Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Nhom su bai day lien mon lop 10...

Tài liệu Nhom su bai day lien mon lop 10

.DOC
10
352
69

Mô tả:

bai 20 lich su 10
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở GD& ĐT Lạng Sơn - Trường THPT Đồng Bành - Địa chỉ: - Điện thoại: …………… Email: - Thông tin về giáo viên. 1. Họ và tên: Vũ Thị Phấn Ngày sinh: 9/6/1984 Môn: Lịch sử Điện thoai: 0983917820 Email: [email protected] 2. Họ và tên: Dương Thị Thanh Loan Ngày sinh: 21/9/1988. Môn: Lịch sử Điện thoại: 0972672089 Email: [email protected] Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học. Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân, môn ngữ văn, địa lý, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục di sản vào dạy môn lịch sử lớp 10 bài 20 “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV” 2. Mục tiêu dạy học. a. Kiến thức: Học sinh hiểu được: - Học sinh hiểu được sự phát triển về tư tưởng, tôn giáo thời phong kiến với hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo làm nền tảng tư tưởng cho sự tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến. - Học sinh biết được sự phát triển của nền giáo dục thời phong kiến về chế độ khoa cử, nội dung giáo dục và mục tiêu giáo dục để từ đó thấy được những điểm mới, tích cực trong chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay mà chương trình môn giáo dục công dân 12 đề cập cũng như những đổi mới mà Bộ giáo dục đang thực hiện. - Học sinh hiểu sâu hơn tình hình phát triển của nền văn học thời phong kiến với thể loại thơ chữ Hán, hiểu về tác giả, nội dung phản ánh, giá trị nghệ thuật của một số thiên hùng văn cổ trong chương trình văn học cấp THPT: Chiếu dời đô; Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo; Bạch Đằng giang phú - Học sinh có hiểu biết về các thành tựu nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, ca, múa nhạc….. đó là những giá trị văn hóa vô giá mà ông cha tạo dựng, gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay. Từ đó hiểu được thế nào là di sản văn hóa, đâu là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Hiểu chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về văn hóa. - Học sinh biết được nhân dân ta đã đạt được những thành tựu KHKT to lớn như thế nào, hiểu được đó là thành quả của nền giáo dục hiện hành, là sản phẩm kết tinh từ lòng yêu nước, khả năng sáng tạo của con người thời phong kiến để truyền lại cho con cháu hôm nay. Hiểu được chính sách đối với khoa học của Đảng ta. b. Kĩ năng. - Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa. - Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật. - Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, lòng tự hào dân tộc trong cuộc sống hàng ngày. c. Thái độ. - Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa. - Biết ơn những người có công xây dựng đất nước. - Có tinh thần đoàn kết dân tộc. Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và nhà nước ta. - Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật. 3. Đối tượng dạy học của bài học. Học sinh lớp 10A2 Học sinh khối 10. 4. Ý nghĩa của bài học. HS hiểu được giá trị lịch sử của các thành tựu văn hóa của cha ông để lại. Những giá trị văn hóa đó, Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện khinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. HS biết tuyên truyền tới mọi người phải bảo vệ di sản văn hóa. HS hiểu rõ giá trị nền tảng văn hóa của ông cha là cơ sở thiết lập các quan hệ hữu nghị hợp tác hiện nay, góp phần tạo ra cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật…….; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Là công dân nước Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải lưu giữ những giá trị văn hóa, phát huy những giá trị ấy đem những giá trị đó đến với bạn bè quốc tế. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Sử dụng máy chiếu, máy tính. - Học liệu sử dụng: + SGK giáo dục công dân các lớp 10-11-12. + Bản dịch, bản chữ Hán của “Chiếu dời đô”, “ nam quốc sơn hà”, “ Hịch tướng sĩ”, “ Bình ngô đại cáo” + Video 3D về Hoàng Thành Thăng Long. + Luật Di sản 2001 + Tư liệu về nghệ thuật Tuồng, chèo… 6. Tiến trình dạy và học Tiết 26. BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TÔÔC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV Ngày soạn: 15/11/2014 Ngày giảng: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Trong những thế kỷ độc lập, mặc dầu trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến. - Trải qua các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê ở các thế kỷ X – XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (Thăng Long). - Dưới ảnh hưởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2. Tư tưởng, tình cảm: - Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. - Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa. 3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa. II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc. - Một số bài thơ, bài phú của các nhà văn học lớn - Tư liệu về nghệ thuật hát Tuồng, chèo, múa rối…. 2. Học sinh: - Sưu tập những tư liệu, tranh ảnh về thời kỳ này. - Đọc trước bài và thử trả lời các câu hỏi trong SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bàì cũ: Nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần ? 2. Giảng bài mới: Trong gần 6 thế kỷ độc lập, nhân dân ta không chỉ góp sức xây dựng kinh tế, chiến đấu bảo vệ độc lập cho Tổ quốc mà còn xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc. Nền văn hóa ấy đạt được những thành tựu rực rỡ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 20 “ Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI * Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân I. Tư tưởng, tôn giáo: Mục tiêu: Hs hiểu được sự phát triển của hệ tư tưởng nho giáo, phật giáo và đạo giáo ở nước ta Cách thực hiện: - Từ thề kỷ X-XV Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo - Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu được truyền bá vào nước những tư tưởng tôn giáo nào từ Trung Hoa? ta.. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Do tác động của tư tưởng độc lập, tự chủ, ở các thế kỷ X – XVI, Phật giáo giữ một vị trí rất -Từ thế kỷ X-XIV đạo quan trọng, gần như độc tôn (thời Lý – Trần) phật phát triển( quốc - Đạo Phật do ai sáng lập? Nội dung giáo lí giáo) cơ bản của đạo Phật? - Vì sao trong buổi đầu dựng nước, Phật giáo rất được coi trọng? Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ X-XIV? Do tác động của tư tưởng độc lập, tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước Vị trí: gần như độc tôn: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một, chỗ nào có người ở đều có chùa thờ Phật”) - Nho giáo trở thành hệ Trên bước đường phát triển của chế độ phong tư tưởng chủ đạo của kiến và sự phát triển của giáo dục Nho học, chế độ phong kiến Việt giai cấp thống trị dần lấy Nho giáo trở thành Nam. hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến Việt Nam. - Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? Nêu một số giáo lí cơ bản của Nho giáo? (Trung Quốc – Khổng Tử sáng lập (nho gia), Slide tương ứng Slide 2, 3,4 Slide 5,6,7,8,9 ,10 được Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm dương thần học phát triển thành Nho giáo. - Giáo lí cơ bản: đề cao nguyên tắc quan hệ xã hô ôi:”Tam cương, ngũ thường”) - GV có thể phát vấn tiếp hoặc giải thích rõ hơn về đạo lí “Tam cương, ngũ thường” - Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng - Phật giáo và đạo giáo chính thống của giai cấp phong kiến? đi vào nhân dân. Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự kỷ cương,đạo đức phong kiến rất quy củ. Nó là công cụ đắc lực để duy trì và bảo vệ chế độ phong kiến. Phật giáo và đạo giáo đi vào nhân dân. II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa họcHoạt động 2: Hoạt động nhóm kỹ thuâ Ôt: Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về 1. Giáo dục: giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ - 1070, vua Lý Thánh thuật thời phong kiến Tông lập Văn Miếu thờ Cách thực hiện: Khổng Tử, Chu Công và Nhóm 1: Tìm hiểu về nền giáo dục: 72 vị hiền tài. + Nền giáo dục của nước ta chính thức được - Năm 1075, khoa thi quan tâm xây dựng từ thời gian nào( triều đầu tiên được tổ chức => đại nào)? hình thành nền giáo dục + Những việc làm cụ thể nhằm phát triển Đại Việt. nền giáo dục nước nhà? - Từ thế kỷ XI – XV, + Tác dụng của những việc làm đó như thế giáo dục ngày càng hoàn nào? thiện + Liên hệ với chính sách giáo dục hiện nay -Từ thế kỷ XV(1484), của Đảng và nhà nước ta? nhà nước quyết định Liên hệ kiến thức với môn Giáo dục công dựng bia tiến sĩ. dân lớp 12- Chính sách giáo dục, khoa học - Tuy nhiên giáo dục kĩ thuật. Cụ thể: Nho học chủ yếu phục - Mục tiêu giáo dục hiện nay? vụ các yêu cầu chính trị- Nội dung giáo dục hiện nay? xã hội, không quan tâm - Những đổi mới trong ngành giáo dục hiện nhiều đến KHKT, ít tạo nay? điều kiện phát triển kinh - GV cho học sinh xem hình “Bia tiến sĩ ở Văn tế. Miếu” (Hà Nội) và nêu vấn đề: Từ thế kỷ XV, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ -Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì? (khuyến khích học tập, tôn trọng nhân tài) Slide12,13 ,14,15,16, 17,18,19,2 0,21,22,23 ,24,25,26, 27 Slide 28 Giáo dục kĩ năng sống: Em có suy nghĩ gì khi chứng kiến các bạn học sinh xoa đầu cụ Rùa để lấy may mắn trong học hành, thi cử? 2. Văn học: Slide 29, * Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học - Chủ yếu là văn học chữ 30, 31, 32, Mục tiêu: HS nắm được thành tựu văn học Hán (thơ, hịch, phú, 33 Cách thực hiện: truyện, ký), văn học chữ - Sự phát triển của văn học qua các thế kỷ? Nôm bước đầu phát triển - Tại sao văn học thời kỳ này lại phát triển? (Nguyễn Trãi, Lê Thánh - Nội dung của văn học thế kỷ XI – XV? Tông) Tích hợp, Liên hệ kiến thức môn ngữ văn: - Nội dung: thể hiện lòng Minh họa qua một số tác phẩm văn học tiêu yêu nước, niềm tự hào biểu:Chiếu dời đô; Nam quốc sơn hà, Hịch dân tộc, ca ngợi đất nước tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo…. +Tác giả + Hoàn cảnh sáng tác 3. Nghệ thuật: + Giá trị nghệ thuật +… - Nghệ thuật kiến trúc Slide 34, *Nhóm 3. Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc- phát triển, chủ yếu ở thời 35,36,37,3 điêu khắc Lý, Trần, Hồ, theo 8,39,40,41 - Kể tên những kiến trúc tiêu biểu chịu ảnh hướng Phật giáo (chùa ,42 hưởng của Phật giáo và Nho giáo? Hiểu biết Một Cột, tháp Phổ của em về những công trình kiến trúc đó? Minh…), thành nhà + Kiến trúc Phật giáo: chùa Một Cột, tháp Phổ Hồ… Minh… + Kiến trúc Nho giáo: Thành nhà Hồ, kinh thành Thăng Long, Văn Miếu, Quốc Tử Giám… Liên hệ kiến thức môn Địa lí để giới thiệu về thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long. GV: Truyền thuyết nàng Bình Khương: Bình Khương vỗ đá kêu oan Dấu đầu,tay để muôn vàn nhớ thương. => Thành nhà Hồ: ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Thành hình vuông, mỗi cạnh 500m,cổng thành hình vòm, xây bằng những khối đá lớn,có khối dài 7m,cao 1,5m dày 1m, nặng khoảng 15 tấn.Thành đắp bằng đất có khối lượng khoảng 80.000m3,có hào sâu, cống ngầm thông trong, ngoài, phía trong là dinh thự các quan. Giới thiệu về kinh thành Thăng Long đặc biệt là khu Hoàng Thành. Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 18 Hoàng Diệu được phát hiện và khai quật từ năm 2003. Ngày 1-8-2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới => phát triển du lịch nhân văn. Video về Hoàng Thành xưa Tích hợp giáo dục Di sản văn hóa, Luật Di sản - Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại? HS: - Khu Hoàng thành Thăng Long được xếp vào loại di sản văn hóa nào? HS: - Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc thế kỉ XI – XV? Kể tên các công trình kiến trúc - điêu khắc nổi tiếng được mệnh danh là An Nam tứ đại khí ? - GV chọ HS xem một số tranh ảnh do HS và giáo viên sưu tầm như: Chân cột đá hình hoa sen nở ở di tích Hoàng thành Thăng Long, hình điêu khắc rồng cuộn trong lá đề, hoa văn gốm Bát Tràng… để học sinh rút ra kết luận * Nhóm 4. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu, ca-múa- nhac - Trình bày sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc thời kì này. Kể tên một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu với từng thể loại nghệ thuật. Phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân gian truyền thống. - Các loại hình tiêu biểu: + Nghệ thuật sân khấu: tuồng chèo, múa rối nước… + Ca múa, nhạc: trống cơm, sáo, đàn tranh, cồng chiêng… Học sinh xem Video về Hoàng thành Thăng Long - Nghệ thuật điêu khắc mang họa tiết văn học Slide 43, (rồng mình trơn cuộn 44,45,46 trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở…) - Nghệ thuật sân khấu Slide 47, (tuồng chèo, múa rối 48,49,50, nước…), ca múa, âm 51 nhạc (trống cơm, sáo, đàn tranh, cồng chiêng…), đua tài (đấu vật, đá cầu…) + Dân gian: đấu vật, đá cầu…) Tích hợp giáo dục di sản văn hóa ( Luật Di sản 2001) Ca trù, đàn ca tài tử, quan họ, được công nhận di sản văn hoa phi vật thể của nhân loại năm 2009 - Em có thể kể tên các loại hình nghệ thuật đã được công nhận là Di sản văn hóa của Việt Nam? + Chúng ta cần làm gì để lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó? + Cần làm gì để bảo tồn Nghệ thuật hát then đàn tính ở Lạng Sơn? *Nhóm 5. Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật - Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học thế kỉ X – XV theo mẫu. Lĩnh vực Thành tựu Sử học Địa lý Chính trị Toán học Quân sự Xây dựng Slide 52,53,54,5 5,56,57,58 ,59. 4. Khoa học - kỹ thuật: ( Bảng phụ lục) Slide 60, 61, 62, 63, 64 3. Củng cố bài: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các thành tựu KHKT thế kỷ X - XV Ôn tập và chuẩn bị bài: - Đọc trước SGK bài 21: “ Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII” - Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau: Qua việc tìm hiểu các thành tựu văn hóa trong các thế kỉ X- XV, em có ấn tượng sâu sắc với thành tựu nào nhất? Theo em cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ấy? * Học sinh. Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. 8. Các sản phẩm của học sinh Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan