Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những rào cản trong phát triển hợp tác xã ở việt nam...

Tài liệu Những rào cản trong phát triển hợp tác xã ở việt nam

.PDF
319
570
77

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010 Mã số: B.10-03 Tên đề tài: NHỮNG RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM Đơn vị chủ trì : VIỆN KINH TẾ Chủ nhiệm đề tài : TS ĐẶNG NGỌC LỢI Thư ký đề tài : TS BÙI VĂN HUYỀN 8554 HÀ NỘI - 2010 1 MỤC LỤC Trang 6 Mở đầu Chương 1 PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15 1.1 Một số vấn đề chung về hợp tác xã 15 1.2 Những vấn đề cơ bản về rào cản trong phát triển hợp tác xã 35 1.3 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở một số quốc gia trên thế giới 46 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG RÀO CẢN 66 2.1 Cơ chế, chính sách phát triển hợp tác xã 66 2.2 Thực trạng phát triển hợp tác xã ở Việt Nam 73 2.3 Nhận diện những rào cản trong phát triển hợp tác xã ở Việt Nam 105 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GỠ BỎ RÀO CẢN NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM 122 3.1 Quan điểm và xu hướng phát triển hợp tác xã ở Việt Nam 122 3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế và gỡ bỏ rào cản trong phát triển hợp tác xã ở Việt Nam 131 Kết luận 148 Danh mục tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 157 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI CLB Câu lạc bộ CN/TTCN Công nghiệp/Tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSH Chủ sở hữu CTQG Chính trị quốc gia CXL Chưa xếp loại DVVT Dịch vụ vận tải ĐTNN Đầu tư nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã ICA Liên minh hợp tác xã quốc tế KHCN Khoa học - công nghệ NHĐ Ngừng hoạt động NSC Năng suất cao SXKD Sản xuất - kinh doanh THT Tổ hợp tác TM-DV Thương mại - dịch vụ TP Thành phố UBND ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên Trang 1.1 Sự giống và khác nhau giữa HTX và doanh nghiệp 22 1.2 Các đặc trưng của các loại hình HTX 24 1.3 Các đặc trưng của HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới 25 2.1 Tổng số hợp tác xã toàn quốc 79 2.2 Số HTX phân theo ngành tại từng thời điểm 80 2.3 HTX phân theo tỉnh năm 2009 82 2.4 Quy mô đất đai, vốn của HTX 86 2.5 Tài sản cố định và tài sản lưu động của HTX 91 2.6 Tổng số xã viên HTX phân theo ngành 92 2.7 Số lượng xã viên HTX theo vùng 93 2.8 Bình quân xã viên/ HTX phân theo vùng 93 2.9 Tổng số lao động HTX trên toàn quốc 94 4 LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU TS Đặng Ngọc Lợi Viện Kinh tế, Chủ nhiệm đề tài TS Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế, Thư ký đề tài PGS.TS Ngô Quang Minh Viện Kinh tế TS Đinh Thị Nga Viện Kinh tế Nguyễn Thị Kim Thu Lớp Cao học Chính trị học, khóa 16 ThS Lê Mạnh Hùng Bộ Giáo dục và Đào tạo CN. Nguyễn Quang Thử Sở Công thương tỉnh Quảng Nam ThS Phùng Lê Dung Viện Kinh tế ThS Ngô Thị Ngọc Anh Viện Kinh tế ThS Đặng Thanh Phương Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương 5 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xét cả về lô gic và lịch sử, cả lý luận và thực tiễn, vai trò, tầm quan trọng của các HTX luôn có tính thống nhất cao của giới nghiên cứu, các nhà hoạch định, thực thi chính sách và quản lý xã hội bởi lẽ, mô hình này có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhất yếu tố kinh tế với các giá trị xã hội – nhân văn sâu sắc. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, HTX chưa bao giờ là tổ chức kinh tế thuần túy, cũng chưa từng là tổ chức xã hội thuần túy. Chính điểm đặc thù này cho thấy sự khác biệt giữa HTX với các mô hình tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế. Đã nhiều lần, vị trí, vai trò, trách nhiệm của các HTX được bàn thảo ở nhiều quy mô, cấp độ khác nhau nhưng có lẽ đến khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới mọi quốc gia trên thế giới thì các HTX mới được xem xét một cách nghiêm túc, cẩn trọng ở quy mô lớn như hiện nay. Không nằm ngoài những thăng trầm trong quá trình phát triển của phong trào HTX, các HTX ở Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đồng thời cũng để lại những ám ảnh không tốt cho đến tận thời điểm này. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng kém phát triển trong khu vực HTX? Yếu tố nào cản trở sự phát triển của chúng trong khi nỗ lực của Đảng, Nhà nước nhận được sự đồng thuận của nhiều tầng lớp cư dân? Tại sao những mục đích cao cả, những giá trị và nguyên tắc mang tính nhân văn của mô hình HTX rất khó triển khai trong thực tiễn?... Nói cách khác, có những rào cản nào đang cản trở quá trình phát triển các HTX ở Việt Nam? Làm thế nào để gỡ bỏ những rào cản, thúc đẩy các HTX phát triển? Đó là câu hỏi không thể trả lời một cách đơn giản, mà cần có những nghiên cứu hệ thống và thấu đáo. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 Khi tổng thuật tình hình nghiên cứu, chưa có công trình nào đề cập trực diện đến rào cản trong phát triển HTX. Hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển HTX, các rào cản chỉ được đề cập như một nội dung nhỏ trong phân tích thực trạng. 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Công trình nghiên cứu về HTX nông nghiệp. Đây là nội dung thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu với số lượng công trình khá đồ sộ. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là công trình nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (2005)1 tổng kết bài học về phát triển nông nghiệp ở một số các nước trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó đề cập đến các HTX nông nghiệp là một hướng giải quyết hiệu quả những bất ổn nảy sinh trong phát triển nông nghiệp. Một số công trình tiêu biểu gồm: - Cornelia Butler Flora và Jan L. Flora (2008)2; Guy M. Robinson (2008)3 nhìn nhận các HTX nông nghiệp và nông sản ở nông thôn đóng một vai trò to lớn trong các cộng đồng nông thôn ở Châu Âu và Mỹ. Sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của các HTX. - Trong cuốn China’s Rural Economy after WTO: Problems and Strategies (Kinh tế nông thôn Trung Quốc hậu WTO: Vấn đề và Chiến lược), hai tác giả Aimin Chen và Shunfeng Song (2006) 4 đã dành toàn bộ nội dung 1 The Organisation for Economic Co-operation and Development (2005), New Approaches to Rural Policy: Lessons from Around the World (Cách tiếp cận mới về chính sách nông nghiệp: Bài học từ thế giới), OECD Pulishing. 2 Cornelia Butler Flora và Jan L. Flora (2008), Rural Communities: Legacy and Change (Các cộng đồng nông thôn: Di sản và Tương lai), Westview Press, Colorado, USA. 3 Guy M. Robinson (2008), Sustainable Rural Systems: Sustainable Agriculture and Rural Communities (Các hệ thống nông thôn bền vững: Nông nghiệp bền vững và Các cộng đồng nông thôn), Ashgate Publishing, Ltd, UK. 4 Aimen Chen, Shunfen Song (2006), China’s Rural Economy after WTO: Problems and Strategies (Kinh tế nông thôn Trung Quốc hậu WTO: Vấn đề và Chiến lược), Ashgate Publishing, Ltd, UK. 7 chương 19 để bàn về những thay đổi về thể chế để phát triển hình thức HTX nông nghiệp ở nông thôn. Phát triển HTX được coi là một trong những giải pháp về thể chế nhằm phát triển khu vực nông thôn5. Các tác giả cũng đã chỉ ra 5 yếu tố hạn chế đến sự hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp ở Trung Quốc. Một là, sự phân mảnh về đất đai; hai là sự phân tầng của người nông dân; ba là thiếu những người có kinh nghiệm và thiếu kiến thức về HTX; bốn là, sự lo lắng của các cấp chính quyền, trong đó lo lắng về “cái dớp” thiếu hiệu quả của HTX nông nghiệp kiểu cũ; năm là con đường phát triển của kinh tế nông nghiệp Trung Quốc khá đặc biệt, khác với châu Âu và Mỹ, vì sự liên kết dọc theo chuỗi giá trị của Trung Quốc xuất hiện trước sự liên kết ngang như ở châu Âu và Mỹ. HTX phi nông nghiệp bao gồm các HTX hoạt động và kinh doanh các lĩnh vực không liên quan đến nông nghiệp, nông sản HTX phi nông nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội như các dịch vụ người tiêu dùng, các dịch vụ về tài chính; nhà ở; thương mại; chăm sóc trẻ em; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội; ma chay; giáo dục; thể thao; du lịch... Rất khó có thể thống kê hoặc phân nhóm các nghiên cứu về HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp vì cách phân chia của mỗi quốc gia, khu vực có nhiều điểm khác biệt. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu cũng ở rất nhiều cấp độ, từ Liên minh HTX quốc tế đến các công trình của các quốc gia, các tổ chức kinh tế độc lập, các cá nhân quan tâm đến chủ đề này. Một số công trình tiêu biểu gần đây của Liên minh HTX Quốc tế (ICA) cho thấy, vai trò của HTX ngày càng được khẳng định trong thế giới nhiều biến động. Kể từ năm 2006, ICA đều xuất bản thường niên danh sách 300 HTX lớn nhất toàn cầu (ICA Global 300). Danh sách năm 2008 cho thấy 300 HTX lớn nhất toàn cầu có doanh thu hơn 1,1 nghìn tỷ USD, bằng 1/10 doanh thu toàn thế giới, bằng với GDP của Tây Ban Nha. 5 Thể chế được hiểu là chính sách, luật pháp; không phải là cả thể chế chính trị của quốc gia. 8 Doanh thu 2008 tăng hơn 14% so với năm 2007 và năm 2007 tăng 10% so với doanh thu năm 2006. Trong danh sách 300 HTX lớn nhất toàn cầu có sự góp mặt của đại diện nhiều nước khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung ở Pháp, Mỹ, Nhật, Đức và Hà Lan. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể và HTX từ lâu đã nhận được sự quan tâm của không chỉ giới lãnh đạo mà còn của nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu nước ta. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề này vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc. Có thể nói, quá trình phát triển HTX ở nước ta đã trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn trước khi ra đời Luật HTX 1996 và từ 1996 đến nay. Trong hai giai đoạn đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề kinh tế hợp tác và HTX. Xét ở khía cạnh ngành nghề hoạt động, các HTX nông nghiệp được tập trung nghiên cứu nhiều hơn so với các HTX phi nông nghiệp. Xét ở phạm vi, vấn đề HTX được nghiên cứu trên phạm vi cả nước lẫn ở các địa phương. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: - Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH 03-03 "Lí luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác", thực hiện trong giai đoạn 1997- 1999, thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước KHXH 03 "Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội" đã trình bày quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường và chế độ HTX; cơ sở thực tiễn và lí luận về tính tất yếu của kinh tế hợp tác và HTX; vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở các căn cứ lý luận, công trình đã phân tích thực trạng và đề ra định hướng phát triển, kiến nghị các chủ trương, giải pháp để tạo ra động lực thực sự giúp cho HTX ở Việt Nam phát triển trong thời gian tới. - Đề tài "Chiến lược phát triển HTX giai đoạn 2006-2020" do Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì. Công trình 9 nghiên cứu này đã đề cập đến kinh nghiệm phát triển các HTX ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Thụy Điển...; phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình HTX (nông nghiệp, thương mại dịch vụ, vận tải...) với nhiều mô hình nhỏ như HTX thương mại dịch vụ tổng hợp (Duy Sơn, Quảng Nam), HTX tiêu dùng (ĐH Kinh tế quốc dân), Liên hiệp HTX thương mại (Hà Nội, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh), HTX mua bán (Cần Thơ), HTX vận tải Nội Bài (Hà Nội), HTX quản lý kinh doanh chợ (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai...) và hàng loạt mô hình HTX dịch vụ như dịch vụ điện năng, dịch vụ y tế, dịch vụ môi trường, dịch vụ suất ăn công nghiệp... Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế, bản chiến lược này đã đưa ra định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển mô hình HTX Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh các công trình nghiên cứu có quy mô đáng kể nêu trên, chủ đề HTX còn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cá nhân thể hiện ở số lượng đáng kể các bài báo,bài viết đăng trên các tạp chí. Trước và sau mỗi lần luật HTX ra đời, sửa đổi đều xuất hiện nhiều bài viết về vấn đề này trên các báo, tạp chí. Khi Luật HTX 1996 ra đời, có khá nhiều bài báo, tạp chí về HTX, và nhìn chung các bài viết này chỉ xoay quanh việc làm rõ khái niệm, vai trò của HTX và luận giải sự cần thiết phải chuyển đổi HTX theo Luật 1996. Kể từ sau khi Luật HTX 2003 ra đời và có hiệu lực, cũng có nhiều công trình báo, tạp chí nghiên cứu về HTX. Một số bài viết tiêu biểu gồm: - Đào Thế Tuấn (2007), “HTX: Vấn đề cũ, cách nhìn mới”. Bài viết chỉ ra rằng, việc quá coi trọng phát triển kinh tế thị trường trong lúc chưa chú ý đúng mức việc phát triển nền kinh tế mang tính xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn: chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn chậm, giải quyết đầu ra cho nông sản khó khăn, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát... Vì vậy, theo tác giả, phải nhận thức rằng, xây dựng nền kinh tế mang tính xã hội mà nòng cốt là mô hình HTX, chính là thực hiện định hướng xã 10 hội chủ nghĩa trong đường lối phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. - Bài viết “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức, phát triển HTX trong thời kỳ mới” của tác giả Đinh Thế Huynh đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 21/2007 thì cho rằng công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển HTX. Tác giả nhận định công tác tuyên truyền trong lĩnh vực HTX thời gian qua còn nhiều hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của HTX. Theo tác giả, trong điều kiện hiện nay, quan điểm, nhận thức nhất là công tác tuyên truyền về phát triển HTX có những điều cần thay đổi, hoàn thiện cho thích nghi với hoàn cảnh mới. Nghiên cứu này có thể được nhìn nhận là cách tiếp cận rào cản đối với sự phát triển HTX của tác giả. - Bài viết “Phát triển HTX ở nước ta trong giai đoạn mới” của tác giả Nguyễn Tiến Quân đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 21/2007 là bài viết có cái nhìn khái quát chung của người đứng đầu Liên minh các HTX Việt Nam về hiện trạng, triển vọng và phương hướng phát triển HTX ở nước ta. - Bài viết “Một số định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp” của tác giả Diệp Kỉnh Tần, Tạp chí Cộng sản, số 6/2008 tập trung vào bàn về một số định hướng lớn và các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển các HTX nông nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều bài viết khác đề cập đến những vấn đề cụ thể của HTX nói chung cũng như HTX trong mỗi lĩnh vực nhất định. Như vậy, qua khảo lược một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về HTX cho thấy chủ đề này đã được phân tích, luận giải ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau với số lượng công trình khá đồ sộ. Tuy nhiên, tiếp cận nghiên cứu rào cản trong phát triển HTX dường như còn là mảng trống. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn về quá trình vận động và phát triển của các hình thức hợp tác, các mô hình HTX 11 ở Việt Nam, kinh nghiệm của một số quốc gia, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của mô hình này, qua đó, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, tìm kiếm những rào cản làm cản trở quá trình phát triển của HTX, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy phát triển các HTX ở Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát chung về HTX, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của các HTX; luận giải căn cứ kinh tế, chính trị và xã hội, tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển các HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX ở Việt Nam, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Tìm kiếm, phân loại những những rào cản trong phát triển HTX ở Việt Nam. - Dự báo xu hướng vận động của các HTX ở Việt Nam. - Đề xuất hệ thống giải pháp gỡ bỏ các rào cản nhằm thúc đẩy phát triển các HTX ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bám sát chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác và HTX. - Phương pháp cụ thể: Trên cơ sở phương pháp luận chung, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, lấy ý kiến chuyên gia... 5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa lý luận Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ quan điểm của C. Mác, Ăngghen, Lênin về HTX và phát triển mô hình HTX. Góp phần làm sáng tỏ quan điểm 12 của C.Mác về hiệp tác sản xuất trong mối quan hệ biện chứng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Thứ hai: Góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chính Minh về HTX. Nhất quán trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về HTX là mong muốn tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp, khai thác được thế mạnh của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong công cuộc phát triển kinh tế. Thứ ba: Hệ thống hóa có bổ sung lý luận về hợp tác, kinh tế hợp tác, HTX, phát triển HTX và những yếu tố cản trở trong quá trình phát triển. Những vấn đề lý luận chung nêu trên sẽ được phân tích, luận giải, khái quát trên cơ sở kế thừa các công trình đã công bố, có bổ sung những nội dung lý luận phát sinh trong tình hình mới. Thứ tư: Chỉ rõ những rào cản trong phát triển HTX ở Việt Nam hiện nay. Rào cản trong phát triển không bất biến, nó luôn ở trạng thái “động”, vận động cùng với sự phát triển của HTX trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển khác nhau. Thứ năm: Kinh nghiệm gỡ bỏ rào cản trong phát triển HTX ở một số quốc gia trên thế giới. Sự thành công của các mô hình HTX khác nhau ở một số quốc gia trên thế giới sẽ góp phần bổ sung về mặt lý luận tính tất yếu hình thành, phát triển các HTX dựa trên nhu cầu hợp tác của những người sản xuất nhỏ. Việc nhận diện, tìm kiếm nguyên nhân và gỡ bỏ rào cản của một số HTX thông qua phân tích kinh nghiệm sẽ có giá trị tham khảo trong thúc đẩy phát triển HTX ở Việt Nam. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, ý nghĩa của đề tài thể hiện trên một số nội dung sau: - Ý nghĩa trong hoạch định chính sách và điều hành thực tiễn liên quan đến phát triển HTX: Việc nhận diện, phân loại rào cản sẽ góp phần bổ sung cách nhìn toàn diện hơn về hiện trạng phát triển và những vướng mắc mà các HTX đang gặp phải. Với những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, những kết luận của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ hoạch định chính sách phát triển HTX và các cán bộ quản lý nhà 13 nước đối với mô hình này ở Trung ương và địa phương. - Ý nghĩa đối với các HTX: Nhận diện rào cản và tìm kiếm nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp gỡ bỏ rào cản có giá trị tham khảo đối với các HTX trong quá trình hoạt động. Bản thân các HTX, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động sẽ nhận thức rõ hơn những rào cản hiện tại và dự báo những rào cản trong tương lai để chuẩn bị những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. - Ý nghĩa với đội ngũ cán bộ chỉ đạo thực tiễn, các cán bộ quản lý nhà nước đối với HTX: Đội ngũ cán bộ quản lý này sẽ nhìn nhận toàn diện các rào cản trong quá trình phát triển HTX, qua đó, tìm cách tháo gỡ, thúc đẩy phát triển mô hình này. - Ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách: Góp phần nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ này. Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về phát triển HTX, các rào cản trong phát triển để định hướng chính sách cũng như tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, tạo lập hành lang cho HTX phát triển. - Ý nghĩa kinh tế xã hội khác: Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ quá trình nghiên cứu, soạn thảo các chương trình mục tiêu, chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cung cấp căn cứ thực tiễn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước; góp phần giải quyết vấn đề tam nông hiện nay ở Việt Nam. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 03 chương. 14 Chương 1 PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. MỘT SỐ VẤN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã 1.1.1.1 Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp tác xã (HTX) tùy quốc gia và tùy quan niệm trong từng thời kỳ. Theo Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA), "HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ". Năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện thông qua tuyên bố: "HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác". Định nghĩa của ICA đề cập đến yếu tố chính của HTX là tính tự nguyện của các thành viên tham gia. HTX thực sự phải hình thành từ sự tin tưởng vào sự giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải dựa trên mệnh lệnh, trên sự cưỡng ép. Trong HTX thực sự, xã viên tự nguyện gia nhập và có quyền tự do rời bỏ HTX. Ngược lại, sẽ là những HTX gượng ép. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác, phục vụ cho lợi ích vật 15 chất và tinh thần chung... Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho rằng, HTX là cơ sở kinh doanh do những người sử dụng tự làm chủ và tự quản lý, lợi nhuận được chia dựa trên cơ sở của việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc chung của HTX, đó là: xã viên tự làm chủ, tự quản lý và phân chia lợi nhuận theo mức độ sử dụng hàng hóa, dịch vụ của xã viên. Theo Luật HTX được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2003, "HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật." Từ góc nhìn luật pháp, HTX được định nghĩa khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung, chúng là một pháp nhân, có cơ cấu tổ chức đa dạng, tập hợp những người yếu thế, có nhu cầu hợp tác với nhau. Mặc dù không có mô hình chung cho các quốc gia trên thế giới nhưng có thể rút ra một số nét chung của HTX: - Thứ nhất, về mục tiêu. HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ do các xã viên tự nguyện góp vốn, góp sức hình thành nên. Mục tiêu của HTX là phục vụ xã viên hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy lợi nhuận luôn gắn với HTX nhưng mục đích chính của HTX vẫn là phục vụ xã viên nhằm giúp họ nâng cao địa vị kinh tế, văn hóa, xã hội của mình. Phục vụ xã viên là nhiệm vụ hàng đầu của HTX. Như vậy, tiêu chí đánh giá HTX phải dựa vào việc phục vụ xã viên chứ không chỉ là kết quả sản xuất kinh doanh của bản thân HTX. - Thứ hai, mô hình tổ chức. HTX có thể được tổ chức theo 2 mô hình cơ bản: 16 (a) HTX dịch vụ phục vụ xã viên (mô hình HTX mà ở đó xã viên đồng sở hữu, đồng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của HTX); (b) HTX của người lao động (mô hình HTX mà ở đó xã viên vừa là chủ sở hữu - người góp vốn vào HTX, vừa là người lao động trong HTX). HTX dịch vụ phục vụ xã viên được các xã viên tự nguyện thành lập nên nhằm thông qua đó đáp ứng những nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ những nhu cầu mà họ không thể tự mình đáp ứng hoặc đáp ứng không hiệu quả. HTX dịch vụ phục vụ xã viên có thể hoạt động theo nguyên tắc chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các xã viên của mình, hoặc đồng thời cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho cả thị trường bên ngoài. HTX của người lao động được các xã viên tự nguyện thành lập nên nhằm thông qua đó đáp ứng nhu cầu chung về tạo và gìn giữ việc làm một cách bền vững cho chính họ. HTX của người lao động chủ yếu cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường bên ngoài, xã viên không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX. HTX có thể chuyển hóa thành doanh nghiệp khi phần lớn xã viên không còn sử dụng dịch vụ của HTX, hoặc phần lớn xã viên không còn là người trực tiếp lao động trong HTX. Bên cạnh đó, kinh nghiệm phát triển HTX ở các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, mô hình HTX dịch vụ phục vụ xã viên là mô hình tổ chức HTX phổ biến, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số HTX hoạt động trong các ngành và lĩnh vực. Thứ ba, sự liên kết. HTX là sự liên kết của những người tham gia, cùng góp vốn, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố con người chứ không phải số vốn mà họ góp. Thành viên tham gia HTX có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, hoặc cả thể nhân và pháp nhân. HTX là một tổ chức kinh tế đặc thù chứ không phải là một công ty cổ phần hoặc một tổ chức từ thiện. HTX là tổ chức kinh doanh gắn chặt với hiệu quả và sự rủi ro. Những thành viên hay những người góp vốn vào HTX có lợi ích chung và nhu cầu chung mà họ muốn được thỏa mãn thông qua HTX. Phương châm chủ đạo của HTX là giúp đỡ lẫn nhau và tự mình giúp 17 mình.Mặc dù mục tiêu chính của HTX là phục vụ xã viên của mình, song hoạt động của HTX còn mang tính cộng đồng - tương trợ, giúp đỡ cộng đồng. Các HTX có vai trò đặc biệt quan trọng việc giúp những người lao động, người nông dân và người sản xuất nhỏ tồn tại và phát triển trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Do vậy, ngoài ý nghĩa kinh tế, HTX còn là thiết chế mang tính chất xã hội - nhân đạo. Thứ tư, quản lý và hoạt động. Nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyện, quản lý dân chủ, bình đẳng, cộng đồng về trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro. Vì vậy, HTX chỉ có thể được hình thành và phát triển trên cơ sở ý chí tự nguyện, nhận thức sâu sắc của các thành viên tham gia về các nguyên tắc của HTX. HTX là tổ chức được quản lý theo nguyên tắc dân chủ. Mỗi xã viên chỉ có một và chỉ một phiếu biểu quyết không phân biệt số vốn góp của họ nhiều hay ít. Lợi nhuận của HTX được phân phối không chỉ căn cứ vào vốn góp mà còn căn cứ vào mức độ sử dụng dịch vụ của các xã viên. Như vậy, HTX là một loại hình kinh tế hợp tác - một hình thức tổ chức kinh tế đặc thù trong hệ thống các loại hình tổ chức kinh tế đa dạng, là tổ chức kinh tế tự chủ, có vốn, quỹ và tài sản chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân. Các loại hình HTX đều được thành lập trên tinh thần tự nguyện, tự trợ giúp, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết của các thành viên tham gia. Mặc dù HTX cũng là đơn vị kinh doanh, song mục tiêu cơ bản của các xã viên khi thành lập hoặc liên kết thành một HTX là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả nhằm nâng cao điều kiện kinh tế và xã hội của họ thông qua việc cùng hành động vì quyền lợi của tất cả xã viên chứ không chỉ đơn thuần vì lợi ích của từng cá nhân xã viên. 1.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã Những nguyên tắc của HTX đã được thông qua tại Hội nghị Liên minh 18 HTX quốc tế (ICA) tổ chức tại Manchester (Vương quốc Anh) năm 1995, bao gồm6: Một là, tự nguyện và rộng mở đối với sự tham gia của các xã viên: HTX không giới hạn với các thành viên, nó là tổ chức tự nguyện và rộng mở cho tất cả những ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ của HTX và sẵn sàng chấp nhận những nghĩa vụ, trách nhiệm của người xã viên, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, đảng phái, dân tộc hay tôn giáo. Hai là, kiểm soát một cách dân chủ bởi các thành viên: Mô hình này mang tính tự nguyện, tập hợp những người có cùng nhu cầu, và do vậy, nó được kiểm soát dân chủ bởi chính các thành viên. Bản thân xã viên thực hiện quyền giám sát, tham gia vào hoạch định chính sách và đề ra các quyết định cho HTX. Những người được bầu vào Ban quản trị HTX phải có trách nhiệm trước các xã viên. Các xã viên của HTX đều có quyền bỏ phiếu ngang nhau và dù ở cấp độ và quy mô như thế nào thì HTX cũng đều được tổ chức theo đúng nguyên tắc dân chủ. Ba là, xã viên phải đóng góp vốn và giám sát hoạt động kinh tế của HTX: Nguồn vốn của HTX do chính các xã viên đóng góp và họ có quyền kiểm soát một cách dân chủ đối với vốn của HTX và được nhận lại một khoản bù đắp (nếu HTX hoạt động có lãi) trên phần vốn đóng góp khi đăng ký để trở thành xã viên. Lãi của HTX thường được Đại hội xã viên phân bổ cho một số hoạt động chính như phát triển HTX, lập các quỹ dự trữ, chia cho xã viên theo mức độ mà họ sử dụng dịch vụ của HTX và hỗ trợ cho các hoạt động khác được Đại hội thông qua. Bốn là, tự quản và độc lập: Quyền kiểm soát HTX do xã viên nắm giữ. Do đó, trong trường hợp HTX có những thỏa thuận với cá nhân hay pháp nhân ngoài xã viên HTX thì quyền này vẫn được duy trì. 6 http://www.ica.org 19 Năm là, giáo dục, đào tạo và thông tin: HTX có trách nhiệm tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo, cử đi đào tạo hoặc trợ giúp đào tạo đối với xã viên, ban quản trị và đội ngũ cán bộ quản lý. HTX cũng phải cung cấp thông tin cho xã viên, cho công chúng, cho các nhà lãnh đạo... về bản chất và lợi ích mà HTX mang lại nhằm nâng cao nhận thức và tìm kiếm, gắn kết trách nhiệm xã hội của họ. Sáu là, hợp tác giữa các HTX với nhau và với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác: HTX có quan hệ liên kết đa dạng đối với các cá nhân và pháp nhân thuộc các khu vực kinh tế khác nhau. Thông qua sự hợp tác này, các HTX có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dịch vụ của xã viên. Bảy là, nỗ lực vì cộng đồng: HTX phải đảm bảo sự cải thiện và phát triển về mọi mặt của xã viên và cộng đồng xã viên của mình thông qua các hoạt động do chính xã viên HTX quyết định, bao gồm các hoạt động phúc lợi, hoạt động xã hội - văn hóa. Bên cạnh đó, xã viên của HTX lại là các thành viên của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên HTX phải là tổ chức hoạt động gần gũi và tích cực nhất vì sự bền vững của cộng đồng dân cư này. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hợp tác xã 1.1.2.1. Đặc điểm của hợp tác xã HTX hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm nhất định. - Một là, HTX hình thành trên cơ sở xuất hiện nhu cầu chung Trong hoạt động kinh tế, các xã viên có rất nhiều nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, họ phải có nhu cầu chung, ổn định và tương đối lớn trong hoạt động kinh tế của mình thì mới có thể tập hợp nhau trong HTX. Do vậy, hoạt động kinh tế của các xã viên của một HTX thường giống nhau, hoặc trong 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan