Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển xuát khẩu tại chỗ thông qua du lịch...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển xuát khẩu tại chỗ thông qua du lịch

.PDF
78
1165
128

Mô tả:

ViÖn NC Th−¬ng m¹i B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi: Nghiªn cøu ph¸t triÓn xu¸t khÈu t¹i chç th«ng qua du lÞch Cn®t: V−¬ng §øc To¶n 8474 Hµ néi – 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU TẠI CHỖ .............5 1.1. Khái quát chung về xuất khẩu tại chỗ...................................................5 1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................5 1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu tại chỗ đối với nền kinh tế và đời sống xã hội ...................................................................................................6 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá tại chỗ .........................................9 1.1.4. Xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ................................................................................................... 10 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế. ........................................................ 12 1.2.1.Chính sách của nhà nước. ................................................................ 12 1.2.2. Hàng hoá và dịch vụ bán hàng ........................................................ 13 1.2.3. Các điểm vui chơi – khu mua sắm:................................................. 13 1.2.4. Sản phẩm du lịch và khách du lịch ................................................. 14 1.2.5. Giá tour............................................................................................ 14 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch .......................................................... 16 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc......................................................... 16 1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.............................................................. 19 1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................... 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CHỖ THÔNG QUA DU LỊCH TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................25 2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh du lịch VN trong thời gian qua ....................................................................................................................... 25 2.1.1. Thực trạng về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua. .................................................................................................... 25 2.1.2. Thực trạng về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch . 27 2.1.3. Thực trạng về phát triển loại hình sản phẩm du lịch ở Việt Nam... 30 2.1.4. Thực trạng về chính sách phát triển du lịch của Việt Nam ............ 32 2.2. Thực trạng về xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch ở Việt Nam............................................................................................................... 33 2.2.1. Thực trạng mạng lưới bán hàng phục vụ du khách......................... 33 2.2.1.1. Theo sở hữu.............................................................................. 34 2.2.1.2. Theo quy mô: ........................................................................... 35 2.2.2. Thực trạng về sản phẩm hàng hoá phục vụ khách du lịch .............. 39 2.2.2.1. Đồ lưu niệm............................................................................. 39 2.2.2.2. Các sản phẩm gia dụng ............................................................ 41 2.2.2.3. Chất lượng hàng hoá ................................................................ 42 2.2.3. Phong cách và phương thức kinh doanh phục vụ du khách quốc tế ................................................................................................................... 46 2.2.4. Kết quả kinh doanh ......................................................................... 48 2.3. Đánh giá tổng quát về hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch thời gian qua ............................................................................ 49 2.3.1. Thành tựu đạt được ......................................................................... 49 2.3.2. Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch thời gian qua.................................................................................. 49 2.3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế .................................. 54 2.3.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu. .......................................... 54 2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................... 55 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHẤT TRIỂN XUẤT KHẨU TẠI CHỖ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. ..........................................56 3.1. Một số dự báo về tiềm năng xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế trong thời gian tới. ................................................ 56 3.1.1. Dự báo lượng khách du lịch, cầu về hàng hoá xuất khẩu tại chỗ tăng trong thời gian tới...................................................................................... 56 3.1.2. Dự báo tiềm năng tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế.......................................................................... 57 3.2. Quan điểm, định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế trong thời gian tới............................... 58 3.2.1. Quan điểm phát triển....................................................................... 58 3.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch. ................................................................................................................... 59 3.2.2.1. Định hướng về sản phẩm ......................................................... 59 3.2.2.2. Định hướng về tổ chức hệ thống bán hàng .............................. 60 3.3. Các giải pháp phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế đến VN trong những năm tới........................................................ 64 3.3.1. Giải pháp vĩ mô. ............................................................................. 64 3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan. ............................ 64 3.3.1.2. Giải pháp Hợp tác, tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ ............................................... 65 3.3.1.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thị trường................... 66 3.3.2. Giải pháp vi mô............................................................................... 66 3.3.2.1. Giải pháp quy hoạch................................................................. 66 3.3.2.2. Giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tê............................................................................. 68 3.3.2.3. Giải pháp nghiên cứu đánh giá thị trường ............................... 68 3.3.2.4. Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên du lịch và các nhân viên bán hàng. ............................................................................................... 69 3.3.2.5. Xây dựng doanh nghiệp du lịch theo hướng kinh doanh đa ngành ..................................................................................................... 69 3.3.2.6. Xây dựng các trung tâm mua sắm mang tính chất đặc thù của từng địa phương, khu vực ..................................................................... 70 3.3.2.7. Khuyến khích mua sắm (bán hàng giảm giá)........................... 70 3.3.2.8. Phát động phong trào thi thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm cho từng địa phương. ................................................................................... 70 3.3.2.9. Phát triển các loại hình du lịch, đưa các điểm mua sắm vào chương trình du lịch .............................................................................. 70 KẾT LUẬN ................................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tỷ phần ngành du lịch trên GDP ............................................................7 Bảng 2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế tại Việt Nam chia theo khoản chi (Tổng cục Thống kê) ................................................................ 15 Bảng 3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) ................... 25 Bảng 4: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (7/2009)......................... 27 Bảng 5: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ .................................. 28 Bảng 6. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam..................................................... 28 Bảng 7: Số lượng cơ sở lưu trú 1990-tháng 6/2009......................................... 29 Bảng 8: Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009) ...................................... 30 Bảng 9: Doanh thu xã hội từ du lịch giai đoạn 2001 – 2009 (nghìn tỷ đồng) .. 48 Bảng 10: Doanh thu xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch giai đoạn 2001 – 2009 (tỷ đồng) ....................................................................................... 48 LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 ( Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009 ), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9% GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới ". Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008 ): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu ( export income ) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày . Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ”. Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Tất cả các chuyên gia kinh tế toàn cầu đều công nhận du lịch chính là một "con gà đẻ trứng vàng" cho mọi quốc gia, ngành công nghiệp không khói này hàng năm đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo sức bật cho nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với nền kinh tế Việt Nam, Du lịch hiên đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, là ngành xuất khẩu tại chỗ lớn trong ngành kinh tế quốc dân. Du lịch là ngành xuất khẩu đứng trong nhóm 5 những ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản), với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD mỗi năm, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành năm 2009, “Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất” 1 của nhóm Harvard, hay “Một năm của những tin đồn” của Ayumi Konishi Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Trong bản dự báo ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2012, RNCOS cho biết Việt Nam đã đón khoảng 4,25 triệu du khách quốc tế trong năm 2008, 4,3 triệu du khách quốc tế trong năm 2009, và có thể 4,5 triệu năm 2010, 4,8 triệu vào năm 2011 và 5,2 triệu vào năm 2012. Khách quốc tế đến Việt Nam và chi tiêu của khách quốc tế khi đến Việt Nam, đây là hình thức "xuất khẩu tại chỗ", thu về được một lượng ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kinh doanh hàng hoá phục vụ du khách quốc tế, cũng là một hình thức giới thiệu có hiệu quả, sản phẩm hàng hóa Việt Nam đến các nước trên thế giới. Đây là hình thức tạo tiền đề cho quan hệ đầu tư, thương mại.. Trong những năm gần đây, khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ tăng khá về số lượng, mà còn tăng cao về chi tiêu. Nhờ vậy, lượng ngoại tệ có từ nguồn chi tiêu của khách quốc tế không ngừng gia tăng: năm 2005 đạt 2,3 tỉ USD, năm 2006 đạt 2,85 tỉ USD, năm 2007 đạt 3,5 tỉ USD, năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, năm 2009 mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, chỉ đứng sau nguồn kiều hối (năm 2006 là 4,7 tỉ USD), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (2007 đạt 4,5 tỉ USD), còn đứng trên các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (trên 2 tỉ USD), nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (khoảng hơn 2 tỉ USD vốn gốc). Nhưng nếu so sánh mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách nước ngoài đến Việt Nam thì còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. (Trung bình một khách du lịch quốc tế thuộc diện giàu có đến Việt Nam mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300 - 700 USD, quá ít ỏi so với Thái Lan chi tiêu từ 1.200 USD - 1.500 USD; Singapore khoảng từ 1.500 USD- 2.000 USD; ở các nước EU là 4.000- 5.000 USD). Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tập trung lại thì do nước ta còn thiếu các dịch vụ giải trí và dịch vụ mua sắm hàng hoá. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế với thế giới, trong khi đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đang thu hút ngày càng nhiều lượng du khách đến Việt Nam, vấn đề đặt ra là làm sao khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng chi tiêu nhiều cho mua sắm hàng hoá, dịch vụ. 2 Trên thế giới, nhiều nước đã có những công trình nghiên cứu để khai thác thế mạnh du lịch của từng nước và đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực du lịch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của họ, đây là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Ở trong nước, tổng cục du lịch Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển ngành du lịch, quy hoạch du lịch, đề tài : “Cơ sở khoa học và giải pháp xuất khẩu tại chỗ qua du lịch ở Việt Nam” năm 2003. Ngày 15/3/2007 tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo “Chính sách khuyến khích xuất khẩu tại chỗ qua du lịch”. Hội thảo Đánh giá thực trạng xuất khẩu tại chỗ qua du lịch thời gian qua; Trao đổi về hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến xuất khẩu tại chỗ qua du lịch; Đề xuất sửa đổi và bổ sung chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ qua du lịch. Nhưng tất cả chủ yếu tập trung vào các dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch. Ngoài ra chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu việc kinh doanh hàng hóa phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên nên việc “Nghiên cứu phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch”, theo chúng tôi là cần thiết cấp bách. Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xuất khẩu tại chỗ nói chung, xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch nói riêng, dựa vào các kết luận rút ra từ khảo sát thực trạng xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch. Đối tượng nghiên cứu: − Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; − Các hoạt động kinh doanh hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tế; − Các chính sách của nhà nước liên quan đến xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch; Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian; Từ năm 2000 đến nay và giải pháp cho tới năm 2020; Về không gian; Tập trung vào một số địa bàn trọng điểm có lượng du khách quốc tế lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà nẵng, … Về nội dung: Nghiên cứu phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tập trung vào xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thực tiễn. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp chuyên gia và dự báo. Về nội dung, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu tại chỗ. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch tại Việt Nam trong thời gian qua. 3 Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ ở Việt Nam trong thời gian tới. 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU TẠI CHỖ 1.1. Khái quát chung về xuất khẩu tại chỗ 1.1.1. Khái niệm Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá. Việc bán hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia này sang một quốc gia khác được gọi là xuất khẩu. Như vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, dựa trên cơ sở là sự phát triển hoạt động sản xuất hàng hoá trong nước. Hiện nay xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong tất cả các ngành các lĩnh vực, dưới mọi hình thức, đa dạng phong phú và không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Xuất khẩu đã được xuất hiện và phát triển từ cách đây hàng thế kỷ, từ khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, các thức ăn như coca, chuối, khoai tây mới xuất hiện trên bàn ăn của người dân châu Âu, các gia vị như hạt tiêu, ớt mới làm cho các món ăn trên khắp thế giới trở nên ngon miệng hơn. Từ thức ăn, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ cho đến hàng hóa công nghiệp, khoa học đã được trao đổi qua các quốc gia trên khắp thế giới và mang lại sự thịnh vượng chung như ngày nay. Các hình thức xuất khẩu cũng trở nên rất đa dạng: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ), gia công xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ. Từ giữa những năm của thế kỷ 20, khi các phương thức giao thông, vận chuyển hành khách được phát triển, từ đường bộ, đường biển cho đến đường không, giúp cho việc đi lại giữa các quốc gia cách nhau hàng nghìn km được dễ dàng hơn thì bắt đầu xuất hiện một khái niệm mới của xuất khẩu, đó là xuất khẩu tại chỗ. Xuất khẩu tại chỗ cũng là bán hàng hóa, dịch vụ cho người nước ngoài để thu về ngoại tệ, nhưng việc bán hàng và thu ngoại tệ diễn ra ngay tại nước xuất khẩu, hình thức này có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức xuất khẩu thông thường, nó tiết kiệm được thời gian và không gian và các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, hải quan. Ở nước ta, vào đầu thời kỳ đổi mới, có tiền Việt Nam không dễ mua được ngoại tệ, thế nên bán hàng tại Việt Nam mà thu được ngoại tệ, người ta gọi là xuất khẩu tại chỗ. Bây giờ, doanh nghiệp Việt Nam bán được hàng (linh kiện, phụ kiện, chi tiết) cho các DN nước ngoài đóng tại Việt Nam để họ lắp ráp rồi xuất khẩu, cũng gọi là Việt Nam đã xuất khẩu tại chỗ. Người nước ngoài đến 5 du lịch tại Việt Nam mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam, thanh toán bằng ngoại tệ cũng được gọi là xuất khẩu tại chỗ. Có thể nhận thấy xuất khẩu tại chỗ có những nét đặc trưng; Hàng hoá, dịch vụ không phải vượt qua biên giới quốc gia mà vẫn có thể bán cho khách hàng ngoại quốc và thu về ngoại tệ cho quốc gia; Thương nhân không cần đích thân ra nước ngoài đàm phán với người mua mà người mua tự tìm đến với họ và thanh toán bằng ngoại tệ; Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể được dùng ngay tại chỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài; Doanh nghiệp không phải làm các thủ tục hải quan, khồng phải thuê phương tiện vận chuyển, không phải mua bảo hiểm hàng hoá. Như vậy có thể đi đến khái niệm xuất khẩu tại chỗ: Là việc bán hàng và thực hiện các dịch vụ ở ngay trong nước, chủ yếu cho người nước ngoài, và thanh toán bằng ngoại tệ. Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể được dùng ngay tại chỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài. 1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu tại chỗ đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Xuất khẩu tại chỗ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Từ khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, số doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên, đến nay theo thống kê đã có gần 10 ngàn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với đủ các ngành nghề sản xuất; ô tô, xe máy, hàng điện tử, hàng thực phẩm và dịch vụ. Để tận dụng được các lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài trên đất Việt Nam và các yêu cầu của chính phủ Việt Nam đặt ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã từng bước nâng tỷ lệ nội địa hóa, trên mỗi sản phẩm mà các doanh nghiệp này làm ra ngày càng chiếm tỷ lệ lớn giá trị sản xuất trong nước. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các chi tiết, phụ kiện, các bán thành phẩm cho các doanh nghiệp này đã trực tiếp hoặc gián tiếp tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Đây là hướng xuất khẩu tại chỗ được nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều cơ hội để phát triển và thu về một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước, nếu các doanh nghiệp trong nước khai thác cung cấp các dịch vụ liên quan như dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp, khu chế xuất... Đối với du lịch, tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2001-2009 đạt bình quân 16,6%/năm; Năm 2008, du lịch Việt Nam tiếp đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập ngoại tệ từ hoạt động du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, chiếm trên 55% trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ và đứng thứ 5 trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước. Năm 2009, tuy lượng khách đã giảm khoảng 10% so với năm 2008, nhưng thu nhập ngoại tệ trực tiếp từ du lịch vẫn vào khoảng gần 4 tỷ USD. Thu nhập du lịch 4 tỷ USD mới tính thu trực tiếp, chi tiêu của khách du lịch còn có 3 mảng lớn là vận chuyển, ăn uống và mua sắm, nếu tính cả những khoản này thì con số lên tới trên 6 tỷ USD, tương đương 6,5-7% GDP. Việc phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch không chỉ 6 mang lại những lợi ích từ các dịch vụ như dịch vụ lữ hành, dịch vụ tour du lịch, dịch vụ khách sạn, dịch vụ giao thông, thông tin liên lạc, bảo hiểm... Mà một nguồn thu quan trong là tiêu dùng của khách du lịch quốc tế thông qua hoạt động mua sắm hàng hoá cũng sẽ là nguồn thu ngoại tệ lớn về cho đất nước. Hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa đối với những loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn thu nhập từ du lịch góp phần vào sự quân bình của cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam yếu kém và thiếu ổn định, với mức thâm hụt 12 % GDP năm 2008, do lệ thuộc nặng nề vào nguồn xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, và vì sự thâm hụt của cán cân thương mại. Sự thâm hụt này được bù đắp bằng các nguồn ngoại thu khác, trong đó có du lịch. Biểu đồ dưới đây cho thấy được sự đóng góp đáng kể của nguồn thu nhập du lịch vào sự quân bình của cán cân thanh toán. Biểu 1: Cán cân thanh toán quốc tế của VN năm 2008 Nguồn: do tác giả tự lập Từ góc độ khác, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn biểu hiện qua tỷ phần doanh thu của ngành trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) và tỷ lệ số lượng lao động hoạt động trong ngành trên tổng lực lượng lao động của cả nước. Bảng 1: 7 Xuất khẩu tại chỗ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tại chỗ thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông công nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Việc đáp ứng được các phụ kiện, chi tiết, các bán thành phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài đã góp phần phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương có doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Phát triển du lịch cũng góp phần thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế liên quan như hàng không, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Xuất khẩu tại chỗ tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển việc bán áo dài dân tộc cho khách du lịch sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông, vải sợi, tạo mẫu…Sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ sẽ giúp cho các vùng nguyên liệu như cói, mây tre đan có cơ hội mở rộng và phát triển. Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điên, ngân hàng…Khi du lịch phát triển hoặc khi chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu lượng khách nước ngoài đến nội địa sẽ tăng lên. Cơ hội để bán sản phẩm dịch vụ cho người nước ngoài cũng tăng lên, đồng thời cũng đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng cũng sẽ tăng lên. Một quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hoá với những di tích lịch sử nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch, nhưng quốc gia đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đáp ứng tốt các nhu cầu nghỉ ngơi, mua sắm của khách du lịch, biết đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, biết tôn tạo và phát triển đúng hướng. Thông qua xuất khẩu tại chỗ sản phẩm của Việt Nam có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất, cung cấp dịch vụ luôn thích nghi được với những yêu cầu cao của khách hàng quốc tế. Xét sâu xa hơn, du lịch và các ngành khác có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Ví như muốn tăng lượng khách du lịch quốc tế, thì hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, ngành viễn thông và ngân hàng phát triển. Ngược lại, khi du lịch phát triển, nó sẽ buộc ngành ngân hàng tự cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Như vậy việc đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đã có tác động làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Xuất khẩu tại chỗ có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 8 Từ khi nước ta mở cửa hội nhập đến nay, số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài luôn tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã tạo điều kiện để tăng thêm số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các linh phụ kiện, gián tiêp tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động Việt Nam. Riêng nghành du lịch, cho đến năm 2009, ngành du lịch tạo ra khoảng 450 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Tác động của xuất khẩu tại chỗ đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt, trước hết, mặt hàng xuất khẩu tại chỗ nhiều nhất thường là các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, được sản xuất thủ công là nơi thu hút nhiều lao động vào làm việc. Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tại chỗ có tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm trước kia chỉ bán cho tiêu dùng nội địa, nay có cơ hội đến tay người tiêu dùng nước ngoài với giá trị cao hơn, giúp nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và các cung cấp dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa phương. Du lịch tạo điều kiện phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao trí thức, tạo việc làm và thu nhập cho người bản địa và từ đó tạo nên chính khoản đầu tư cho cuộc sống của họ. Xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội: Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…); Tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua du lịch đã tạo ra việc làm cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá tại chỗ Hiện nay ở nước ta có 3 hình thức xuất khẩu hàng hoá tại chỗ chủ yếu đó là: • Xuất khẩu tại chỗ thông qua việc bán các hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để họ lắp ráp rồi xuất khẩu. 9 Từ khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đã cho phép nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh, cho đến nay ở nước ta có không ít các KCX và KCN, chỉ tính riêng KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có 69 DN nước ngoài, các doanh nghiệp này cũng mong muốn được "nhập khẩu tại chỗ" một số linh kiện, chi tiết, phụ kiện để họ sản xuất ra các sản phẩm để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển và nhiều thứ khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp linh kiện, phụ kiện đáp ứng được các nhu cầu nói trên của các doanh nghiệp nước ngoài và thu về ngoại tệ cho đất nước, đây là một hình thức xuất khẩu tại chỗ. • Xuất khẩu tại chỗ thông qua nhà phân phối nước ngoài Hơn 1 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, đã có một số doanh nghiệp bán lẻ có uy tín của nước ngoài vào Việt Nam như: Parkson, BigC, Metro, KFC, Lotterie… Các doanh nghiệp này vào Việt Nam không những chỉ kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên thị trường Việt Nam mà còn góp phần xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra nước ngoài. Đơn cử như Metro; Hàng năm, Metro đã thu mua, xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài với trị giá lên đến 50 triệu USD. Hàng hoá Việt Nam đã được cung cấp cho mạng lưới các cửa hàng của Metro tại gần 30 quốc gia trên thế giới. • Xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế. Là việc khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam sử dụng các dịch vụ du lịch, mua sắm hàng hóa tại Việt Nam, thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch hiên đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, là ngành xuất khẩu tại chỗ lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 1995, bắt đầu với con số khiêm tốn 1.35 triệu khách quốc tế, tăng lên 4.3 triệu du khách với doanh thu 4,02 tỷ USD vào năm 2008, năm 2009 tuy lượng khách quốc tế đến Việt Nam có giảm nhưng số ngoại tệ thu được vẫn đạt con số xấp xỉ 4 tỷ USD. 1.1.4. Xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Hoạt động mua sắm trong khi đi du lịch là một việc làm tự nhiên gắn bó hữu cơ với việc đi du lịch. Ban đầu, du khách mua các sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để làm quà tặng, quà biếu cho người thân, cho bạn bè hay để kỷ niệm về chuyến đi du lịch. Những sản phẩm này phải đảm bảo sự khác lạ, mang tính đặc trưng của điểm du lịch mà nơi khác không có (Một số du khách từ các nước phát triển ưa chuộng một vài sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam như: lụa tơ tằm, thổ cẩm, gốm sứ, đồ giả cổ, tranh tượng nghệ thuật…). Tuy nhiên, ngày nay mua sắm trong khi du lịch đã trở nên đa dạng hơn trước. Các sản phẩm hàng hoá được du khách mua cũng phong phú hơn. Nó không chỉ 10 được dùng làm quà kỷ niệm, quà tặng, quà biếu mà nó còn là đồ dùng, những vật dụng có giá trị sử dụng cho sinh hoạt, cho đời sống hàng ngày. Trước đây, việc mua sắm hàng hoá tại nơi du lịch thường là những hàng hoá gọn nhẹ, nhỏ, thuận tiện cho vận chuyển. Nhưng giờ đây, giới hạn về sản phẩm trong mua sắm không còn nữa, du khách có thể mua bất cứ sản phẩm nào mà họ cho là phù hợp, cần thiết với họ và đáp ứng những mong muốn khác nhau, điều này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nhu cầu của từng thị trường khách du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngoài nhu cầu tham quan giải trí họ còn có nhu cầu mua sắm, hàng hoá họ thường quan tâm mua sắm là: Những loại hàng dùng để làm kỷ niệm chuyến đi, vì vậy nó phải mang tính đặc thù của Việt Nam; hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, tranh nghệ thuật; Những loại hàng tiêu dùng như: Quần áo, dày giép, túi xách có những nét đặc sắc của Việt Nam mà họ ưa thích như áo dài Việt Nam…Ngoài ra còn nhiều loại hàng thực phẩm khô, thực phẩm đã qua chế biến, hoa quả…Tất cả các loại hàng hoá đó bán cho khách du lịch quốc tế ở các chợ, các cửa hàng, các trung tâm mua sắm ở Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp thu ngoại tệ, được gọi là xuất khẩu hàng hoá tại chỗ. Như vậy có thể khái quát về xuất khẩu hàng hoá tại chỗ là: Việc bán hàng cho khách Du lịch được thực hiện trên đất Việt Nam và thu ngoại tệ về cho đất nước. Hàng hóa khách du lịch thường mua là hàng mang tính đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ... và một số mặt hàng miễn thuế được bán tại cửa khẩu. Xét dưới góc độ tiêu thụ hàng hoá, mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã góp phần vào việc tăng lượng người tiêu dùng hàng hoá Việt Nam. Thông qua các công ty du lịch, hàng năm đã làm tăng thêm cho đất nước ta hàng triệu khách hàng. Các hãng du lịch dẫn khách thăm quan, đến các chợ các trung tâm mua sắm, các làng nghề Bằng các hoạt động thăm quan các xưởng sản xuất thủ công, được trực tiếp nhìn thấy những bàn tay tài ba của người thợ thủ công làm ra những sản phẩm tuyệt tác, nếu khách du lịch ưng ý có khi họ trả giá cao gấp 10 lần giá trị sản phẩm, người sản xuất đã có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không phải thông qua khâu trung gian. Hoạt động mua sắm trong du lịch có tác động tích cực đến thu nhập xã hội, qua tiêu dùng, du lịch tác động lên lĩnh vực lưu thông do vậy ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển sản xuất hàng hoá đặc biệt là hàng thủ công truyền thống. Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật hình thức. Do vậy du lịch mua sắm góp phần định hướng cho sự phát triển của ngành sản xuất về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuất. Các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, khi về nước họ sẽ là người tiếp thị cho 11 hàng hoá Việt Nam trên đất nước của họ, thương gia nước ngoài có thể trực tiếp nhìn thấy và sử dụng sản phẩm của công ty, nếu ưng ý, họ sẽ đặt những lô hàng lớn.. Ở Việt Nam nhiều năm qua, gốm sứ Hải Dương có những đơn hàng đều đặn từ Nhật Bản, có được những đơn hàng này là nhờ vào những sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, thông qua những showroom ở các chuỗi nhà hàng, khách sạn của Saigontourist, nơi mà khách du lịch Nhật đã thăm quan và mua sắm trong các chuyến đi du lịch tại Việt Nam. Không những gốm sứ Hải Dương, nhiều doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ khác cũng tìm được những đơn hàng lớn thông qua những sản phẩm mỹ nghệ nhỏ trưng bày ở showroom trong nước. Du lịch mua sắm góp phần điều chỉnh thị trường, giúp các nhà sản xuất định hướng sản phẩm, thu hút khách, điều chỉnh chính thị trường khách của mình, hướng khách hàng đến với sản phẩm sản xuất ra. Thông qua mua sắm, tiêu dùng sử dụng dịch vụ hàng hoá giữa khách du lịch và người dân địa phương đã hình thành nên mối quan hệ văn hoá giữa du khách và người dân bản xứ. Những sản phẩm hàng hoá được bán cho du khách cũng là một phương tiện truyền bá các giá trị văn hoá dân tộc. Du khách tìm mua những sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để thấy được nét văn hoá đặc sắc của địa phương, của dân tộc. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, khi có nhu cầu mua sắm họ thường tìm đến những khu vực kinh doanh có tập trung nhiều chủng loại hàng hoá để lựa chọn , đó có thể là các chợ lớn, các hội chợ, các trung tâm mua săm lớn, các showroom giới thiệu hàng xuất khẩu, các cơ sở làng nghề, các quầy hàng ở khách sạn. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế. 1.2.1.Chính sách của nhà nước. Chính sách của nhà nước mà cụ thể là các chính sách thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm hàng hoá mà khách du lịch quốc tế mua, nếu được hoàn thuế giá trị gia tăng, thì việc này đã gián tiếp làm cho giá hàng hoá rẻ đi, kích thích sự mua sắm của khách du lịch, góp phần làm tăng lượng hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu tại chỗ. Chính sách hải quan; Bao gồm những mặt hàng nào được mang ra khỏi nước sở tại, những mặt hàng nào không được mang ra, đặc biệt là những hàng thủ công mỹ nghệ giả cổ, nếu chính sách rõ ràng, thủ tục thông thoáng, khách mua hàng khi làm thủ tục xuất cảnh không gặp những trở ngại không đáng có, sẽ kích thích khách mua nhiều hơn. Ngược lại nếu chính sách không rõ ràng, thủ tục xuất cảnh, phức tạp, nhiêu khê sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách du lịch quốc tế. 12 Chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển sản phẩm phục vụ du khách quốc tế, gồm các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, chính sách khuyến khích nghiên cứu sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm phục vụ du khách quốc tế. 1.2.2. Hàng hoá và dịch vụ bán hàng Hoạt động mua sắm trong khi đi du lịch là một việc làm tự nhiên gắn bó hữu cơ với việc đi du lịch. Ban đầu, du khách mua các sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để làm quà tặng, quà biếu cho người thân, cho bạn bè hay để kỷ niệm về chuyến đi du lịch, những sản phẩm này phải đảm bảo sự khác lạ, giàu tính truyền thống, độc đáo mang tính đặc trưng của điểm du lịch mà nơi khác không có. Tuy nhiên, ngày nay mua sắm trong khi du lịch đã trở nên đa dạng hơn trước, các sản phẩm hàng hoá được du khách mua cũng phong phú hơn, nó không chỉ được dùng làm quà kỷ niệm, quà tặng, quà biếu mà nó còn là đồ dùng, những vật dụng có giá trị sử dụng cho sinh hoạt, cho đời sống hàng ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo được những nét đặc trưng cho văn hoá từng vùng, mẫu mã, kiểu dáng có những nét mới lạ, độc đáo, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Nếu là hàng hoá cùng loại thì giá cả phải rẻ hơn. Chất lượng dịch vụ bán hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm hàng hoá của khách du lịch quốc tế, dịch vụ bán hàng tốt thì bán được nhiều hàng và ngược lại. Dịch vụ bán hàng bao gồm yếu tố văn minh lịch sự, tạo mọi điều kiện cho khách hiểu biết về sản phẩm, cách thức sử dụng thưởng thức sản phẩm, đóng gói và vận chuyển ra tận sân bay. 1.2.3. Các điểm vui chơi – khu mua sắm: Khi đi du lịch, ngoài nhu cầu tham quan các danh lam – thắng cảnh của đất nước sở tại, một nhu cầu thiết thực khác của du khách là được vui chơi, thư giãn. Do đó, nơi nào có nhiều điểm vui chơi giải trí phù hợp với sở thích của khách du lịch thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn và ngược lại thì họ sẽ ít chi tiêu hơn. Hơn nữa khách du lịch, ngoài việc tham quan, thư giãn còn có nhu cầu mua sắm hàng hoá, nhưng đa số du khách thường không thông thạo các điểm bán hàng và không có nhiều thời gian để tìm kiếm, vì vậy họ chỉ muốn tập trung vào những khu mua sắm tập trung, có đủ các loại hàng cho họ lựa chọn, vì vậy nơi nào, nước nào hay một khu du lịch nào có những trung tâm mua sắm hấp dẫn, với những sản phẩm đặc thù của địa phương của đất nước, hoặc giá 13 các sản phẩm rẻ hơn đất nước của khách du lịch, thì sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tăng mức chi tiêu của du khách lên. Tiêu chí để trở thành điểm mua sắm thú vị ; Đó là những điểm bán hàng đáp ứng được các tiêu chí như: mặt hàng đa dạng, phong phú; giá cả hợp lý; dịch vụ hậu mãi tốt; có dịch vụ bao quát (phương thức thanh toán đa dạng, vận chuyển tận nơi, đóng gói bao bì chuyên nghiệp...); thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng; vị trí gần các điểm tham quan; có dịch vụ hỗ trợ (bãi xe, chỗ ngồi nghỉ khi mua sắm...). Trên thế giới ngày nay, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các khu mua sắm sầm uất tại Hồng Kông, các khu vui chơi giải trí kín đặc khách du lịch tại Thái Lan, các con phố chuyên bán các mặt hàng truyền thống tại Thâm Quyến, hay thiên đường hàng nhái tại Quảng Châu. 1.2.4. Sản phẩm du lịch và khách du lịch Sản phẩm du lịch có thể kể ra là: du lịch thăm quan; Du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng; Du lịch hội thảo; Du lịch mua sắm… Mỗi sản phẩm du lịch có mức độ chi tiêu khác nhau đối với mỗi khách du lịch như: du lịch tham quan thì mức chi tiêu ít hơn, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch chơi golf, thì du khách sẽ chi tiêu nhiều hơn. Mỗi thị trường có sở thích khác nhau về sản phẩm du lịch, khách du lịch đến từ các quốc gia châu Âu thích được về với thiên nhiên, ở trong nhà lá, đi rừng và leo núi, khách đến từ các nước châu Á lại thích được nghỉ ngơi tiện nghi, sử dụng các dịch vụ chăm sóc đặc biệt với giá cả rẻ hơn nhiều so với quốc gia của họ. VD như khách Nhật Bản thì thích spa, khách Hàn Quốc thì thích đánh Golf. .. 1.2.5. Giá tour Khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài, trước mỗi chuyến đi đều tính toán dự trù các khoản chi của mình. Du khách có thể mua sắm nhiều hay ít, tùy thuộc vào các khoản chi liên quan như đi lại, ăn ở...Nếu các khoản chi liên quan này, chiếm một tỷ lệ cao trong chuyến đi sẽ làm giảm sức mua các mặt hàng khác (đồ lưu niệm, quà tặng; vui chơi) của du khách trong quá trình du lịch. 14 Bảng 2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế tại Việt Nam chia theo khoản chi (Tổng cục Thống kê) Chia ra Tổng số Trung binh 1283.3 Chia theo phương tiện đến Máy bay 1426.2 Ô tô 453.3 Tàu hoả 720.2 Tàu thủy 829.0 Phương tiện khác 690.1 Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 1257.7 Thăm thân 1609.7 Thông tin báo chí 1130.5 Thương mại 1168.7 Hội nghị, hội thảo 1183.6 Mục đích khác 1388.2 Ăn uống Đi lại tại Việt Nam 322.7 234.7 240.2 97.5 213.0 69.3 17.7 88.2 358.4 112.8 183.1 177.2 187.9 260.7 84.3 114.3 125.5 136.0 269.5 72.2 116.6 175.4 107.7 108.3 31.0 67.1 73.7 58.2 234.7 95.0 130.7 149.4 90.3 74.7 27.8 72.5 94.4 71.7 20.4 3.4 2.7 6.5 5.5 99.5 26.8 33.2 26.9 32.8 302.4 363.9 313.5 340.7 363.3 423.7 221.7 336.2 208.4 229.7 223.4 246.9 244.7 313.2 176.2 191.4 182.1 228.0 103.7 125.0 78.4 56.3 71.6 84.2 214.2 68.1 12.9 226.2 76.0 38.0 186.6 69.2 17.9 200.5 69.1 27.6 191.0 53.8 17.8 226.2 85.5 22.5 Nguồn: Tổng cục thống kê Thuê phòng Tham quan Mua hàng hoá Vui chơi, giải trí Y tế Chi khác 90.0 131.2 80.3 53.4 80.6 71.2 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan