Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng việt v...

Tài liệu Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng việt và tiếng pháp

.PDF
81
1685
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ BIỂU THỊ HỌAT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ BIỂU THỊ HỌAT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP Chuyên ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp Hà Nội - 2009 MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 4.1. Phương pháp miêu tả 8 4.1.1. Thủ pháp phân tích nghĩa tố 8 4.1.2. Thủ pháp thống kê 10 4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu 10 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 11 Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan 13 1.1. Lí thuyết về trường nghĩa 13 1.2. Phân biệt trường nghĩa và trường từ vựng 19 Chương 2: Nghiên cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 22 2.1. Trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 22 2.1.1. Xác lập trường nghĩa miêu tả hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 22 2.1.2. Miêu tả trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 25 a. Phân tích cấu trúc nghĩa của các nghĩa tố trong trường nghĩa 25 3 b. Hiện tượng đồng nghĩa trong trường nghĩa 35 2.2. Trường từ vựng của trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 38 2.2.1. Xác lập trường từ vựng 38 2.2.2. Phân tích các ý nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt 40 2.2.3. Miêu tả trường từ vựng của trường nghĩa 45 Chương 3: So sánh trường từ vựng - ngữ nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp 48 3.1. Số lượng từ thuộc trường nghĩa 48 3.2. Sự tương ứng về từ trong trường nghĩa ở tiếng Việt và tiếng Pháp 49 3.3. Các nghĩa tố trong trường nghĩa miêu tả các từ chỉ hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp 56 3.4. Trường từ vựng của trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp 71 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 4 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 5 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như các ngành khoa học khác, Ngôn ngữ học là một ngành tri thức vô cùng rộng lớn và rất hữu ích cho bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này. Chúng ta đang sống trong thế giới của từ ngữ. Khó có giây phút nào qua đi mà lại không có ai nói, viết hoặc đọc cái gì đó. Vì “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Ngôn ngữ vốn tồn tại như một chỉnh thể thống nhất, có quy luật nội tại chặt chẽ, với các tầng bậc đơn vị khác nhau. Các đơn vị ấy được tổ chức thống nhất theo một quy luật riêng, theo trình tự từ thấp đến cao. Các quy luật nhận thức, tư duy của các dân tộc vốn có những nét tương đồng. Tuy nhiên, những suy nghĩ giống nhau của những người nói các ngôn ngữ khác nhau lại được thể hiện dưới các hình thức khác nhau của ngôn từ, của chữ viết. Vốn từ của ngôn ngữ vô cùng lớn, phong phú và đa dạng. Người ta không thể nào nghiên cứu một cách thấu đáo toàn bộ hệ thống từ vựng và ngữ nghĩa của nó cùng một lúc. Bằng thực tế nghiên cứu, nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng: cần thiết phải chia nhỏ hệ thống lớn ấy thành những hệ thống con để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu. Thực tế, mọi ngôn ngữ đều có thể phân thành những nhóm từ vựng “có quan hệ gần gũi về một ý nghĩa cụ thể, riêng biệt có ý nghĩa rất lớn, giúp chúng ta vạch ra được những cấu trúc nghĩa cơ bản, từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu chung về ngữ nghĩa của ngôn ngữ”. Hiện nay, trường từ vựng - ngữ nghĩa đang là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa như: trường về các bộ phận cơ thể người, các nhóm từ chỉ cảm xúc, chỉ màu sắc, chỉ quan hệ họ hàng, chỉ hiện tượng địa lý, những từ chỉ sự nói năng, suy nghĩ, vận động, những từ gắn liền với xúc giác, khứu giác và các giác tri giác nhờ các giác quan của con người. 6 Một trong những vai trò của ngôn ngữ là dùng để mô tả những gì chúng ta nhận biết được từ thế giới bên ngoài thông qua các giác quan. Trong các giác quan, có lẽ thị giác đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng thông tin của thế giới bên ngoài, được hấp thụ vào trong kho tàng kiến thức của mỗi cá nhân. Những cơ quan giúp chúng ta tích luỹ thông tin có thể là mắt, mũi, tai, chân tay... và dĩ nhiên là khi chúng ta tường thuật lại những thông tin chúng ta có được, những thông tin đó đã trải qua một quá trình lọc của nhận thức và điều đó mang theo tính chủ quan cảm nhận của từng chủ thể riêng biệt. Những trải nghiệm mà chúng ta có được đều liên quan đến cơ thể về mặt sinh học. Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể nói về những thứ chúng ta nhận thức được, hiểu được. Và những thứ mà chúng ta nhận thức được xuất phát từ những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Langacker cho rằng để hình thành nên giá trị khái niệm của nghĩa và ngữ pháp, chúng ta cần quan tâm đến vai trò của những trải nghiệm về không gian và thị giác trong việc hình thành nên những yếu tố khác nhận thức. Ông nhấn mạnh vai trò của thị giác vừa mang tính chất bao phủ, nghĩa là sâu rộng, ở đâu cũng tồn tại, vừa mang tính chất rất quan trọng. Hiện tượng bày tỏ việc hiểu hoặc biết nghĩa của một câu hay một sự vật, hiện tượng thông qua thị giác là hiện tượng điển hình. Chính điều này cho chúng ta thấy được cách thức mà ngôn ngữ phản ánh mối quan hệ giữa những cảm nhận về mặt sinh học và quá trình ý niệm hoá tinh thần. Thị giác không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta định vị trong không gian mà còn giúp chúng ta xác lập những quan điểm cụ thể của từng cá nhân và từ đó đưa ra những nhận xét về sự vật, hiện tượng phản ánh quan điểm của mình. Cùng một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, nhưng thông qua lăng kính tri nhận của người nói hoặc viết, chúng ta có thể đưa ra những phát biểu mô tả khác nhau về mặt ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ bị ảnh hưởng lớn bởi cảm nhận tri giác, đặc biệt là cơ quan thị giác của con người. Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người là một khía cạnh khá thú vị. Chúng ta đều biết, 7 trong các giác quan của con người, đôi mắt thường biểu thị nhiều cảm xúc nhất. Mọi niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận hay lo âu đều thể hiện trong “cửa sổ tâm hồn” ấy. Bằng những hiểu biết còn khá khiêm tốn của mình, tôi mong muốn bước đầu có thể khảo sát và nghiên cứu cấu trúc của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong sự so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Qua đó nhằm phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong quá trình biểu thị cảm xúc ở mỗi quốc gia trong cùng một trường nghĩa. Điều này có ý nghĩa rất sâu sắc cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, dịch thuật. Học một ngôn ngữ là học cả nền văn hoá của dân tộc ấy. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với những biểu hiện văn hoá là vô cùng cần thiết. Đề tài nghiên cứu của tôi rất mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt. Chúng ta có thể thấy từ trong tiếng Việt vốn dĩ đã mang tính khái quát cao, đồng thời vẫn mang tính mềm dẻo, uyển chuyển trong vận dụng. Trên cơ sở tiếng Việt, tiến hành đối chiếu với cấu trúc nghĩa của các từ trong tiếng Pháp; từ đó rút ra sự tương đồng và khác biệt của nhóm từ này trong tiếng Pháp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ở đây, tôi chỉ dừng lại khảo sát và nghiên cứu đặc điểm của các từ chỉ hoạt động của thị giác trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Các từ tiếng Việt được khảo sát, nghiên cứu và phân tích dựa trên “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê. Các từ tiếng Pháp được xác định dựa trên cơ sở các từ tiếng Việt dịch chuyển sang và khảo sát, phân tích dựa trên Từ điển Việt - Pháp (Dictionnaire Vietnamien - franỗais), Từ điển Pháp Việt (Dictionnaire Franỗais - vietnamien), của Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, Từ điển Pháp - Pháp - Việt của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2005, Từ điển Le Petit Larousse, Imprimerie Carteman - Tournai, 1992. Qua việc 8 nghiên cứu này, chúng ta sẽ một phần nào được sáng tỏ thêm đặc điểm cấu trúc của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong hai ngôn ngữ. 3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Đề tài “Nghiên cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp” nhằm mục đích sau: Khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động của mắt trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Thấy được những đặc trưng về văn hoá của hai dân tộc thông qua việc nghiên cứu nhóm từ vựng - ngữ nghĩa này. Ngoài ra, đề tài còn có một ý nghĩa nhất định cả về mặt lí luận và thực tiễn. Về mặt lý luận: khảo sát, nghiên cứu và đối chiếu cấu trúc nghĩa của một nhóm từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp, góp phần bổ sung những lí thuyết nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa; đồng thời đem đến một bức tranh ngữ nghĩa với những điểm tương đồng và dị biệt ở hai ngôn ngữ trong cùng một trường nghĩa. Việc khảo sát và nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Pháp là tương đối khó khăn vì hai ngôn ngữ hoàn toàn không có quan hệ họ hàng với nhau, thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau; hai nước, hai dân tộc nói hai thứ tiếng này lại ở hai khu vực rất khác nhau, có những đặc điểm văn hoá, lịch sử, phong tục khác nhau... Tuy nhiên, việc nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ bé trong việc làm sáng tỏ những khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá giữa tiếng Việt và tiếng Pháp, đồng thời bổ sung thêm lí thuyết so sánh đối chiếu các ngôn ngữ. Về mặt thực tiễn: Việc khảo sát cấu trúc nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động của mắt trong hai ngôn ngữ giúp cho làm sáng tỏ những đặc trưng về trường từ vựng - ngữ nghĩa này ở hai dân tộc khác nhau; đồng thời làm sáng tỏ cấu trúc trường nghĩa trong hai ngôn ngữ, từ đó giúp cho việc biên dịch đạt hiệu quả hơn. Thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ cũng như dịch 9 thuật ở nước ta còn gặp nhiều thiếu sót. Sở dĩ là do vốn tri thức từ vựng - ngữ nghĩa về ngoại ngữ hay ngôn ngữ cần chuyển dịch là chưa thực sự đầy đủ, nhiều khi quá trình dịch thuật còn diễn ra một cách khiên cưỡng, chưa phản ánh đúng đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Vì vậy, việc tìm ra cấu trúc nghĩa của một nhóm từ trong hai ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ, sử dụng chúng một cách chính xác hơn, đồng thời giúp cho việc dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia trong cùng một trường nghĩa thuận lợi hơn. Nhìn chung, có thể thấy rằng, động từ trong tiếng Việt quả thật là một loại từ gói ghém trong nó và kéo theo nó khá nhiều vấn đề có liên quan tới cả mặt lí luận lẫn thực tiễn của ngôn ngữ học nói chung, của Việt ngữ học nói riêng. Theo tác giả Nguyễn Kim Thản, có lẽ rằng từ “khoảng trời” động từ tiếng Việt, có thể nhìn thấy được nhiều hiện tượng của cả “bầu trời” tiếng Việt không phải là điều quá đáng và nếu nói rằng từ những đặc điểm của tiếng Việt có thể nhìn thấy nhiều đặc điểm của những ngôn ngữ cùng loại hình thì không xa sự thật là bao nhiêu. Vì vậy, việc nghiên cứu động từ tiếng Việt vẫn còn là những vấn đề khá phức tạp, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Từ đó, chúng ta có thể so sánh đối chiếu với động từ trong các ngôn ngữ khác. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi tập trung đi sâu nghiên cứu động từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Với hiểu biết còn hạn còn hạn chế của mình, tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu vấn đề này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp miêu tả 4.1.1. Thủ pháp phân tích nghĩa tố Thủ pháp pháp phân tích nghĩa tố có vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc nghĩa của trường nghĩa. Thủ pháp này giúp chúng ta phân chia nội dung nghĩa của từ thành các nghĩa tố khác nhau. Mỗi từ được cấu thành từ một số nghĩa tố nhất định theo những quan hệ xác định nào đó. 10 Thủ pháp phân tích nghĩa tố còn cho phép chúng ta có thể miêu tả một số lượng lớn các từ của ngôn ngữ tự nhiên bằng một số lượng hữu hạn các nghĩa tố. Bởi vì từ vựng là sự kết hợp của các thành tố ngữ nghĩa, mọi nghĩa đều có thể chia ra thành những yếu tố nghĩa nhỏ nhất không thể chia nhỏ được hơn nữa. Người ta cho rằng, có thể miêu tả tất cả các từ của ngôn ngữ bằng một số hữu hạn các nghĩa tố như vậy. Những tư tưởng này có cả ở Mĩ, Pháp, Nga và các nước khác. Đối với ngữ vị học của Hjemslev, tất cả cái hiểu biện và cái được biểu hiện của tín hiệu có thể phân tích thành các đơn vị có tính chất yếu tố tạo thành của chúng. Những đơn vị như vậy L.Hjemslev gọi là các cấu hình (figure). Phân tích thành tố ở Mĩ xuất phát từ nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology). Theo cách phân tích này, các đơn vị được phân tích ra thành một chuỗi các đặc trưng ngữ nghĩa (semantic features), hay các thành tố nghĩa (components). Đây chính là một quá trình phân tích nghĩa của từ thành các nét khu biệt tối thiểu, tức là phân tích thành những yếu tố đối lập với những yếu tố khác. GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nhà in ĐHQGHN, 2009) đã cho chúng ta thấy được những quan niệm khác nhau về đặc điểm của nghĩa tố như sau: i) Nghĩa tố là yếu tố nhỏ nhất của khái niệm, nó có tính chất liên ngữ. ii) Nghĩa tố là yếu tố thu được bằng kinh nghiệm trong khi nghiên cứu một ngôn ngữ riêng biệt. Các đơn vị từ vựng chỉ được phân tích đến bước có thể phân biệt nghĩa vị này với nghĩa vị khác nhờ tối thiểu một yếu tố. Nhờ những yếu tố thu được trong thủ thuật phân tích đó mà một đơn vị ngữ nghĩa cụ thể có thể được miêu tả rõ ràng khác với đơn vị ngữ nghĩa khác. Quan niệm này hàm ý rằng, các yếu tố như thế cũng có thể là một tổ hợp các yếu tố. iii) Nghĩa tố là cấu hình ngữ nghĩa có được một cách tiên nghiệm. Nó có giá trị như cái bẩm sinh phổ quát. “Nghĩa tố là bộ phận nhỏ nhất trong thông báo một đơn vị ngôn ngữ” (GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003). 11 Có nhiều cách thức khác nhau để phân tích nghĩa tố trong nội dung nghĩa của từ. Chúng ta có thể dựa vào từ điển tường giải để phân tích các nghĩa tố, cũng có thể phân tích nghĩa tố bằng cách đối lập từng cặp từ với nhau để tìm ra các nghĩa tố tồn tại trong nội dung nghĩa của từ. Khi xác định thành phần nghĩa tố của một đơn vị từ vựng, người ta đề cập đến những loại nghĩa tố khác nhau, bởi từ vừa là đơn vị từ vựng, vừa là đơn vị ngữ pháp, nó cũng có thể bao hàm cả một số sắc thái tu từ đặc biệt. Do đó, trong một từ cần phải chia ra những nghĩa tố từ vựng và nghĩa tố ngữ pháp, đồng thời phân tích thành tố nghĩa có quan hệ với việc phân tích cú pháp. Thủ pháp phân tích nghĩa tố không áp dụng với những từ cô lập. Kết cấu của nghĩa tố chỉ có thể rõ ràng nếu chúng ta xem xét từ trong mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ khác. 4.1.2. Thủ pháp thống kê Trong luận này, ngoài thủ pháp phân tích nghĩa tố chúng tôi còn áp dụng thủ pháp thống kê để thống kê miêu tả các từ trong trường nghĩa. Thủ pháp thống kê sẽ giúp chúng ta có được những thông tin định lượng về cấu trúc nghĩa cũng như đặc trưng của trường từ vựng - ngữ nghĩa miêu tả hoạt động của mắt trong hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Pháp. 4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp so sánh - đối chiếu là một hệ thống các thủ pháp phân tích được sử dụng để phát hiện cái chung và cái riêng trong các ngôn ngữ được so sánh. Phương pháp so sánh - đối chiếu tạo ra khả năng phát hiện những đặc điểm kết cấu của các ngôn ngữ khác nhau. Nhiệm vụ của việc so sánh - đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng; phát hiện và vạch ra những đặc điểm của các ngôn ngữ còn bị giấu kín khi nghiên cứu một ngôn ngữ. Phương pháp so sánh - đối chiếu cũng được sử dụng để phát hiện những quy luật và khuynh hướng đặc trưng tiêu biểu cho các ngôn ngữ, giúp chúng ta xác định các yếu tố tương đương giữa các ngôn ngữ. 12 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG 13 Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA Lí thuyết trường nghĩa (theory of semantic fields) xuất phát từ những tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào từ những tư tưởng của F. de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu. Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ những khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L. Weisgerber và J. Trier. Hai ông chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của Humboldt mới trong ngữ nghĩa học. Đây là trường phái chủ trương sự phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định trước “bởi hình thái bên trong của ngôn ngữ”. Cơ sở ngôn ngữ học của Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ. Ông thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân tích các khái niệm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó. Ông thừa nhận sự thống nhất giữa mặt bên ngoài (ngữ âm) và mặt bên trong (khái niệm) của ngôn ngữ nhưng ông lại coi sự thống nhất đó có tính chất song song hoàn toàn và đơn giản. Do đó, ông phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng. Nhiều từ (các tên riêng) là ở ngoài ngôn ngữ. L. Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy các dân tộc. Lí thuyết trường của J. Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách có hệ thống. Lý thuyết trường nghĩa xuất phát từ những tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào những tư tưởng của F de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp kết cấu trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ. Theo quan điểm của ông và những người 14 kế tục ông, mặt nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ, được phân chia ra thành những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng. Những phạm vi đó tồn tại trong ý thức ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ nào đó. Tất cả thành phần từ vựng được phân bố theo những phạm vi hoặc những trường đó. J. Trier đã giả định sự song song giữa trường khái niệm và trường từ vựng, tức là giữa bình diện nội dung và bình diện biểu hiện. Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái hình ghép, cái áo khoác hay tấm vải phủ. Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy. Ông viết: “Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ với nó”. Rõ ràng, cơ sở lí luận của lí thuyết trường nghĩa là duy tâm, nó thoát li thực tế nhận thức thế giới, tách rời hẳn ngôn ngữ với chức năng tự nhiên của nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người để sa vào một lĩnh vực các tư tưởng thuần tuý. Thực ra, ý nghĩa của từ không đồng nhất với khái niệm. Cách quan niệm trường nghĩa là cấu trúc của những khái niệm liên quan lẫn nhau, như thế chưa bao gồm các đơn vị ngôn ngữ là ý nghĩa. Các trường khái niệm được phân xuất trên cơ sở logic thuần tuý, không phải dựa trên tài liệu ngôn ngữ. Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ học cũng rất phong phú và đa dạng. Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày rất cụ thể về khuynh hướng này như sau: Ipsen đã căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ để xây dựng trường nghĩa. Theo ông, trường nghĩa bao gồm các từ có quan hệ họ hàng với nhau về tiêu chí hình thái và ý nghĩa. Ví dụ: những tên gọi kim loại trong các ngôn ngữ Ấn - Âu đều có hình thái giống trung và hoạt động ngữ 15 pháp tương tự nhau. Người ta thường gọi những trường nghĩa kiểu này là “trường từ vựng - ngữ pháp”. M. Konradt - Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép. Mỗi kiểu trường nghĩa, trong đó từ rời với tư cách thành tố của từ ghép đóng vai trò là thành viên của trường. Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng. Ví dụ: cặp từ đồng âm Eule “con chim” và Eule “cái bàn chải” của tiếng Đức nằm trong hai trường cấu tạo từ khác nhau. Eule “con chim” Eule “cái bàn chải” Eulennest “tổ cú” Keheule “bàn chải bàn” Eulenaugen “mắt cú” Handeeule “bàn chỉ tay” Ở đây, các thành tố Nest, Augen đã nhập vào lĩnh vực những biểu tượng gắn liền với chim chóc, còn các thành tố Keh, Hande lại thuộc về các biểu tượng gắn liền với bàn chải. Một kiểu trường nghĩa khác gọi là “trường từ vựng - cú pháp” do Mỹller và Porzig xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ. Các ông cho rằng ý nghĩa của từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp. Vì vậy, trường của các ông là những quan hệ đơn giản gồm động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ... Tuy nhiên, kiểu trường nghĩa được xem là phổ biến nhất được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa”. Theo quan điểm của Weisgerber, sự phân chia ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của nó. Mỗi dân tộc có các nguyên tắc phân chia thế giới bên ngoài của mình, có quan 16 điểm của mình đối với thực tế xung quanh; do đó hệ thống ngữ nghĩa của các dân tộc cũng khác nhau, đồng thời các trường của chúng được xây dựng nên cũng không trùng nhau. Vì vậy, Weisgerber thích dùng thuật ngữ “trường từ vựng”, “trường ngôn ngữ” hơn. Tiêu chuẩn để tập hợp các từ vào nhóm từ vựng - ngữ nghĩa này thường rất khác nhau. Người ta có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hoà. Các từ này được dùng như cái máy đo đạc và phát hiện ý nghĩa phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất cả các thành phần còn lại của trường. Bên cạnh đó, còn có các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa biểu thị một khái niệm nào đó tồn tại trong cuộc sống. Chẳng hạn: nhóm từ chỉ cảm xúc, nhóm từ chỉ thực vật, nhóm từ biểu thị màu sắc... Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng là những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã khảo sát các từ đồng nghĩa và các từ trái nghĩa với tư cách là các trường ngữ nghĩa. Đặc biệt, người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ nhiều nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất. Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là vô cùng lớn và phức tạp. Vì vậy, người ta không có cách nào để hiểu một cách thấu đáo từng đơn vị ấy cùng một lúc. Những liên hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng không hiện ra trực tiếp giữa các từ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, những liên hệ ngữ nghĩa ấy sẽ hiện ra khi các từ được đặt trong những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, “tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” (Đỗ Hữu Châu). Những tiểu hệ thống ngữ nghĩa ấy được gọi là trường nghĩa. 17 Như vậy, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ưu điểm của lí thuyết này ở chỗ nó cho phép chúng ta nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong sự so sánh với các ngôn ngữ khác (cùng hoặc không cùng nguồn gốc và loại hình). Hiện nay, người ta đang cố gắng xây dựng những lí thuyết trường nghĩa dựa trên các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở các từ như thế cũng có nhiều kiểu khác nhau. Mặc dù có nhiều quan điểm đa dạng về những vấn đề cá biệt nhưng vẫn có thể nhận thấy hai con đường chủ yếu trong việc khảo sát các trường nghĩa. Theo thuật ngữ của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, chúng ta có các loại trường nghĩa sau: Các trường đối vị: Thuộc vào các trường đối vị là những lớp hạng các đơn vị từ vựng đa dạng, có chung một tiêu chí ngữ nghĩa nào đó: các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa của các từ, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa, toàn bộ các ý nghĩa liên hệ lẫn nhau của từ đa nghĩa, hệ thống cấu tạo từ, các từ loại và các phạm trù ngữ pháp của chúng. Các tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa duy nhất có thể rất khác nhau. Weisgerber (1962) đã viết: “Trường từ vựng hoạt động với tư cách là cái toàn thể, do đó để nhận thức ý nghĩa của các thành tố riêng biệt của nó cần phải trình bày tất cả các trường và đi tìm vị trí cảu thành tố này trong kết cấu của nó”. Theo quan điểm của ông, sự phân chia ngữ nghĩa của hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của nó. Mỗi dân tộc có các nguyên tắc phân chia thế giới bên ngoài của mình, có quan điểm của mình đối với thực tế xung quanh, do đó các hệ thống ngữ nghĩa của các ngôn ngữ cũng khác nhau, cũng như các trường được xây dựng nên của chúng không trùng nhau. Do đó, Weisgerber cho rằng cần phải rút ra những nguyên tắc là cơ sở của sự phân chia từ vựng thành các trường từ trong bản 18 thân ngôn ngữ. Các trường ngôn ngữ (từ vựng) lại được chia ra thành các trường một tầng và các trường nhiều tầng. Việc chia cắt các trường một tầng được quy định bởi một quan điểm nào đó, tức là được cắn cứ vào một tiêu chí, một diện nào đó. Ví dụ về sự phân chia như vậy có thể có loạt số từ, các thuật ngữ họ hàng... Còn sự phân chia ra các trường nhiều tầng thì được dựa vào nhiều diện khác nhau. Cho đến nay, chưa có quan niệm thống nhất về các từ đồng nghĩa. Quan niệm rộng nhất về từ đồng nghĩa cho rằng, các từ đồng nghĩa bao gồm cả các hình thức từ đồng nhất về nghĩa vị từ vựng hoặc nghĩa vị ngữ pháp nào đó. Quan niệm hẹp nhất về từ đồng nghĩa cho rằng, từ đồng nghĩa bao gồm những hình thức từ đồng nhất về tất cả nghĩa vị từ vựng và nghĩa vị ngữ pháp [...]. L.M.Vaxiliev, 1969 (Sự đồng nhất và sự khu biệt của các từ đồng nghĩa từ vựng) trong Những vấn đề lí luận và phương pháp luận của tiếng Nga quan niệm các từ đồng nghĩa từ vựng là các lớp hạng ngữ nghĩa của các từ (các dạng thức từ) đồng nhất về tất cả nghĩa vị từ vựng và ngữ pháp, vốn có đối với từ chủ đạo của lớp hạng này. Nói cách khác, tất cả các nghĩa vị của dạng thức từ chủ đạo phải được lặp lại với tính cách là bất biến thể trong các ý nghĩa của toàn bộ tất cả các thành phần của nhóm đồng nghĩa. Do đó, dung lượng và kết cấu của nhóm đồng nghĩa với tính cách là trường ngữ nghĩa được quy định bởi chỗ chúng ta lấy nghĩa vị - hình thức từ nào làm hạt nhân. Các từ trái nghĩa không phải cái gì khác là các lớp hạng ngữ nghĩa của các từ (hình thức từ) mà các thành phần của chúng gắn bó với những sự đối lập có tính trái ngược. Cần phân biệt 4 kiểu trái nghĩa: i) Quan hệ tương phản: đây là những nhóm từ chỉ tham số với nghĩa kích thước, số lượng, cường độ, đại lượng. Ví dụ: cao - thấp, dài - ngắn, nhiều - ít, to - nhỏ, nóng - lạnh, mỏng - dày... ii) Quan hệ ngược hướng. Ví dụ: ra - vào, lên - xuống, tiến - lùi... iii) Quan hệ mâu thuẫn. Ví dụ: đúng - sai, trái - phải, sống - chết, yêu ghét, tốt - xấu... iiii) Quan hệ nghịch đảo. Ví dụ: mua - bán... 19 Về nguyên tắc, mối quan hệ trái nghĩa là mối quan hệ đối xứng: một trong hai từ trái nghĩa thuộc một cặp nào đó phức tạp hơn về mặt ngữ nghĩa so với từ kia. Những từ có quan hệ tương phản thể hiện sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng. Đặc biệt, người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ nhiều nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất [34 - 35]. Người ta còn xếp cả từ loại, tiểu loại vào những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Từ loại cũng thuộc trường đối vị, tức là các lớp hạng ngữ nghĩa - ngữ pháp của các từ, bởi vì các từ thuộc vào một từ loại hoặc một tiểu loại cũng có cùng một ý nghĩa khái quát chung. Chẳng hạn, ý nghĩa sự vật ở danh từ, ý nghĩa hành động ở động từ, ý nghĩa tính chất ở tính từ. Bởi vì các nghĩa tố cú đoạn và các vị trí cú đoạn tương ứng với chúng là cơ sở của sự đồng nhất của các lớp từ này, cho nên có người gọi chúng là các lớp cú đoạn. Với tư cách là các lớp ngữ nghĩa - cú đoạn của các từ, các từ loại có hai sự phân loại bên trong. Một mặt, chúng được chia ra các tiểu loại của từ như danh từ động vật và danh từ chỉ sự vật vô tri, các tính từ chỉ phẩm chất và quan hệ, các động ừt chỉ hành động và trạng thái. Mặt khác, các từ loại được chia ra các lớp hình thái từ, thống nhất bởi các ý nghĩa ngữ pháp bất biến về cách, số, giống, thời, thể... [34 - 36]. Các trường cú đoạn: là những lớp từ có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt sử dụng nhưng không bao giờ gặp trong một ví dụ cú pháp. W. Pozig là người đầu tiên nghiên cứu những trường này. Ông cho rằng: ý nghĩa của từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp, vì thế ông chú ý đến những mối liên hệ được quy định về mặt ngữ nghĩa giữa động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ... Sau này, Mỹller cũng nghiên cứu về vấn đề này. Các trường cú đoạn của hai ông nghiên cứu phản ánh sự tập hợp nhóm thực tế của các từ theo thuộc tính về sự kết hợp của chúng và có thể chia ra làm hai kiểu: một mặt, các từ được thống nhất trong 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan