Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945...

Tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945

.PDF
124
111
71

Mô tả:

MỤC LỤC A.Phần mở đầu...............................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ Error! Bookmark not defined. 3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... Error! Bookmark not defined. B. Phần nội dung ............................................................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN – ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VÀ CÁC CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA NHÓM TÂN DÂN ...................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân ............... Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm Nhóm văn học .............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1 Nhóm Tân Dân ........................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2 Vũ Đình Long – sáng lập viên nhà xuất bản Tân Dân và vai trò của ông trong sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân ........................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.3 Từ hiệu sách Tân Dân đến nhà xuất bản Tân Dân .................... Error! Bookmark not defined. 1.2 Các tờ báo, tạp chí của Tân Dân .......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Tiểu thuyết thứ bảy........................................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Phổ thông bán nguyệt san ............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.3 Ích Hữu ......................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.4 Truyền Bá ...................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.5 Tao Đàn ........................................................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2.6 Tủ sách Tao Đàn ........................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.7 Tủ sách Những tác phẩm hay ........................................................ Error! Bookmark not defined. 1.3 Đội ngũ nhà văn chủ chốt và cộng tác viên của Tân Dân .................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Đội ngũ các nhà văn chủ chốt của Tân Dân ................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1.1 Nguyễn Công Hoan .................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.2 Ngọc Giao .................................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1.3 Vũ Bằng...................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.4 Lan Khai..................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.5 Lê Văn Trương ........................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Các cộng tác viên .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2.1 Đội ngũ cộng tác viên cựu học................................................... Error! Bookmark not defined. 1 1.3.2.2 Đội ngũ cộng tác viên Tây học................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4 Mối quan hệ giữa các nhà văn và với ông chủ Tân Dân ...................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA NHÓM TÂN DÂN DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI ............................................................................................................Error! Bookmark not defined. 2. 1 Thể loại ............................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Tiểu thuyết .................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Truyện ngắn (đoản thiên) .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Kịch ............................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Lý luận, phê bình, khảo cứu, ngôn ngữ ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.5 Các thể loại khác........................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Đề tài .................................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Hôn nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Xã hội ............................................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Người hùng và triết lí hành động .................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Lịch sử ........................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.5 Thiếu nhi ....................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.6 Phiêu lưu, ma quái và kiếm hiệp ................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. KHUYNH HƯỚNG CỦA NHÓM TÂN DÂN NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VÀ THỰC TIỄN SÁNG TÁC ....................................................Error! Bookmark not defined. 3.1 Quan điểm và chủ trương sáng tác của nhóm Tân Dân ....................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Quan điểm và chủ trương sáng tác của các nhà văn trong nhóm Tân Dân. Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Các cuộc tranh luận giữa nhóm Tân Dân với các nhóm khác và báo chí đương thời......... Error! Bookmark not defined. 3.2 Khuynh hướng lãng mạn và hiện thực ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Khuynh hướng lãng mạn ............................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Khuynh hướng hiện thực ............................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Sự đan xen của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực ............ Error! Bookmark not defined. 3.3 Tính bảo thủ về mặt đạo đức, tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ............................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Tính bảo thủ về măt đạo đức ......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ............................................................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.4 Tính đấu tranh xã hội ........................................................................... Error! Bookmark not defined. C. Phần kết luận .............................................................................................Error! Bookmark not defined. 2 A.Phần mở đầu 1.Lí do chọn đề tài Giai đoạn trước 1945 và nhất là từ khoảng 1930 đến 1945 được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là giai đoạn hoàng kim của văn học Việt Nam. Xét về thời gian chỉ hơn một thập kỷ nhưng xét về tốc độ phát triển thì văn học Việt Nam đã tiến xa hàng trăm năm để hòa vào quỹ đạo thế giới hiện đại. Thật khó thống kê được chính xác có bao nhiêu công trình khoa học nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945. Tựu chung lại có thể thấy nghiên cứu về giai đoạn này có một số cách tiếp cận nổi lên như sau. Trước hết, các nhà nghiên cứu tập trung vào những gương mặt tiêu biểu nhất cho văn học giai đoạn này. Đó là những công trình nghiên cứu về các tác gia – những người có sự nghiệp sáng tác đồ sộ, có phong cách nghệ thuật độc đáo hoặc đại diện cho một khuynh hướng sáng tác nào đó. Thành tựu của hướng nghiên cứu này là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngọc Giao.... Cách tiếp cận này có ưu điểm là giúp nhận diện được những đặc điểm lớn nhất của một giai đoạn văn học thể hiện trong một hoặc vài hiện tượng tiêu biểu, song cũng là thiếu sót do không thấy được sự vận động đa chiều và cực kì phức tạp của của một tiến trình văn học, dễ bỏ qua nhiều hiện tượng văn học độc đáo khác. Hướng tiếp cận thứ hai là dùng mô hình phương pháp sáng tác. Với hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu hình dung văn học Việt Nam trước 1945, đặc biệt là giai đoạn 1932 – 1945 như là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Mô hình này có một số hạn chế vì phương pháp sáng tác ở Việt Nam là không thuần nhất. Trong cùng một nhà văn có thể vừa tìm thấy tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực và cả tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn. Thậm chí hai khuynh hướng này nhiều khi còn tồn tại trong cùng một tác phẩm. Hơn nữa, các phương pháp sáng tác có nguồn gốc nước ngoài, khi vào Việt Nam không theo một con đường 3 chính thống, có hệ thống và chủ soái, và tất yếu phải bị biến đổi rất nhiều. Ở hướng tiếp cận thứ ba là dùng mô hình thể loại, coi lịch sử văn học như là sự vận động của các thể loại. Điển hình cho thành tựu của hướng nghiên cứu này là những công trình của GS.Phan Cự Đệ như Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam thế kỉ XX (GS.Phan Cự Đệ chủ biên)... Xem xét tiến trình vận động của một nền văn học mặc dù không thể bỏ qua sự vận động, phát triển của các thể loại song cũng là thiếu sót nếu cho rằng thể loại là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động của đời sống văn học. Những cách tiếp cận trên với những ưu và nhược điểm của nó cho thấy, để có thể hình dung về sự vận động của văn học với tư cách là một thực thể sống động thì cần thiết phải nghiên cứu đồng thời nhiều yếu tố cấu thành nên văn học, hơn thế nữa phải đặt văn học trong bối cảnh xã hội rộng lớn mà trong đó văn học tồn tại và vận động. Chúng tôi muốn nói tới phương pháp tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu văn học. Trong nghiên cứu xã hội học văn học, trước đây, giới nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố như ý thức giai cấp, tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống văn học... nhiều khi bị đẩy tới cực đoan trở thành xã hội học dung tục. Việc đề cập đến những vấn đề chính trị, tư tưởng, giai cấp ảnh hưởng trong văn học là cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định và sẽ là không đủ. Hướng nghiên cứu xã hội học văn học hiện đại chú ý nhiều tới các yếu tố nội tại của văn học như các hoạt động: báo chí, xuất bản, các nhóm văn học, phương thức tổ chức đời sống văn học (hội nhóm, mối quan hệ giữa các hội nhóm, nhà văn, nhà phê bình, nhà sách, việc bán sách, quan hệ độc giả – người viết văn...). Trong các yếu tố kể trên thì mối quan hệ giữa báo chí và văn học đã được nghiên cứu kỹ, nhiều nhất. Giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam gần đây đã có những động thái đúng đắn và tích cực trong việc tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng vai trò của báo chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX. Các báo Nam Phong, Hà thành ngọ báo, Đông Dương tạp chí, Tiểu thuyết thứ năm, Thanh Nghị, Phụ nữ tân văn, Đông Tây... đã được nghiên cứu, khảo sát. Vậy việc nghiên cứu sự tồn tại và các mối quan hệ giữa các nhóm văn học là cần thiết và không thể bỏ qua. Mỗi một nhóm văn học thường có những 4 nhà xuất bản và tờ báo để nói lên tiếng nói của mình. Nhóm Tự lực văn đoàn, Tri Tân đã có nhiều công trình nghiên cứu kĩ lưỡng. Tuy nhiên, nhóm Tân Dân – một đối chọi với Tự lực văn đoàn vào đương thời lại ít được đề cập. Trong các bộ giáo trình văn học Việt Nam viết về giai đoạn trước 1945 hầu như không có một dòng nào đề cập tới Tân Dân. Chúng tôi nhận thấy đó là một thiếu sót lớn. Nhóm Tân Dân với Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao Đàn, Truyền bá và hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác phẩm hay hoạt động rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Trên các tờ báo và tạp chí đó hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và cũng là một mảnh đất tốt ươm tạo cho nhiều tài năng văn chương đương thời. Với cách tiếp cận xã hội học văn học chúng tôi muốn nhìn nhận thực thể nhóm Tân Dân trong bối cảnh văn hóa, xã hội và chính trị ở Việt Nam trước 1945 nói chung và trong riêng lĩnh vực văn học nói riêng ở các bình diện hoạt động văn chương, hoạt động xuất bản, hoạt động báo chí, quan hệ nội bộ trong nhóm và sự tương tác giữa nhóm với các nhóm, trường phái văn học khác... Trên cơ sở đó chúng tôi đánh giá Tân Dân đã có những đóng góp gì cho văn học giai đoạn trước 1945? Đặc điểm thi pháp cũng như tư tưởng, quan điểm về nghệ thuật của nhóm Tân Dân là gì? Với tất cả những thành công và hạn chế (cả khách quan và chủ quan) của mình, Tân Dân có vị thế như thế nào đối với tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945? Nhằm mục đích trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945. 2. Lịch sử vấn đề Như ở phần trên vừa trình bày, nhiều nhóm văn học và báo, tạp chí trước 1945 đã được giới nghiên cứu lưu tâm và có những kết quả ban đầu khá tốt. Có thể kể đến đó là các công trình nghiên cứu về nhóm Nam Phong, nhóm Đông Dương tạp chí, Thanh Nghị, nhóm Tự lực văn đoàn... 5 Riêng về nhóm Tân Dân, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ chuyên sâu về các tác giả mà chưa nhìn nhận thành một chỉnh thế thống nhất môi trường hoạt động của các nhà văn. Tuy nhiên rải rác đây đó cũng có những ý kiến, quan điểm đề cập tới Tân Dân như là một nhóm văn học. Có thể kể tới đó là: Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – Quyển 3: Văn học hiện đại 1862 – 1945 có hẳn một chương viết về Tân Dân trong phần Giai đoạn 1932 1945: Chương III: Những tiểu thuyết gia viết cho nhà Tân Dân. Tác giả cho rằng “về các nhà tiểu thuyết sau 1932, bên cạnh Tự lực văn đoàn, cũng nên xét nhóm nhà văn quy tụ chung quanh nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long” (chỗ in đậm là chúng tôi nhấn mạnh). Phạm Thế Ngũ điểm lại sự ra đời và phát triển của nhà xuất bản Tân Dân với sự ra đời của các tờ báo, tạp chí. Trước khi điểm mặt những cây bút tiêu biểu nhất của nhóm nhà văn này Phạm Thế Ngũ đã có kết luận như sau: “Người viết văn học sử xét về những hoạt động của nhà Tân Dân không thể không thừa nhận một sự thật khác, ấy là công đóng góp của nhà ấy cho văn học. Những cơ quan của nhà Tân Dân cũng đã là nơi xuất phát và gầy nuôi lắm cây bút có ít nhiều giá trị. Nhất là sự phát đạt của công việc chứng tỏ nhà xuất bản đã biết đem lại cho công chúng những thức ăn mà họ mong ước. Tiểu Thuyết Thứ Bảy liền trong 10 năm, in mỗi số hàng chục ngàn, phát hành khắp Bắc Trung Nam, được độc giả ở Nam Kỳ đặc biệt hâm mộ. Tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San cho đến năm tiền chiến, tổng kết in ra hàng trăm tác phẩm. Nhà Tân Dân nói chung đã có công làm phát triển thể tiểu thuyết và quảng bá thể ấy vào những tầng lớp trung lưu và đại chúng”. [31, tr.503] Trong Từ điển Văn học Bộ mới (NXB Thế giới)Nguyễn Hoành Khung trong mục Nhóm Tân Dân đã có những nhận xét như sau: “Thực ra, đây không hẳn là một nhóm văn học có tổ chức chặt chẽ, tôn chỉ mục đích rõ ràng. Tân Dân thực chất chỉ là một cơ sở kinh doanh văn chương, trong đó các nhà văn là những người làm thuê theo hợp đồng” và “(Tân Dân) Không phải là một tổ chức văn học tập hợp các nhà văn gần gũi nhau về lập trường xã hội và khuynh hướng nghệ thuật, Nhóm Tân Dân bao gồm các cây bút có màu 6 sắc khác biệt nhau”. Tuy nhiên Nguyễn Hoành Khung cũng phải thừa nhận: “Nhìn bao quát cũng có thể thấy được vài nét chung nhất khiến họ có ít nhiều gần gũi, nhất là đặt họ trong sự phân biệt với nhóm Tự lực văn đoàn” (chúng tôi nhấn mạnh). Tác giả đã có những nhận định về cơ bản là đúng khi đặt Tân Dân đối lập với Tự lực văn đoàn. Nguyễn Hoành Khung viết: “Nếu tác phẩm của mấy cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn là tiếng nói của tầng lớp trí thức “thượng lưu” Âu hóa với môi trường, nhân vật, vấn đề, tâm lý của tầng lớp đó; thì sáng tác Tân Dân phần lớn là tiếng nói của loại trí thức lớp dưới, phản ánh cuộc sống của hạng trung lưu và dân nghèo. Văn chương của Tự lực văn đoàn sạch sẽ, cao cấp bao nhiêu, thì văn chương Tân Dân “bình dân” bấy nhiêu” ; “Không ít những tác phẩm thuộc loại hay nhất của văn xuôi quốc ngữ hiện đại trước 1945, là do nhà Tân Dân xuất bản hoặc đăng tải”. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến nhận xét mang tính tổng kết sau của Nguyễn Hoành Khung: “Tân Dân đã tạo điều kiện tập hợp được một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo để ra sức sáng tác. Trong điều kiện “sống và viết” khó khăn đương thời, các nhà văn đã lấy đó làm nơi “hành nghề”, trau dồi ngòi bút. Nhiều cây bút đã ra mắt, trưởng thành, và nổi tiếng ở đây. Trên mười năm hoạt động liên tục, với nhiều hình thức phong phú, nhà Tân Dân đã giới thiệu cho độc giả cả nước hàng trăm cuốn tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, của mấy chục nhà văn đương thời. Đặt trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa khi đó, hoạt động của nhà Tân Dân đã có tác dụng khách quan, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của văn học dân tộc, góp phần làm cho đời sống văn học phong phú, sôi động và diện mạo văn học, nhất là văn xuôi, thêm đa dạng”. Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (NXB Giáo dục, 2003), GS.Phan Cự Đệ trong Chương XVIII – Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945, ngay ở phần mở đầu khi điểm về các nhóm văn học trước 1945 ông cũng nhắc tới nhóm Tân Dân nhưng với một danh xưng khác là nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, nhóm Tao Đàn. Ông viết: “Tất nhiên ngoài nhóm Phong hóa, Ngày nay còn phải kể đến các nhóm Hà Nội báo (Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp), Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh Châu), Tao đàn (Nguyễn Tuân, 7 Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh)...” [5, tr.523]. GS.Phan Cự Đệ xếp các nhóm vừa nhắc trong đó có Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Tao Đàn vào trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Ở phần cuối cùng của chương này, GS.Đệ có một kết luận như sau, cũng nhắc đến tên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tao Đàn... như là các nhóm văn chương. Ông viết: “Mặt khác, nói đến công cuộc đởi mới nền văn học những năm 30, ngoài Tự Lực văn đoàn còn phải nhắc đến các nhóm khác như Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Thanh nghị... ” [5, tr.556] [những chỗ in đậm là chúng tôi nhấn mạnh – VĐH]. TS.Phạm Xuân Thạch trong bài Ba thập niên đầu thế kỉ XX và sự hình thành trường văn học ở Việt Nam cũng đã có những nhận định sơ lược về đặc điểm của nhóm Tân Dân như sau: “Nếu như Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn chương tự nguyện có tuyên ngôn, tôn chỉ, có tổ chức cơ cấu chặt chẽ thì nhóm Tân Dân là một tổ chức tương đối lỏng lẻo. Linh hồn của nhóm sau là Vũ Đình Long, một chủ xuất bản, một chủ báo đặc biệt thành công trong kinh doanh văn hóa. Ông là chủ của một tờ báo có số lượng ấn bản lớn như Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu, Tao đàn và nhà xuất bản Tân Dân. Các nhà văn cộng tác với những cơ qua xuất bản này cũng hết sức “co dãn” và ít tính ràng buộc. Hơn nữa, quan hệ giữa họ và ông chủ bút cũng nhiều phen “cơm không lành canh không ngọt” với nhiều vụ “đình công” do bất đồng quan điểm về nhuận bút. Tất nhiên cũng có thể kể đến một số nhân vật chủ chốt của nhóm Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Lan Khai, Lê Văn Trương... Ngay cả Nguyễn Tuân cũng từng có giai đoạn cộng tác với nhóm này”[41, tr.329]. Tóm lại có thể thấy, Tân Dân như là một đối tượng nghiên cứu đã được thừa nhận nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam chưa có những cái nhìn kĩ lưỡng và chuẩn xác về vai trò, vị trí của nhóm trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Về cơ bản đó chỉ là những nhận định mang tính “điểm danh”, sơ lược và nhiều khi còn khá chủ quan. Luận văn của chúng tôi hướng đến một cái nhìn cụ thể và rõ ràng về nhóm Tân Dân dưới các góc độ: Quá trình hình thành và phát triển – Nhân vật chủ chốt – Chủ 8 trương quan điểm – Đóng góp cho lịch sử văn học – Những ưu và nhược điểm của nhóm... 3. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn của chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau: - Tái hiện lại một cách chính xác và sinh động nhất toàn bộ hoạt động của nhà xuất bản Tân Dân trước 1945 trên các khía cạnh hình thành và phát triển, quản lí, mối quan hệ giữa Vũ Đình Long với đội ngũ các nhà văn, giữa các nhà văn với nhau và giữa Tân Dân với các nhóm, tờ báo, nhà xuất bản khác đương thời... - Định vị nhóm Tân Dân trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam trước 1945 trên những mặt: đóng góp cho sự phát triển văn hóa, học thuật, hoạt động báo chí, xuất bản; đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong sự thúc đẩy và phát triển các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, lí luận... - Xác định đặc trưng về mặt thi pháp, quan điểm sáng tác... của nhóm Tân Dân - Xác lập và khẳng định vị trí và vai trò của Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Chúng tôi tập trung chủ yếu vào các tư liệu hiện còn lưu giữ được ở Thư viện quốc gia Việt Nam, trong các tủ sách gia đình về các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân; các hồi kí của các nhà văn từng hoạt động trong nhóm Tân Dân; các tài liệu của các học giả, nhà văn đương thời với Tân Dân và hiện nay viết về văn học, văn hóa Việt Nam trước 1945. 5. Phương pháp nghiên cứu 9 Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp chính là phương pháp xã hội học văn học. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu quen thuộc trong khoa văn học như phương pháp so sánh, phương pháp tiểu sử, phương pháp văn hóa học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp... 6. Đóng góp của luận văn Với luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ là một trong những tiếng nói đầu tiên về một nhóm văn học lớn: nhóm Tân Dân, trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam trước 1945; trả lại vị trí cần phải được ghi nhận trong lịch sử văn học dân tộc mà Tân Dân đã có những đóng góp rất lớn mà bấy lâu nay chúng ta bỏ quên. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương chính với các nội dung cụ thể sẽ được trình bày như ở dưới đây. 10 B. Phần nội dung Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN – ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VÀ CÁC CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA NHÓM TÂN DÂN 1.1 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân 1.1.1 Khái niệm Nhóm văn học Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Nhóm văn học là sự tập hợp một số các nhà văn, nhà thơ, phê bình, khảo cứu... hoạt động trong lĩnh vực văn chương cùng làm việc với nhau nhằm một mục đích truyền bá tư tưởng, cải tạo xã hội; hoặc cũng có thể nhằm tìm tòi những hướng đi mới trong văn học nghệ thuật hay đơn giản hơn chỉ là sự bộc lộ cảm xúc cá nhân, ca ngợi cảnh vật, non sông đất nước... Sự xuất hiện nhóm văn học trong lịch sử Việt Nam sớm nhất có lẽ là nhóm (hội) Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập năm Ất Mão (1495). Vào đầu thế kỉ 18 ở miền Nam, tại Hà Tiên cũng xuất hiện một nhóm văn học có tổ chức gần như nhóm Tao Đàn ở thời Hồng Đức, đó là nhóm Tao Đàn chiêu anh các do Mạc Thiên Tích thành lập. Qua thời trung đại, bước sang thời hiện đại do những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học thay đổi, ở Việt Nam xuất hiện một loạt các nhóm văn học có những đặc thù riêng biệt, khác hẳn với các nhóm văn học ở giai đoạn trung đại. Xét trước năm có thể kể đến các nhóm như Nhóm Đông Dương tạp chí, Nhóm Nam Phong. Sau năm 1932, một loạt các nhóm văn học được thành lập có thể kế đến như nhóm Tự lực văn đoàn (1933), nhóm Xuân Thu nhã tập (1939), nhóm Hàn Thuyên (1941), nhóm Thanh Nghị (1941), nhóm Tri Tân (1941)... và nhóm Tân Dân (1934). Các nhóm này mang đặc điểm và dấu ấn của thời hiện đại, phát huy được vai trò của mình trong việc tác động đến tư tưởng, văn hóa xã hội do gắn liền với sự tiến bộ về mặt khoa học: có nhà in và nhất là xuất bản được sách, báo. 11 Trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/2008, trong bài Một tờ tuần báo mấy nhóm thơ văn, ở phần đầu bài viết của mình, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng nhóm văn học là :“sự kiện một số nhà văn nhất định nhóm lại với nhau, dù nhất thời hay lâu dài, quanh một công việc gì đó, thường thường là một tờ báo hay tạp chí, để hình dung diện mạo của cái gọi là nhóm phái trong đời sống văn nghệ”. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này của Lại Nguyên Ân. Nhìn lại sự hình thành và vận động của các nhóm văn học này chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Nhóm Đông Dương tạp chí thì gắn liền với tờ Đông Dương tạp chí, nhóm Nam Phong thì cơ quan ngôn luận của họ chính là tạp chí Nam Phong, nhóm Tri Tân thì có tuần báo Tri Tân, nhóm Tự lực văn đoàn thì gắn với báo Phong Hóa và sau là Ngày nay, nhóm Thanh Nghị gắn với báo Thanh Nghị.... Như vậy, có thể thấy các nhóm văn học đều gắn liền với một tờ báo, hoặc tạp chí nào đó. Thông qua các tờ báo, tạp chí các nhóm văn học đưa ra các tuyên ngôn, tôn chỉ của mình được thể hiện qua các phát biểu, tranh luận và các tác phẩm văn học. 1.1.2. Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân 1.1.2.1 Nhóm Tân Dân Như ở phần trên, chúng tôi có đưa ra giới thuyết của mình về cách hiểu thế nào là một nhóm văn chương. Vậy Nhóm Tân Dân là một nhóm văn học gồm các nhà văn, nhà thơ, phê bình hoạt động văn hóa nghệ thuật tập hợp xung quanh nhà xuất bản Tân Dân với các báo và tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao Đàn, Truyền bá. Ngoài ra họ còn có Tủ sách Tao Đàn và Tủ sách những tác phẩm hay. Khái niệm “Nhóm Tân Dân” trước đây đã được giới nghiên cứu đề cập hoặc được nhắc đến trong các hồi ký của các nhà văn nhưng thường là sự xé lẻ thành các nhóm nhỏ hơn. Việc này làm cho sự hình dung về hoạt động của các nhóm văn học trở nên rắc rối và không có 12 sự thống nhất. Ví dụ Nguyễn Vỹ trong cuốn hồi ký văn học Văn thi sĩ tiền chiến có nói đến nhóm Tân Dân nhưng dưới một định danh khác là “nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Tạp chí Tao Đàn”, rồi “nhóm Ích Hữu”[58]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945, tại chương XVIII viết về Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945 GS.Phan Cự Đệ có đưa ra danh sách của các nhóm văn học trước 1945 trong đó có nói tới nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy gồm Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh Châu, nhóm Tao Đàn gồm Nguyễn Tuân, Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh [5, tr.523]. Ở cuối chương sách này GS.Phan Cự Đệ còn nhắc đến nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San. Như vậy có thể thấy, dù có nhiều tên gọi khác nhau như nhóm Tao Đàn, nhóm Tiếu Thuyết Thứ Bảy, nhóm Ích Hữu, nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San.... thì chung quy đó cũng chỉ là những sự nhận diện đơn điệu, chưa thấy hết sự quan hệ giữa các nhóm của các nhà nghiên cứu trước đây. Thực chất, tất cả những tên gọi nhóm đó đều có thể quy chung về một tên gọi bao quát nhất, chính xác nhất là nhóm Tân Dân. Trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3, Phạm Thế Ngũ đã có những nhận xét về nhóm Tân Dân như sau: “ (Nhóm Tân Dân) từ ngoài nhìn vào, từ thời sau nhìn lại, thì thấy họ có những tánh chất rất tương cận, ở con người, ở sáng tác, ở văn, ở khách hàng, nhất là nếu ta đặt họ vào cái vị trí đối lập với các nhà bên Tự lực”.[31, tr.503-504]. Có thể nói đây là một nhóm văn chương khá đặc biệt. Nếu Nhóm Tự lực văn đoàn gắn liền tên tuổi chỉ với hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay và một nhóm nhà văn nhất định có quan điểm và tư tưởng nhất quán thì nhóm Tân Dân lại mở rộng sự phát triển của mình qua rất nhiều các cơ quan ngôn luận nổi tiếng trong đó phải kể đến tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San và tạp chí Tao Đàn. Hơn thế nữa, nhóm Tân Dân quy tụ được một đội ngũ các cây bút rất hùng hậu, thuộc đủ mọi phong cách, quan điểm và tư tưởng khác nhau. Vấn đề này chúng tôi xin được trình bày kĩ lưỡng ở các phần tiếp theo của luận văn. 1.1.2.2 Vũ Đình Long – sáng lập viên nhà xuất bản Tân Dân và vai trò của ông trong sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân 13 Vũ Đình Long (19/12/1986 – 14/8/1960) cho đến nay chủ yếu vẫn được ghi nhận trong văn học sử là kịch tác gia đầu tiên của Việt Nam hơn là một nhà hoạt động xuất bản, văn hóa lớn đầu thế kỉ XX cũng như vai trò của ông đối với quá trình hình thành nên một môi trường văn học chuyên nghiệp trong quá trình hiện đại hóa. Phần dưới đây chúng tôi muốn nói tới một Vũ Đình Long với tư cách là một nhà hoạt động xuất bản lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Con đường để Vũ Đình Long trở thành một ông chủ xuất bản lớn ở nửa đầu thế kỉ XX cũng khá gian nan. Đến thời điểm 1934, tức khi đã 38 tuổi ông mới ra được tờ báo đầu tiên của mình, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Với sự khôn khéo trong kinh doanh và sự chân tình trong tạo dựng mối quan hệ với các nhà văn, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã đứng vững và phát triển một cách rất mạnh mẽ, thậm chí cạnh tranh ngang ngửa được cả tờ Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn đang rất nổi tiếng và ra đời trước 2 năm. Nhìn lại quãng đường trước khi hình thành nhà xuất bản Tân Dân ta thấy Vũ Đình Long đã có một quá trình hoạt động gắn bó chặt chẽ với văn học nghệ thuật. Về gia đình, thân sinh của ông cũng là một người ham thích ca kịch truyền thống dân tộc. Vũ Đình Long lớn lên được đào tạo cả Hán học và tiếng Pháp. Ông đã theo học tại Trường tiểu học Pháp – Việt, Trường trung học Paul Bert, rồi trường thuốc nhưng sau đó chuyển sang nghề dạy học. Trong thời gian làm giáo học ông thường xuyên tham dự những buổi bàn luận văn chương tại phòng khách Hồng Hoa – biệt thự Nguyễn Đình Thông. Chính những sinh hoạt văn chương này đã có tác động đến sự lựa con đường của ông sau này. Nói đến Vũ Đình Long không chỉ là nói đến một kịch tác gia nổi tiếng của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX mà còn là nói đến một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong lĩnh vực hoạt động văn chương, báo chí và xuất bản. Trong bài viết Vũ Đình Long – người khởi động và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của GS.Phong Lê [26] đã khẳng định hai đóng góp lớn của Vũ Đình Long cho tiến trình hiện đại hóa văn học. Đó là: Tác gia kịch nói đầu tiên trong lịch sử sân khấu Việt Nam; và là người góp công lớn tổ chức nên thị trường văn chương.. 14 Nhóm Tân Dân gắn liền với các báo và tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Truyền bá, Tao Đàn và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩm hay và Tủ sách Tao Đàn, đương nhiên để làm nên sự thành công của hàng loạt những sản phẩm văn hóa ấy là công của đông đảo đội ngũ các nhà văn, nhà báo đương thời trong đầu tư sản phẩm bài vở, nâng cao chất lượng các ấn phẩm.... nhưng dẫu vậy cũng không thể không nhắc tới người ở đằng sau đảm bảo cho tất cả sự thành công đó là Vũ Đình Long. Với tư cách là ông chủ nhà xuất bản, Vũ Đình Long buộc phải là người có tài trong quản lí và điều hành, sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu hướng phát triển của xã hội để có những ấn phẩm văn hóa văn chương phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của độc giả, phải là người có tâm mới tập hợp được một đội ngũ đông đảo đến như vậy các nhà văn có tài đương thời làm việc cho mình. Những nét tính cách và phẩm chất, tài năng của Vũ Đình Long đều được phản ánh khá rõ nét qua những trang hồi kí của Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng... Trước hết đó là sự chân tình và thái độ “trọng hiền đãi sĩ” đối với các nhà văn, nhà báo tham gia viết bài vở cho Tân Dân nên hầu hết các nhà văn có tiếng đương thời nếu không ở trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn thì đều được Vũ Đình Long thu nạp hoạt động cho nhà Tân Dân. Ngọc Giao trong bài viết Chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân – Ông Vũ Đình Long cho biết Vũ Đình Long “tính tình điềm đạm, nhiều cơ mưu, giỏi cả Hán văn lẫn Pháp văn”, nhất là trong giao dịch với các văn sĩ ông trước sau luôn “trang trọng, chân thành”, “luôn tỏ ra cực kì lịch sự, trọng hiền đãi sĩ” [10, tr.249-250]. Nét tính cách nổi bật thứ hai ở Vũ Đình Long chính là một tinh thần làm việc nghiêm túc, cần mẫn và hăng say. Vũ Bằng kể lại trong hồi kí của mình rằng Vũ Đình Long rất chịu khó đọc và tìm tòi những điều hay, mới lạ trên các sách báo của Pháp, những điều quan trọng được ông ghi ra giấy và nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Vũ Đình Long cũng là người hết sức cẩn thận, có trách nhiệm với những sản phẩm văn hóa do mình làm ra, hoàn toàn không phải chỉ là làm sao kinh doanh được nhiều sách, thu nhiều tiền. Các công việc rất kì công như đọc bài vở của độc giả, các cộng tác viên rồi cách xếp đặt trang 15 báo, trình bày hình vẽ, tuyển chọn tiểu thuyết nước ngoài để dịch đăng... đều do Vũ Đình Long trực tiếp làm [59, tr.361]. Về tinh thần làm việc hăng say, cao độ của Vũ Đình Long nhà văn Vũ Bằng kể lại câu chuyện về sự ra đời của tờ Truyền Bá. Trước một tháng để chuẩn bị cho sự ra đời của Truyền Bá trong đầu ông Long lúc nào cũng chỉ có hình ảnh của tờ báo ấy. Kết quả là một bản kế hoạch rất chi tiết cho Truyền Bá hình thành: ma két đã dựng sẵn, kế hoạch bán báo như thế nào, trình bày trang báo như thế nào, thậm chí đến cả chỗ nào thì in loại chữ gì, các mục cho từng trang v.v.... đã được Vũ Đình Long tính sẵn. Một đặc điểm quan trọng ở Vũ Đình Long chính là một đầu óc năng động trong kinh doanh. Khi được phép xuất bản tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Vũ Đình Long đã có cả một chiến dịch mà ngôn ngữ ngày nay gọi là marketing rầm rộ bằng cách “dán nhan nhản những quảng cáo báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy in rất mĩ thuật” [16, tr.178]. Sự đầu tư như thế trong quảng bá cho thấy ông thực sự là một người có đầu óc chiến lược kinh doanh bởi ông cho rằng: “Quảng cáo của tôi in đẹp, trên giấy quý, thì người đọc xong không nỡ vứt đi, mà giữ lại, có khi còn bày ở tủ kính như một thứ trang trí. Nó sẽ được nhiều người đọc chứ không phải một người”[16, tr.179-180]. Qua con mắt của Vũ Bằng, Vũ Đình Long hiện ra là một người rất có đầu óc kinh doanh, sẵn sàng mạo hiểm để thử thẩm mỹ của độc giả bằng những lối viết mới. Khi Vũ Bằng đề xuất thí nghiệm một lối văn mới nhằm tạo sự khác biệt với lối văn đang rất thịnh hành đương thời là “có một cốt truyện hoặc ly kỳ ít, hoặc ly kỳ nhiều, thí dụ các truyện ngắn nói về những mối tình éo le làm cho người đọc hồi hộp và than khóc” [59, tr.359] thì Vũ Đình Long đồng ý thử nghiệm ngay chính trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đang rất nổi tiếng lúc đó. Có thể nói, nếu không phải là người có tố chất mạo hiểm của một đầu óc kinh doanh và biết nhìn xa trông rộng chắc chắn Vũ Đình Long sẽ không đồng ý thử nghiệm một lối viết mới khi mà tờ báo của ông đã đứng vững trên văn đàn. Vũ Đình Long không ngừng suy nghĩ để cải tiến chất lượng sách báo, ra hình thức nào bổ sung để thu hút độc giả, ra thêm loại ấn phẩm nào để nhắm đến những đối tượng tiềm năng trong xã hội. Tiểu Thuyết Thứ Bảy sau một thời gian xuất hiện và trụ vững, Vũ Đình Long quyết định mở rộng phạm vi của 16 tờ này, ra khổ lớn hơn và nhiều trang hơn kèm theo một loạt chuyên mục mới cũng xuất hiện như “Biết Ai Tâm Sự”, “Để Cười Khi Chung Bóng”, “Ý Nghĩ Của Người Dạo Phố”... Có một lực lượng đủ lớn để phát triển Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đến năm 1935 Vũ Đình Long quyết định một bước phát triển mới cho nhà Tân Dân bằng cách cho ra thêm tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San mà số đầu tiên ra ngày 1/12/1936. Một chi tiết khác trong cuốn hồi ký vừa kể trên của Vũ Bằng hé lộ cho ta thấy đầu óc thương mại của Vũ Đình Long rất năng động. Nhà Tân Dân có đại lý không chỉ ở Việt Nam mà khắp cõi Đông Dương. Ông Long đã tính toán để làm sao cho các ấn phẩm đến ngày ra sẽ đồng loạt xuất hiện khắp cõi Đông Dương cùng một ngày, sẽ không có nơi nào bị chậm trễ do sự vận chuyển bưu điện. Trong tình hình giao thông vận tải lúc ấy ông Long đã có một phương án rất hay là in báo trước rồi gửi đi khắp các đại lý ở Đông Dương cho kịp ngày phát hành. Nhà Tân Dân sau khi có Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San thì Vũ Đình Long tìm cách để tăng số lượng sách bán bằng cách cải cách hình thức và nội dung của Phổ Thông Bán Nguyệt San. Đó chính là Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu ra số đầu ngày 16/1/1938. Nhà văn Ngọc Giao cũng đánh giá Vũ Đình Long là người có đầu óc hơn người ở việc tính toán một cách rất khoa học trong quản lý công việc, tổ chức sản xuất bài vở và các ấn phẩm báo chí. Xin trích: “Xưởng in tổ chức rất quy củ. Năm 1937, phá nhà in cũ, xây nhà in lớn, máy in, chữ in đặt mua tại Pháp, loại hiện đại”[10, tr.250]. Ở một đoạn khác Ngọc Giao kể: “Ông Vũ Đình Long có đầu óc làm ăn lớn về ấn loát tối tân, cũng như tổ chức nhà xuất bản có khoc học. Xu hướng của ông là cố gắng noi theo tổ chức văn học của Editions Flammarion và Librairie Hachette – hai nhà xuất bản vĩ đại của Pháp”[10, tr.250]. Vào thời điểm đông nhất nhà in Tân Dân có tới 500 công nhân làm việc không kể đội ngũ các nhà văn chủ chốt và cộng tác lên đến hàng chục người. Với sự tính toán cẩn trọng và hơn người ở tầm nhìn cùng với sự ứng xử có văn hóa Vũ Đình Long đã xây dựng nhà xuất bản Tân Dân thành một tổ chức văn hóa nghệ thuật lớn mạnh vào bậc nhất ở Việt Nam. Về sự lớn mạnh khổng lồ của nhóm Tân Dân ta có thể tưởng tượng được qua một đoạn mà Ngọc Giao kể lại như sau: “Trước một địch thủ “sức mạnh muôn người” như Nhà xuất bản Tân Dân 93 Hàng Bông, các nhà xuất bản 17 khác trong Hà Nội hoảng sợ, song không có cách gì hạ được họ Vũ” [10, tr.254]. Nhà Tân Dân do Vũ Đình Long đứng đầu đã có một hệ thống phát hành khắp Đông Dương gồm hàng ngàn đại lý. Trong nước thì từ Lạng Sơn đến Cà Mau, trong xứ Đông Dương thì tới tận Nam Vang, Viên Chăn... Sau biết bao năm tích góp từ khi còn ở quy mô hiệu sách nhỏ, với số vốn ban đầu là 800 đồng bằng tài năng của mình Vũ Đình Long đã đưa Tân Dân thành một tổ hợp xuất bản lớn thuộc loại hạng nhất của Hà Nội lúc bấy giờ với lực lượng lao động lên đến hơn 500 người và trang thiết bị in ấn hiện đại nhập từ Pháp. Có thể nói không quá rằng Vũ Đình Long đã gây dựng Tân Dân không chỉ là một nhóm văn học hoạt động sôi động vào bậc nhất lịch sử văn học Việt Nam trong suốt một thập niên (từ 1934 đến 1945) mà còn là có người có công rất lớn trong công cuộc tạo dựng một môi trường hoạt động văn chương chuyên nghiệp, hình thành nên một tầng lớp văn nghệ sĩ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Qua những ấn phẩm của mình nhà Tân Dân mà cụ thể hơn là Vũ Đình Long đã nâng đỡ, nuôi dưỡng và phát triển biết bao nhà văn mà sau này đều ghi danh vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam là những nhà văn lớn: Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Vũ Bằng... Có thể nói, trong một thập niên cuối cùng của nửa bán thế kỉ trước của thế kỉ XX, trong cái “trường văn học” – nói theo ngôn ngữ của nhà xã hội học pháp Pierre Bourdieu – thì nhóm Tân Dân dưới sự điều hành của Vũ Đình Long thực sự đã tạo ra một vị trí khổng lồ mà ít có nhóm văn học nào đương thời có thể sánh được. * * * Với những thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu được về Vũ Đình Long qua khai thác các tư liệu từ hồi ký của các nhà văn, các nhân vật có liên quan đến cuộc đời Vũ Đình Long và nhà xuất bản Tân Dân như đã trình bày ở trên, chúng tôi có một số kết luận quan trọng sau: Trước hết, Vũ Đình Long đã ghi dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại với tư cách là một kịch tác gia đầu tiên. Thứ hai, Vũ Đình 18 Long là người đã gây dựng và phát triển một nhóm văn học với một lực lượng đông đảo và hùng hậu các nhà văn có tiếng đương thời quy tụ chung quanh nhà xuất bản Tân Dân với các ấn phẩm: Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Tao Đàn, Truyền Bá.... Vũ Đình Long là người đã định ra những bước đi chiến lược, đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhà xuất bản Tân Dân qua việc chuẩn bị kĩ lưỡng và quyết định những thời điểm thích hợp để xuất bản các ấn phẩm văn chương phù hợp với thời thế. Vũ Đình Long đã ứng xử dựa trên Tâm và Tài đối với các nhà văn làm việc chung quanh mình nên đã quy tụ được một đội ngũ hùng hậu vào bậc nhất các nhà văn danh tiếng đương thời về với Tân Dân. Thứ ba, Vũ Đình Long đã có công rất lớn trong sự phát triển văn hóa của dân tộc nói chung và văn học nói riêng qua một khối lượng những tác phẩm khổng lồ của nhà Tân Dân trong hàng chục năm trước và sau cách mạng, nhất là giai đoạn trước cách mạng. Dưới sự quản lí và điều hành của ông, nhà Tân Dân đã có công rất lớn trong việc phát triển và quảng bá văn học trong quảng đại quần chúng, nhất là thể loại tiểu thuyết. Và điều cuối cùng là Vũ Đình Long từng có khát vọng xây dựng một “đế chế” văn hóa của riêng mình, làm nên tên tuổi riêng Tân Dân trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ông muốn nhà Tân Dân trở thành một tổ chức văn học vĩ đại như hai nhà xuất bản vĩ đại của Pháp là Editions Flammarion và Labrairie Hachette. Với trên 10 năm tồn tại và hoạt động (tính đến thời điểm nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám) Vũ Đình Long thực sự đã làm nên một Tân Dân khổng lồ trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc. 1.1.2.3 Từ hiệu sách Tân Dân đến nhà xuất bản Tân Dân Vào năm 1925 Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân nhưng vẫn làm việc tại sở học chính Hà Nội. 1936 ông thôi làm việc tại Sở học chính, dồn mọi tâm huyết mở rộng quy mô phát triển nhà xuất bản Tân Dân và đưa nhà xuất bản này trở thành một tổ chức văn hóa hùng mạnh. Trước khi cho ra Tiểu thuyết thứ bảy, khoảng từ 1925 – 1933, tại hiệu sách Tân Dân, khi đó nhà xuất bản Tân Dân mới là một nhà in, Vũ Đình Long đã cho in các tiểu thuyết kiếm hiệp, truyện bi tình với phần lớn là dịch của Tàu và sách bói toán, xem ngày, vận hạn. Khi còn ở giai đoạn Tân Dân thư quán, Vũ Đình Long đã xuất 19 bản được nhiều tác phẩm của các tác giả sau này cũng vẫn tiếp tục cộng tác viết sách cho nhà Tân Dân. Riêng Nguyễn Đỗ Mục đã có một loạt tác phẩm ấn hành ở Tân Dân thư quán như Thuyền tình bể ái (sách dịch, 1926), Vợ tôi (dịch của Từ Trẩm Á, 1927), Chiếc bóng song the (Tây song lệ ảnh) (sách dịch, 1928), Hồng nhan đa truân (sách dịch, 1929), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (1929), Sách xem Tết Canh Ngọ (viết cùng Sơn Phong, Hoàng Quảng Đức, Long Thành, Thiếu Sơn, Tân Lãng Ông; tác giả ký Nguyễn Văn Tôi - 1930), Thủy hử diễn nghĩa (sách dịch, in trong năm 1934 – 1935, gồm 5 tập)... Ngoài ra còn có các tác giả khác như Hoàng Tăng Bí (với Nghĩa nặng tình sâu (tuồng Mị Châu Trọng Thủy) – 1927, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đào... ); Nguyễn Nam Thông (Bai Giai (1931), Tú Xuất (1930), Thằng ăn mày giàu nhất tham nhất thế giới (1930), Vợ lẽ của tôi (dịch của Từ Trẩm Á); Tam Lang Vũ Đình Chí (Đời Hoàng Anh (một cái hại của tiểu thuyết), (1930), Giọt lệ sông Hương (Minh Châu lệ sử) (1930)... Năm 1933, khi nhóm Tự lực văn đoàn xuất hiện, Vũ Đình Long đã có một cơ sở ấn loát và xuất bản lớn, trên cơ sở đó ông mở rộng quy mô và thành lập nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1934 xuất bản ấn phẩm đầu tiên là Tiểu thuyết thứ bảy. Từ đó về sau, một mình ông điều hành và quản lý nhà xuất bản Tân Dân với 5 tờ báo và tạp chí nổi tiếng đương thời gồm: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích Hữu, Tao Đàn, Truyền bá và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩm hay và Tủ sách Tao Đàn. Chúng ta có thể hình dung sự phát triển của nhà Tân Dân qua các mốc sau: 1925: Mở hiệu sách Tân Dân tên gọi Tân Dân thư quán 2/6/1934: Xuất bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy. 25/2/1936: Xuất bản tuần báo Ích Hữu. 1/12/1936: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San. 16/1/1938: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu. 1938: Ra mắt Tủ sách Những tác phẩm hay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan