Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động...

Tài liệu Nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học

.PDF
95
243
104

Mô tả:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADHD Attention Dificit Hyperactivity Disorder- Rối loạn tăng động giảm chú ý. Diagnostic and Statistical Manual of Mental DSM Disorder- Sách hướng dẫn chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (Hội tâm thần học Hoa Kỳ) The 10th International Classification of Diseases- ICD-10 World Health Organization- Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của tổ chức y tế thế giới. Tr Trang ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... I DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... II DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. V DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................... vi CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................... 6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu bàn về nhận thức sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp ..................................................................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu bàn về nhận thức và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với tăng động giảm chú ý .......................................................................... 10 1.1.3. Nghiên cứu về rối loạn tăng động giảm chú ý ...................................... 17 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. ............................................. 21 1.2.1. Nhận thức .............................................................................................. 21 1.2.2. Tăng động giảm chú ý ........................................................................... 23 1.2.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ................................................. 37 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 42 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 42 2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................................... 42 2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 45 2.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 45 2.3.2. Xử lý số liệu .......................................................................................... 45 2.4. phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 45 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 45 2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 46 2.4.3.Phương pháp thống kê toán học ............................................................. 48 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 49 iii CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 50 3.1. Nhận thức chung về rối loạn tăng động giảm chú ý ................................ 50 3.1.1. Khả năng nhận diện các biểu hiện tăng động giảm chú ý..................... 50 3.1.2. Nhận thức của cha mẹ về khái niệm hiếu động và tăng động giảm chú ý .. 53 3.1.3. Định nghĩa của cha mẹ về tăng động giảm chú ý ................................. 54 3.1.4. Nhận định về thời gian xuất hiện các biểu hiện .................................... 55 3.1.5. Nhận định về môi trường xuất hiện các hành vi của trẻ có adhd.......... 55 3.1.6. Nhận định về độ tuổi dễ phát hiện tăng động giảm chú ý nhất ............ 56 3.2. Thực trạng nhận diện các biểu hiện, nguyên nhân, cách thức can thiệp và hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ .............................................................................. 57 3.2.1. Thực trạng nhận diện các biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ..... 57 3.2.2. Nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân gây ra adhd ở học sinh tiểu học.... 59 3.2.3. Nhận thức của cha mẹ về phương pháp can thiệp cho trẻ có ADHD......................60 3.3. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện adhd....... 62 3.3.1. Hành vi tìm kiếm thông tin về adhd ...................................................... 62 3.3.2. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện adhd.... 63 3.4. Tương quan giữa nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp ........................................................................... 66 3.4.1. Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với nhận thức về các biểu hiện, nguyên nhân của adhd .................................................................... 66 3.4.2. Tương quan giữa nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp ...................................................................... 67 3.4.3. Hồi quy dự báo hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ adhd từ biến số nhận thức của phụ huynh về các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến adhd ..................... 70 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số điểm luận về các nghiên cứu bàn về nhận thức sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 9 Bảng 1.2. Một số điểm luận về các nghiên cứu bàn về nhận thức ADHD và hành vi tìm kiếm trợ giúp trên thế giới và ở Việt Nam. .................................. 16 Bảng 2.1. Bảng đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .......................................... 42 Bảng 2.2. Đặc điểm của khách thể tham gia nghiên cứu ................................ 43 Bảng 2.3. Đặc điểm về thành viên trong gia đình ........................................... 44 Bảng 2.4. Cấu trúc thang đo sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderblit (dành cho cha mẹ) ......................................................................... 47 Bảng 3.1. Khả năng nhận diện của cha mẹ về tình huống 1 ........................... 51 Bảng 3.2. Khả năng nhận diện của cha mẹ về tình huống 2. .......................... 52 Bảng 3.3. Định nghĩa của cha mẹ về tăng động giảm chú ý ........................... 54 Bảng 3.4. Bảng phân bố tần số và tỉ lệ lựa chọn của cha mẹ về thời gian xuất hiện hành vi ..................................................................................................... 55 Bảng 3.5. Nhận thức về môi trường xuất hiện các hành vi của trẻ có ADHD ..... 55 Bảng 3.6. Độ tuổi dễ phát hiện tăng động giảm chú ý nhất. ........................... 56 Bảng 3.7. Tỉ lệ cha mẹ nhận diện các dấu hiệu của ADHD ........................... 58 Bảng 3.8. Điểm trung bình về nhận thức nguyên nhân. ................................. 60 Bảng 3.9. Điểm trung bình về phương pháp can thiệp. .................................. 61 Bảng 3.10. Mức độ đồng tình của cha mẹ với cách thức tìm kiếm thông tin về ADHD ........................................................................................................ 63 Bảng 3.11. Tỉ lệ % mức độ đồng tình của cha mẹ với cách thức tìm kiếm hỗ trợ cho trẻ ADHD. ........................................................................................... 64 Bảng 3.12. Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với nhận thức về các biểu hiện, nguyên nhân của ADHD .......................................................... 66 Bảng 3.13. Tương quan giữa nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp. ............................................................ 68 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Khả năng nhận diện của cha mẹ về tình huống 1 ....................... 51 Biểu đồ 3.2. Khả năng nhận diện của cha mẹ về tình huống 2. ...................... 52 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân biệt giữa hiếu động và ADHD ............................. 53 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố tần số và tỷ lệ lựa chọn độ tuổi dễ phát hiện ADHD nhất ..................................................................................................... 56 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tăng động giảm chú ý( ADHD) là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên (TE&TTN ).Theo DSM-IV TR thì tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mắc ADHD là 3-7 %, theo số liệu của viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ thì rối loạn này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo nghiên cứu khác của tác giả Ayaka Ishii- Takahashi - Nhật Bản thì tỉ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở nước này tăng từ 3% (1980) lên 7% (2009). Ở Việt Nam, theo báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Lương, bệnh viện tâm thần trung ương Huế thì hiện nay tỉ lệ mắc rối loạn ADHD ở lứa tuổi tiểu học là từ 3-5 % và ngày càng gia tăng (dẫn theo Đỗ Minh Thúy Liên ,2010). Gần hơn, số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền cho thấy tỉ lệ là khoảng 9,3% (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012) ADHD ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ: ảnh hưởng đến hoạt động học tập, sinh hoạt, cũng như các mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh: cha mẹ, bạn bè, thầy cô. Trẻ ADHD thường gây khó chịu cho người khác và hay bị gán cho những nhãn mác: “Hư, bướng, phá phách...” mà không được quan tâm điều trị, làm ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 54% - 84% trẻ em và thanh thiếu niên với tiêu chí ADHD có rối loạn thách thức chống đối (ODD); một phần đáng kể của các bệnh nhân này sẽ phát triển rối loạn hành vi (CD; Barkley, 2005; Faraone et al., 1997). 15%- 19% bệnh nhân ADHD sẽ bắt đầu hút thuốc lá (Milberger et al., 1997) hoặc phát triển các rối loạn lạm dụng chất gây nghiện khác (Biederman et al., 1997). 25% - 35% bệnh nhân ADHD sẽ có một vấn đề học tập hoặc ngôn ngữ cùng tồn tại (Pliszka et al., 1999).Theo báo cáo của Touzin và cộng sự năm 1997 thì trẻ ADHD có nguy cơ thất bại trường học gấp 2-3 lần so với những trẻ cùng lứa tuổi, và 50% trẻ ADHD gặp thất bại ở trường học và nó kéo dài đến tuổi trưởng thành ( Touzin và cs,1997) 1 Ngày nay cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông thì việc cập nhập thông tin về các vấn đề xã hội, kinh tế, sức khỏe và sức khỏe tâm thần ....ngày càng trở lên dễ dàng, việc tìm kiếm thông tin về rối loạn tăng động giảm chú ý không còn khó khăn, chính vì thế số trẻ được đưa đến khám ở các bệnh viện ngày càng nhiều, đặc biệt tại Bệnh viện Nhi trung ương số trẻ đến khám do các biểu hiện: chạy nhảy luôn tục, không chú ý nghe giảng, hay lơ đãng, hay làm việc riêng trong lớp….ngày càng tăng lên.Tuy nhiên, có một thực tế trong quá trình làm việc tôi gặp rất nhiều câu hỏi của phụ huynh khi đưa con đến khám với các biểu hiện như trên rằng “ Con tôi có phải bị tự kỉ không?”, thực tế này chỉ ra rằng chính các cha mẹ vẫn còn nhầm lẫn giữa các triệu chứng của tự kỷ và ADHD, cha mẹ còn có nhận thức sai lầm về bệnh và cách can thiệp. Cũng có một thực tế các cha mẹ e ngại về tác dụng phụ của thuốc khi cho con sử dụng thuốc để can thiệp cho trẻ, nhiều phụ huynh băn khoăn đặt câu hỏi rằng: “Liệu uống thuốc có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không?”, chính vì thế nhiều cha mẹ đã tự ý dừng thuốc, bỏ thuốc trong quá trình can thiệp cho trẻ. Cũng có rất nhiều cha mẹ đưa con đến khám do yêu cầu của giáo viên, do giáo viên phàn nàn quá nhiều về trẻ mà bản thân cha mẹ chưa nhận thức được vấn đề của trẻ. Việc điều trị cho những trẻ ADHD cũng cần được chú trọng để giảm bớt các hậu quả nghiêm trọng do hội chứng này gây ra, giúp trẻ hòa nhập tốt với trường lớp, gia đình và xã hội. Trên thế giới, ở Bỉ , trong chính sách chăm sóc sức khỏe , suốt từ năm 2004 thuốc Ritalin là một trong những thuốc được hỗ trợ đặc biệt để điều trị cho rối loạn này. Ở Mỹ, trong những năm 1990, Chính phủ Mỹ trong cuộc cải cách xã hội với cam kết chi ra một khoản tiền lớn cho những trẻ có khó khăn học tập, mà ADHD là một trong những dự án này . Tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, sự quan tâm của Nhà nước về sức khỏe tâm thần mới chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng người lớn mắc một số loại bệnh tâm thần nặng, nghiêm trọng như: tâm thần phân liệt, động kinh tâm thần, chậm phát triển tâm thần, mà ít chú trọng đến rối loạn như 2 ADHD. Chính vì vậy, công tác sàng lọc phát hiện sớm và chăm chữa cho trẻ ADHD chủ yếu là do gia đình trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của cha mẹ. Tuy nhiên trình độ nhận thức của người dân Việt nam nói chung cũng như của các bậc phụ huynh nói riêng về rối loạn ADHD còn hạn chế. Bằng chứng nghiên cứu đi trước cho thấy có nhiều cha mẹ vẫn quan niệm “trẻ nghịch, hiếu động mới là trẻ thông minh” nên công tác nhận diện, phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ bị ADHD còn gặp rất nhiều rào cản (Trần Thành Nam, 2001). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Trang trên 110 cha mẹ về nhận thức về hội chứng ADHD ở học sinh tiểu học chỉ ra rằng có 71 cha mẹ (chiếm 64,5%) trả lời rằng mình đã từng nghe nói về ADHD, 39 người (chiếm 35,5%) chưa từng nghe qua về ADHD ( Nguyễn Thị Phương Trang, 2016). Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đủ độ tin cậy về nhận thức của cha mẹ đối với rối loạn này. Đó là những lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu : “ Nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho trẻ ADHD ở tuổi tiểu học.” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Phân tích nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho trẻ có biểu hiện ADHD. Chỉ ra mối tương quan giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm hỗ trợ của cha mẹ đối với trẻ ADHD. Từ đó nhằm nâng cao nhận thức và đưa ra định hướng đúng trong việc tìm hỗ trợ phù hợp cho trẻ ADHD. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận Phân tích và xây dựng những vấn đề lý thuyết có liên quan đến biểu hiện, nguyên nhân , cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho trẻ ADHD. 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là thiết kế, xây dựng bảng hỏi làm công cụ nghiên cứu. Bộ công cụ được tác giả xây dựng 3 phục vụ cho đề tài nhằm tiến hành điều tra, thu thập các thông tin , tìm hiểu nhận thức về biểu hiện , nguyên nhân, cách can thiệp và cách thức tìm kiếm trợ giúp cho trẻ ADHD , phân tích và xử lý số liệu thu thập được. 3.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho trẻ có biểu hiện ADHD. 3.2. Khách thể nghiên cứu 274 cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học đang sống trên địa bàn Hà Nội 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là 274 cha mẹ có con có biểu hiện tăng động giảm chú ý trong độ tuổi tiểu học tại ba trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội 5. Giả thuyết nghiên cứu - Nhận thức về nguyên nhân, biểu hiện, cách can thiệp đã có nhiều thay đổi tuy nhiên còn nhiều hạn chế. - Cha mẹ còn có hành vi tìm kiếm trợ giúp chưa phù hợp cho trẻ ADHD. - Có mối tương quan giữa nhận thức của cha mẹ về biểu hiện, nguyên nhân, hình thức can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nhằm hệ thống lại các cơ sở lý thuyết, tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có về ADHD, xem xét các vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước bằng việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí, kỉ yếu...từ đó xây dựng bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ đối với các biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho trẻ ADHD. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 6.2.1. Bảng hỏi nhân khẩu học: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh tế…. 6.2.2. Bảng hỏi về các biểu hiện tăng động giảm chú ý: thang Vanderbilt (cha mẹ hoặc người chăm sóc báo cáo) 4 6.2.3. Bảng hỏi nhận thức về nguyên nhân, phương pháp can thiệp, hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề ADHD 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Từ số liệu thu được khi khảo sát thực tế chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, mã hóa , xử lý số liệu, và phân tích kết quả thông qua phần mềm SPSS nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị , danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục khác , nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày trong 3 chương : Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu bàn về nhận thức sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp 1.1.1.1.Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu của Francois Dabins và Jean – Claude Desenclos chỉ ra rằng nhu cầu về nhận thức của xã hội, của những người cầm quyền, cũng như là nhận thức về tình trạng sức khỏe trong dân số, hay nhu cầu dự báo trước các nguy cơ và khả năng phản ứng trong những trường hợp khủng hoảng do vấn đề vệ sinh sức khỏe ngày càng trở lên cấp bách. Những câu hỏi đặt ra với sức khỏe môi trường, những chấn thương và những bệnh mãn tính ngày càng trở lên phức tạp. Do đó nhu cầu nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng cao. Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm, nhận thức của cộng đồng về các biểu hiện và nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần trên thế giới. Như nghiên cứu của Mc Kenvey và David Sang trên 283 bậc cha mẹ người Việt Nam cho thấy nhận thức các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ được các cha mẹ xác định gồm các triệu chứng nặng như : mất định hướng, hoang tưởng, ảo giác, ý tưởng tự sát…các biểu hiện hành vi khác ít được chú ý hơn, 10% cha mẹ xác định các biểu hiện như : đánh nhau, rối loạn ăn uống, bỏ nhà đi, ăn cắp, lạm dụng chất là các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 50% cha mẹ cho rằng nếu con có biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần thì cần tìm đến bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý, hay các cơ sở chăm chữa khác [30, tr.512-514].Có một số cha mẹ khác tin vào các phương pháp không có bằng chứng khoa học như dùng thảo dược, tâm linh, châm cứu, bấm huyệt. Hầu hết các nghiên cứu về tổn thương sức khỏe tâm thần đều cho thấy nhận thức chung trong cộng đồng 6 về các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần là các dấu hiệu nặng: nói điều vô lý, cười nói một mình, bỏ nhà đi lang thang (Van der Ham et all.2011) [25]. Nghiên cứu của Gur K Sener và cộng sự trên 260 giáo viên cũng cho thấy giáo viên đánh giá các biểu hiện nguy hiểm là các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần. Các biểu hiện khác: kỹ năng xã hội kém, thu mình, xấu hổ ít là các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần [23]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn bộ phận người dân còn định kiến về sức khỏe tâm thần và thiếu sự tìm kiếm điều trị. Nghiên cứu của Kelly và cộng sự (2007) chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp hoặc chỉ tìm tới sau khi khởi phát một thời gian dài [dẫn theo 4,tr 29].Số lượng lớn thanh thiếu niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần không nhận được sự can thiệp chuyên nghiệp cần có (Patel và cs, 2007)[ dẫn the 4,tr29]. Điều này càng rõ rệt ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình (WHO, 2001).Thống kê lý do cho thực trạng này là sự thiếu kiến thức, các định kiến liên quan đến rối loạn tâm thần, và khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc (Kieling và cs, 2011) [dẫn theo 4, tr29]. Nghiên cứu của Merritt và cs (Anh, 2007)[dẫn theo 4,tr 29-37] trên 3313 sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về trầm cảm, gồm nhận diện triệu chứng, hiểu biết về điều trị và chiến lược tìm kiếm trợ giúp cho thấy có 69% đọc tờ rơi, ít hơn ½ số đó cho rằng trầm cảm có thể chữa, không có khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có xu hướng nhận diện triệu chứng tốt hơn và biết thuốc chống trầm cảm không gây nghiện (dẫn theo Đặng Hoàng Minh và Hồ Thu Hà) [dẫn theo 4, tr 29-37] 1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước. Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về nhận thức của cha mẹ về các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần nói chung như nghiên cứu của tác giả Trần Thành Nam năm 2003 “Quan niệm của các bậc cha mẹ về tổn thương sức khỏe tâm thần ở trẻ em ” cho thấy 78,8% hiểu tổn thương SKTT như các biểu hiện của tâm thần phân liệt ( bệnh nhân ít nhiều có biểu hiện của 7 bệnh tan rã nhân cách như mất ý thức, không nhận thức được người thân, kích động đập phá, áo giác , hoang tưởng…, chỉ có khoảng 11,8 % số người trả lời quan niệm tổn thương SKTT là các rối nhiễu ở thể nhẹ , có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ (không có khả năng học tập, tính khí thất thường, hay quên, ít nói…). Trong nghiên cứu này Trần Thành Nam cũng chỉ ra rằng cha mẹ có xu hướng nhận diện tổn thương SKTT thiên về các dấu hiệu cơ thể như rối loạn ngủ, kích động đập phá, hành vi tự sát, cáu kỉnh, chán ăn… nên cha mẹ thường đưa trẻ đến các bác sỹ chuyên khoa khác chứ không đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa tâm thần , đặc biệt ít đưa đến các nhà tâm lý học [9]. Đa số phụ huynh nghĩ, chỉ khi học sinh có biểu hiện nặng như tổn thương về não, viêm não, mất ý thức, đần độn, kích động đập phá, có ảo giác, hoang tưởng, tự kỷ... mới là bị bệnh. Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Tùng về “Nhận thức và hành vi ứng xử của cha mẹ về biểu hiện, nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần ở trẻ em” chỉ ra rằng cha mẹ thường có xu hướng nhận diện các dấu hiệu tổn thương SKTT và bệnh tâm thần nặng nhiều hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 70% trở lên cha mẹ không nhận diện được các vấn đề như chống đối xã hội, nghiện game,stress, lo lắng,đau đầu, đau bụng là tổn thương sức khỏe tâm thần. Cha mẹ nhận thức nguyên nhân gây ra bệnh/ vấn đề sức khỏe tâm thần chủ yếu là do các yếu tố sinh học và sang chấn tâm lý trong cuộc đời. Số liệu cũng cho thấy cha mẹ có xu hướng không đồng ý yếu tố động cơ cá nhân hoặc yếu tố xã hội, tương tác liên cá nhân là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tâm thần. Chính vì vậy, họ có xu hướng không thừa nhận các vấn đề hành vi vi phạm pháp luật, chống đối xã hội, nghiện game, béo phì là các bệnh/ vấn đề SKTT. Tuy nhiên, so sánh với các nghiên cứu đi trước, nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân các bệnh tâm thần có sự chuyển biến theo hướng tích cực ở chỗ cha mẹ phần lớn không cho rằng yếu tố tâm linh là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần. Việc lựa chọn điều trị cũng mang tính khoa học hơn, phần lớn cha mẹ lựa chọn và tin vào hiệu quả trị liệu dùng thuốc (Tây Y) và sau đó là trợ giúp từ nhà trường [16,tr290-297]. 8 Những nghiên cứu về nhận thức về nhóm bệnh cụ thể chủ yếu tập trung vào nhận thức về tự kỷ, nhận thức về lo âu, trầm cảm như “Nhận thức về tự kỉ của sinh viên năm cuối các nghành chăm sóc sức khỏe tâm thần” của Trịnh Thanh Hương- năm 2013; “Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” của Nguyễn Thị Bình- năm 2015. Có rất ít nghiên cứu bàn về nhận thức về tăng động giảm chú ý. Có thể tóm lại các kết quả chính một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước trong bảng dưới đây Bảng 1.1. Một số điểm luận về các nghiên cứu bàn về nhận thức sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp trên thế giới và ở Việt Nam Tác giả Số mẫu Nhận thức Biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ được Mc Kenvey 283 cha các cha mẹ xác định gồm các và David mẹ triệu chứng nặng như : mất Sang định hướng, hoang tưởng, ảo giác, ý tưởng tự sát [30] Biểu hiện tổn thương sức Van der khỏe tâm thần là các dấu hiệu Ham et nặng: nói điều vô lý, cười nói all.2011 một mình, bỏ nhà đi lang thang [25] 260 Biểu hiện nguy hiểm là các Gur K Sener giáo biểu hiện tổn thương sức et all viên khỏe tâm thần [23] Hành vi tìm kiếm trợ giúp 50% cha mẹ cho rằng nếu con có biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần thì cần tìm đến bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý, hay các cơ sở chăm chữa khác [30] Hầu hết các trường hợp không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp hoặc chỉ tìm tới sau khi khởi phát một thời gian dài Số lượng lớn thanh thiếu niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần không nhận được sự can thiệp chuyên nghiệp cần có Kelly và cộng sự (2007) Patel và cs, 2007 9 Nhận thức về trầm cảm, gồm nhận diện triệu chứng, hiểu biết Merritt và 3313 về điều trị và chiến lược tìm cs (Anh, sinh kiếm trợ giúp cho thấy có 69% 2007) viên đọc tờ rơi, ít hơn ½ số đó cho rằng trầm cảm có thể chữa 78,8% hiểu tổn thương SKTT như các biểu hiện của tâm thần phân liệt (bệnh nhân ít nhiều có biểu hiện của bệnh tan rã nhân Cha mẹ thường đưa trẻ đến cách như mất ý thức, không các bác sỹ chuyên khoa Trần Thành nhận thức được người thân, 309 phụ khác chứ không đưa trẻ đến Nam năm kích động đập phá, áo giác, huynh bác sỹ chuyên khoa tâm 2003 hoang tưởng). Cha mẹ có xu thần, đặc biệt ít đưa đến hướng nhận diện tổn thương các nhà tâm lý học [9] SKTT thiên về các dấu hiệu cơ thể như rối loạn ngủ, kích động đập phá, hành vi tự sát, cáu kỉnh, chán ăn [9] Cha mẹ thường có xu hướng nhận diện các dấu hiệu tổn thương SKTT và bệnh tâm Phần lớn cha mẹ lựa chọn thần nặng nhiều hơn. Nghiên Đặng Thị và tin vào hiệu quả trị liệu 221 cha cứu cũng chỉ ra rằng 70% trở Thanh Tùng dùng thuốc (Tây Y) và sau mẹ lên cha mẹ không nhận diện (2015) đó là trợ giúp từ nhà trường được các vấn đề như chống đối [16] xã hội, nghiện game, stress, lo lắng,đau đầu, đau bụng là tổn thương sức khỏe tâm thần[16] Có thể nhận xét rằng, hầu hết các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế chỉ ra rằng nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần nói chung còn hạn chế. Đặc biệt là các hành vi ít gây nguy hại thì ít được để ý đến. Người dân còn thiếu sự tìm kiếm trợ giúp phù hợp cho các rối loạn tâm thần. 1.1.2. Những nghiên cứu bàn về nhận thức và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với tăng động giảm chú ý 1.1.2.1.Nghiên cứu trên thế giới Đối với nhóm hành vi: nghịch ngợm, phá phách, ít tập trung chú ý, khó khăn trong hoạt động nhóm, khó hoàn thành nhiệm vụ, hay quên trong các 10 hoạt động hàng ngày…là các biểu hiện của tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động ở trường lớp, trong sinh hoạt cá nhân cũng như gia đình của trẻ. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên mức độ nhận thức của cha mẹ, giáo viên.. là rất khác nhau. Chính vì thế có rất nhiều nghiên cứu nhận thức của cộng đồng về rối loạn tăng động giảm chú ý đã được thực hiên. Nghiên cứu của Schmiedeler (2013) trên 353 giáo viên tiểu học và trung học về kiến thức và quan niệm về ADHD bao gồm biểu hiện, chẩn đoán, nguyên nhân, và can thiệp cho thấy rằng có 54,2% trả lời đúng, 16,9% không chính xác, và 28,8% "không biết" . Schmiedeler cũng báo cáo rằng các giáo viên giữ một quan niệm sai lầm đáng kể về ADHD. Còn các tác giả Blotnicky-Gallant, Martin, McGonnell, và Corkum (2014) đã nghiên cứu kiến thức và niềm tin của 113 giáo viên từ sáu trường học trên khắp Nova Scotia về ADHD cho thấy rằng chỉ có 68% có kiến thức về triệu chứng / chẩn đoán, và họ ghi nhận kém về nguyên nhân và cách thức can thiệp cho trẻ ADHD [28,tr 38-43]. Năm 2002 tiến sỹ Pescosolido và cộng sự đã tiến hành cuộc khảo sát trên 1.139 người nhằm tìm hiểu mức độ kiến thức và lựa chọn điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong cuộc phỏng vấn, người trả lời trả lời câu hỏi về việc liệu họ đã nghe nói về ADHD, những gì họ biết về ADHD, niềm tin của họ về việc liệu ADHD thực sự là một bệnh chỉ ra rằng dưới hai phần ba số người được hỏi (64%) đã nghe nói về ADHD; họ không thể cung cấp thông tin chi tiết về các rối loạn. Phụ nữ và những người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng đã nghe nói về ADHD; người Mỹ gốc Phi, các thành viên của các nhóm sắc tộc không phải là người da trắng khác ít có khả năng nghe nói về ADHD. Trong số những người trả lời đã nghe nói về ADHD, 78% cho biết họ tin rằng ADHD là một bệnh thực; phụ nữ da trắng và người có thu nhập cao hơn thường tin vào điều đó[27, tr 626-631]. Trong khi đó các nhà phê bình thì cho rằng ADHD không phải là một căn bệnh "thực" mà là một chuỗi các hành vi mà cha mẹ và nhà trường không muốn hoặc không thể chịu đựng được. Theo 11 các nhà phê bình, phụ huynh và giáo viên chấp nhận nhãn chẩn đoán và kê đơn thuốc kích thần (psychostimulant) vì đó là giải pháp tương đối đơn giản, không tốn kém, và cho tác dụng nhanh để giải quyết các vấn đề phức tạp. Các nhà phê bình cho rằng ADHD là chẩn đoán quá mức và rằng trẻ em đang được điều trị không cần thiết và không phù hợp. Một số nghiên cứu khác đo kiến thức ADHD và quan niệm sai lầm về ADHD chỉ ra rằng niềm tin vào kiến thức có sức mạnh rất lớn ảnh hưởng đến việc tìm kiếm sự trợ giúp cho trẻ có ADHD (Anderson, Watt, Noble, & Shanley, 2012; Dole & Sinatra, 1998; Taylor & Kowalski, 2004). Do đó, một niềm tin mạnh mẽ trong nhận thức không chính xác có thể là một rào cản trong tìm sự giúp đỡ hoặc sử dụng một hình thức cụ thể trong điều trị ADHD. Ví dụ, cha mẹ giữ quan niệm sai lầm mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc kích thần cho ADHD (ví dụ, họ dẫn đến lạm dụng chất lớn hơn) có thể miễn cưỡng xem xét lựa chọn điều trị này cho con của họ hoặc họ có thể trì hoãn tìm sự giúp đỡ ở nơi đầu tiên nếu thuốc được coi là sự can thiệp đầu tiên. Những bậc cha mẹ, lần lượt, có thể tìm thấy phương pháp điều trị ít được chấp nhận hơn. Cha mẹ khác có thể giữ quan niệm sai lầm tương tự, nhưng không phải là mạnh mẽ. Những phụ huynh có thể dễ tiếp thu thông tin mới và có thể được mở để thay đổi nhận thức của họ theo thời gian. Những thay đổi trong nhận thức có cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện và duy trì sự tiến bộ trong quá trình điều trị (Hoza et al., 2006). Nói chung, phụ huynh của trẻ em bị ADHD có xu hướng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe của nhân viên chuyên nghiệp, nhân viên nhà trường, các mạng xã hội, Internet, và các nguồn phương tiện truyền thông khác . Một nguồn tin đặc biệt quan trọng có thể là Internet vì nhiều cá nhân sử dụng Internet như một nguồn tìm kiếm những thông tin về ADHD (Akram et al, 2009;Bussing et al, 2012). Theo nghiên cứu của Mark J. Sciutto trên 196 người về quan niệm, nhận thức và sự chấp nhận điều trị đối với ADHD nhằm mục đích khám phá yếu tố 12 ảnh hưởng đến quyết định giúp đỡ, tìm kiếm đó là kiến thức và quan niệm sai lầm về ADHD và chấp nhận điều trị chỉ ra rằng mức cao hơn của quan niệm sai lầm về ADHD có liên quan với sự chấp nhận thấp hơn của thuốc và sự chấp nhận cao hơn của các can thiệp dinh dưỡng. Còn trong nghiên cứu của Johnston, Seipp, Hommersen, Hoza, và Mỹ (2005) chỉ ra rằng cha mẹ với nhiều niềm tin hợp lý về ADHD và điều trị của nó cho thấy sự chấp nhận và sử dụng cả hai phương pháp điều trị hành vi và thuốc men cho ADHD hơn. Những người có niềm tin sai lầm về ADHD có nhiều khả năng tìm thấy sự can thiệp thay thế (ví dụ, chế độ ăn uống) là chấp nhận hơn (Johnston et al., 2005). Trong nghiên cứu về mức độ kiến thức và sử dụng điều trị của Pescosolido chỉ ra rằng hầu hết người được hỏi (65%) đã thông qua việc sử dụng cả tư vấn và dùng thuốc, mặc dù tư vấn đã được xác nhận như là một điều trị duy nhất thường xuyên hơn so với thuốc.Trong một nghiên cứu khác dựa trên dữ liệu từ năm 1998 Social Survey, McLeod và các đồng nghiệp [32] báo cáo có khoảng 30% số người được hỏi nói rằng họ rất sẵn sàng hay phần nào sẵn sàng để cung cấp thuốc cho một đứa trẻ có triệu chứng phù hợp với chẩn đoán ADHD.Trong khi đó, ít người nghĩ rằng trẻ em bị ADHD nên không được điều trị, nhiều người trả lời hơn thể hiện một sở thích cho điều trị kết hợp. Một nghiên cứu khác cho thấy mức độ nhận thức và sự e ngại của cha mẹ do hậu quả của tăng động giảm chú ý gây ra là khá rõ ràng. Theo cuộc điều tra trên 102 phụ huynh có con ADHD của IPSOS y tế thuộc Vương Quốc Anh - 2004 cho thấy các cha mẹ lo ngại về tương lai của trẻ, và cho rằng trẻ bị ADHD thường phải đối mặt với sự cô lập xã hội. Có 94 % cha mẹ đồng ý với các tuyên bố: ADHD đe dọa đến thành tích học tập và hạn chế thành công trong sự nghiệp tương lai của trẻ, 89 % cha mẹ đồng ý với ý kiến cho rằng các sinh hoạt trong gia đình bị gián đoạn, 76 % đồng tình với ý kiến cho rằng rất khó khăn khi đi cùng trẻ đến một nơi nào đó và khó khăn trong việc tìm người trông giữ trẻ. Nghiên cứu này cũng cho thấy các cha mẹ cho rằng ADHD ảnh hưởng lớn lên cuộc sống gia đình: thời gian để cho một trẻ ADHD ngủ lâu 13 hơn nhiều so với trẻ bình thường. Một nghiên cứu khác của Adore thuộc Anh cũng chỉ ra sự lo ngại của cha mẹ về tương lai của trẻ và sự cô lập xã hội mà trẻ ADHD gặp phải, kết quả nghiên cứu chỉ ra có gần một nửa số trẻ bị ADHD không được mời đến các sự kiện xã hội , trong một tháng có 45 % trẻ ADHD không bao giờ được mời , 30 % trẻ ADHD không được mời hơn 3 lần, trẻ được mời đến các sự kiện xã hội là rất ít chỉ 14 % trẻ được mời 1 lần, 6 % được mời 2 lần, 5 % được mời 3 lần. Cũng theo một nghiên cứu của IPSOS năm 2005 trên các cha mẹ có con từ 5-16 tuổi cho thấy hầu hết bố mẹ trẻ có con có ADHD cảm thấy mệt mỏi và bị ảnh hưởng bởi hành vi kéo dài của trẻ trong ngày,và hiệu suất ở trường của trẻ, 80 % cha mẹ cảm thấy mệt mỏi với các hành vi kéo dài, 70 % cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng bởi hiệu suất làm việc ở trường của trẻ.Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hầu hết các bậc cha mẹ của trẻ ADHD cảm thấy quá mệt mỏi để bình thường hóa các mối quan hệ xã hội, 64 % các cha mẹ đã hủy các sự kiện xã hội do mệt mỏi. Từ những nghiên cứu trên cho thấy cha mẹ nhận thức khá rõ về biểu hiện, những khó khăn của trẻ ADHD, tuy nhiên các cha mẹ chưa có cách thức tìm kiếm hỗ trợ phù hợp để giúp đỡ trẻ cũng như giảm bớt những căng thẳng và mệt mỏi do tình trạng bệnh của trẻ gây ra (Chew St., Allentown, PA 18.104, Hoa Kỳ.) 1.1.2.2. Nghiên cứu trong nước Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về tăng động giảm chú ý ở trẻ em, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tỉ lệ mắc tăng động giảm chú ý, các đặc điểm tâm lý lâm sàng của trẻ ADHD như: “Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý” tác giả Nguyễn Thị Vân Thanh – năm 2010. “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý của trẻ em từ 6-10 tuổi” tác giả Đỗ Minh Thúy Liên- năm 2013. “Thực trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở 2 trường tiểu học tại Hà nội” tác giả Nguyễn Thị Vân Thanh- Nguyễn Sinh Phúc - năm 2007. “Nghiên cứu tỉ lệ học sinh tiểu học có tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình- Hà Nội” tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền – Năm 2012. Có 14 một số nghiên cứu nhận thức về tăng động giảm chú ý như “Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Linh Trang-2012 cho thấy hầu hết giáo viên đều biết về thuật ngữ “tăng động giảm chú ý”. Tuy nhiên hiểu biết chung về bệnh còn hạn chế và có mức độ không đồng đều nhau ở nhóm giáo viên. Nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ về hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở học sinh tiểu học” của Nguyễn Thị Phương Trang-2016 ở Đà Nẵng cho thấy 64,5% cha mẹ đã từng nghe nói về ADHD, 35,5% chưa từng nghe qua về ADHD. Ở Việt Nam, các nghiên cứu có đủ độ tin cậy về nhận thức của cha mẹ đối với tăng động giảm chú ý gần như là chưa có. Nó chỉ được đề cập đến như một phần nhỏ trong các nghiên cứu nhận thức về sức khỏe tâm thần, như trong nghiên cứu của Trần Thành Nam (2001) thì cha mẹ hay đánh đồng tăng động với trẻ hiếu động nghịch ngợm, và là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh, ham mê khám phá. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Tùng (2014) thì cha mẹ nhận thức tốt hơn các dấu hiệu của tăng động giảm chú ý. Do đó việc nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về biểu hiện, nguyên nhân, cách thức can thiệp và hành vi tìm kiếm cho trẻ có tăng động giảm chú ý là cần thiết. Để từ đó thiết lập chương trình giáo dục nhận thức cho cha mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng tăng động giảm chú ý, và có cách thức tìm kiếm hỗ trợ phù hợp. Để tóm lại về những nghiên cứu đi trước liên quan đến nhận thức về ADHD và hành vi tìm kiếm trợ giúp. Xin xem bảng 1.2 dưới đây. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan