Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trung ươn...

Tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trung ương

.PDF
107
304
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ----------- VŨ THỊ LAN ANH NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành : Khoa học Thƣ viện Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- VŨ THỊ LAN ANH NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG Chuyên ngành : Khoa học Thƣ viện Mã số: 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt Hà Nội, 2014 Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Tính cấp thiết của đề tài. ....................................................................................7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................9 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................9 5. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................9 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................10 7. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................10 8. Kết cấu của luận văn.........................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................12 CHƢƠNG 1..............................................................................................................12 NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI DÙNG TIN .............................................................12 TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -THƢ VIỆN ............................................12 Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG ...............12 1.1. Những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin ................................................12 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin .............................................12 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin. ............13 1.1.3. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động TTTV ................15 Học viên: Vũ Thị Lan Anh 1 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW 1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin – thƣ viện tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ƣơng ..........................................................................................15 1.2.1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương trong quá trình đổi mới giáo dục ......................................................................................................15 1.2.2. Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ................21 1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu nhu cầu tin tại thƣ viện trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ƣơng ................................................................30 CHƢƠNG 2..............................................................................................................32 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN ..............................32 TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG ...........32 2.1. Nội dung nhu cầu tin của các nhóm ngƣời dùng tin tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ƣơng ..........................................................................32 2.1.1. Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa học......................................................32 2.1.2. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu ...........................................................43 2.1.3. Nhu cầu về loại hình tài liệu ..................................................................49 2.2. Tập quán sử dụng thông tin của các nhóm ngƣời dùng tin. ......................58 2.2.1. Thời gian thu thập và khai thác thông tin .............................................59 2.2.2. Nguồn khai thác thông tin chủ yếu của người dùng tin .......................67 2.2.3. Sản phẩm, dịch vụ thông tin mà người dùng tin hay sử dụng .............71 2.3. Nhận xét ..........................................................................................................80 2.3.1. Điểm mạnh ..............................................................................................80 2.3.2.Hạn chế ....................................................................................................81 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế.............................................................................81 CHƢƠNG 3..............................................................................................................86 CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN ................86 TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG ..........86 Học viên: Vũ Thị Lan Anh 2 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW 3.1. Tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện ................................................86 3.1.1.Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin.............................................86 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ..........89 3.1.3. Tăng cường hoạt động maketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện .............................................................................................................93 3.2. Phát huy yếu tố con ngƣời .............................................................................95 3.2.1.Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện ..................................95 3.2.2. Tăng cường đào tạo người dùng tin ......................................................96 3.3 Các giải pháp khác ..........................................................................................99 3.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thông tin thư viện.....................................................................................................................99 3.3.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện ............................................................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103 Học viên: Vũ Thị Lan Anh 3 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt tiếng Việt CBNCGD Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo, quản lý CĐKTKTTW Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương CSDL Cơ sở dữ liệu DV Dịch vụ DVTT Dịch vụ thông tin HSSV Học sinh sinh viên LMHTXVN Liên minh hợp tác xã Việt Nam NDT Người dùng tin NCT Nhu cầu tin SP Sản phẩm TT-TV Thông tin – thư viện TTTTKH và CNQG Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia TV Thư viện TTTTTV Trung tâm thông tin thư viện TVQĐ Thư viện Quân Đội TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam Chữ viết tắt tiếng Anh CD-ROM Compact Disc - Read Only Memory NETC National Economic & Technical College VISEC Vietnam Institute For Small Enterprises and Cooperative Học viên: Vũ Thị Lan Anh 4 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương........................................................................................................................... 18 Bảng 1.1. Thống kê trang thiết bị của Trung tâm Thông tin – Thư viện .................. 20 Bảng 1.2. Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Trung tâm Thông tin – Thư viện ........ 21 Bảng 1.3. Số lượng tài liệu có trong thư viện ........................................................... 22 Bảng 1.4. Số lượng người dùng tin tại Trường ......................................................... 23 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu người dùng tin tại Trường ........................................................ 23 Bảng 2.1. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo nhóm người dùng tin .................. 30 Biểu đồ 2.1. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo nhóm người dùng tin .............. 31 Bảng 2.2. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo giới tính....................................... 33 Biểu đồ 2.2. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo giới tính .................................. 34 Bảng 2.3. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo độ tuổi ......................................... 35 Biểu đồ 2.3. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo độ tuổi ..................................... 36 Bảng 2.4. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo trình độ học vấn .......................... 37 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học theo trình độ học vấn ...................... 38 Bảng 2.5. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo nhóm người dùng tin .................... 40 Biểu đồ 2.5. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo nhóm người dùng tin ................ 41 Bảng 2.6. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo giới tính người dùng tin ............... 43 Biểu đồ 2.6. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo giới tính người dùng tin ........... 43 Bảng 2.7. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo lứa tuổi người dùng tin ................. 45 Biểu đồ 2.7. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo lứa tuổi người dùng tin ............. 45 Bảng 2.8. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo trình độ học vấn của NDT ............ 46 Biểu đồ 2.8. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu theo trình độ học vấn của NDT........ 46 Bảng 2.9. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo nhóm người dùng tin ..................... 48 Biểu đồ 2.9. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo nhóm người dùng tin ................. 48 Bảng 2.10. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo giới tính người dùng tin .............. 49 Biểu đồ 2.10. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo giới tính người dùng tin .......... 50 Bảng 2.11. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo lứa tuổi người dùng tin ................ 51 Biều đồ 2.11. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo lứa tuổi người dùng tin ............ 51 Học viên: Vũ Thị Lan Anh 5 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW Bảng 2.12. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo trình độ học vấn người dùng tin .. 53 Biểu đồ 2.12. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu theo trình độ học vấn NDT ............. 53 Bảng 2.13. Thời gian thu thập, khai thác và nghiên cứu thông tin mỗi ngày theo nhóm người dùng tin ................................................................................................. 57 Bảng 2.14. Thời gian thu thập, khai thác và nghiên cứu thông tin mỗi ngày theo giới tính người dùng tin .................................................................................................... 60 Bảng 2.15. Thời gian thu thập, khai thác và nghiên cứu thông tin mỗi ngày theo lứa tuổi người dùng tin .................................................................................................... 62 Bảng 2.16. Thời gian thu thập, khai thác và nghiên cứu thông tin mỗi ngày theo trình độ học vấn người dùng tin ................................................................................ 63 Bảng 2.17. Nguồn khai thác thông tin theo nhóm người dùng tin ............................ 64 Bảng 2.18. Nguồn khai thác thông tin theo giới tính người dùng tin ....................... 65 Bảng 2.19. Nguồn khai thác thông tin theo lứa tuổi người dùng tin ......................... 66 Bảng 2.20. Nguồn khai thác thông tin theo trình độ học vấn người dùng tin ........... 67 Bảng 2.21. Mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin xét theo nhóm NDT.... 69 Bảng 2.22. Mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin theo giới tính NDT ..... 72 Bảng 2.23. Mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin theo lứa tuổi NDT ...... 73 Bảng 2.24. Mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin theo trình độ học vấn NDT ........................................................................................................................... 76 Học viên: Vũ Thị Lan Anh 6 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xã hội càng phát triển thì vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng, là yếu tố hàng đầu làm nên sức cạnh tranh kinh tế, chính trị và văn hóa của một quốc gia. Thông tin là sức mạnh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại. Nhu cầu tin là nguồn gốc tạo nên hoạt động thông tin. Đó là một dạng nhu cầu về tinh thần của con người xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Cũng giống như các nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin mang tính xã hội. Xã hội càng phát triển thì sự đòi hỏi về việc đáp ứng nhu cầu thông tin càng đa dạng, phong phú. Nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin là một yếu tố sống còn trong hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện. Trung tâm Thông tin - Thư viện (TTTTTV) trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương (CĐKTKTTW) đã có gần 20 năm hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Hợp tác xã & Doanh nghiệp nhỏ, nay là trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. Trong xu thế hội nhập và phát triển, trung tâm thông tin – thư viện cũng đang có những cố gắng để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Sự gia tăng của thông tin khiến người dùng tin đứng trước vô vàn sự lựa chọn. Cơ quan thông tin – thư viện nói chung, Trung tâm thông tin - thư viện trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nói riêng phải hiểu rõ được người dùng tin, định hướng cho người dùng tin lựa chọn được những thông tin hữu ích nhất, phù hợp nhất với nhu cầu tin của mình. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 7 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện, việc nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin luôn luôn được chú trọng. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. - Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thư viện Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu đọc của bạn đọc qua 2 đợt nghiên cứu người đọc vào năm 1976 và 1979 bằng phương pháp trưng cầu ý kiến. Kết quả nghiên cứu này được phản ánh trong luận án “Vấn đề hoàn thiện việc phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn trong các thư viện khoa học tổng hợp lớn” (1977) và các bài báo “Thư viện Quốc gia nâng cao chất lượng phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn” (1977); “Nghiên cứu nhu cầu đọc của người đọc ở Thư viện Quốc gia” (1981) của tác giả Hà Thu Cúc. - Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Dung với đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin của Ban Thông tin – Tư liệu và Thư viện tại Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công nghệ” (Luận văn Thạc sỹ năm 2005). - “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia” của học viên Nguyễn Thị Chung, Luận văn thạc sỹ khóa 1 chuyên ngành Khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, bảo vệ năm 2009. - “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới.”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn Hóa Hà Nội. - “Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.” của học viên Nguyễn Thị Hồng Nhung, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn hóa Hà Nội. Những đề tài trên góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông tin. Tuy nhiên, các đề tài trên đều chỉ đề cập đến một cơ quan cụ thể là nơi tác giả công tác hoặc tìm hiểu. Tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về thư viện và trường mới chuyển đổi sang đào tạo dài hạn, những yêu cầu trong việc Học viên: Vũ Thị Lan Anh 8 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW đáp ứng nhu cầu tin và đối tượng người dùng tin cũng có những thay đổi theo chức năng, nhiệm vụ của trường, chính vì thế việc nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin tại thư viện vừa thiết thực lại vừa đảm bảo tính mới trong nghiên cứu khoa học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. - Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương từ năm 2009 đến nay 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, tập quán khai thác thông tin của người dùng tin của thư viện, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu tin của người dùng tin. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương + Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và tập quán khai thác thông tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại trường. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu NCT tại Trường CĐKTKTTW là một vấn đề mới trong công tác tổ chức và hoạt động thông tin của nhà trường. Nếu thực hiện tốt việc nghiên cứu theo hướng đề tài này sẽ có cơ sở khoa học để định hướng phát triển cho TV nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tại TTTTTV của Trường, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy. Nhu cầu tin của người dùng tin tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương đang phát triển và ngày càng cao, trong khi đó hoạt động thông tin thư viện Học viên: Vũ Thị Lan Anh 9 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương hiện nay còn nhiều yếu kém, mang tính truyền thống, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của sinh viên và cán bộ giảng viên trong Trường. Nếu được tăng cường, hoạt động thông tin thư viện sẽ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp luận: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi; phân tích và tổng hợp tài liệu; so sánh; điều tra; thống kê; quan sát và phỏng vấn trực tiếp. 7. Ý nghĩa của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin của họ trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Làm rõ đặc điểm nhu cầu của từng nhóm người dùng tin tại Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, từ đó điều chỉnh chính sách phát triển nguồn tin và cách thức cung cấp, phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thông tin cho phù hợp với nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin-thư viện tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương Học viên: Vũ Thị Lan Anh 10 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW Chƣơng 3: Các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 11 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -THƢ VIỆN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG 1.1. Những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin * Người dùng tin Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ chính là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Có thể coi người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động thông tin – thư viện. Hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin trong từng thời điểm và địa bàn cụ thể. Theo quan điểm hiện đại người dùng tin được coi là “thượng đế” đối với những người tham gia hoạt động thông tin – thư viện. Họ chính là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin – thư viện, không có người dùng tin không tồn tại hoạt động thông tin – thư viện. Người dùng tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin thông qua dòng tin phản hồi. Ý kiến đánh giá của người dùng tin trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của người dùng tin. * Nhu cầu tin Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu nói chung của con người là đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân khác nhau đều có nhu cầu về vật chất và tinh thần khác nhau. Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần đặc biệt của con người. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 12 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì các hoạt động sống của con người. Nhu cầu tin có vai trò quan trọng, là nguồn gốc của hoạt động thông tin – thư viện. Nó xuất phát từ mong muốn, đòi hỏi được thỏa mãn thông tin của con người và chịu sự chi phối của thị giác. Nhu cầu tin của người dùng tin là mục đích để tồn tại và phát triển của bất cứ cơ quan thông tin – thư viện nào. Vì vậy, nắm bắt nhu cầu tin là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo triển khai hoạt động thông tin – thư viện. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin. Nhu cầu tin của con người chịu sự chi phối bởi chủ thể nhu cầu tin (yếu tố chủ quan) và những điều kiện, hoàn cảnh xã hội bên ngoài chủ thể (yếu tố khách quan). * Yếu tố chủ quan: Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần của con người. Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần nên bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người. Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến nội dung nhu cầu tin, phương thức tìm kiếm thông tin, các hình thức sử dụng thông tin của người dùng tin mà còn ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và phục vụ thông tin của cơ quan thông tin. Người dùng tin có trình độ học vấn cao thường sử dụng các phương tiện tìm kiếm thông tin hiện đại, sử dụng được nhiều nguồn khai thác thông tin khác nhau, do đó thông tin họ tìm được cũng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn. Những người có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ thì cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin – tài liệu nước ngoài cũng như cơ hội sử dụng các trang web nước ngoài để thu thập thông tin của họ sẽ nhiều hơn. Bên cạnh trình độ học vấn, nhân cách cũng là một trong những yếu tố tác động đến nhu cầu tin của con người. Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ. Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng – một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động. Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu tin sẽ ngày càng cao, càng nhạy cảm. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 13 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW * Yếu tố khách quan: Môi trường sống là môi trường bao quanh con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường xã hội: đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin phát triển. Nền văn hóa phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ được lưu giữ và chuyển tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Nhu cầu tin nếu được thỏa mãn sẽ bền vững và sâu sắc hơn. Trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin. Trình độ càng cao thì đòi hỏi thông tin và kiến thức nhiều hơn. Bên cạnh đó, các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hoà, dân chủ cũng góp phần làm cho đời sống tinh thần phong phú, kích thích nhu cầu tin phát triển. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người. Những vùng đất khác nhau thường để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hướng hoạt động của con người sinh sống tại đó. Để duy trì sự sống, con người luôn có ý thức hoà nhập với thiên nhiên. Nghề nghiệp: nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người. Hoạt động nghề nghiệp thường đòi hỏi ở mỗi người tri thức và kinh nghiệm nhất định. Lứa tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thoả mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin. Nội dung nhu cầu tin bị chi phối bởi các hoạt động chủ đạo của từng giai đoạn lứa tuổi và phương thức thoả mãn cũng bị chi phối bởi các đặc điểm tâm lý. Giới tính: Do đặc điểm sinh lý khác nhau, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong sắc thái nội dung và cách thức thoả mãn nhu cầu tin của mỗi người. Phương thức thoả mãn nhu cầu tin: Được thoả mãn bằng phương thức hiện đại, đầy đủ (kèm theo cảm xúc, hứng thú) nhu cầu tin sẽ ngày càng phát triển ở mức độ cao hơn. Nếu nhu cầu tin được thoả mãn, chu kỳ của nhu cầu tin sẽ được rút Học viên: Vũ Thị Lan Anh 14 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW ngắn lại, nếu không được thoả mãn trong thời gian dài nhu cầu sẽ bị suy giảm và thoái hoá. Người dùng tin với tư cách là chủ thể nhu cầu tin có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện, là lý do để một cơ quan thông tin tồn tại và phát triển. Hoạt động thông tin thư viện nói chung và hoạt động thông tin trong các trường đại học nói riêng đều lấy công tác phục vụ nhu cầu người dùng tin làm mục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình. 1.1.3. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động TTTV Trong hoạt động TT-TV, việc nghiên cứu NCT luôn là yêu cầu cấp thiết để thư viện có thể nắm bắt được đầy đủ và chính xác mục đích của từng đối tượng bạn đọc khi đến với thư viện. Bởi lẽ NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người, khi đòi hỏi của con người về thông tin trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện. NCT là một dạng nhu cầu tinh thần của con người nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao. NCT phát triển lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động, góp phần phát triển xã hội. NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy có thể coi NCT là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin. Chỉ khi tiến hành điều tra, nghiên cứu cụ thể về NCT của NDT thì hoạt động TT-TV mới có điều kiện để phát triển và phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả hơn. 1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin – thƣ viện tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ƣơng 1.2.1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương trong quá trình đổi mới giáo dục * Lịch sử hình thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương (National Economic & Technical College - NETC) có tiền thân là Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý Doanh Học viên: Vũ Thị Lan Anh 15 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW nghiệp ngoài quốc doanh theo quyết định ngày 05/11/1992 của Chủ tịch Hội đồng Trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngày 25/08/2001 được phép của Chính phủ và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (LMHTXVN), Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh được nâng cấp và xây dựng thành Trường cán bộ Hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ (Vietnam Institute For Small Enterprises and Cooperative - VISEC). Trên cơ sở Trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ, ngày 19 tháng 3 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Quyết định số 2414/QĐBGD&ĐT thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. Ngày 03/10/2011 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT về việc sáp nhập Trường Trung học Quản lý & Công nghệ vào trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương là cơ sở đào tạo trực thuộc LMHTXVN, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như chịu sự quản lý về các lĩnh vực chức năng của các bộ, ngành liên quan, chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố, được hưởng các chính sách, chế độ của nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, tự chủ hoạt động theo nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, tư vấn và các nguồn thu khác theo quy định của nhà nước, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo pháp luật. * Nhiệm vụ của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương - Nhiệm vụ chung Theo Quyết định số 2414/QĐ-BGD&ĐT, Bộ giáo dục và đào tạo trao cho nhà trường 2 nhiệm vụ sau đây: + Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn. + Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Nhiệm vụ cụ thể Học viên: Vũ Thị Lan Anh 16 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW + Tổ chức đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn về các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kỹ thuật và công nghệ. + Tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức, lãnh đạo, quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh. + Tổ chức, triển khai công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ việc nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo hệ cao đẳng và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ, cũng như phục vụ các mục đích khác. + Xuất bản các ấn phẩm, như tạp chí chuyên ngành, tài liệu, giáo trình, nhằm phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và nhằm xã hội hoá các kết quả đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của nhà trường. + Hợp tác với các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, bổ sung nguồn lực và mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng của trường, góp phần thoả mãn nhu cầu về học tập đa dạng và ngày càng tăng của xã hội. + Thực hiện việc hợp tác quốc tế nhằm bổ sung nguồn lực cho trường theo hướng hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên và học viên, tiếp nhận phương pháp và công cụ đào tạo mới và nghiên cứu khoa học mà trường và các đối tác cùng quan tâm. * Phương châm hoạt động của trường Nhằm thực hiện những nhiệm vụ trên, trước mắt và lâu dài, hoạt động của trường tuân theo phương châm sau đây: - Lấy học viên làm trung tâm. Mọi nỗ lực và nguồn lực của Trường CĐKTKTTW được huy động tối đa để phục vụ học viên, đảm bảo học viên đạt được mục tiêu khi vào trường. - Kiến thức và kỹ năng, học và hành. Chất lượng đào tạo cao đẳng chính quy của Trường CĐKTKTTW đạt được nhờ trang bị cho học viên hệ thống kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học viên những kỹ năng chuyên môn cần thiết, tạo điều kiện cho học viên ra trường lập thân và lập nghiệp. - Lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm và sáng tạo. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 17 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW Chất lượng bồi dưỡng của Trường CĐKTKTTW đối với nguồn nhân lực của khu vực kinh tế tập thể đạt được nhờ kết hợp lý luận mới nhất với thực tiễn sinh động, kết hợp kinh nghiệm phong phú của học viên và khơi dậy sáng tạo trong môi trường mới. - Đem lại cơ hội học tập cho nhiều người. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức nhằm đa dạng hoá phương thức đào tạo và bồi dưỡng, góp phần biến việc học tập và bồi dưỡng thành tài sản của nhiều người. * Các ngành và bậc đào tạo: Hệ cao đẳng: Công nghệ thông tin Quản trị kinh doanh Kế toán - Kiểm toán Tài chính ngân hàng Công nghệ kỹ thuật điện Hệ trung cấp chuyên nghiệp: - Kế toán, chuyên ngành: Kế toán hợp tác xã - Kỹ thuật điện, chuyên ngành: Điện Công nghiệp và điện dân dụng - Công nghệ May - Quản trị kinh doanh - Kỹ thuật viên Tin Hệ dạy nghề (trung cấp nghề) - Điện lạnh - Điện dân dụng - Kỹ thuật hàn - Tin học - Kỹ thuật may Ngoài ra nhà Trường còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng mở các lớp đại học tại chức, đào tạo hệ liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng, đại học. Học viên: Vũ Thị Lan Anh 18 GVHD: PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan