Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội trong luật lao động...

Tài liệu Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội trong luật lao động

.DOC
4
109
127

Mô tả:

I. MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực lao động, những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra như phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế thị trường và hình thành thị trường sức lao động, bảo vệ người lao động luôn là những tư tưởng chỉ đạo để thể chế thành những quy định cụ thể trong nội dung của luật lao động. Bên cạnh đó còn có các quy định cơ bản trong Hiến pháp và một số lĩnh vực pháp luật khác. Tất cả các định hướng trên, cùng với những yêu cầu trong thời đại mới hiện nay đã tác động không nhỏ đến nội dung của pháp luật lao động, trở thành những nguyên tắc cơ bản của ngành luật. Quan hệ luật lao động vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội. Do đó cần kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và xã hội trong quá trinh điều chỉnh quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực lao động. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây em xin làm rõ :" Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội trong Luật lao động" II.NỘI DUNG Luật lao động phải kết hợp hai chính sách trên bởi sự yêu cầu cần phải phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó điểu chỉnh. Trong các quan hệ thuộc lĩnh vực lao động vừa có các nội dung kinh tế như lợi nhuận, tiền lương, sự tăng trưởng trong kinh doanh, sản xuất... Vừa có các yếu tố xã hội như: việc làm, thất nghiệp, công bằng xã hội,... Các quy định của nhà nước về lao động không chỉ liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động mà còn liên quan đến mức độ đầu tư, sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Phải có chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời chính sách kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội”. Đó là đường lối chiến lược của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo hoạt động kinh tế, điểu tiết nền kinh tế thị trường. Chủ trương đó đến nay vẫn được Đảng nhất quán trong quá trình thực hiện. Thực hiện tư tưởng đó, luật lao động hiện hành không quy định chi tiết quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên, để các bên được tự do thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao động, phù hợp với điều kiện và khả năng của từng đơn vị, từng thời kỳ...cũng là để thực hiện mục đích xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế. Luật lao động còn có nhiều quy định khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động, khuyến khích sử dụng lao động đạt hiệu quả cao; đồng thời, cũng khuyến khích quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp, từng bước cải thiện điều kiện cho người lao động, nâng cao thu nhập cho họ. Các quy định trên được thể hiện trong rất nhiều nội dung của luật lao động, rõ nét nhất trong các chế định: việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ đối với lao động đặc thù. Ví dụ như Điều 12 ( Chính sách của nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm), Điều 13 ( Chương trình việc làm), Điều 59 (Học nghề và dạy nghề), Điểu 134, 135, 136... Bộ luật lao động. Hệ thống các quy định đó đã góp phần phát triển kinh tế trong từng đơn vị và trên toàn xã hội, đồng thời bào vệ được người lao động và bảo đảm công bẳng xã hội trong lĩnh vực lao động. Luật lao động quy định cho người sử dụng lao động được quyền tự do thuê mướn, nhưng bên cạnh đó người sử dụng lao động cũng phải giải quyết việc làm đối với người tàn tật bằng những phương thức phù hợp, cũng như phải ưu tiên khi tuyển chọn nhân viên, khi nhân viên đó là nữ nhằm tạo dần sự bình đẳng giới và đảm bảo điều kiện cho họ. Quá trình phát triển quy mô và cải thiện kĩ thuật của người sử dụng lao động nhằm tăng cường lợi nhuận cho mình thì cũng phải đồng thời đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện lao động, đảm bảo việc làm và đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động. Các mức quy định về mức đóng góp, chi trả như trợ cấp thôi việc, mất việc bảo hiểm xã hội…của các bên đều phải dựa vào khả năng kinh tế của hộ để sao có thể phù hợp nhất. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chính với những rủi do xảy ra trong quá trình lao động như thiên tai, hỏa hoạn, tai nan khách quan tại nơi là việc, bị phá sản doanh nghiệp…nhưng người lao động cũng phải gánh chịu ở mức độ hợp lí, để phù hợp cho sự phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp cũng như phần nào bảo vệ cho người sử dụng lao động. Chính phủ cũng phải có sự hỗ trơ cho các quỹ giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế trọng lao động nhưng quỹ giải quyết việc làm, quỹ bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ cho các ngành, địa phương, những nơi có nhiều người đến độ tuổi lao động mà chưa có việc làm, mất việc làm. Luật lao động cũng có những ưu tiên rất lớn trong việc cho vay vốn, giảm thuế, hỗ trợ về các trang thiết bị ban đầu, ưu tiên cho thuê đất, cấp mặt bằng....bên cạnh đó có những ưu tiên lớn khác đối với những đơn vị giải quyết được nhiều vấn đề lớn như việc làm cho nhiều lao động nữ, người tàn tật nhằm mục đích phát triển kinh tế đơn vị và ổn định xã hội. III.KẾT LUẬN Từ những phân tích trên, ta có thể thấy sự quan trọng của nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của đất nước. Quán triệt nguyên tắc này, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng bảo vệ người lao động, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế đất nước, xây dựng xã hội công bằng và văn minh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 2. Khoa luật Viện đại học mở Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009 3. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007; 4. Một số trang web  Chinhphu.vn  tracuuphapluat.info
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan