việt Nam hiện đại. Cho đến nay, thơ tự do vẫn là sự lựa chọn thích hợp nhất của các nhà thơ. Nó là hình thức ưu việt, có khả năng phản ánh cuộc sống phong phú, rộng rãi hơn bất cứ một thể thơ nào khác và nhờ vậy nó gần gũi với cuộc sống hơn. Thơ tự do cũng tạo nên những sắc thái biểu hiện mới cho thơ ca, tiến dần lên thơ không vần và thơ văn xuôi. 1.3. Khái niệm thơ văn xuôi Nói đến thơ văn xuôi là đề cập đến một thể tài thơ, nhìn về đại thể còn ít phổ cập trong tâm lí sáng tác cũng như đối với tâm lí tiếp nhận. Song từ lâu, ở Việt Nam ta cũng như ở nước ngoài, tùy theo những đặc điểm riêng biệt, bên cạnh số đông sáng tác theo các thể tài thơ với luật lệ đã trở thành khuôn thức và thói quen từ lâu đời của mỗi dân tộc hay trong từng nước, từ nguồn nhỏ của tư duy thơ nhân loại vẫn tuôn chảy không cạn một mạch thơ muốn tung phá, thoát ra khỏi khuôn khổ quy ước về dòng thơ, câu thơ, vần, 19 tiết tấu. Loại thơ tự do này, về văn bản có khuynh hướng gần gũi với cấu trúc câu và bài theo kiểu ngôn từ văn xuôi. Vì vậy người ta tạm gọi nó là thơ văn xuôi. Là một thể loại trung gian, ngay từ khi xuất hiện, thơ văn xuôi đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình, sáng tác. Từ góc nhìn riêng của mình, mỗi người đưa ra một quan niệm, một cách hiểu riêng về thơ văn xuôi. Do đó hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thơ văn xuôi. Sau đây là một số quan điểm tiêu biểu. 1.3.1. Quan điểm xác định thơ văn xuôi dựa vào tiêu chí hình thức Trong lời giới thiệu hợp tuyển mang tính chất đột phá “Thơ văn xuôi: Hợp tuyển quốc tế”, Michael Benedikt định nghĩa thơ văn xuôi là “một thể tài thơ được viết bằng văn xuôi một cách có chủ ý, và được đặc trưng bởi việc sử dụng mạnh mẽ hầu như tất cả mọi phương diện của thơ ca, trong đó bao gồm hầu hết các phương tiện của thơ luật, ngoại trừ sự ngắt dòng”. Ông cũng đưa ra danh sách những cái mà ông gọi là tài sản đặc biệt của thơ văn xuôi bao gồm: sự chú ý đến vô thức và logic riêng của nó, việc sử dụng những mẫu thức lời nói hằng ngày, thông tục, sức mạnh của sự nhìn xa trông rộng, dựa trên óc hài hước, sự giải thoát khỏi những nghi ngờ và chủ nghĩa hoài nghi”. Cũng dựa vào tiêu chí này, trong bài viết “Thơ văn xuôi- nhu cầu tự thân của thời đại”, tác giả Dương Kiều Minh cho rằng: “Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó phải trước hết là thơ, sau phải mang hình thức của văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi” [34]. 1.3.2. Quan điểm xác định thơ văn xuôi xét trên phương diện ngôn ngữ Trong bài viết “Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự do”, Hữu Đạt vừa đưa ra định nghĩa về thơ văn xuôi, vừa chỉ rõ sự khác biệt giữa thể thơ này với câu văn xuôi: “Đứng trên phương diện ngôn ngữ thì 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan